Cách thả cá rồng mới mua vào bể

1. Setup bể mới, làm hồ cá rồng:

Tùy thuộc vào điều kiện không gian, kinh tế và kinh nghiệm cá nhân. Để có được thời gian chơi lâu dài nhất. Có thể chăm sóc chú cá của mình từ size bé cho đến tuổi trưởng thành. Thì việc thiết kế làm bể cá rồng cần được tính toán về kích thước và độ an toàn.

- Về kích thước: Tối thiểu hồ cá rộng phài dài từ 1,2m x rộng 60cm x cao 60 cm. Tùy thuộc vào điều kiện không gian, kinh tế. Bạn có thể setup bể lớn hơn nữa thì càng tốt.
- Về độ an toàn: Đảm bảo độ dày của kính đối với bể cá rồng là 10 ly trở lên. Như vậy sẽ an toàn cho cá và người chơi cá.

2. Hộp lọc và vật liệu lọc:

Có thể xài lọc trên, lọc dưới theo ý muốn và tùy điều kiện của bể. Tối thiểu cũng tạo được hệ vi sinh nhằm đảm bảo nguồn nước đạt chất lượng. Như vậy cá rồng mới có thể phát triển tốt về thể chất cũng như màu sắc.
Vật liệu lọc cho hồ cá rồng cần có các vật liệu sau:
- Thứ nhất: Bông lọc cặn
- Thứ 2: Bùi nhùi.
- Thứ 3; Nham thạch
[Có nhiều cách để chọn vật liệu lọc theo kinh nghiệm, theo kinh tế cũng như tùy theo nguồn nước dùng để nuôi cá ở mỗi nơi mỗi khác].

3. Xử lý bể và hộp lọc sau khi mới setup.

Với bể và hộp lọc vừa setup, cần ngâm nước muối xử lý mùi keo và các chất cặn bẩn. Sau khi setup xong cần cho nước và muối hạt vào với tỷ lệ ít nhất 200gr muối hạt/100 lít nước. Có thể cho nhiều hơn như 300-400gr/100 lít. Sau đó ngâm ít nhất 24h [ngâm lâu hơn càng tốt]. Sau khi ngâm xong xả toàn bộ nước và rửa sạch bể, hộp lọc.

4. Quy trình chạy nước.

Sau khi đã ngâm bể và hộp lọc với nước muối và vệ sinh sạch sẽ. Cho nước và muối hạt vào với tỷ lệ 100gr/100 lít nước. Chạy bơm sủi ô xy 1 ngày. Sau đó thay 50% lượng nước trong bể. Tiếp tục chạy 1 ngày rồi thay tiếp 50% nước. Sang ngày thứ 3 và thứ 4 thay mỗi ngày 30% nước. [Nếu xài nham thạch thì cần thời gian chạy nước lâu hơn vì thời gian đầu nước sẽ rất đục]. Sang ngày thứ 5 có thể thả cá.

5.Quy trình thả cá rồng vào hồ mới

Trước khi thả cá bể cần được chạy nước và sủi oxy mạnh như quy trình nêu trên. Cần tes thử độ PH, NH3, NO3 nhằm đảm bảo an toàn.

Để phòng bệnh cần cho muối hạt vào bể với tỷ lệ khoảng 100-150gr/100 lít nước.
Cá mới về để nguyên bịch ni lông đựng cá thả vào bể. Ngâm trong bể 15 - 20 phút để cá quen với nhiệt độ trong bể. Cho nước từ bể vào bịch nhẹ nhàng với tỷ lệ khoảng 10% nước trong bich. Tiếp tục ngâm khoảng 10 phút. Sau đó cho thêm 20% nước so với tỷ lệ trong bịch. Sau khi ngâm tiếp 10 phút thì cho thêm 20% nước ngâm tiếp 5-10 phút rồi nhẹ nhàng thả cá vào bể.
Quá trình này giúp cho chú cá quen với nhiệt độ và môi trường bể. Trách làm sốc nước gây nguy hiểm cho chú cá.

6. Quá trình chăm sóc cá rồng nhỏ

Với cá mới mua về thả vào bể chưa vội cho ăn. Ít nhất để nhịn 2-3 ngày rồi cho ăn. Hãy áp dụng cho cá khẩu phần ăn ít và tăng dần theo sức ăn. Với cá nhỏ thì cho ăn vài lần đầu khoảng 3-4 con tép hoặcsâu worm/ ngày là vừa. Khi cá đã quen môi trường bể tăng dần nhưng ko nên cho ăn quá no. Chỉ cho ăn khoảng 70-80 % sức ăn của chúng nhé.

Khi cá đã quen với muôi trường sống. Cho chúng ăn đều đặn và thay nước khoảng 3-5 ngày/ lần với tỷ lệ 10-30% lượng nước trong bể. Chú ý thay nước trước hoặc sau khi cho cá ăn khoảng 2-3h trở lên. Không thay quá 30% lượng nước trong bể để đảm bảo an toàn.
Trên đây là một số những chia sẻ về quy trình làm bể cá rồng, chạy thử nước cũng như cách thả cá an toàn.
Chúc bạn có một bể cá như ý nhé!

Video liên quan

Chủ Đề