Cách viết hoa tên Trường Tiểu học

1- Quy tắc viết hoa:
Ghi nhớ:
1. Tên người, tên núi, tên sông, tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, làng,của Việt Nam được viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng [VD: Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Trường Sơn, Cửu Long,]
Riêng tên người, địa danh của một số dân tộc ít người nếu được phiên âm từ tiếng dân tộc thì chỉ viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối [ VD: Kơ-pa Kơ- lơng, Y-a-li, Đăm bri, Pắc-pó,]
2. Tên người, tên địa danh nước ngoài phiên âm trực tiếp ra tiếng Việt thì viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối [VD: Lu-i Pa-xtơ, Tô- mát, Ê-đi-xơn, Mê-kông, Von-ga, Ki-ép, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a,]
Riêng tên người, tên địa danh nước ngoài được gọi như kiểu tên người, tên địa danh Việt Nam [do được phiên âm
qua âm Hán Việt nên đã được Việt hoá ], thì được viết hoa như tên người, tên địa danh Việt Nam [VD: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Trương Mạn Ngọc, Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên,]
3. Tên các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội; cụm từ chỉ huân, huy chương, danh hiệu, giải thưởng,được viết hoa chữ cái đầu ở tiếng đầu các bộ phận nêu nên tính chất riêng của tên riêng đó [VD: Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Huy hiệu Cháu ngoan Bác Hồ,]
4. Các chữ cái đầu câu, đầu đoạn, đầu bài, đầu các chương mục, đầu dòng thơ đều phải viết hoa.
5. Một số danh từ chung và đại từ xưng hô cũng có thể được viết hoa để tỏ thái độ kính trọng đối với những người và sự việc mà chúng biểu thị [ VD: Việt Nam ta gọi tên Người thiết tha]
6. Các sự vật khác [động vật, thực vật, đồ đạc] nếu được đặt tên riêng thì những tên riêng ấy cũng viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người [VD: cô Đậu Nành, anh Dưa Hấu, chị Gà Mái Mơ, chú Mướp,]
2- Quy tắc đánh dấu thanh:
Ghi nhớ:
- Dấu thanh thường đặt ở trên hoặc dưới âm chính [VD: loá mắt, khoẻ khoắn,]
- Ở các nguyên âm có dấu mũ thì các dấu thanh được viết hơi cao lệch về bên phải của dấu mũ [VD: trồng nấm, biển khơi, cố gắng,]
- Trong tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở
con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi. [VD: cây mía, lựa chọn, múa hát,]
-Trong tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở con chữ thứ hai của nguyên âm đôi [VD: ước muốn, chai rượu, sợi miến,]

Nguồn: Sưu tầm


Video liên quan

Chủ Đề