Cách trồng cỏ lúa mì thủy canh

Cỏ lúa mì chứa nhiều loại vitamin và dưỡng chất thiết yếu, có thể giúp cho cơ thể và trí não của chúng ta khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Uống một cốc nước ép cỏ lúa mì vào mỗi buổi sáng là cách rất tốt để bắt đầu một ngày mới nhưng có thể khiến bạn tốn không ít tiền. Nếu muốn đưa cỏ lúa mì vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bạn hãy thử tự trồng tại nhà thay vì đi mua nước ép sẵn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về cách trồng cỏ lúa mì từ hạt và tận dụng lợi ích của nó.

  1. 1

    Thu thập hạt giống cỏ lúa mì. Hạt cỏ lúa mì còn được gọi là hạt lúa mì mùa đông. Bạn có thể mua túi hạt giống trên mạng hoặc tại các cửa hàng bán sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Tìm loại hạt hữu cơ từ các nguồn cung cấp uy tín để đảm bảo hạt giống không được xử lý bằng thuốc trừ sâu và sẽ phát triển tươi tốt khỏe mạnh.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Chuẩn bị hạt để ngâm. Trước khi ngâm và ủ cho hạt nảy mầm, bạn cần đong và rửa hạt.

    • Đong đủ lượng hạt sao cho bạn có thể rải một lớp mỏng trên khay dùng để trồng cỏ lúa mì. Với khay có kích thước 38 x 38 cm, bạn hãy đong khoảng 2 cốc hạt giống.
    • Dùng rây có lỗ thật nhỏ để rửa hạt trong nước sạch và mát. Lược kỹ và bỏ hạt vào bát.

  3. 3

    Ngâm hạt. Ngâm hạt là cách làm cho hạt nảy mầm. Đến cuối giai đoạn ngâm, hạt giống sẽ mọc ra các sợi rễ nhỏ.

    • Rót nước lạnh vào bát đựng hạt, nếu có nước lọc thì tốt. Dùng lượng nước gấp ba lần lượng hạt. Đậy nắp bát hoặc bọc bằng màng bọc thực phẩm và ngâm trong khoảng 10 tiếng hoặc qua đêm.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Lược lấy hạt, sau đó thay nước lọc mới – cũng dùng lượng nước gấp ba lần lượng hạt. Ngâm thêm khoảng 10 tiếng nữa.
    • Lặp lại quá trình trên thêm một lần nữa, tổng cộng là 3 lần ngâm hạt.
    • Đến cuối lần ngâm cuối cùng, hạt giống sẽ mọc rễ và bạn đã có thể đem hạt ra trồng. Lược lấy hạt và chuẩn bị khay đất để gieo hạt.

  1. 1

    Chuẩn bị khay gieo hạt. Lót khăn giấy xuống đáy khay gieo hạt để rễ cây không đâm qua các lỗ thoát nước dưới đáy khay. Rải vào khay một lớp phân trộn hoặc đất trồng cây thật đều, dày khoảng 2,5 cm.

    • Nếu có thể, bạn nên dùng khăn giấy không qua xử lý hóa chất và không nhuộm màu. Bạn có thể tìm mua khăn giấy tái chế không chứa hóa chất tại các cửa hàng chăm sóc sức khỏe.
    • Dùng loại phân trộn hoặc đất trồng cây đã được làm ẩm sẵn không chứa thuốc trừ sâu hoặc các hóa chất khác. Quan trọng là dùng đất hữu cơ để tận dụng tối đa lợi ích của cỏ lúa mì.

  2. 2

    Gieo hạt giống. Rải một lớp hạt giống lên mặt đất hoặc phân trộn trong khay sao cho đều. Ấn nhẹ hạt giống xuống đất nhưng không hoàn toàn vùi trong đất.

    • Các hạt giống có thể chạm vào nhau, nhưng bạn cần đảm bảo hạt không dồn thành đống. Mỗi hạt giống cần có chút không gian để sinh trưởng.
    • Tưới nhẹ nước lên khay, đảm bảo hạt nào cũng được tưới nước.
    • Dùng giấy báo ẩm phủ lên khay để bảo vệ cây con.

  3. 3

    Giữ ẩm cho hạt. Quan trọng là bạn cần đảm bảo hạt không bị khô trong vài ngày đầu tiên khi gieo. Giữ ẩm cho hạt khi rễ phát triển trong khay.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Lấy giấy báo ra và tưới khay hạt mỗi buổi sáng để đất được ẩm nhưng không úng nước.
    • Dùng bình xịt phun sương nhẹ vào đất mỗi tối trước khi đi ngủ để cây con không bị khô vào ban đêm. Bạn cũng nên xịt vào giấy báo để giữ ẩm.
    • Vào ngày thứ tư sau khi trồng, bạn có thể lấy giấy báo ra để hạt giống khỏi đâm chồi bên dưới lớp giấy báo. Tiếp tục tưới cây con đã nảy mầm mỗi ngày một lần.

  4. 4

    Để cây con ở nơi có ánh nắng một phần. Ánh nắng trực tiếp từ mặt trời sẽ làm tổn hại cỏ lúa mì, vì vậy bạn cần đặt khay trồng cỏ ở nơi có bóng mát trong nhà.

  1. 1

    Chờ cho cỏ lúa mì "nứt". Khi các chồi đã trưởng thành, một nhánh sẽ mọc ra từ chồi đầu tiên. Hiện tượng này gọi là “nứt”, và có nghĩa là bạn đã có thể thu hoạch.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Đến thời điểm này, cỏ lúa mì đã mọc cao khoảng 15 cm.
    • Cỏ lúa mì thường có thể thu hoạch sau 9-10 ngày kể từ khi bắt đầu trồng.

  2. 2

    Cắt cỏ lúa mì bên trên gốc. Dùng kéo để thu hoạch bằng cách cắt ngay phía trên gốc cỏ và bỏ vào bát. Bạn có thể làm nước ép ngay sau khi thu hoạch.

    • Cỏ lúa mì có thể bảo quản được một tuần trong tủ lạnh, nhưng nó sẽ ngon và bổ dưỡng nhất nếu bạn thu hoạch ngay trước khi định ép nước.
    • Tiếp tục tưới nước để có vụ mùa thứ hai. Thu hoạch khi đến thời điểm thích hợp.
    • Đôi khi bạn cũng có thể thu hoạch vụ mùa thứ ba, nhưng cỏ lúa mì sẽ không được mềm và ngọt như vụ đầu tiên. Bạn hãy dỡ bỏ cỏ trồng đợt trước và chuẩn bị khay để trồng đợt sau.

  3. 3

    Lặp lại quá trình trên. Bạn sẽ cần nhiều cỏ lúa mì để có được vài ly nhỏ nước ép. Nếu định đưa nước ép cỏ lúa mì vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bạn sẽ cần cùng lúc trồng nhiều hơn một khay.

    • Canh thời gian trồng và thu hoạch sao cho đợt hạt mới đang ngâm khi đợt trước đang ra rễ. Nếu có hai hoặc ba đợt hạt đang phát triển ở các giai đoạn khác nhau, bạn sẽ có đủ cỏ lúa mì để uống mỗi ngày một ly nước ép.
    • Cỏ lúa mì có màu xanh tươi sáng đẹp mắt và là một nét thiên nhiên điểm xuyết cho căn bếp hoặc căn phòng tràn ánh nắng mặt trời của bạn và bất cứ nơi nào mà bạn chọn trồng loài cây này. Bạn có thể cân nhắc trồng cỏ lúa mì trong các chậu cây được trang trí đẹp và trồng thêm các loại cây khác xung quanh để thưởng thức vẻ đẹp của cỏ lúa mì cũng như lợi ích về sức khỏe mà nó mang lại.

  1. 1

    Rửa sạch cỏ lúa mì. Vì được trồng trong đất hữu cơ, cỏ lúa mì không cần phải rửa quá kỹ. Bạn chỉ cần rửa sơ để làm sạch sạn đất từ không khí có thể bám vào cỏ lúa mì.

  2. 2

    Cho cỏ lúa mì vào máy ép. Máy chuyên ép nước cỏ lúa mì được thiết kế dành cho loại cây nhiều chất xơ này.

    • Tránh dùng máy ép nước quả thông thường, vì cỏ lúa mì có thể làm tắc và hỏng máy.
    • Bạn có thể dùng máy xay sinh tố nếu không có máy ép. Dùng rây để lược bỏ phần bã khi đã xay nhuyễn.

  3. 3

    Tận hưởng một ly nước ép lúa mì. Bạn chỉ cần một ly nhỏ nước ép mỗi ngày để cảm nhận được hiệu quả của sự kết hợp các vitamin và khoáng chất từ cỏ lúa mì.

  • Cỏ lúa mì được cho là có tác dụng thải độc. Bạn có thể uống nước ép cỏ lúa mì để giảm stress và tiếp thêm năng lượng cho cơ thể.
  • Nếu khay cỏ lúa mì có dấu hiệu nhiễm nấm mốc, bạn cần tăng độ lưu thông không khí ở khu vực trồng bằng cách đặt quạt máy gần đó. Thu hoạch cỏ lúa mì bên trên phần bị nhiễm nấm mốc; phần đó vẫn có thể sử dụng được.
  • Đến trung tâm làm vườn và hỏi xem họ có các khay nhựa trồng cây không – họ thường có hàng chồng khay nhựa bỏ đi. Các khay này có kích thước rất phù hợp để trồng cỏ lúa mì.

Cùng viết bởi:

Chuyên gia hệ thống thực phẩm

Bài viết này đã được cùng viết bởi Andrew Carberry, MPH. Andrew Carberry đã làm việc với các khu vườn của trường học và tham gia chương trình từ nông trại đến trường học từ năm 2008. Hiện anh là Cộng tác viên Chương trình tại Winrock International, cụ thể là Nhóm Hệ thống Thực phẩm Dựa trên Cộng đồng. Bài viết này đã được xem 32.134 lần.

Chuyên mục: Làm vườn

Trang này đã được đọc 32.134 lần.

Video liên quan

Chủ Đề