Cách tính tỷ lệ thương tật của thương binh

Có thể hạ tiêu chuẩn tính tỷ lệ thương tật của bệnh binh xuống 15% thay vì 21% như hiện nay hay không? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.

Tư vấn chế độ chính sách:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về tiêu chuẩn tính tỷ lệ thương tật của bệnh binh theo quy định, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung năm 2012 như sau:

“Điều 23

1. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

b] Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ mười lăm tháng trở lên;

c] Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn chưa đủ mười lăm tháng nhưng đã có đủ mười năm trở lên công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;

d] Đã công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ mười lăm năm nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí;

đ] Làm nghĩa vụ quốc tế;

e] Thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

g] Khi đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao.

2. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994.

3. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh khi thực hiện nhiệm vụ thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều này đã xuất ngũ về gia đình, nay bị rối loạn tâm thần có liên quan đến bệnh cũ làm suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.”

Như vậy, theo quy định trên thì tiêu chuẩn tính tỷ lệ thương tật để xác định là bệnh binh như sau:

+] Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh ;

+] Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994;

+] Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh khi thực hiện nhiệm vụ thuộc một trong các trường hợp quy định đã xuất ngũ về gia đình, nay bị rối loạn tâm thần có liên quan đến bệnh cũ làm suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên;

Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn thì theo quy định hiện nay không có bệnh binh suy giảm khả năng lao động 21%. 

Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172

Kết luận:

Hiện nay không có quy định đối với việc xác nhận bệnh binh suy giảm 21% khả năng lao động.

Trên đây là bài viết về vấn đề tiêu chuẩn tính tỷ lệ thương tật của bệnh binh theo quy định. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:

Chế độ ưu đãi cho bệnh binh bị suy giảm 45% khả năng lao động?

Người phục vụ bệnh binh có được hưởng trợ cấp?

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

Bảng tỷ lệ % tổn thương cơ thể do thương tích

*Phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +...+ Tn

Trong đó:

- T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất [nằm trong khung tỷ lệ các TTCT được quy định].

- T2: là tỷ lệ % của TTCT thứ hai: T2 = [100 - T1] x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;

- T3: là tỷ lệ % của TTCT thứ ba: T3 = [100-T1-T2] x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;

- Tn: là tỷ lệ % của TTCT thứ n:

Tn - {100-T1-T2-T3-...-T[n-1]} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.

Lưu ý:

+ Tổng tỷ lệ % TTCT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.

+ Giám định để xác định tỷ lệ % TTCT phải được thực hiện trên người cần giám định.

+ Giám định để xác định tỷ lệ % TTCT được thực hiện trên hồ sơ trong trường hợp người cần giám định đã bị chết hoặc bị mất tích hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Khi giám định trên hồ sơ, tỷ lệ % TTCT được xác định ở mức thấp nhất của khung tỷ lệ tương ứng với các tỷ lệ % TTCT.

+ Tỷ lệ % TTCT được xác định tại thời điểm giám định.

**Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

- Tổng tỷ lệ % TTCT của một người phải nhỏ hơn 100%.

- Mỗi bộ phận cơ thể bị tổn thương chỉ được tính tỷ lệ % TTCT một lần. Trường hợp bộ phận này bị tổn thương nhưng gây biến chứng, di chứng sang bộ phận thứ hai đã được xác định thì tính thêm tỷ lệ % TTCT do biến chứng, di chứng tổn thương ở bộ phận thứ hai.

- Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được ghi trong các Bảng tỷ lệ % TTCT thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.

- Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy đến hai chữ số hàng thập phân, ở kết quả cuối cùng thì làm tròn để có tổng tỷ lệ % TTCT là số nguyên [nếu số hàng thập phân bằng hoặc lớn hơn 0,5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị].

- Khi tính tỷ lệ % TTCT của một bộ phận cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ % TTCT đối với bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó.

Ví dụ: Một người đã bị cắt thận phải trước đó, nếu lần này bị chấn thương phải cắt thận trái thì tỷ lệ % TTCT được tính là mất cả hai thận.

- Khi giám định, căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của người cần giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khung tỷ lệ tương ứng với Bảng tỷ lệ % TTCT.

- Đối với các bộ phận cơ thể đã bị mất chức năng, nay bị tổn thương thì tỷ lệ % TTCT được tính bằng 30% tỷ lệ % TTCT của bộ phận đó.

- Trường hợp trên cùng một người cần giám định mà vừa phải giám định pháp y lại vừa phải giám định pháp y tâm thần [theo quyết định trưng cầu/yêu cầu], thì tổ chức giám định thực hiện giám định sau tổng hợp [cộng] tỷ lệ % TTCT của người cần giám định theo phương pháp xác định tỷ lệ % TTCT.

Căn cứ theo Điều 2, 3, 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 28/8/2019.

Thùy Liên

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:29/08/2019

Mới được chuyển về công tác tại phòng lao động thương binh xã hội của huyện. Để làm tốt công việc của mình Ban biên tập cho tôi hỏi. Thương bệnh binh được khám giám định lại mức thương tật khi nào ạ? Mong nhận phản hồi. 

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Tại quy định tại Điều 30 Nghị định 31/2013/NĐ-CP, có quy định về các trường hợp được giám định lại chế độ thương tật.

    Điều 30. Giám định lại thương tật

    - Người bị thương được kết luận thương tật tạm thời thì sau ba năm được giám định để xác định tỷ lệ thương tật vĩnh viễn.

    - Người bị thương đã giám định thương tật mà bị thương tiếp thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ ưu đãi.

    -Người bị thương đã giám định thương tật nhưng còn sót vết thương chưa giám định thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ ưu đãi.

    -Thương binh đã giám định có vết thương sau đây tái phát thì được giám định lại:

    + Vết thương sọ não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc liệt;

    + Vết thương thấu phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi hoặc thùy phổi;

    + Vết thương ở tim dẫn đến phải phẫu thuật;

    + Vết thương ổ bụng: Dạ dày hoặc ruột gây biến chứng ở dạ dày hoặc dính tắc ruột phải phẫu thuật;

    + Vết thương ở gan; mật, lách; tụy hoặc thận gây biến chứng phải phẫu thuật;

    + Vết thương ở cột sống biến chứng gây liệt hoặc rối loạn cơ tròn đại tiểu tiện không tự chủ;

    + Các vết thương ở tay hoặc ở chân tái phát phải phẫu thuật cắt đoạn chi;

    +Vết thương ở mắt tái phát dẫn đến mù mắt; vết thương ở tai gây mất hoàn toàn sức nghe hai tai.

    Và tại Điều 1 Nghị định có quy định về phạm vi điều chỉnh của Nghị định như sau:

    Nghị định này hướng dẫn về điều kiện xác nhận, chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng [sau đây gọi tắt là Pháp lệnh]; việc xử lý vi phạm; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện Pháp lệnh.

    Thương binh, bệnh binh cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định nên trên. Vậy nên nếu thương binh và bệnh binh thuộc các trường hợp trên thì sẽ được khám giám định lại mức độ thương tật. Còn không thuộc các trường hợp trên thì không được bạn nhé.

    Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.


Video liên quan

Chủ Đề