Cách sử dụng trichoderma tưới cây

Bài viết liên quan:

Chế phẩm sinh học BIMA

Ứng dụng chế phẩm sinh học phục vụ cho cây trồng [ phần II ]

Sử dụng phân bón hiệu quả cho cây đậu phộng

Chú ý phòng trị bệnh cho các vườn tiêu

Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng phát triển một nền nông nghiệp sạch và bền vững, các loại phân bón - thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ hoặc có nguồn gốc sinh học được đề cao, tập trung nghiên cứu và phát triển. Cùng với chức năng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp, Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM đã nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm sinh học BIMA có chứa vi nấm Trichoderma là loại nấm đối kháng có tác dụng cao trong việc thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ và có nhiều tác dụng, được dùng cho các loại cây trồng.

 Nhấn vào hình ảnh để tìm hiểu kĩ hơn về sản phẩm.

- Chống được các loại nấm bệnh cây trồng gây bệnh thối rễ, chết yểu, xì mủ,… do các nấm bệnh gây nên [Rhizoctonia solani, Fusarium solani, Phytophtora, Sclerotium rolfsii,…].

- Tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật cố định đạm sống trong đất phát triển.

- Sinh tổng hợp các enzyme cellulase, chitinase, protease, pectinase, amlylase nên có khả năng phân giải tốt các chất xơ, chitin, lignin, pectin trong phế thải hữu cơ thành các đơn chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây hấp thu được dễ dàng.

- Kết hợp với phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất xốp hơn, chất mùn nhiều hơn, đất trồng có độ phì cao hơn.

- Hạn chế việc sử dụng các phân bón hoá học và thuốc trừ sâu hoá học độc hại.

- Có thể sử dụng kết hợp với một số chế phẩm vi sinh khác như biolactyl, subtyl,… để sản xuất chế phẩm Microfost phân hủy phân hầm cầu, và xử lý đáy ao hồ nuôi tôm cá, khử mùi hôi ở bãi phân, chuồng trại, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường; phối trộn để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học, tăng cường khả năng chống nấm bệnh gây hại hệ thống rễ cây trồng và cải tạo đất.

Đặc tính về sản phẩm:

1. Thành phần

* Các chủng nấm Trichoderma: 5×106 bào tử/gam

* Hữu cơ: 50%; Độ ẩm < 30%.

2. Công dụng

- Chứa nấm đối kháng Trichoderma có khả năng tiêu diệt và khống chế ngăn ngừa các loại nấm bệnh hại cây trồng gây bệnh xì mủ, vàng lá thối rễ, chết yểu, héo rũ như: Rhizoctonia solani, Fusarium, Pythium, Phytophthora sp., Sclerotium rolfsii,…

- Tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật cố định đạm phát triển sống trong đất trồng. Kích thích sự tăng trưởng và phục hồi bộ rễ cây trồng.

- Phân giải tốt các chất xơ, chitin, lignin, pectin… trong phế thải hữu cơ thành các đơn chất dinh dưỡng, giúp cho cây hấp thu được dễ dàng.

- Kết hợp với phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất xốp hơn, chất mùn nhiều hơn, tăng mật độ côn trùng có ích và giữ được độ phì của đất.

3. Hướng dẫn sử dụng

3.1 Bón trực tiếp cho cây trồng

CÂY TRỒNG

LIỀU LƯỢNG

CÁCH BÓN

Bầu ươm cây con

1 - 2 kg/m3 giá thể ươm cây.

Trộn đều với giá thể ươm trước khi vô bầu.

Cây rau màu [cà chua, dưa leo, dưa hấu, khổ qua, ớt, rau cải các loại…]

3 - 6 kg/1000 m2

Trộn với phân hữu cơ để bón đất trước khi trồng.

Bón thúc bổ sung 1 - 2 lần/vụ.

Cây công nghiệp [cà phê, tiêu, điều,...]

Cây ăn trái [sầu riêng, cam, quýt, bưởi, xoài…]

4 - 8 kg/1000 m2

Trộn với phân hữu cơ bón 1 - 2 lần/năm.

Bón trực tiếp vào xung quanh gốc cây.

* Có thể dùng để tưới: hoà 1 kg chế phẩm BIMA với 30 lít nước.

3.2 Quy trình ủ phân chuồng, xác bã thực vật

- Cứ 3 - 4 kg chế phẩm BIMA; 20 - 30 kg super lân trộn đều với 1 tấn phân chuồng, xác bã thực vật.

- Phun dung dịch urê [1 kg urê/100 lít nước ] vào đống ủ cho ướt đều, độ ẩm đạt 50 - 55% [dùng tay vắt chặt hỗn hợp trộn, thấy nước rịn ra là được].

- Đảo trộn và đậy bạt, sau 4 - 5 ngày, nhiệt độ sẽ lên khoảng 60oC. Tiến hành đảo trộn. Nếu thấy khô, phun nước vào để tạo độ ẩm.

- Sau 25 - 30 ngày, đảo lại 1 lần, phun nước để đảm bảo độ ẩm 50 - 55%. Nếu phân chưa hoai, ủ tiếp đến 30 ngày sau thì phân hoai hoàn toàn, có thể đem sử dụng.

- Sản phẩm phân hữu cơ thu được có thể trộn với phân NPK, urê, super lân, kali và các loại tro trấu.

TRUNG TÂM CHẾ PHẨM SINH HỌC

32/83 Bùi Đình Túy, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

0934 521 403 | 0933 293 445 | 0976 543 435

Trong đó nấm Trichoderma là một trong những chế phẩm được sử dụng trên cây rau màu nhằm ức chế sự phát triển của nấm bệnh hại, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo tồn thiên địch, đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng. Nấm Trichoderma có thể tưới vào đất, phun lên lá, tưới bầu cây con, trộn hạt giống, hiệu quả nhất là nấm này được ủ với phân chuồng.

Cách sử dụng nấm đối kháng trichoderma trên rau màu:

1. Tưới vào gốc: Pha 5g [1 muỗng cà phê]/10 lít nước tưới cho 5 m2 đất trồng, kết hợp rải phân hữu cơ 0.5 – 2 kg/m2 . Sau 1-2 tuần bón thêm phân N-P-K tỉ lệ 1:3:2 để tăng hiệu quả phòng trị bệnh cây.

2. Phun trên lá: pha 20-40 g/bình 10 lít [nên kết hợp chất bám dính để tăng hiệu quả].

3. Tưới bầu cây con: pha 5g/10 lít nước, tưới cho 250-500 bầu.

4.Ủ phân chuồng

Nguyên liệu: Rơm, cỏ, lục bình, lá cây, phân chuồng hoai hoặc đã mất mùi hôi [20 % thể tích],… sau đó các nguyên liệu đó được gom lại thành đống [ chiều cao đống ủ: 1- 1,5 m., đáy đống ủ: 2 x 2 m ], chủng nấm TRICHODERMA [20 – 30 g / m2]. Phương pháp thực hiện: đậy bạt nhựa [bạt đục], tưới nước bổ sung [đủ ẩm], sau 3 tuần đảo đóng ủ [phủ bạt trở lại],thời gian ủ trung bình 1,5- 2 tháng.

Lưu ý khi sử dụng: không nên sử dụng nấm Trichoderma chung với các thuốc trừ bệnh, sản phẩm nên tồn trữ nơi khô ráo, mát, bảo đảm thời hạn sử dụng.

Nguyễn Văn hào -Trạm BVTV Mỏ cày Nam-Sonongnghiep.bentre.gov.vn

Muốn sử dụng nấm Trichoderma hiệu quả chúng ta phải hiểu nấm trichoderma là gì. Trichoderma là tên gọi của chủng nấm có tên đầy đủ Trichoderma spp. Chúng hiện diện với mật độ cao và phát triển mạnh quanh khu vực rễ cây. Có tất cả 33 chủng Trichoderma và hầu hết chúng đều có lợi cho cây trồng. Ngoài tác dụng để ủ phân trichoderma còn có nhiều tác dụng như cố định đạm, phân giải lân khó tan trong đất,... Trichoderma còn có tính chất đối kháng tiêu diệt nấm bệnh gây hại nên bà con thường gọi Trichoderma là “nấm đối kháng”.

1. Tác dụng của nấm Trichoderma

Trichoderma giúp rút ngắn quá trình ủ và khử mùi hôi của phân chuồng và phế phẩm nông nghiệp. Enzym của Trichoderma có tác dụng phá vỡ vỏ tế bào và tiêu diệt và phòng chống các loại nấm bệnh có trong đất gây ra bệnh thối rễ như Fusarium solani, Phytophthora, Rhizoctonia solani,…

Trichoderma còn có cơ chế sinh ra các “kháng thể” được cây truyền đi khắp các bộ phận, giúp tiêu diệt nấm hại ở cả lá, cành cây, ngọn cây, trên quả mà không cần tiếp xúc. Trichoderma sống cộng sinh cực tốt với các loài vi sinh vật có lợi trong đất giúp mặt đất tơi xốp hơn. Trichoderma còn tiết ra enzym giúp phân hủy mùn, rễ cây, các loại phân hữu cơ, giúp chuyển hóa thành các dạng chất mà cây có thể hấp thu được.

Hình dạng nấm trichoderma dưới kính hiển vi

Đánh giá qua thông số trên bao bì:

  • Sản phẩm đạt yêu cầu phải chứa ít nhất 10^6 tế bào/1g sản phẩm. Đơn vị tính là CFU/g.
  • Hạn sử dụng phải còn ít nhất 1 năm.

Tham khảo dòng nấm trichoderma cao cấp chuyên tưới cải tạo đất tại đây: WAO – Trichoderma 2.10^9 CFU/g bao gồm cả nấm Trichoderma, vi khuẩn Bacillus, nấm men Saccharomyces cerevisiae, Actinomycetes spp và cả nấm đối kháng Rhodopseudomonas.

Đánh giá bằng phương pháp thủ công:

  • Dùng nước sạch: Sử dụng chai nước suối loại 0,5 lit, sau đó cho nước sạch vào 3/4 chai. Múc 1 muỗng nhỏ chế phẩm Trichoderma cần kiểm tra cho vào, khuấy đều. Đậy nắp và cho vào góc phòng [nơi thiếu sáng]. Nếu sau 4-10 ngày nước chuyển thành màu xanh hoặc xám, có mùi hôi là sản phẩm đạt yêu cầu. Nước chuyển màu và có mùi của nấm càng nhanh thì mật độ Trichoderma trong sản phẩm càng cao.
  • Dùng bột cám, bột gạo, cơm nguội nhão: Lấy 1kg bột cám trộn đều với 1 muỗng nhỏ sản phẩm cần kiểm tra. Sau đó tưới nước sạch đủ ẩm [khoảng 0.5 – 0.7 lít]. Cho vào túi nilon không buộc miệng, để ở góc tối. Bên ngoài đậy bằng giấy để che ánh sáng. Quan sát theo bảng sau:

Bảng tra cứu kết quả bằng phương pháp thủ công

Sau khi đã tìm được sản phẩm Trichoderma đạt yêu cầu, thì cách sử dụng cũng không kém phần quan trọng. Sử dụng sai hiệu quả của Trichoderma sẽ bị giảm đi rất nhiều.

Lưu ý:

Trichoderma nên được sử dụng hết trong 1 lần vì trong môi trường tự nhiên không có thức ăn Trichoderma sẽ giảm số lượng nhanh chóng trong 3-4 tháng, sau 6 tháng thì hoàn toàn mất tác dụng.

Nên tưới ẩm đất thường xuyên sau khi sử dụng trichoderma để tránh khô hạn lâu ngày. Việc thiếu độ ẩm và phải tiếp xúc với ánh sáng thường xuyên sẽ làm Trichoderma giảm số lượng và kém hiệu quả.

Chỉ sử dụng Trichoderma với các loại phân chuồng, phân hữu cơ, phân vi sinh. Tránh sử dụng Trichoderma với phân vô cơ với nồng độ đậm đặc vì sẽ làm giảm hiệu quả khi sử dụng.

Không trộn chung Trichoderma với vôi bột khi sử dụng, do vôi có tính kháng khuẩn nên cũng làm chết Trichoderma.

Chỉ sử dụng chung Trichoderma với các chế phẩm sinh học, tuyệt đối không pha trộn Trichoderma với các loại thuốc BVTV có hoạt chất hóa học sẽ làm chết Trichoderma gây mất tác dụng.

Trichoderma chỉ phân hủy những thân, cành, lá khô hoặc vàng úa mất đi diệp lục. Do đó an toàn với cây trồng, có thể dùng để phun xịt lên lá.

⫸ Xem thêm: Quy trình ủ phân chuồng đạt chuẩn bằng nấm Trichoderma tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề