Cách tính giá tính thuế nhập khẩu

Cách tính thuế nhập khẩu - xuất khẩu và thuế GTGT của hàng nhập khẩu. Thuế xuất-nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các loại hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và các nước trên thế giới. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách tính thuế xuất-nhập khẩu và thuế gtgt của hàng nhập khẩu.

1. Đối tượng chịu thuế

  •  Hàng hóa xuất, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép trao đổi, mua, bán, vay nợ với nước ngoài.
  •  Hàng hóa xuất, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  •  Hàng hóa được phép xuất khẩu vào khu chế xuất tại Việt Nam và doanh nghiệp trong khu chế xuất được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
  •  Hàng hóa xuất, nhập khẩu để làm hàng mẫu, quảng cáo, dự hội chợ triển lãm, viện trợ hoàn lại và không hoàn lại.
  •  Hàng hóa hoặc quà biếu, tặng, tài sản di chuyển vượt tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế.

2. Căn cứ tính thuế nhập khẩu [XNK]

Đối với mặt hành áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm:

- Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan;

- Giá tính thuế từng mặt hàng;

- Thuế suất từng mặt hàng;

- Tỷ giá tính thuế;

- Đồng tiền nộp thuế.

Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối:

-Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan;

- Mức thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hóa;

- Tỷ giá tính thuế;

- Đồng tiền nộp thuế.

3. Giá tính thuế nhập khẩu [NK]

Giá tính thuế nhập khẩu:

- Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả đến cửa khẩu nhập đầu tiên - giá CIF;

- Thường được xác định bằng cách áp dụng theo thứ tự 3 phương pháp và dừng lại ở phương pháp xác định được giá tính thuế.

+ Phương pháp 1: Theo trị giá giao dịch

+ Phương pháp 2: Theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt

+ Phương pháp 3: Theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự

Lưu ý khi xác định giá tính thuế XNK:

- Ðối với hàng hoá XNK, nếu có hợp đồng mua bán và có đủ các chứng từ hợp lệ, đủ điều kiện để xác định giá tính thuế thì giá tính thuế được xác định theo hợp đồng.

- Trong trường hợp hàng hoá XNK theo phương thức khác hoặc giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán tối thiểu thực tế tại cửa khẩu, thì giá tính thuế áp dụng theo biểu giá do Chính phủ quy định.

- Giá tính thuế tính bằng đồng Việt Nam. Ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng nhà nước công bố.

4. Thuế suất thuế nhập khẩu [NK]

Thuế suất thuế nhập khẩu

Thuế suất thuế nhập khẩu sử dụng thuế suất tỷ lệ %, mức tuyệt đối, phân biệt cho từng mặt hàng nhằm hướng dẫn hoạt động nhập khẩu. Ngoài ra còn phân biệt theo khu vực thị trường, nhằm thực hiện chính sách thương mại của Nhà nước. Bao gồm:

- Thuế suất ưu đãi:

 + Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; học kế toán thực tế ở đâu tốt nhất tphcm

 + Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xử hàng hóa để làm cơ sở xác định mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi.

- Thuế suất ưu đãi đặc biệt:

 + Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do [FTA], liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.

 + Áp dụng cho mặt hàng được quy định cụ thể trong thỏa thuận đã ký giữa Việt Nam với các bước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế và phải đáp ứng đủ các điều kiện đã ghi trong thỏa thuận. Hàng hóa phải có xuất xứ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đó.

- Thuế suất thông thường:

 + Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.

 + Thuế suất thông thường được quy định cao hơn không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định.

Cách tính thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi X 150%

Thuế bổ sung:

Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau, ngoài việc chịu thuế theo quy định còn phải chịu thuế bổ sung.

- Giá bán của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam quá thấp so với giá thông thường do được bán phá giá hoặc được nhận trợ cấp của nước xuất khẩu, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hoá tương tự của Việt Nam;

- Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước mà nước đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có những biện pháp phân biệt đối xử khác đối với hàng hoá của Việt Nam.

5. Phương pháp tính thuế xuất-nhập khẩu.

Hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm:

Thuế XNK phải nộp = Số lượng HH thực tế XNK x Trị giá tính thuế trên mỗi đơn vị x TS thuế XNK

Hàng hóa áp dụng thuế suất tuyệt đối

Thuế XNK phải nộp = Số lượng HH thực tế XNK x Mức thuế tuyệt đối trên 1 đơn vị 

6. Cách tính thuế GTGT của hàng hóa XNK

 Giá tính thuế GTGT = Giá tính thuế NK + Thuế NK [ nếu có ] + Thuế TTDB [nếu có]

Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo giá FOB:

Thuế GTGT hàng nhập khẩu = [Giá FOB + F + I + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt] x thuế suất thuế GTGT

Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo giá CIF:

Thuế GTGT hàng nhập khẩu = [Giá CIF + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt] x thuế suất thuế GTGT

Trong đó:

Thuế tiêu thu đặc biệt = [Giá CIF + Thuế nhập khẩu] x thuế xuất thuế TTĐB

Ví dụ 1: Với doanh nghiệp nhập khẩu rượu từ châu Âu về Việt Nam

Mặt hàng rượu chịu các thuế : thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.

- Cách tính thuế nhập khẩu:

Số lượng rượu x giá tính thuế x thuế suất nhập khẩu của rượu.

[Thuế suất thuế nhập khẩu rượu đề nghị tra cứu tại biểu thuế nhập khẩu hiện hành ban hành kèm theo Quyết định số 106/QĐ-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính]

- Cách tính thuế TTĐB:

Số lượng rượu x [giá tính thuế + thuế nhập khẩu] x thuế suất thuế TTĐB của rượu

[Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt rượu đề nghị tra cứu tại Thông tư số 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính]

- Cách tính thuế giá trị gia tăng:

Số lượng rượu x [giá tính thuế + thuế nhập khẩu + thuế TTĐB] x thuế suất thuế GTGT

Ví dụ 2: Công ty Uy Tín có nhập khẩu 500 cây thuốc lá A theo giá CIF là 100 USD/cây. Tỉ giá ngoại tệ khi đó là 1 USD = 20.000 VNĐ. Trong đó: thuế nhập khẩu là 40%, thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng thuốc lá là 70%, thuế GTGT là 10%.

Giá tính thuế = 500 * 100 * 20.000 = 1.000.000.000 đồng

Thuế nhập khẩu: 1.000.000.000 * 40% = 400.000.000 đồng

Thuế tiêu thụ đặc biệt: [1.000.000.000 + 400.000.000] * 70% = 980.000.000 đồng

Thuế GTGT cho hàng nhập khẩu:

[1.000.000.000 + 400.000.000 + 980.000.000] * 10% = 238.000.000 đồng.

Bạn đang xem bài viết:Cách tính thuế nhập khẩu và thuế GTGT của hàng nhập khẩu "

Từ khóa tìm kiếm nhiều: Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt, giá tính thuế nhập khẩu là giá fob hay cif, biểu thuế xnk 2019, biểu thuế xuất nhập khẩu 2019, tra thuế nhập khẩu, bảng mã hs code 2019, hs code vietnam

Có thể bạn quan tâm: " Cách xác định giá trị tính thuế "

+] Nếu là hàng hóa Xuất khẩu:

- Là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất KHÔNG bao gồm phí bảo hiểm quốc tế [I], phí vận tải quốc tế [F] -> [Tức là giá FOB]

+] Nếu là hàng hóa Nhập khẩu:

- Nếu tính theo giá FOB [Tức là giá Không bao gồm: Phí bảo hiểm quốc tế [I], phí vận tải quốc tế [F]

=> Trị giá tính thuế = Giá FOB + phí bảo hiểm quốc tế + phí vận tải quốc tế

– Nếu tính theo giá CIF [Tức là giá đã bao gồm: phí bảo hiểm quốc tế [I], phí vận tải quốc tế [F]

=> Trị giá tính thuế = Giá CIF

Xem thêm: Hướng dẫn kê khai hóa đơn không chịu thuế GTGT và thuế suất 0% ,  Mẹo tra cứu hóa đơn GTGT hợp pháp

Mời các bạn tham gia học thử MIỄN PHÍ khóa học Kế toán tổng hợp thực hành và khóa học Kế toán dành cho chủ DN tại trung tâm.

Tặng ngay 200.000 đồng khi đăng ký trước 5 ngày khai giảng
Tặng thêm 400.000 đồng voucher có thể quy đổi thành tiền mặt
Tặng thêm 50.000 cho mỗi sinh viên
Tặng cẩm nang kế toán thuế rất hay và tiện lợi
Miễn phí bảng hệ thống tài khoản kế toán in màu đẹp
Miễn phí khóa kỹ năng viết CV và phỏng vấn xin việc
Miễn phí 100% tài liệu trọn khóa học 
Miễn phí 100% lệ phí thi & cấp chứng chỉ
Được cấp bản quyền phần mềm MISA SME trị giá 10.990.000đ , và phần mềm kế toán Excel.
 

Video liên quan

Chủ Đề