Cách ghi nơi sinh trong hồ sơ

Cách ghi nơi sinh trong Giấy khai sinh

Cháu tôi sinh tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tôi đến đăng kí khai sinh tại phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ và trong Giấy khai sinh ghi nơi sinh là Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Cần Thơ. Như thế đúng hay sai? Nếu đúng sau này khi làm hồ sơ [Ví dụ hồ sơ đi học] thì ghi nơi sinh như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của đơn: Nơi sinh [ghi rõ xã, huyện, tỉnh]?

Gửi bởi: Phan Trữ

Trả lời có tính chất tham khảo

Tại điểm g mục 1 phần II Thông tư 01/2008/TT-BTP ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định về cách ghi nơi sinh trong Giấy khai sinh như sau:

Trường hợp trẻ sinh tại cơ sở y tế, thì ghi tên của cơ sở y tế và địa danh hành chính nơi trẻ sinh ra [Ví dụ: bệnh viện Phụ sản Hà Nội hoặc Trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh].

Căn cứ vào quy định trên đối với trường hợp bạn hỏi thì trong tờ đơn sẽ ghi thông tin về nơi sinh như sau: Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ – phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.

Vì vậy, đối với trường hợp nàyUBND phường Long Tuyền đã có sự sai sót khi đăng ký khai sinh cho cháu bé, do đó bạn có quyền yêu cầu UBND phường Long Tuyền cải chính nội dung về nơi sinh trong bản chính Giấy khai sinh cho cháu của bạn.

Các văn bản liên quan:

Thông tư 01/2008/TT-BTP Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch

Trả lời bởi: Chuyên viên pháp lý – Vụ Hành chính tư pháp

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

[Tư vấn Miễn phí 24/7] --- Gọi ngay 1900.0191 ---

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail:

10:15, 02/06/2020

Đây là một trong các nội dung quan trọng tại Thông tư 04/2020/TT-BTPP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.

Cách ghi Giấy khai sinh, Sổ đăng ký khai sinh áp dụng từ 16/7/2020 [hình minh họa]

Cụ thể, tại Điều 31 Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn chi tiết về cách ghi Giấy khai sinh, Sổ đăng ký khai sinh như sau:

1. Họ, chữ đệm, tên của người được khai sinh phải ghi bằng chữ in hoa, có dấu.

2. Ngày, tháng, năm sinh của người được khai sinh được ghi bằng số và bằng chữ.

3. Mục Nơi sinh được ghi như sau:

- Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [sau đây gọi chung là cơ sở y tế] thì ghi tên cơ sở y tế và địa chỉ trụ sở cơ sở y tế đó.

- Trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế, bao gồm trường hợp sinh tại nhà, sinh trên phương tiện giao thông, trên đường, trong trại tạm giam, trại giam hoặc tại địa điểm khác thì ghi địa danh hành chính thực tế, nơi trẻ em sinh ra [ghi đủ 3 cấp đơn vị hành chính].

-  Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài thì Nơi sinh được ghi theo tên thành phố và tên quốc gia, nơi trẻ em được sinh ra; trường hợp trẻ em sinh ra tại quốc gia liên bang thì ghi tên thành phố, tên tiểu bang và tên quốc gia đó.

- Trường hợp đăng ký lại khai sinh mà không xác định được đầy đủ thông tin về nơi sinh thì mục Nơi sinh ghi cấp tỉnh nếu sinh tại Việt Nam hoặc tên quốc gia nếu sinh ở nước ngoài [ví dụ: tỉnh Vĩnh Phúc hoặc Hoa Kỳ].

4. Mục Nơi cư trú được ghi như sau:

-  Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thì ghi theo nơi đăng ký thường trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú, thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

- Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài.

5. Mục Giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký khai sinh phải ghi rõ: tên loại giấy tờ, số, cơ quan cấp, ngày cấp giấy tờ đó.

6. Mục Nơi đăng ký khai sinh phải ghi đúng tên cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh theo quy định của Luật hộ tịch, cụ thể như sau:

- Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã thì phải ghi địa danh hành chính đủ 3 cấp [xã, huyện, tỉnh].

- Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì phải ghi địa danh hành chính 2 cấp [huyện, tỉnh].

- Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì ghi tên của Cơ quan đại diện.

7. Trường hợp cha hoặc mẹ của người được khai sinh là người nước ngoài thì ghi tên người đó theo đúng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.

8. Tên địa danh, tên quốc gia nước ngoài được viết theo tên đã được phiên âm sang tiếng Việt [ví dụ: Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Hoa Kỳ....]; trường hợp không có phiên âm tiếng Việt thì viết theo phiên âm La-tinh [ví dụ: Osaka; New York....].

9. Phần ghi chú những thông tin thay đổi sau này tại mặt sau của Giấy khai sinh sử dụng để ghi chú nội dung thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; ghi các thông tin hộ tịch thay đổi theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi thực hiện cần ghi rõ ngày, tháng, năm tiến hành ghi chú, thông tin hộ tịch có sự thay đổi và tên loại giấy tờ, số, tên cơ quan, ngày, tháng, năm cấp giấy tờ là căn cứ để thực hiện việc ghi chú.

10. Việc hướng dẫn ghi họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm, nơi cư trú, giấy tờ tùy thân, nơi đăng ký, địa danh, quốc gia, phần ghi chú những thông tin thay đổi sau này tại Điều này được áp dụng để ghi thống nhất trong các Sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch khác.

Xem toàn văn quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BTP có hiệu lực từ 16/7/2020.

thu Ba

Điểm a Khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 quy định, thông tin của người được đăng ký khai sinh bao gồm: họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch là một trong số các nội dung đăng ký khai sinh. Vậy pháp luật quy định như thế nào về cách ghi quê quán, nơi sinh trong giấy khai sinh.

Theo Khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014, Điểm đ Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh. Trong trường hợp trẻ bị bỏ rơi, quê quán được xác định theo nơi sinh. Trường hợp trẻ chưa xác định được cha, mẹ, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ

Điểm d Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Điều 21 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định về cách ghi “Nơi sinh” như sau:

a] Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [sau đây gọi chung là cơ sở y tế] thì ghi tên cơ sở y tế đó và tên địa danh hành chính nơi có cơ sở y tế đó.


Ví dụ: 

- Bệnh viện đa khoa Đức Giang, phường Đức Giang, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

- Trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

- Bệnh viện Phụ sản, Hà Nội.

b] Trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế quy định tại Điểm a của Khoản này, bao gồm trường hợp sinh tại nhà, sinh trên phương tiện giao thông, trên đường hoặc tại địa điểm khác thì “Nơi sinh” được ghi theo địa danh hành chính thực tế, nơi trẻ em sinh ra [ghi địa danh hành chính đủ 3 cấp].

Ví dụ: 

- Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

c] Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài thì “Nơi sinh” được ghi theo tên thành phố và tên quốc gia, nơi trẻ em được sinh ra; trường hợp trẻ em sinh ra tại quốc gia liên bang thì ghi tên thành phố, tên tiểu bang và tên quốc gia đó.

Ví dụ: 

- Paris, Cộng hòa Pháp.

- Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ.

d] Trường hợp trẻ bị bỏ rơi, nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi [ghi địa danh hành chính đủ 3 cấp]

Trên đây là quy định về cách ghi quê quán, nơi sinh trong giấy khai sinh. Căn cứ theo từng trường hợp mà người có nhu cầu khai thông tin phù hợp tránh trường hợp phải thực hiện cải chính hộ tịch phát sinh về sau.

TIN LIÊN QUAN:

Danh bạ Luật sư Hành chính

Đăng ký khai sinh

Câu hỏi hành chính

Video liên quan

Chủ Đề