Cách tách kỹ lan

Đối với người yêu lan thì khi nói đến Lan Kiếm [cymbidium] người ta sẽ liên tưởng ngay đến loài hoa mang vẻ đẹp kiêu sa, tinh khiết và thanh tao. Loài hoa mang trên mình màu sắc đa dạng, hương thơm cuốn hút và để lại ấn tượng sâu sắc cho người thưởng thức. Hiện nay, ở nước ta diện tích trồng Lan Kiếm còn khá khiêm tốn. Trong số hầu hết các vườn trồng lan thì Lan Kiếm chỉ chiếm chừng 10% số lượng, số còn lại chủ yếu là phong lan rừng và phong lan nuôi trồng công nghiệp với tỷ lệ lần lượt là 30% và 60%. Tuy nước ta sở hữu một số loài Lan Kiếm bản địa có giá trị như: Thanh Ngọc, Hoàng Vũ, Thanh Trường, Đại Mặc, Trần Mộng, Tứ Thời hay Bạch Ngọc đại Kiều, Tiểu Kiều…nhưng việc nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng công nghiệp hóa Lan Kiếm còn rất chậm nên các loài hoa này hiếm, nên có giá bán khá cao. Ví dụ như một chậu Lan Kiếm Thanh Ngọc [5 thân, 3 ngồng hoa] có giá bằng 100 chậu phong lan Hoàng Thảo lai, hoặc 50 chậu phong lan hồ điệp lai. Nắm bắt được nhu cầu chơi Lan Kiếm ngày càng tăng, các kỹ sư của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh đã nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Lan Kiếm bằng phương pháp tách nhánh nhằm tạo ra được những chậu Lan Kiếm đẹp, xanh tươi với tỷ lệ sống cao. Sau đây xin giới thiệu đến quý bạn đọc các bước nhân giống Lan Kiếm bằng phương pháp tách nhánh. Bước 1: Chuẩn bị cây mẹ và dụng cụ cần thiết - Chuẩn bị cây mẹ: Chọn cây mẹ trên 3 năm tuổi, cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại và ít bị tổn thương cơ giới. Cây cần có ít nhất 5-6 nhánh trên 1 chậu hay 1 khóm. 

- Chuẩn bị dụng cụ:

+ Dụng cụ cơ bản: Dao, kéo cắt, thuốc sát trùng... + Chậu trồng: Dùng chậu có kích thước 14x20x20cm [đường kính đáy x đường kính miệng x chiều cao]. Có thể dùng chậu nhựa cứng, chậu sứ, chậu đất nung...  + Giá thể: Có thể sử dụng nhiều loại giá thể khác nhau như đất ao bùn, dớn cọng + đá sỏi hoặc vỏ lạc + vỏ thông + đá sỏi. Về kích thước: dớn cọng [1,5x2cm]; đá sỏi [1x2cm]; vỏ lạc [đập nhỏ] ; vỏ thông [2x2,5cm]. Ngoài ra, có thể bổ sung các loại phân chuồng ủ thật kỹ để trộn lẫn với các giá thể để trồng lan, mức trung bình khoảng 250-300gr/chậu.  Bước 2: Kỹ thuật tách nhánh - Thời vụ tách nhánh: Thời điểm thích hợp là tách vào vụ xuân [khoảng trung tuần tháng 3]. - Các bước tách nhánh: 1. Gỡ bỏ một phần giá thể trên bề mặt chậu lan. 2. Hơi nghiêng chậu, dùng tay vỗ mạnh xung quanh thành chậu cho giá thể bong ra khỏi thành chậu.  3. Khi bộ rễ đã long ra nhẹ nhàng rút cả khóm lan ra khỏi chậu.  4. Dùng kéo nhọn, cắt bỏ các lá vàng, rễ già, rễ khô. 5. Loại bỏ củ già bị thối và ngâm toàn bộ cây lan vào dung dịch thuốc trừ nấm như Ridomil Gold 68WPG [nồng độ 2g/1 lít nước] trong vòng 5 phút, sau đó để ráo trong 1-2 giờ. Sau đó ngâm lại vào dung dịch Trimix - DT 500G với nồng độ 20g/10 lít nước trong vòng 10 phút, sau đó lại để ráo.  6. Dùng dao hoặc kéo cắt thành từng khóm. Thông thường tách mỗi khóm lan 2-3 nhánh để cây có thể phát triển tốt nhất. Ngoài ra cũng cần chú ý vị trí cắt đoạn thân ngầm sao cho ít làm tổn thương đến nhánh cây.  7. Bôi thuốc sát trùng vào vết cắt.  8. Để cây lan mới tách vào chỗ râm mát trong vòng 1 ngày thì tiến hành trồng lại. Bước 3: Kỹ thuật trồng cây tách nhánh 1. Rửa sạch chậu trồng, để ráo.  2. Lót dưới đáy chậu 1 lớp xỉ than, than củi to hoặc mút xốp…  3. Rải 1 lớp giá thể trồng dày 5-10cm ở đáy chậu. 4. Đặt khóm lan vào chính giữa chậu.  5. Cho giá thể chèn nhẹ nhàng xung quanh bộ rễ của khóm lan.  6. Sau khi trồng xong, tưới đẫm, sắp xếp, đặt cây vào vị trí ổn định, duy trì đủ ẩm và tránh nắng trực tiếp. Yêu cầu của khóm lan sau khi trồng phải đảm bảo giá thể ngập rễ và củ nổi lên trên giá thể, tránh để củ ngập trong giá thể, dễ bị thối do nấm bệnh.  Bước 4: Chăm sóc cây sau tách nhánh - Phun phân: Sau trồng cần tiến hành pha 5ml/10 lít nước B1, 5 ngày phun/lần để kích thích ra rễ nhanh.  - Tưới nước: Sau 15 ngày trồng tưới trực tiếp vào gốc bằng vòi phun mưa cho đến khi đạt độ ẩm mong muốn. Độ ẩm của vườn lan tốt nhất là 70-85%. - Ánh sáng: Cường độ chiếu sáng cho giai đoạn này 12.000- 15.000lux. - Bón phân: Sau 1 tháng dùng phân bón lá NPK 30:10:10, xen kẽ phân NPK có tỷ lệ 20:20:20 pha với tỷ lệ 5g/10 lít nước, định kỳ tưới 5 - 7 ngày/lần.  Ngoài ra trong giai đoạn này cần theo dõi và phát hiện kịp thời bệnh thối rễ [do nấm Fusarium sp.] cho cây. Phòng trừ bằng cách vệ sinh đồng ruộng, cách ly cây bị bệnh và phun thuốc Aliette 800WG pha với nồng độ 20g/10 lít nước.

Lưu ý: Khi khóm lan ra rễ mới, bật mầm, củ giả căng tròn trở lại [sau khoảng 3 tháng] thì có thể xuất vườn. Lúc này cây được đưa ra vị trí có nhiều nắng hơn và chăm sóc bình thường.

Bài viết được đăng trên Tạp chí VNHS số tháng 2/2018

Hãy thử Nhân giống hoa Lan bằng kei hoặc tách cây từ cây hoa lan yêu thích của bạn, giúp cho bạn có nhiều cây cho chính mình hoặc chia sẽ cho bạn bè và người thân. Mặc dù không phải tất cả các loài hoa lan đều có thể nhân giống một cách dễ dàng, một cách rất đơn giản đó là sử dụng cách tách cây hoặc nuôi ki. Hãy cùng CocoBIO tìm hiểu nhé!

1. Kei của hoa Lan – Nhân giống hoa Lan bằng kei 

Một số loài hoa Lan có thể sinh ra các cây Lan con, được gọi là kei hay ki Lan, theo ngôn ngữ của Hawaiian có nghĩa là 1 thứ nhỏ bé. Các ki này sẽ nhanh chóng có thể phát triển thành các cây Lan trưởng thành nếu được chăm sóc tốt. Đây là cách nhân giống lan phổ biến nhất.

Tạo Kei cho Hoa lan bướm [lan phalaenopsis]

Hoa lan bướm là tên gọi chung của lan phalaenopsis nhanh chóng trở thành một trong những loài phổ biến nhất từ Gia đình hoa phong lan. Hoa màu rực rỡ quanh năm và “dễ trồng” là một lựa chọn cho cây lan trồng trong nhà phổ biến.

Lan Phalaenopsis Cool Breeze

Giống hoa lan này có khả năng sản sinh ra các ki lan từ các mắt lan dọc theo chiều dài của thân cây.

Khi các ki con phát triển và có vài lá con, rễ con dài ít nhất 5cm, chúng ta có thể rất cẩn thận tách chúng ra khỏi cây mẹ và đem đi trồng. Các Kei có thể xuất hiện rất ngẫu nhiên nhưng thướng chúng hay xuất hiện khi cây mẹ được cho ăn quá nhiều hoặc khí hậu quá nóng.

Kei con trên thân cây Lan

Hoa lan Dendrobiums sinh ra các kei con

Dendrobium là một chi trong họ Phong lan. Đây là một chi rất lớn, chứa hơn 1.800 loài được tìm thấy ở các môi trường sống đa dạng trên khắp miền nam, đông và đông nam châu Á, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Úc, New Guinea, Việt Nam và nhiều các đảo thuộc Thái Bình Dương.

Hoa lan Dendrobiums

Các Kei lan có thể lớn lên trên thân của cây Lan Dendrobium cao. Tách các kei con và trồng trong chậu độc lập khi nó đã lớn hơn, thân đầy đặn và có rễ cho riêng mình. Các cây lan trưởng thành thường sản sinh ra các kei con khi chúng gặp thời tiết quá ấm và ẩm ướt trong suốt giai đoạn nghỉ đông.

Các kei thường mọc thay cho các nụ hoa, chính vì vậy mà chúng thường không xuất hiện quá nhiều.

Keiki Lan

2. Phương pháp tách cây Lan khỏi chậu cũ

Chỉ những cây Lan thông dụng, chúng ta mới nhân giống bằng cách tách cây. Việc tách cây lan khỏi chậu cũ tiến hành khi cây Lan quá lớn hoặc trong chậu có quá nhiều cây Lan con mới sản sinh. Hãy đợi cho đến khi cây ra hoa, khi đó chúng sẽ dễ dàng phát triển hơn.

Bước 1: tách cây lan khỏi chậu cũ, vệ sinh sạch sẽ các đất, dinh dưỡng của chậu cây cũ dính trong rễ cây. Bỏ đi các rễ vàng yếu và các lá chết không cần thiết.

Loại bỏ đất của chậu lan cũ

Bước 2: Quan sát cẩn thận và quyết định sẽ tách cây ở vị trí nào. Mỗi cây sau khi tách nên có ít nhất 4 thân đầy khoẻ và có 1 thân phát triẻn mạnh mẽ, sẵn sàng cho kỳ ra hoa sắp tới.

Quan sát kĩ phần lan cần tách cây

Bước 3: Nhẹ nhàng tách cây hoặc sử dụng dao để tách.

Tách lan thành các cây

Bước 4: Chuẩn bị những chậu cây với đủ không gian để cây phát triển trong khoảng từ 2-3 năm sắp tới. Cho thêm xơ dừa, đất nung và than để có không gian thoát nước.

Bước 5: Cho cây đã tách vào chậu cùng với các thành phân dinh dưỡng phù hợp cho cây.

Thay Chậu Lan mới cho cây đã tách

Bước 6: Tưới nước trong vòng 24 tiếng và thường xuyên kiểm tra vài ngày sau đó.

Đảm bảo độ ẩm cho cây sau khi tách

Video liên quan

Chủ Đề