Cách định giá cổ phiếu đắt hay rẻ

Thẩm định giá cổ phiếu của công ty trên thị trường

Giá trị cổ phiếu của một công ty nó thể hiện rõ giá trị của công ty trên thị trường. Định giá của một cổ phiếu công ty dựa trên những gì nội tại mà công ty đang có. Vì vậy, việc thẩm định giá cổ phiếu là rất quan trọng đối với nhà đầu tư. IVC Việt Nam chuyển đến bạn một phương pháp thẩm định giá cổ phiếu nội tại của công ty - Định giá Cổ phiếu áp dụng phương pháp P/E

Đo lường giá trị nội tại của công ty

Định giá CP áp dụng phương pháp P/E là phương pháp thông dụng và phổ biến nhất, phù hợp với tất cả nhà đầu tư [NĐT], đặc biệt rất hiệu quả đối với các NĐT cá nhân vì phương pháp này có ưu điểm dễ tính và dễ hiểu.

NĐT cần xác định liệu một CP của Cty có giá trị gấp bao nhiêu lần thu nhập hiện tại của nó, giá CP trên thị trường là đắt hay rẻ có phản ánh đúng giá trị nội tại của CP.


Các nhân tố ảnh hưởng tới P/E


EPS [thu nhập trên mỗi CP]: Tỉ lệ tăng trưởng EPS càng cao thì hệ số P/E có xu hướng cao theo.

Hệ số đòn bẩy tài chính: Nguồn vốn của Cty được hình thành từ vốn nợ và vốn chủ sở hữu, nên khi một Cty có hệ số đòn bẩy tài chính cao thì P/E của Cty đó sẽ thấp hơn so với một Cty khác tương đương trong ngành.

P/E toàn thị trường: P/E toàn thị trường có ảnh hưởng rất lớn tới P/E riêng lẻ của từng loại CP. Điều này chúng ta có thể thấy rất rõ tại TTCK VN khi TTCK điều chỉnh tăng hay giảm thì đa số các Cty đơn lẻ cùng tăng hoặc cùng giảm dẫn đến P/E của các Cty này tăng giảm theo.

P/E của các CP cùng ngành: Phần lớn CP của các Cty trong cùng một ngành thường có xu hướng biến động cùng chiều. Cách so sánh nhanh nhất để biết CP một Cty trong ngành là cao hay thấp là so sánh P/E của Cty với P/E trung bình ngành.

Lĩnh vực kinh doanh đa dạng: Một Cty có nhiều mảng hoạt động kinh doanh thì đồng nghĩa với việc phân tán rủi ro, ổn định thu nhập và sự đa dạng này sẽ giúp làm giảm sự biến động mạnh về thu nhập mỗi CP của Cty đó. Những Cty đa dạng hoá họat động kinh doanh thường được NĐT đánh giá cao.

Lãi suất thị trường: Giá cả các loại CK chịu tác động nhiều từ yếu tố lãi suất. Nếu lãi suất thị trường cao sẽ dẫn đến giá CK và hệ số P/E thấp hơn vì giá trị hiện tại của các khoản thu nhập tương lai của Cty sẽ thấp hơn do phải chiết khấu ở mức lãi suất cao.


Ta có thể lấy EPS của Cty trong 12 tháng gần nhất hoặc 4 quý gần nhất. Nếu lấy thị giá hiện tại của CP chia cho EPS tương ứng ta sẽ sẽ thu được P/E hiện tại. Nếu ta lấy EPS dự tính của năm sau hoặc trung bình của 3 đến 5 năm ta sẽ thu được P/E gọi là P/E tương lai.

Chỉ số nào tốt hơn? Tỉ lệ P/E hiện tại có ưu điểm là nó phản ánh tình hình thực tế vì mẫu số EPS là con số thực tế đã được kiểm toán. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là lợi nhuận này chắc chắn sẽ thay đổi trong tương lai. Do đó, bằng cách ước tính lợi nhuận trong tương lai, chỉ số P/E tương lai dự đoán được cả mức tăng trưởng của DN.

Mặc dù con số ước tính này có thể không chính xác, ít nhất nó cũng giúp các NĐT có cơ sở để tham khảo ra quyết định đầu tư. Trên thực tế để định giá phục vụ cho mục đích đầu tư trong thời gian trung và dài hạn thì NĐT nên sử dụng EPS trung bình ước tính của Cty 3 đến 5 năm tới.

Lựa chọn P/E trong định giá CP


Khi sử dụng phương pháp định giá bằng P/E ta có thể lựa chọn một trong các cách sau:

Xác định hệ số P/E theo công thức:

Với: Re- tỉ lệ chiết khấu; g- tốc độ tăng trưởng thu nhập; b- tỉ lệ chia cổ tức. D1: Cổ tức tại năm dự đoán.

Sau đó nhân hệ số P/E này với thu nhập dự kiến của Cty để đạt được mức giá dự kiến hợp lý.

Xác định hệ số P/E bình quân của nhóm Cty tương đương trong ngành về kỹ thuật, mạng lưới khách hàng, quy mô, cơ cấu vốn và nhân hệ số này với thu nhập dự kiến của Cty để có mức giá hợp lý.

Xác định hệ số P/E trung bình các Cty tương đương cùng ngành các nước trong khu vực và nhân hệ số này với thu nhập dự kiến để có mức giá hợp lý.

Xem xét CP có ý định đầu tư đắt hay rẻ không chỉ đơn thuần dựa vào hệ số P/E mà cần phải kết hợp nhiều yếu tố và phương pháp khác để có kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, vẫn có thể sử dụng hệ số P/E như một phương pháp tham khảo để đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý.

Tham khảo thêm Video về phương pháp này:

Nguồn video:  FGateFinance

Nguồn: VVA

Làm cách nào định giá cổ phiếu đắt hay rẻ?

Nghiên cứu sách vở chỉ giúp bạn trở thành một nhà đầu tư trung bình. Điều khiến bạn trở nên khác biệt chính là kiến thức thực tế và kinh nghiệm “chiến trường”. Hãy học hỏi phân tích kỹ thuật, định giá cổ phiếu… từ những chuyên gia hàng đầu.

Chứng khoán cơ bản - Nền tảng của mọi nhà đầu tư thành công

Thành công không phải là câu chuyện dành cho số động trên thị trường chứng khoán. Một số người kiếm được nhiều tiền nhưng cũng có không ít trắng tay. Nhà đầu tư chứng khoán cần hiểu rõ về cách vận hành của thị trường cũng như các chiến lược đầu tư phổ biến. Đọc hiểu báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, phân tích các chỉ số [NIM, ROE, ROA…], kiến thức về ngành kinh tế cũng như phương pháp mua bán, giao dịch...

Phân tích cơ bản kết hợp với phân tích kỹ thuật sẽ giúp nhà đầu tư tìm được những cổ phiếu tiềm năng. Cây lành sinh trái ngọt, nền tảng tốt sẽ mang lại kết quả đầu tư tốt!

Phân tích kỹ thuật là để chọn thời điểm “vào hàng” và “ra hàng”

Trước đây, các nhà đầu tư thường không quan tâm đến phân tích đồ thị mà thường chỉ tập trung vào việc phân tích báo cáo tài chính. Tuy nhiên, những biến động bất ngờ của thị trường chứng khoán trong những năm gần đây đã khiến cho định kiến này bị loại bỏ.

Để đầu tư thành công thì phân tích kỹ thuật là công cụ cần thiết. Đường trung bình động [MA - Moving Average], Stochastic Oscillator… cho tín hiệu giúp xác định thời điểm mua bán hợp lý. Các cổ phiếu tốt không thể tăng giá mãi mà lâu lâu sẽ xuất hiện những đợt điều chỉnh mạnh bất ngờ [thrust down] trong ngắn hạn. Một cổ phiếu tốt sẽ không sinh lời nếu chọn sai thời điểm đầu tư.

Định giá - Mảnh ghép quan trọng trong quyết định đầu tư

Nếu bạn hiện có một khoản tiền tiết kiệm và mang đi gửi ngân hàng thì lãi suất chỉ được khoảng 6-7%. Tuy nhiên, khi đầu tư chứng khoán bạn có thể đạt được tỷ suất sinh lời cao hơn. Bài toán khó ở đây là nên lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu nào giữa hằng hà sa số cổ phiếu trên thị trường. Để có thể thành công trong đầu tư cổ phiếu, việc hiểu biết và phân tích định giá cổ phiếu toàn diện và chuyên sâu là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để đi đến một quyết định đầu tư mua/bán thì việc định giá, xác định giá trị hợp lý của doanh nghiệp là điều cực kỳ quan trọng.

Có rất nhiều phương pháp định giá cổ phiếu như phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFE, FCFF, DDM, RIM, phương pháp so sánh ngang P/E, P/B, P/S hay một số phương pháp đặc thù như Netnet/NCAV, Revalued NAV và SOTP [Sum Of The Parts],…

Mỗi phương pháp định giá sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau và với từng ngành, từng loại doanh nghiệp thì cũng sẽ chỉ phù hợp với một vài phương pháp định giá. Ví dụ như “Tại sao các chuyên gia phân tích thường sử dụng mô hình RIM để định giá cổ phiếu ngân hàng mà không phải là FCFE, FCFF hay DDM?” hay “Tại sao phương pháp Revalued NAV thường được dùng nhiều cho các doanh nghiệp bất động sản?”…

Bạn là người mới tham gia đầu tư chứng khoán, không biết bắt đầu từ đâu và nên đầu tư như thế nào? Đăng ký tham gia cùng chúng tôi để nhận được sự hướng dẫn tận tình từ đội ngũ giảng viên gồm các chuyên gia tài chính hàng đầu với kinh nghiệm giảng dạy phong phú cũng như kinh nghiệm thực chiến nhiều năm trên thị trường.

CÁC KHÓA HỌC SẮP KHAI GIẢNG:

Chi tiết chương trình học:

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI HỌC PHÍ:

  • Giảm 40% học phí khi học online.
  • Ưu đãi thêm khi đóng học phí sớm [hưởng hình thức ưu đãi cao nhất]:
  1. Trước 10 ngày: Giảm thêm 20%
  2. Trước 05 ngày: Giảm thêm 5%

- 10% khi đăng ký và đóng học phí từ 2 khóa học cùng lúc.

- 15% khi đăng ký và đóng học phí từ 3 khóa học cùng lúc.

- 20% khi đăng ký và đóng học phí từ 4 khóa học trở lên cùng lúc.

Đăng ký tham gia tại: //bit.ly/2XLa2ut

Lưu ý: 

+ Phí ưu đãi sẽ được áp dụng khi học viên chuyển học phí sớm [theo chính sách Ưu đãi học phí].

+ Học viên sẽ không được hoàn phí sau khi đã đóng phí tham dự. Tuy nhiên, nếu học viên muốn được bảo lưu khóa học, vui lòng liên hệ đến Vietstock trước ngày khai giảng ít nhất 07 ngày để được Vietstock hỗ trợ giải quyết.

Số lượng nhà đầu tư đã tham gia các khóa học tại Vietstock

- Nhà đầu tư cá nhân: gần 8,000 học viên

- Doanh nghiệp tham gia đào tạo:

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT LIÊN HỆ:

  • Hotline: 0908 16 98 98
  • Email:

Hoặc:

Vietstock

Video liên quan

Chủ Đề