Cách chưa rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Ngôn ngữ và rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em

Parenting

Tham vấn y khoa: BS.CKII Thái Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa Tâm Lý Trẻ Em, bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM. Tác giả: Bùi Thanh Nhân, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Rối loạn ngôn ngữ là gì?

Ngay từ khi sinh ra, trẻ em đã sẵn sàng để học một ngôn ngữ mới, và trẻ sẽ học một hay nhiều ngôn ngữ mà gia đình hay môi trường xung quanh đang sử dụng.

Quá trình học cần một khoảng thời gian nhất định, mỗi trẻ thường có sự khác nhau về tốc độ cũng như các cột mốc phát triển ngôn ngữ khác nhau.

Bình thường trong quá trình ấy, trẻ có thể gặp khó khăn với một số âm tiết, từ ngữ hoặc cấu trúc câu. Tuy nhiên, phần lớn trẻ em đều thành thạo ngôn ngữ vào khoảng 5 tuổi.

Giúp đỡ khi trẻ học ngôn ngữ

Bố mẹ và người thân là những người thầy cô quan trọng nhất trong những năm đầu đời của trẻ, bởi lẽ trẻ em sẽ học ngôn ngữ bằng cách lắng nghe người khác nói chuyện và sau đó là tập luyện.

Thậm chí các em bé cũng biết chú ý và phản ứng với âm thanh xung quanh. Kỹ năng ngôn ngữ và xử lý não bộ của trẻ tiến bộ dần nếu chúng được nghe nhiều từ khác nhau.

Hàng ngày và cả khi đang chơi với con, bố mẹ có thể giúp con học ngôn ngữ bằng nhiều cách như:

  • Phản ứng lại những âm thanh, cử chỉ, tiếng bi bô đầu tiên của em bé
  • Lặp lại lời bé nói rồi nói thêm vào
  • Nói về những thứ bé đang thấy
  • Hỏi bé và lắng nghe câu trả lời của bé
  • Đọc sách cho bé nghe
  • Kể chuyện cho bé
  • Hát ru, hát vè, đọc ca dao cho con

Dấu hiệu của trẻ bị rối loạn ngôn ngữ

Một số đứa bé phải rất cố gắng mới hiểu được hoặc nói được. Các bé này có thể sẽ không đạt những cột mốc về ngôn ngữ cùng lúc với bạn cùng lứa. Đây có thể là dấu hiệu của rối loạn ngôn ngữ hoặc chậm nói. Quá trình phát triển ngôn ngữ có nhiều phần khác nhau, trẻ có thể gặp phải với một hoặc nhiều vấn đề sau:

Hiểu những gì người khác nói [Ngôn ngữ tiếp nhận]. Điều này có thể do:

  • Không nghe thấy lời nói [Mất thính giác]
  • Không hiểu nghĩa của từ

Truyền đạt suy nghĩ của mình bằng ngôn ngữ [Ngôn ngữ biểu hiện]. Điều này có thể do:

  • Không biết nên dùng từ nào
  • Không biết cách ghép từ
  • Biết từ cần dùng nhưng không thể diễn đạt được

Rối loạn ngôn ngữ và lời nói có thể tồn tại cùng nhau hoặc riêng rẽ với nhau. Một số ví dụ về các vấn đề phát triển ngôn ngữ và giọng nói gồm có:

  • Rối loạn về lời nói [Speech disorder]
  • Khó khăn với việc hình thành các từ hoặc âm thanh cụ thể một cách chính xác.
  • Khó khăn khi ghép cho các từ hoặc câu trôi chảy, chẳng hạn như nói lắp hoặc cà nói lăm.

Gồm có 1 số ví dụ như

  • Rối loạn phát triển kết âm [Articulation disorders]:
  • Rối loạn phát triển âm vị học [Phonological disorder]
  • Rối loạn phát âm [Disfluency]
  • Rối loạn giọng nói hoặc rối loạn tính chất cộng hưởng mũi trong ngôn ngữ [Resonance disorders]
  • Chậm phát triển ngôn ngữ: Khả năng hiểu và nói phát triển chậm hơn bình thường.
  • Rối loạn ngôn ngữ
  • Chứng mất ngôn ngữ [Aphasia]: Khó khăn để hiểu hoặc nói do chấn thương não hoặc cách não vận hành.
  • Rối loạn xử lý thính giác [Auditory processing disorder]: Khó khăn để hiểu ý nghĩa khi âm thanh mà tai truyền đến não

Nguyên nhân gây rối loạn lời nói

Lời nói là một trong những cách chính mà chúng ta giao tiếp với những người xung quanh. Nó phát triển một cách tự nhiên, cùng với các đặc điểm khác của quá trình tăng trưởng và phát triển bình thường. Rối loạn lời nói và ngôn ngữ thường gặp ở trẻ em lứa tuổi mầm non.

Rối loạn phát âm là những rối loạn trong đó một người lặp lại một âm thanh, từ hoặc cụm từ. Nói lắp có thể là vấn đề nghiêm trọng nhất. Nguyên nhân có thể do:

  • Bất thường về di truyền
  • Căng thẳng cảm xúc
  • Chấn thương hay nhiễm trùng não
  • Rối loạn phát triển kết âm và rối loạn phát triển âm vị học có thể xảy ra cho các thành viên khác trong cùng một gia đình. Gồm có các nguyên nhân sau:
  • Các vấn đề hoặc thay đổi về cấu trúc hoặc hình dạng của các cơ và xương được sử dụng để tạo ra âm thanh lời nói. Những thay đổi này có thể bao gồm hở hàm ếch và các vấn đề về răng.
  • Tổn thương các bộ phận của não hoặc các dây thần kinh kiểm soát cách các cơ hoạt động cùng nhau để tạo ra lời nói [như bại não].
  • Mất thính giác.

Rối loạn giọng nói là do các vấn đề khi không khí đi từ phổi, qua dây thanh âm, sau đó qua cổ họng, mũi, miệng và môi. Rối loạn giọng nói có thể do:

  • Trào ngược dạ dày [GERD]
  • Ung thư vòm họng
  • Hở hàm ếch hoặc các vấn đề về vòm miệng
  • Các tình trạng gây tổn thương dây thần kinh nối với các cơ thuộc dây thanh âm
  • Màng hoặc khe hở thanh quản [một dị tật bẩm sinh trong đó một lớp mô mỏng nằm chắn giữa các dây thanh âm]
  • Phát triển không phải ung thư [polyp, nốt, u nang, u hạt, u nhú hoặc loét] trên dây thanh âm
  • Lạm dụng dây thanh âm do la hét, liên tục hắng giọng hoặc hát
  • Mất thính giác

Phát hiện các vấn đề ngôn ngữ hoặc lời nói

Nếu một đứa trẻ có vấn đề về phát triển ngôn ngữ hoặc lời nói, hãy đến gặp chuyên gia về ngôn ngữ trị liệu để có đánh giá chuẩn xác.

Bước đầu tiên là tìm hiểu xem trẻ có thể bị khiếm thính hay không. Dấu hiệu của tình trạng này có thể khó được nhận thấy, đặc biệt nếu trẻ chỉ bị mất thính lực ở một bên tai hoặc bị mất thính lực một phần, có nghĩa là trẻ có thể nghe thấy một số âm thanh nhưng không nghe thấy những âm thanh khác.

Chuyên gia ngôn ngữ trị liệu sẽ cẩn thận đánh giá nhằm xác định xem đứa trẻ có thể đang mắc phải loại tình trạng nào, ngôn ngữ hay lời nói.

Nhìn chung, việc học nhiều ngôn ngữ không gây ra rối loạn ngôn ngữ, nhưng trẻ có thể không theo đúng các mốc phát triển giống như những trẻ chỉ học một ngôn ngữ.

Việc phát triển khả năng hiểu và nói bằng hai ngôn ngữ phụ thuộc vào mức độ thực hành của trẻ khi sử dụng cả hai ngôn ngữ và hình thức thực hành.

Nếu một đứa trẻ đang học nhiều hơn một ngôn ngữ gặp khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ, có thể sẽ cần sự đánh giá cẩn thận bởi một chuyên gia hiểu rõ sự phát triển của các kỹ năng trong nhiều ngôn ngữ.

Điều trị rối loạn ngôn ngữ, lời nói hoặc chậm nói

Các trẻ có gặp vấn đề về ngôn ngữ thường cần thêm sự trợ giúp và hướng dẫn đặc biệt. Các nhà ngôn ngữ trị liệu có thể làm việc trực tiếp với đứa trẻ đó cùng với cha mẹ, người thân, giáo viên của trẻ.

Nguồn tham khảo:

  1. Tổng hợp từ Language and Speech Disorders in Children [Cục Y Tế Dự phòng Mỹ], Speech Disorder - children [MedlinePlus, US National Library of Medicine]
  2. //www.soytehoabinh.gov.vn/Details/id/10385/Roi-loan-giong-noi

Tham Khảo Thêm:

  • Tự kỷ ám thị ở trẻ em là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân
  • Chỉ số IQ và EQ là gì? IQ và EQ có phải do di truyền?
  • Trí thông minh là gì? có được quyết định bởi gen không?
Tham vấn
BS.CKII Thái Thị Thanh Thủy
Bác Sĩ
Khoa Tâm Lý Trẻ em
Trưởng khoa Tâm Lý Trẻ Em, bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM Phòng Khám Tâm lý & Nhi Khoa - BS.CKII. Thái Thanh Thủy, địa chỉ số 10 12 Đường số 10, Khu biệt thự Chu Văn An, Quận Bình Thạnh, TP HCM.
Xem thêm
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Disease Controlling, Parenting
Vitamin B9 có tác dụng gì? Thực phẩm nào giàu vitamin b9?
Disease Controlling, Parenting
Vitamin B2 [Riboflavin] có tác dụng gì? Thực phẩm nào cung cấp vitamin B2 cho trẻ?
Disease Controlling, Parenting
Vitamin E có tác dụng gì? Thực phẩm nào cung cấp vitamin E cho trẻ?
Disease Controlling, Parenting
Vitamin B6 là gì? Vai trò, tác dụng của Vitamin B6 như thế nào?
Báo cáo di truyền
G-Health M
Dành cho người trên 18 tuổi
3,500,000 đ
Mua Ngay
G-Autism
Dành cho trẻ dưới 18 tuổi
3,500,000 đ
Mua Ngay
G-Health F
Dành cho người trên 18 tuổi
3,500,000 đ
Mua Ngay
U-Nutri
Dành cho Trẻ em và Người lớn
3,990,000 đ
Mua Ngay

Video liên quan

Chủ Đề