Cách viết bài review phim

[ToMo] Làm Thế Nào Để Phân Tích Một Bộ Phim

Ngoài kia có rất nhiều lời khuyên về cách viết review phim với tư cách là một nhà phê bình, với các cấp độ khác nhau. Tôi đã phân tích, phê bình rất nhiều bộ phim trong 6 năm qua, và cá nhân tôi nhận thấy rằng các bài review không nhất thiết phải quá phức tạp. Thay vì vậy, chúng nên mang tính trung thực và khuyến khích sự tranh luận của người đọc. Sau đây sẽ là các bước từ bắt đầu đến khi kết thúc mà tôi thường dùng trong việc phân tích phim.

Bước 1: Trước Khi Xem Phim

Phần việc khó nhất của bước này chính là tránh việc tìm hiểu quá nhiều, cũng như đọc những bài review khác trước khi xem phim [cho dù nó có cám dỗ đến mức nào.] Tôi thấy rằng trải nghiệm sẽ tự do hơn khi tiếp cận bộ phim với một bầu không khí xa lạ.

Một cách lý tưởng thì khi tôi bắt đầu quá trình review một bộ phim, tôi sẽ biết rất ít về nó ngoài những diễn viên và đạo diễn có liên quan. Nếu như tôi không quen thuộc với dàn diễn viên và/hoặc đạo diễn, tôi sẽ làm một chút nghiên cứ, nhưng chỉ là về những công việc trong quá khứ của họ nếu như tôi chưa từng xem chúng. Tránh tiếp xúc với bộ phim trước khi xem có thể còn khó hơn khi mà nó là một bộ phim nổi tiếng khi mà các đoạn trailer và quảng bá tràn lan khắp nơi. Nhưng nếu bạn tránh xem trailer và cả việc đọc ý kiến của những người khác trước khi xem phim, bạn sẽ không có bất kỳ nhận xét chủ quan nào, và có thể xem phim với một góc nhìn công bằng hơn.

Các đoạn trailer cung cấp cho chúng ta một vài cảnh và tông chủ đạo của bộ phim, nhưng chúng cũng có thể chứa đầy spoiler, chính vì thế nên tôi thường cố gắng tránh chúng khi có thể. Còn đối với những bài review, đọc trước xem mọi người nghĩ gì về bộ phim trước khi xem, hay là viết review của chính mình có thể ảnh hưởng rất lớn đến quan điểm của bạn. Và khi bạn viết review, thì bạn sẽ muốn thành thật với quan điểm của bản thân nhất có thể, và không để bất cứ ý kiến bên ngoài nào ảnh hưởng đến mình. Tất nhiên, sau khi đã hoàn thành bài viết, tôi luôn hoan nghênh thảo luận với các tín đồ phim ảnh khác để nghe và hiểu những gì họ thích và không thích về bộ phim.


Với việc không bị ảnh hưởng bởi trailer, và những bài review khác trước khi xem một bộ phim, bạn sẽ có thể đưa ra những ý kiến chân thực nhất, và biến bài review của bạn thành thức mà người đọc có thể tin tưởng.

Bước 2: Xem Bộ Phim

Tôi tin rằng bạn chỉ cần xem một bộ phim duy nhất một lần để có thể phê bình nó. Tất nhiên, có những người thích xem ít nhất một vài lần, nhưng theo kinh nghiệm của tôi việc xem đi xem lại nhiều lần có thể bóp méo đánh giá của bạn.

Đối với tôi thì tôi sẽ xem một bộ phim hoàn chỉnh từ đầu đến cuối để có thể nắm bắt được ý đồ của đạo diễn. Nếu ngay từ lần xem đầu tiên mà bạn đã dành thời gian ngưng, tua, rồi xem lại từng đoạn một, bạn sẽ không thể cảm nhận được bộ phim theo cách chuẩn mực nhất.

Tôi cũng cố không ghi lại quá nhiều ghi chú trong khi xem phim nếu bạn dành quá nhiều thời gian biết một đoạn phê bình dài khi xem, bạn có thể bỏ lỡ những chi tiết nhỏ, hay thậm chí những khoảnh khắc chủ đạo của bộ phim. Tuy nhiên, tôi sẽ viết một vài chữ, hoặc một câu nói nổi bật, để tôi có thể nhớ lại về phân cảnh hoặc thông tin cốt truyện mà tôi để ý đến và thấy rằng chúng quan trọng. Những note nhỏ này sẽ giúp tôi về sau, khi mà tôi xây dựng bài review của mình tóm tắt nội dung, phân tích các đề tài, suy ngẫm về đạo diễn hay diễn xuất.

Tựu chung lại, tôi nghĩ rằng việc ngưng, tua , hay là cả ghi note đều làm gián đoạn, và sẽ đưa bạn ra khỏi bộ phim cả nghĩa đen và nghĩa bóng và từ một góc nhìn nghiêm túc thì nó sẽ ảnh hưởng đến cách mà bạn đánh giá bộ phim.

Bước 3: Sau Khi Xem Phim

Quãng thời gian ngay sau khi xem xong phim là vô cùng quan trọng. Vì tôi không ghi lại nhiều note trong khi xem phim, một trong những việc quan trọng nhất của việc viết một bài phê bình đối với tôi là phải tập trung và ghi lại tất cả những gì mà tôi thấy nổi bật trong bộ phim. Và với việc tập trung ý nghĩ sau khi xem phim khá là lộn xộn, tôi cần phải đảm bảo rằng tôi phải ghi lại tất cả những gì chạm đến radar của mình, ngay khi bộ phim kết thúc. Tốt hơn hết là ghi tất cả mọi thứ lên giấy, sau đó đánh giá những gì là cần thiết để chuyển lên máy. Việc tỉ mỉ trong những câu bình luận, kết hợp chặt chẽ với ví dụ cụ thể từ bộ phim để hỗ trợ cho ý kiến của bạn chính là điểm mấu chốt ở đây.

Đây là lúc mà bạn cần dùng đến danh mục sau đây. Khi tôi viết một bài review, tôi cố gắng để đưa tất cả các khía cạnh của điện ảnh mà được áp dụng vào sản phảm cuối cùng, chúng bao gồm:

· Tình tiết: Bộ phim nói về cái gì? Nó có đáng tin không? Có thú vị không? Để lại suy nghĩ hay không? Cao trào xuất hiện ra sao? Dàn cảnh ảnh hưởng đến câu truyện như thế nào?

· Chủ đề và tông: Mục tiêu chính của bộ phim là gì? Nó được làm để giải trí, giáo dục, hãy đem đến nhận thức về một vấn đề? Bộ phim có tạo được ấn tượng gì mạnh lên bạn không? Có sự xuất hiện của một biểu tượng nào không?

· Diễn xuất và nhân vật: Bạn có thích cách nhân vật được miêu tả không? Diễn xuất có hỗ trợ và giúp thổi hồn vào nhân vật không? Nhân vật có thể hiện nhân cách đa dạng không, hay đây là loại nhân vật điển hình? Các nhân vật có mang trong mình nguyên mẫu nào nhằm giúp tăng hay giảm giá trị của bộ phim hay không?

· Đạo diễn: Bạn có thích cách mà đạo diễn đã chọn để kể câu chuyện không? Nhịp độ và tốc độ của bộ phim là quá nhanh hay quá chậm? Liệu bộ phim có so sánh được với các tác phẩm trước của đạo diễn? Cách kể chuyện là phức tạp hay thẳng thắn? Liệu sự hồi hộp và căng thẳng có tạo được tác dụng? Đạo diễn có tạo ra được một xung đột hấp dẫn hay không?

· Âm nhạc: Âm nhạc trong phim có hỗ trợ cho tâm trạng trong bộ phim không? Nó quá gây sao nhãng hay quá nhạt nhòa? Nó có hợp với kịch bản hay không? Thứ tự nhạc được phát có phù hợp với những phân cảnh mà nó hỗ trợ hay không?

· Nghệ thuật quay phim: Các cảnh có được quay bằng cách độc đáo để kể câu chuyện không? Màu sắc và ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào? Hành động có được quay chặt chẽ không? Máy quay di chuyển có tốt không? Diễn viên và bối cảnh có được đặt khung hợp lý hay không?

· Thiết kế bối cảnh: Cảnh dựng có cảm thấy chân thật và đáng tin trong câu truyện không? Trang phục có phù hợp với nhân vật và cốt truyện không? Môi trường được tạo dựng có làm tôn lên không khí trên hình không?

· Kỹ xảo: Kỹ xảo có đáng tin không? Nó có đồng nhất với thời gian mà tông chủ đạo của bộ phim không? Kỹ xảo là quá nhiều hay quá mờ nhạt? Nó có hòa hợp tốt với mục đích của cốt truyện hay không?

· Biên tập: Việc biên tập trơn tru hay rời rạc? Phim có liền mạch không? Có kỹ xảo đặc biệt nào được sử dụng không? Việc chuyển đổi giữa các phân cảnh như thế nào?

· Nhịp độ: Bộ phim có trôi chảy không? Có quá nhanh hay quá chậm không? Có được sắp xếp gọn gẽ không? Có cảnh nhất định nào làm giảm chất lượng bộ phim không?

· Hội thoại: Các đoạn đối thoại có đáng tin và cần thiết không? Chúng có giúp phát triển tình tiết trong phim không? Câu chữ có phù hợp với tông chính của bộ phim và tính cách của nhân vật không?

Hãy cùng lấy một kỹ xảo sau đây làm ví dụ. Tôi muốn đánh giá chúng dựa trên tác dụng của chúng khi được dùng trong bộ phim, và hiển nhiên là nó nhìn trên màn ảnh có đẹp hay không. Khi tôi xemMad Max: Fury Road, tôi đã cảm thấy choáng ngợp với tất cả những hiệu ứng chân thực và cách mà mọi thứ đều có một ý nghĩa nào đó trong câu chuyện. Mọi thứ dường như đều được xây dựng một cách hoàn hảo để có thể tạo nên một vùng đất hoang tàn đầy cảm hứng.

Nhưng ngược lại, khi tôi xem loạt phimTransformers, mặc dù những con robot là cực kỳ tinh xảo, hầu hết thời gian khi tôi xem phim, tôi cảm thấy như mình đang xem một mớ hỗn đỗn của những con robot được tạo bởi kỹ xảo máy tính đâm sầm sập vào nhau. Và như vậy thật sự không thú vị cho lắm. Kỹ xảo nên được dùng để bổ sung cho câu chuyện, thay vì chỉ được dùng như là một công cụ hình ảnh.

Bước 4: Viết Bài Review

Sau khi đã ghi lại được tất cả những suy nghĩ của mình, tôi cân nhắc kĩ lưỡng nhất có thể và làm mọi thứ trở nên trôi chảy. Tôi dành rất nhiều công sức sắp xếp bài review của mình, và đảm bảo rằng những suy nghĩ của tôi sẽ có một sự gắn kết nhất định để giúp người đọc có thể hiểu được chúng. Tôi ưu tiên những gì quan trọng nhất, và lược bỏ phần còn lại.

Nhưng quả thật, yếu tố quan trọng cần phải nêu trong một bài review, chính là bộ phim đó làm cho bạn có những cảm xúc gì. Bất cứ cái cũng có thể viết một đoạn tóm tắt nội dung phim hay là danh sách những đoạn nổi bật. Nhưng những bài review chất lượng nên truyền đạt được đến người đọc những âm hưởng mà bộ phim để lại trong người viết.

Nếu bạn không đưa được tiếng nói của mình vào trong bài phê bình, người đọc sẽ khó mà hình dung được góc nhìn của bạn, hay kết nối được với người viết review là bạn, và nghiêm trọng hơn cả, họ có thể còn không tin tưởng ý kiến của bạn. Và nếu điều đó xảy ra, họ sẽ không quay lại đọc bài của bạn nữa đâu. Còn bạn thì muốn bài review của bạn đem lại giá trị cho người đọc của mình, đúng không nào?

Tôi muốn đảm bảo rằng những ý kiến của tôi khuyến khích người đọc có những cuộc tranh luận mang tính xây dựng về bộ phim, hoặc giúp họ quyết định xem bộ phim có phù hợp với họ hay không. Và hi vọng rằng, người đọc cũng sẽ cảm thấy vui khi đọc bài review của tôi, cũng giống như khi tôi viết ra chúng.

----------
Tác giả: sdfilmfest

Link bài gốc: //sdfilmfest.com/how-to-analyze-a-movie-step-by-step-guide-to-reviewing-films-from-a-screeners-point-of-view/

Dịch giả: Vũ Minh Đức -ToMo - Learn Something New

[*] Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: [Tên dịch giả] - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

[**] Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày!

[***] Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: //bit.ly/ToMo-hiring.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại //bit.ly/YBOX-Partnership

Video liên quan

Chủ Đề