Cách sử dụng đường EMA trong chứng khoán

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một trong những chỉ bảo phân tích kỹ thuật cơ bản và phổ biến nhất đó là đường trung bình động.

Vậy đường trung bình động là gì? Chức năng và cách sử dụng đường trung bình động để giao dịch trade coin như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết này, mời các bạn tiếp tục đọc nhé!

1. Đường trung bình động là gì?


Đường trung bình động Moving Average [viết tắt là đường MA]: Là chỉ báo phân tích kỹ thuật nhằm làm đơn giản hóa biến động của giá, giúp trader dễ dàng xác định xu hướng của thị trường.

Đường trung bình động được biểu thị dưới dạng biểu đồ đường và được hình thành dựa vào các tính toán với dữ liệu của giá trong quá khứ.

Ví dụ: Đường MA10 trên khung thời gian 1D được tính toán bằng dữ liệu giá của 10 ngày trước đó.

Có thể nói đường trunh bình động là chỉ báo được sử dụng phổ biến nhất bởi vì nó là nền tảng cốt lõi để tạo ra nhiều chỉ báo khác mà chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu trong các bài viết tiếp theo.

2. Các loại đường MA


Có nhiều loại đường MA khác nhau nhưng có 2 loại phổ biến sau: Đường trung bình động đơn giản Simple Moving Average [viết tắt SMA] và đường trung bình động hàm mũ - Exponential Moving Average [viết tắt EMA].

2.1. Đường SMA
Đường SMA được tính toán bằng cách lấy trung bình cộng giá đóng cửa của các cây nến trong 1 chu kỳ thời gian.

Ví dụ: Đường SMA5 trong khung thời gian 1D đươc xác định bằng cách lấy trung bình cộng giá đóng cửa của 5 cây nến trước đó, tức là cộng giá đóng cửa của 5 ngày trước đó rồi chia cho 5.

Ví dụ đường SMA5 trên biểu đồ:

2.2. Đường EMA
Đường EMA cũng được tính toán bằng các dữ liệu trong quá khứ, tuy nhiên nhiều dữ liệu với các mức giá gần nhất đã được thêm vào công thức tính toán.

Ví dụ đường EMA10 trên biểu đồ:


Với sự phát triển của các công cụ hỗ trợ giao dịch như Trading View thì công thức tính toán của các đường MA đã được các công cụ này tính toán tự động, các bạn chỉ cần nắm rõ về bản chất của mỗi loại đường MA để giao dịch hiệu quả.

2.3. Nên sử dụng đường SMA hay EMA?
Nên sử dụng đường SMA hay EMA để phân tích kỹ thuật? Để lựa chọn loại đường MA phù hợp thì bạn hãy tìm hiểu về ưu và nhược điểm của mỗi loại.

Điểm khác biệt lớn nhất của 2 đường SMA và EMA là về tốc độ phản ứng so với giá. SMA do lấy dữ liệu giá xa hơn trong quá khứ nên phản ứng chậm so với giá. Ngược lại thì EMA do lấy dữ liệu các mức giá gần với giá hiện tại nên phản ứng nhanh hơn SMA.

Cùng tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm của các loại đường MA:

Đường SMA:

Ưu điểm đường SMA: Phản ứng chậm so với giá nên giúp chúng ta loại bỏ những tín hiệu nhiễu.
Nhược điểm đường SMA: Do phản ứng chậm so với giá nên đem đến những tín hiệu trễ, do đó các bạn sẽ bỏ qua những thời điểm giao dịch hiệu quả.


Đường EMA:

Ưu điểm đường EMA: Phản ứng nhanh với giá nên đem đến những tín hiệu nhanh để chúng ta có những vị thế tốt khi giao dịch.
Nhược điểm đường EMA: Do phản ứng nhanh với giá nên đem đến những tín hiệu nhiễu và sai lệch, dẫn đến việc các bạn sẽ đưa ra những quyết định giao dịch không chính xác
Tóm lại là mỗi loại sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, không có đường nào là tốt hơn cả. Điều quan trọng là các bạn nên tự trải nghiệm để lựa chọn đường trung bình động phù hợp với phong cách giao dịch của bạn.

Với ưu và nhược điểm của các đường MA, các bạn có thể sử dụng đường SMA trên những khung thời gian dài như khung 4 gờ [4H], ngày [1D] hoặc khung tuần [1W]. Còn đường EMA được ưu tiên hơn trên những khung thời gian ngắn như khung phút [5M,15M,30M], khung giờ [1H,4H].

3. Chu kỳ của đường MA
Chu kỳ của đường MA là thông số để xác định dữ liệu được đưa vào công thức tính toán của đường MA.

Ví dụ: SMA10 hoặc EMA10 thì số 10 được gọi là chu kỳ của đường trung bình động.

Đường MA có chu kỳ càng nhỏ, dữ liệu giá đưa vào tính toán càng ít và gần mức giá hiện tại nên đường MA đó bám sát giá và phản ứng nhanh với giá.

Ngược lại nếu đường MA có chu kỳ càng lớn, dữ liệu giá đưa vào tính toán càng nhiều và xa mức giá hiện tạ nên đường MA đó càng mượt và phản ứng chậm với giá.

Ví dụ: Đường SMA20 sẽ bám sát giá và phản ứng nhanh với giá hơn đường SMA50.


4. Chức năng của đường MA
#1. Xác định xu hướng của thị trường

Các bạn có thể xác định xu hướng của thị trường bằng cách quan sát vị trí của giá so với đường MA. Cụ thể là khi giá nằm phía trên đường MA thì thị trường đang ở trong xu hướng tăng. Ngược lại khi giá nằm dưới đường MA thì thị trường đang ở trong xu hướng giảm.

Một số đường MA được sử dụng phổ biến để xác định xu hướng của thị trường:

SMA20: Xác định xu hướng ngắn hạn.
SMA50: Xác định xu hướng trung hạn.
SMA200 Xác định xu hướng dài hạn.


Khi giá nằm trên đường SMA50 thì thị trường đang ở trong xu hướng tăng. Ngược lại khi giá nằm dưới đường SMA50 thì thị trường đang ở trung xu hướng giảm.

#2. Xác định đảo chiều xu hướng

Khi giá phá vỡ các đường MA thì đây có thể là một dấu hiệu cho thấy xu hướng có thể đảo chiều. Rất nhiều trader sẽ xem xét để tham gia giao dịch khi giá phá vỡ các đường MA.

Một thực tế là không phải giá phá vỡ các đường MA là đảo chiều xuất hiện, tuy nhiên cách giá phản ứng với các đường MA quan trọng như SMA50 hoặc SMA200 sẽ được rất nhiều trader chú ý đến.

#3. Đường MA là hỗ trợ kháng cự động

Các bạn đã tìm hiểu về hỗ trợ kháng cự ngang và đường trendline là hỗ trợ kháng cự chéo. Thì đến với bài viết này, chúng ta sẽ biết thêm một loại hỗ trợ kháng cự mới, đó là đường MA.

Đường MA đóng vai trò là hỗ trợ, kháng cự động khi thị trường có xu hướng. Cụ thể là trong xu hướng tăng thì đường MA đóng vai trò là hỗ trợ. Ngược lại trong xu hướng giảm thì đường MA đóng vai trò là kháng cự.

Các bạn có thể thấy giá đang trong xu hướng tăng, và rõ ràng SMA50 ở đây đang đóng vai trò hỗ trợ khi mà giá chạm vào SMA50 sẽ bật lên trở lại.

Với những chức năng đã đề cập ở trên, chúng ta có thể sử dụng đường MA để xác định xu hướng của thị trường và tìm các tín hiệu giao dịch hiệu quả. Cụ thể như thế nào, mời các bạn đến với những cách giao dịch với đường MA trong phần sau đây.

5. Cách giao dịch với đường MA


5.1. Giao dịch thuận xu hướng với SMA50


Đường SMA50 trên khung thời gian 4H và 1D rất được nhiều trader sử dụng để giao dịch. Vì vậy khi giao dịch chứng khoán, các bạn phải ưu ý khi giá phản ứng với SMA50 trên các khung này để tìm kiếm cơ hội giao dịch.

Với cách giao dịch này thì mình sẽ sử dụng đường SMA50 để giao dịch thuận theo xu hướng của thị trường.

Như các bạn đã biết thì đường MA là chỉ báo đóng vai trò xác định xu hướng của thị trường. Vì vậy khi giá nằm trên SMA50 thì thị trường đang trong xu hướng TĂNG. Ngược lại khi giá nằm dưới SMA50 thì thị trường đang trong xu hướng GIẢM.

Cách giao dịch:

Tìm cơ hội MUA khi giá cắt lêntrên SMA50.
Tìm cơ hội BÁN khi giá cắt xuốngdưới SMA50.
Kết hợp với các vùng hỗ trợ, kháng cự ngang, đường trendline và SMA50 để tìm điểm vào lệnh.


Ví dụ với mã chứng khoán GTM ngày 8/5/2021


Đầu tiên các bạn có thể thấy trước đó giá đã phá vỡ và nằm phía dưới đường SMA50, nên SMA50 lúc này có thể coi như là 1 kháng cự.

Thời điểm hiện tại giá đang chạm đường SMA50 và vùng kháng cự ngang [vùng màu tím]. Có thể thấy giá đang gặp 2 kháng cự là đường SMA50 và vùng hỗ trợ kháng cự ngang. Vì vậy bạn có ly do để tin rằng giá có thể sẽ tiếp tục giảm xuống.

Kế tiếp các bạn vẽ 1 đường trendline [đường nét đứt màu vàng] để tìm cơ hội giao dịch khi giá phá vỡ trendline để tiếp tục đi theo xu hướng giảm. Tất nhiên khi giá phá vỡ và đóng nến dưới trendline thì đó là cơ hội vào lệnh BÁN thuận xu hướng.


Trước đó giá đang ở trong xu hướng tăng khi mà giá luôn ở trên đường SMA50. Chúng ta có thể tìm cơ hội giao dịch tại những nơi mà giá chạm SMA50 rồi bật lên.

Giả sử giá hiện tại đang ở ví trí chạm vào SMA50, các bạn có thể tìm thêm tín hiệu bằng cách vẽ trendline hoặc vùng hỗ trợ kháng cự để chờ giá phá vỡ.

Ở đây các bạn thấy trước đó giá đi sideway, vì vậy bạn có thể vẽ 1 vùng kháng cự cho giá [vùng màu tím]. Nếu giá phá vỡ vùng kháng cự này thì bạn có thể vào lệnh MUA.


Bước 1: Xác định xu hướng tôn trọng đường SMA50.
Bước 2: Chờ giá chạm đường SMA50 để tìm cơ hội vào lệnh.
Bước 3: Kết hợp thêm các vùng hỗ trợ, kháng cự, trendline để tìm thêm những tín hiệu từ hành động giá. Các bạn cứ tìm nhiều tín hiệu từ các công cụ phân tích kỹ thuật thì hiệu quả giao dịch sẽ càng cao.

5.2. Giao dịch với giao cắt của đường MA
Với chiến lược này, các bạn có thể dùng 2 đường MA để xác định xu hướng của thị trường và tìm cơ hội để tham gia giao dịch khi xảy ra giao cắt của 2 đường MA.

Tùy thuộc vào thời gian giữ lệnh mà bạn sẽ chọn khung thời gian và cặp đường MA phù hợp, mình gợi ý một số cặp sau:

SMA10 và SMA20: Sử dụng để trade ngắn hạn.
SMA20 và SMA50: Sử dụng để trade trung hạn.
SMA50 và SMA200: sử dụng để trade dài hạn.

Cách giao dịch ngắn hạn:

MUA vào khi giá nằm trên đường SMA20 và đường SMA10 cắt lên trên đường SMA20.

BÁN ra khi giá nằm dưới đường SMA20 và đường SMA10 cắt xuống dưới SMA20.

Cách giao dịch trung hạn:

MUA vào khi giá nằm trên đường SMA50 và đường SMA20 cắt lên trên đường SMA50.

BÁN ra khi giá nằm dưới đường SMA50 và đường SMA20 cắt xuống dưới SMA50.


Cách giao dịch dài hạn:

MUA vào khi giá nằm trên đường SMA200 và đường SMA50 cắt lên trên đường SMA200.

BÁN ra khi giá nằm dưới đường SMA200 và đường SMA50 cắt xuống dưới SMA200.

Hãy xem ưu điểm và nhược điểm khi giao dịch với giao cắt của các đường MA:

Ưu điểm: Cách giao dịch với giao cắt của các đường SMA hoạt động tốt trong thị trường có xu hướng rõ ràng, cho bạn nhiều tín hiệu tốt để vào lệnh.

Nhược điểm: Cách giao dịch này kém hiệu quả khi thị trường sideway. Ngoài ra tín hiệu từ các đường SMA cắt nhau là tín hiệu trễ, các bạn có thể bỏ qua những vị trí giao dịch hiệu quả khi xảy ra giao cắt.

Hình minh họa bên dưới tín hiệu mua và bán đến có độ trễ nhất định so với điểm mua/ bán hiệu quả nhất

6. Kết luận
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã phần nào hiểu thêm về chỉ báo đường trung bình động MA, cũng như biết cách sử dụng đường MA trong khi giao dịch chứng khoán.

Nếu các bạn có thắc mắc gì hãy cho mình biết ở phần bình luận bên dưới để mình có thể hỗ trợ bạn. Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề