Cách đo dòng xả của pin

Trên 1 viên pin có vài thông số cơ bản, tuy nhiên những thông số này thường hay bị người dùng lẫn lộn. Nay mình sẽ giới thiệu sơ các thông số cơ bản để mọi người dễ nắm.

1. Dung lượng pin.

Thông số quan trọng đầu tiên là dung lượng pin. Dung lượng pin có đơn vị mà mAh, đọc là mini Ampe/ giờ.VD 1 cục pin ghi là 3000mAh, điều này có nghĩa là theo dung lượng danh nghĩa thì cục pin này có thể cấp 1 dòng điện liên tục 3000mA [hay 3A] liên tục trong 1h thì hết pin.Các bạn lưu ý, câu trên là có thể cấp 3000mA liên tục trong 1h, không có nghĩa là cục pin chỉ xả được tối đa 3000mA. Chỉ số dòng xả mình sẽ nói sau.Nếu cục pin 3000mAh cấp 1 dòng điện 1000mA liên tục, thì pin có thể cấp điện đến 3h liên tục. Nếu pin cấp điện ở mức 6A, thì với dung lượng 3000mAh pin sẽ có thể cấp điện liên tục 30 phútVà các bạn lưu ý 1 điều, chỉ số dung lượng ghi trên pin chỉ là mức danh nghĩa. Dung lượng thực tế có thể khác rất xa so với dung lượng danh nghĩa.1 viên pin tốt như eneloop, duracel, AW v.v..., dung lượng thực tế sẽ được ~ dung lượng danh nghĩa.Nhưng với những loại pin tên tuổi kém khác, dung lượng thực tế thấp hơn rất nhiều so với số ghi trên pin. VD 1 cục pin 18650 ghi là 3000mAh thậm chí 3600mAh, tuy nhiên thực tế dung lượng của hầu hết mấy cục pin này không vượt quá được 2000mAh

2. Hiệu điện thế trung bình

Đây là thông số quan trọng thứ 2. 1 viên pin ghi hiệu điện thế là 3.7V, có nghĩa là từ lúc đầy pin đến lúc hết pin, hiệu điện thế trung bình của pin là 3.7V.

Là trung bình 3.7V, chứ không phải cấp đều đều 3.7V đâu nhé các bạn. Khi pin đầy thì hiệu điện thế có thể lên đến 4.2V, khi pin yếu thì chỉ còn dưới 3V.Tương tự với pin niken như pin AA, pin C, D v.v... Trên pin ghi là 1.5V, có nghĩa là trung bình của pin từ lúc đầy pin đến lúc hết pin là 1.5V, thực tế khi pin đầy hiệu điện thế là khoảng 1.6-1.7V, và khi pin cạn còn khoảng 1.2-1.3V.

3. Dòng xả tối đa.

Dòng xả là khả năng cấp điện của 1 viên pin. Thông số này có đơn vị là C, VD 1C, 2C, 10C v.v...Pin có dòng xả 1C có nghĩa là nếu pin có dung lượng 2000mAh, thì pin có thể xả tối đa 2000mA, nếu bạn xả quá mức, có thể gây giảm tuổi thọ pin, thậm chí có thể gây cháy nổ.Pin có dòng xả 2C thì có nghĩa là nếu pin có dung lượng 2000mAh, thì pin có thể xả tối đa 4000mA, nếu xả quá thì có thể giảm tuổi thọ hoặc gây cháy nổ.Thông số dung lượng và dòng xả tối đa là 2 thông số mà nhiều người hay nhầm lẫn, phần lớn là nhầm lẫn dung lượng là dòng xả. Thấy pin ghi 2000mAh thì nghĩ pin chỉ xả được 2000mA thôi. Tuy nhiên khả năng xả của pin hoàn toàn khác, muốn biết ngoài việc coi dung lượng pin, còn phải biết chỉ số xả của pin là bao nhiêu.Với pin lithium thì dòng xả thường là 2C, pin LiFe thì dòng cả có thể lên đến 10C, 20C, thậm chí 40-50C.Các bạn lưu ý là mức xả tối đa được tính theo dung lượng thực nhé.


4. Dòng sạc tối đa.Dòng sạc tối đa là tốc độ nạp điện của cục pin. Đơn vị cũng được tính là C.Thường 1 viên pin niken muốn bảo đảm tuổi thọ, thì không nên sạc quá 0.25C. Có nghĩa là pin 2000mAh thì chỉ nên xạc max 500mA thôi.Còn pin lithium thì chỉ số sạc thường là 1C. Có nghĩa là viên pin 2000mAh thì có thể sạc tối đa 2000mA thôi. Nếu sạc quá thì giảm tuổi thọ pin và có thể gây cháy nổ.Và tất nhiên dòng sạc tối đa cũng là dựa vào dung lượng thực.

5. Protected và unprotected

1 viên pin có protected có nghĩa là viên pin có 1 cái mạch bảo vệ pin.Mạch này thường có những công dụng sau:- Tự động ngắt điện khi hiệu điện thế pin xuống đến mức tối thiểu, chống xả quá mức gây phù pin, cháy nổ.- Tự động ngắt điện khi pin sạc đầy, chống sạc quá mức gây phù pin, cháy nổ.- Tự động ngắt điện khi pin xả quá mức an toàn [cái này chỉ mấy cục xịn như AW mới có thui].Thường thì trên pin sẽ có ghi chữ protection hoặc protected. Còn không ghi là không có mạch bảo vệ.1 cách kiểm tra khác là kiểm tra đuôi pin, thường pin có mạch protected thì đuôi pin sẽ có 1 cái khấc nhỏ [đầu âm]. Còn không có thì đầu âm pin sẽ phẳng phiêu, trơn lùi.Các bạn lưu ý, pin có mạch protected, không có nghĩa là cái mạch này sẽ ... hoạt động. 1 số pin rẻ tiền mặc dù có gắn mạch protected, nhưng thực tế thì mạch ... không hoạt động.

Các bạn mua pin thì nên mua loại có gắn mạch protected, giá có cao hơn 1 tí, nhưng bù lại thì an toàn và tuổi thọ pin cao hơn.

* Lưu ý cho các AirsofterNói một cách đơn giản nhất, có thể hiểu tác dụng của các thông số pin tới cây AEG của các bạn như sau:

1/  [ V ] Hiệu điện thế càng lớn thì súng bắn càng nhanh, nhưng lớn quá sức chịu đựng sẽ làm cháy motor, chảy dây hoặc tanh bành hết piston, bánh răng, bộ đồ lòng của súng. Pin zin thường dùng 7.4-9.6V, súng xịn hoặc hàng đã độ dây, bộ cò, motor, mosfet... có thể dùng được pin không quá 11.1V.


2/ [ mAH ] Là dung lượng pin, số càng lớn thì càng chơi được lâu sau một lần sạc, nên chọn kích thước vừa phải, thường thì một trận off dùng không quá 2000 mAH.
3/ [ C ] Dòng xả pin. Có thể hiểu là lượng năng lượng mà pin có thể cung cấp cho motor. Motor càng khỏe càng nhanh thì càng ngốn nhiều năng lượng, motor ngốn nhiều năng lượng hơn khả năng cấp của pin thì sẽ làm pin hỏng, pin có dòng xả càng lớn càng tốt; tuy nhiên không nên dùng dòng xả quá mức cần thiết vì sẽ làm hại dây dẫn và mạch điện. Dòng xả mặc định của các cục pin zin trong cây AEG thường từ 12-15C, pin lipo cho AEG thường dùng dòng xả 25-30C, nếu súng độ motor và dây điện thì có thể dùng 30-40C.4/ Pin Lipo dành cho AEG thường chỉ dùng đến 2-3 Cell là đủ. Với pin Lipo khi sạc nên để chế độ balance, nếu thấy cục sạc nóng quá thì vừa sạcvừa nghỉ tới khi đầy, nhớ theo dõi tránh các tai nạn đáng tiếc [tham khảo thêm các bài viết trên mạng về cách dùng Lipo]. 5/ Hạn chế bắn cạn sạch pin, pin có hiện tượng nóng, phù [phồng] to thì bên bỏ, nếu đang chơi bạn thấy có hiện tượng bất thường [súng cướp cò, súng có âm thanh lạ, quá nóng, bốc khói...] thì phải tháo pin ngay lập tức ra khỏi súng, để xa tầm tay nơi an toàn, tránh nóng, tránh ẩm, đề phòng pin Lipo phát nổ. Nên tham khảo thêm các thông tin an toàn khi sử dụng pin lipo để tranh các trườn hợp đáng tiếc có thể xảy ra.-Panzer-

Cách kiểm tra pin cực kỳ thú vị với một thí nghiệm sinh động bằng đồng hồ vạn năng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết mọi người nhé. Để thực hiện thí nghiệm đo dung lượng pin này, chúng ta sẽ có 2 viên pin AA. Trong đó, một viên pin mới đã được sạc đầy và một viên sắp cạn. Để tin tưởng hơn, hãy cùng đo lường với máy đo chuyên dụng nhé. Bước 1: Cắm đầu dò màu đen trên đồng hồ vạn năng vào giắc cắm có ký hiệu dấu COM. Trong khi đầu dò màu đỏ cắm vào giắc có nhãn Volts hoặc +V [bên cạnh V bạn sẽ thấy biểu tượng giống như hình vành móng ngựa ngược Ω]. Bước 2: Chuyển công tắc xoay sang Volts DC bởi viên pin cung cấp dòng điện 1 chiều DC mà không phải dòng điện xoay chiều AC. Chọn phạm vi tối đa thường khoảng 10 - 20 MA. Bước 3: Kết nối đầu dò. Đầu ra âm phải được kết nối với tiếp điểm dương và ngược lại. Bước 4: Đọc kết quả điện áp của viên pin đo được hiển thị trên màn hình của đồng hồ vạn năng. Lưu ý: Các bước thực hiện trên chỉ áp dụng cho việc kiểm tra điện áp pin chứ không phải khả năng cung cấp dòng điện của pin khi tải. Với cách kiểm tra điện áp pin này sẽ giúp bạn sử dụng pin tốt hơn, biết khi nào cần thay mới hoặc cần phải sạc.

Chúng ta cùng thí nghiệm bài test thả rơi 2 viên pin lên một bề mặt cứng. Trước tiên là với viên pin đã được sạc đầy, sau đó là viên pin sắp cạn.

Chúng ta có thể thấy viên pin được sạc đầy đã đứng vững khi thả còn viên pin sắp hết bị nảy lên và lăn đi mất. Âm thanh của viên pin đầy cũng nặng và đanh hơn.

Đó là cách kiểm tra pin đơn giản nhất mà không cần có thiết bị chuyên dụng. Bạn có giải thích được tại sao lại như vậy không?

Cách đo dòng sạc điện thoại trên Android bằng Ampere

Ampere là một cách kiểm tra pin Andoird và giúp theo dõi quá trình sạc pin của các thiết bị, tương thích mạnh mẽ với Android 4.0.3 trở lên và miễn phí sử dụng. Công cụ này đặc biệt hữu ích trong trường hợp bạn muốn thay bộ sạc mới mà không nắm được liệu rằng chất lượng của nó có được đảm bảo?

Bước 1: Để đo dòng sạc điện thoại trên Android, bạn cần tải ứng dụng Ampere trên Play Store miễn phí

Bước 2: Sau khi bạn đã cắm sạc vào thiết bị, trong khoảng 10 giây đầu, ứng dụng sẽ báo trạng thái đang đo. Bạn để ý phía dưới là thông tin máy và trạng thái pin

Bước 3: Trong khoảng thời gian nhất định, ứng dụng sẽ hiển thị dòng sạc trong từng thời điểm. Ở đây có giá trị thấp nhất và cao nhất mà dòng sạc đạt được

Phần cài đặt của Ampere cũng có nhiều hiệu chỉnh thú vị dành cho người dùng có yêu cầu cao hơn.

Tất nhiên không phải dòng máy nào Ampere cũng hỗ trợ. Bởi lẽ, có khá nhiều loại máy thiếu đi các con chip đo lường chính xác. Hiện tại, ứng dụng này bao gồm 2 phiên bản: miễn phí và PRO. Đối với bản PRO, thiết bị của bạn sẽ được hỗ trợ thêm các Widgets, thông báo, cảnh báo trên thiết bị, cảnh báo trên Android Wear cũng như hoàn toàn không xuất hiện các quảng cáo khi sử dụng ứng dụng. Với 2 cách kiểm tra pin dưới đây, mong rằng bạn sẽ làm chủ thiết bị của mình và kiểm tra tình trạng pin mọi lúc mọi nơi. Dù là pin AAA hoặc pin trên smartphone đi chăng nữa... CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Video liên quan

Chủ Đề