Cách de móng tay khi chơi guitar

Có nhiều người vẫn thích để móng tay khi chơi đàn guitar nhưng lại không biết vấn đề này tốt hay xấu khi chơi guitar và có nên để móng tay khi chơi guitar hay không. Có thể nói: Chủ đề này không thể tìm ra câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, nếu bạn không biết nên chọn cách nào thì bạn nên để móng dài 1 chút so với đầu ngón tay thì tiếng đàn sẽ vừa có độ ấm của thịt, vừa có độ đanh của móng. Và qua 1 quá trình tập luyện, mỗi người sẽ tạo được cho mình một phong cách để móng riêng.

Những nghệ sỹ Guitar nổi tiếng đã để móng tay như thế nào khi chơi đàn?

  • Fernando Sor và Mauro Giuliani không để móng tay khi chơi Guitar
  • Tarrega có để móng tay khi chơi Guitar nhưng vào những năm tháng cuối của cuộc đời mình thì ông không để móng tay khi chơi Guitar nữa.
  • Segovia – rất nổi tiếng và đã từng trở thành “tiêu chuẩn” cho nhiều người chơi Guitar trên thế giới. Segovia để móng tay khi chơi Guitar và kêu gọi mọi người làm theo. Segovia gọi những ai không làm theo cách của mình là “một thằng ngốc”.
  • Trong thế giới fingerstyle Doyle Dykes, Pete Huttlinger, Clive Carroll – cũng để móng tay khi chơi Guitar. Tất cả họ đều rất tuyệt vời!
  • Tommy Emmanuel, Joe Robinson, Michael Fix không để móng tay khi chơi Guitar và họ cũng là những tay chơi Guitar cực đỉnh.
  • Virtuoso Pepe Romero khuyên các bạn đang tập Guitar cổ điển không nên nuôi móng tay trong ít nhất một năm đầu tiên. Cảm nhận trực tiếp bằng ngón tay lên dây đàn sẽ giúp các bạn hiểu được những điều cơ bản để tạo ra một âm thanh hay ngay cả khi bạn chọn cách chơi bằng móng tay sau đó.

Ưu điểm và hạn chế của từng lựa chọn

Trước khi quyết định để móng tay hay không hãy cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của từng chọn lựa. Để móng hay không thì ta phải so sánh, từ đó mà chọn ra cách phù hợp với mình. Đầu tiên bạn phải khẳng định là đó là 2 trường phái mà trong đó đều có mặt các bậc thầy lớn.

Không móng:​

  • Ưu điểm: dễ lấy tiếng đàn tròn, sạch và dễ gảy hơn vì bạn chỉ cần đặt dây vào giữa đầu ngón tay rồi bật là bạn sẽ có một âm.
  • Hạn chế: khó gảy được tiếng fortissimo [thật mạnh], nếu không có kinh nghiệm và kỹ thuật vững thì ít thay đổi được âm sắc vốn là thế mạnh của guitar.

Có móng:

  • Ưu điểm: tiếng đàn khỏe, âm sắc phong phú
  • Hạn chế: Nếu bạn nào không chơi quen sẽ thấy khó hơn không móng vì bạn phải để dây lướt qua phần thịt của đầu ngón tay rồi mới chạm vào móng để tránh các tạp âm do dây đàn chạm thẳng vào móng, như vậy là rắc rối hơn. Hạn chế lớn nhất chính là thường xuyên phải chăm sóc, giữ gìn móng để luôn có tiếng đàn như bạn mong muốn.

Trước khi đi vào tìm hiểu cách để móng, mài móng chơi đàn guitar, chúng ta tìm hiểu các nguyên tắc tạo ra tiếng đàn guitar hay!

1. Các nguyên tắc tạo ra tiếng đàn guitar hay

Chất lượng và sức mạnh tiếng đàn guitar tùy thuộc vào 3 nguyên tắc sau:

- Nhận thức về tiếng đàn: Tiếng đàn bạn tạo ra phản ánh nhận thức của bạn về tiếng đàn hay. Bạn phát triển nhận thức này bằng cách lắng nghe một cách có phê phán tiếng đàn của chính bạn và của người khác.

- Tình trạng và cách sử dụng móng tay của bạn: Tiếng đàn của bạn tùy thuộc vào cả tình trạng móng tay của bạn lẫn việc bạn sử dụng những móng tay đó như thế nào.

- Sự tiếp xúc và động tác các ngón tay của bạn: Tiếng đàn của bạn tùy thuộc vào việc các ngón tay phải của bạn tiếp xúc với dây đàn guitar như thế nào, và hướng di chuyển cũng như lực bạn dùng khi gẩy dây đàn.

Ba nguyên tắc trên có tương quan qua lại với nhau. Bạn sẽ bắt đầu với hình dạng cơ bản của móng tay cho phép bạn bắt đầu tập luyện bàn tay phải. Khi bạn đã nắm vững các tư thế và động tác chính xác, bạn sẽ dần dần điều chỉnh hình dạng móng tay của bạn cho phù hợp hơn. Thông qua quá trình này, bạn sẽ được hướng dẫn bởi tiếng đàn mà bạn mong muốn. Tuy nhiên, nhận thức của bạn cũng chịu ảnh hưởng bới hai nguyên tắc còn lại

- Phần bên trái của đầu ngón tay cùng cạnh móng tay phải được tựa chặt vào dây đàn thời điểm ngay trước khi bạn gẩy dây đàn đó.

- Động tác gẩy đàn phải vừa đủ mạnh để làm cho dây đàn võng xéo vào phía trong khi gẩy đàn. Các ngón tay của bạn không bị sức căng của dây đàn làm chệch hướng.

2. Tác dụng của móng tay với tiếng đàn guitar

Hành trình của dây đàn khi rời khỏi móng tay của bạn chịu ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính:

- Động tác của ngón tay phải của bạn.

- Hình dạng móng tay của bạn.

- Tư thế bàn tay phải của bạn – tư thế này được xác định bởi những điều sau:

  + Điểm cánh tay phải bạn tiếp xúc với đàn.

  + Độ cao của đầu cần đàn.

  + Độ cao của cây đàn so với thân hình của bạn.

  + Tư thế của cây đàn từ bên trái hay bên phải thân hình của bạn.

Bạn sẽ tiếp xúc dây đàn với cạnh bên trái móng tay của bạn. Những thí dụ sau minh họa móng tay ảnh hưởng đến tiếng đàn như thế nào.

* Tư thế và hình dạng móng tay tạo ra một chuyển động dần dần của dây đàn từ móng tay. Cách này tạo ra một âm thanh dịu dàng và đầy đặn.

[Nhìn từ trên xuống, dọc theo ngón tay về phía dây đàn] Cạnh móng tay càng vuông góc với dây đàn bao nhiêu, chuyển động của dây đàn khi rời khỏi móng tay càng chậm bấy nhiêu.
Đầu móng tay càng bằng bao nhiêu, chuyển động của dây đàn khi rời khỏi móng tay càng chậm bấy nhiêu.

Sau đây là một thí dụ điển hình cho kỹ thuật gẩy đàn bằng cạnh bên móng tay [slice hay side stroke] do Andres Segovia đề xuất. Tuy nhiên, kỹ thuật này có nhiều giới hạn vì nó đòi hỏi cả bàn tay nghiêng hẳn về một phía.

* Tư thế và hình dạng móng tay tạo ra một chuyển động đột ngột của dây đàn từ móng tay. Cách này tạo ra một âm thanh tươi sáng và trong trẻo.

[Nhìn từ trên xuống] Cạnh móng tay càng song song với dây đàn bao nhiêu, chuyển động của dây đàn khi rời khỏi móng tay càng đột ngột bấy nhiêu.
 Đầu móng tay càng nhọn bao nhiêu, chuyển động của dây đàn khi rời khỏi móng tay càng đột ngột bấy nhiêu.

 

3. Cách mài móng tay để chơi guitar

Móng tay mỗi người một khác. Thậm chí móng tay của bạn cũng có thể khác nhau từ ngón này qua ngón kia. Móng tay khác nhau ở độ cong, độ dầy, kết cấu, và vị trí của chúng trên ngón tay. Những khác biệt này, cùng với sự bất đồng giữa hình dạng đầu ngón tay, ảnh hưởng việc tạo dáng cho móng tay. Chính vì thế, ta không thể đưa ra những thông tin chính xác về việc nên tạo dáng móng tay như thế nào. Tạo dáng móng tay là một vấn đề của từng cá nhân, đòi hỏi thử nghiệm và điều chỉnh một cách cẩn thận.


Việc tạo dáng cho móng tay tùy thuộc nhiều nhất vào trắc diện – cạnh nhìn nghiêng của móng tay. Trắc diện móng tay tức hình dạng móng tay nhìn từ cạnh bên ngón tay.

* Ngón cái

Móng tay có trắc diện tương đối thẳng.

=>

Hình dạng đề nghị.

 

Móng tay có trắc diện cong nhiều về phía dưới [khoằm].

 =>

Hình dạng đề nghị.

* Ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út

Móng tay cong tròn vừa phải [nhìn từ trên xuống].

Trắc diện móng tay tương đối thẳng.

=>

Hình dạng đề nghị.

 


Loại móng tay quá cong tròn

Trắc diện móng tay tương đối thẳng

 =>


 

Hình dạng đề nghị.

 


Móng tay cong tròn vừa phải [nhìn từ trên xuống].
Trắc diện móng tay cong nhiều về phía dưới [khoằm]

* Các hình dạng móng tay [của ngón trỏ, giữa và áp út] dưới đây được một số nhạc sĩ guitar danh tiếng sử dụng

Bạn nên tạo hình dạng thô của móng tay bằng một cái dũa móng tay. Để tránh những tiếng lạo xạo khi đánh đàn, dũa thật mịn cạnh móng tay với giấy ráp loại mịn nhất. Độ dài của móng tay sẽ được quyết định bởi tiếng đàn và sự thoải mái trong động tác của tay phải. Tuy nhiên, một cách tổng quát, bạn nên giữ móng tay tương đối ngắn một chút. Dù cho móng tay ngắn đòi hỏi động tác chính xác hơn, chúng mạnh hơn và tạo ra tiếng đàn mạnh mẽ hơn.

Xem thêm những thương hiệu đàn piano Ngoại Nhập có tại Việt Thương Music 369: Đàn guitar Taylor, đàn guitar Fender, đàn guitar Takamine.

Video liên quan

Chủ Đề