Cách chăm sóc lan Nghinh xuân Thái

Đây là loại Lan có mùi thơm thoang thoảng vì thế rất có ý nghĩa, nếu trong giờ giao thừa bên bàn thờ có vài chậu Lan Ngọc điểm tỏa hương tưởng nhớ người quá cố. Cách trồng lan ngọc điểm không khó nhưng cũng không hề dễ nếu bạn không để ý đến điều kiện sống của cây.

1 . Cách trồng lan ngọc điểm

Phân loại lớn nhỏ sau đó cắt bỏ những lá hỏng và rễ hỏng]

Xử lý nấm virus [bằng Kasumin 2L, Ridomil Gold, Afamil,…. có thể mua tại các quầy thuốc thực vật và phun theo đúng tỷ lệ trên nhãn của sản phẩm] Ngâm cây vào dung dịch,[nên ngâm nước một ngày với công thức: 1 thìa súp đường, 1 thìa cà phê phân bón 30-10-10, 10 + 1 viên thuốc tránh thai + 20 lít nước:Khuấy cho đều, ngâm cây trong 4 giờ, lấy ra để cho ráo nước. Buộc 3 đến 5 cá thể lại với nhau rồi treo ngược [ngọn xuống dươí gốc phía trên. luu ý: Che mưa cẩn thận tránh bị thối hàng loạt do cây mới hái có nhiều tổn thương.] Để khoảng 15 – 25 ngày trước khi bắt đầu ghép cây vào cội : Phun thuốc trị bệnh và sau 7 ngày thì phun phân để phục hồi bộ rễ

2. Ghép cây

Ghép cây vào cội: [chú ý mặc lưng –bụng có ảnh hưởng đến sự phân bố chồi hoa sau này]. Luôn nhớ lan Ngọc Điểm thường mọc trên cây cao rất thoáng gió cho nên không ưa không khí tù hãm vì thế rễ cây không được ẩm ướt suốt ngày. Lan cũng không ưa bị quấy nhiễu hay thay chậu, cho nên cách trồng tốt nhất là cột vào miếng gỗ, miếng ngói hay vỏ cây hay trồng trong giỏ để phơi rễ ra ngoài

3. Các thời kỳ phát triển


Giai đoạn 1: 1-3 tháng sau ghép: cần nhiều dưỡng chất để phát triển bộ rễ, nhiều đạm. Phun thuốc phòng trừ bệnh theo đinh kỳ và luân phiên thay đổi. Che ánh sáng 65- 70% Giai đoạn 2: 9 tháng sau ghép: Giai đoạn này cây xuất hiện 1 số bệnh [cần theo dõi vườn thường xuyên], phun phân và thuốc theo định kỳ. Giai đoạn 3: 15 tháng sau ghép: phun phân và thuốc theo định kỳ. Giai đoạn 4: trên 18 tháng: Cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất và thành phần khác cho cây

4. Cách bón phân và chăm sóc

Ánh sáng: Tránh ánh sáng trực tiếp vì dễ làm cây bị cháy lá. Nhiệt độ: phát triển tốt nhất là 20 – 30 độ C. Nên tưới nước 1 lần/ngày, thường là vào buổi sáng và chiều mát để giữ cho cây có độ ẩm thích hợp. Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột thì không nên tưới ngay mà để cách 1 – 2 ngày sau để cho cây thích hợp với môi trường mới. Cách trồng lan ngọc điểm yêu cầu cứ 7 ngày thì tưới phân một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nên tưới qua nước một lần, sau đó 10-15 phút thì tưới phân để cây hấp thụ tốt hơn. Với cây lan con hoặc cây mới ghép nên dùng phân NPK: 30-10-10. Lan trưởng thành dùng NPK: 20-20-20. Khi thấy cây nhú hoa thì dùng NPK: 6-30-30 để cho hoa mập hơn, bền và tươi hơn. Hằng tháng nên phun thuốc phòng sâu bệnh, nấm.

5. Chăm sóc khi cây ra hoa

Tháng 11 âm lịch: Chồi non của lan Ngọc Điểm 1 -2 cm - Giai đoạn này cần theo dõi sự phát triển của chồi hoa. Đồng thời, theo dõi bệnh, nấm, nhện, kiến…. - Thông thường Ngọc điểm nở hoa vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân và vào dịp Tết Nguyên Đán. Khi thấy lan ra nụ, hãy phun nước hoặc tăng thêm độ ẩm hoặc tưới sơ qua. Muốn lan nở sớm hơn hãy tăng thêm nhiệt độ hay là mang vào trong nhà để dưới ánh đèn, nhưng cần thoáng gió và độ ẩm. Nếu muốn lan chậm nở hãy mang vào chỗ rợp mát, vào phòng lạnh hoặc để nước đá ở gần, nhưng đừng cho vào gốc hay để rễ chạm vào. Tăng giảm nhiệt độ khá khó khăn với những người chơi lan tài tử, nhưng đối với nhà vườn có đủ hệ thống điều hòa nhiệt độ thì việc này chẳng có gì khó.

Chúc các bạn thành công với cách trồng lan ngọc điểm.

Page 2

  • Được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa lan - The Queen Of The Flower, Lan cattleya không chỉ mang đến vẻ đẹp mà còn có cả hương thơm ngào ngạt của loài hoa có nguồn gốc từ châu Mỹ

  • Lan Hoàng thảo - Dendrobium là loài lan được nhiều người ưa thích, vì những đặc điểm như màu sắc hoa, hương thơm và thời điểm ra hoa rất phong phú

  • Lan Đai châu được gọi với nhiều cái tên khác như lan me vì trong Sài Gòn lan mọc trên cây me, lan nghinh xuân vì báo hiệu mùa xuân về, là loại lan nở hoa vào dịp Tết nên không thể thiếu với người chơi lan

  • Địa lan - Cymbidium hay thổ lan là loài lan được nhiều ngườ ưa thích vì thời điểm ra hoa thường vào dịp Tết đến xuân về, nó cũng là một loài lan đòi hỏi nhiều thời gian của người trồng lan và có giá cũng không hề rẻ

  • Lan Vũ nữ - Oncidium hay còn gọi là Dancing Lady, là loại lan dễ trồng dễ chăm sóc cây khỏe mạnh và ưa nắng, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc và thời gian người chơi lan

  • Lan Hồ điệp - Phalaenopsis giống như những con bướm đang ngủ, mỗi khi có gió thổi nhẹ qua thì cánh bướm lại chập chờn bay trong gió, đây là loài lan chỉ ra hoa khi nhiệt độ xuống thấp, rất hợp với người chơi lan dịp Tết đến xuân về

  • Lan Hài - Paphiopedilum là loài lan có những bông hoa khá lạ nhưng lại rất đẹp và độc đáo, loài lan này ưa khí hậu mát mẻ và không cần nhiều ánh sáng như những loài khác

  • Vân lan - Lan Vanda là loài lan mạnh mẽ ưa nắng, ưa gió, chậu cây trồng lan không cần một chút giá thể nào nhưng vẫn cho những bông hoa to với màu sắc đẹp mắt

  • Lan Mokara là một loài lan lai tạo, chúng có sự mạnh mẽ của loài van đa, vẻ đẹp và màu sắc hoa thì có lẽ phong phú hơn nhiều so với lan van đa

  • Cung cấp các kiến thức về các loài lan rừng nói chung, những loài này ít được người chơi lan trồng vì độ khó của nó, nhưng vẻ đẹp của chúng thì ai cũng thích


– Hương hoa lan ngọc điểm: Lan ngọc điểm nở hoa khi được trưng bày ở phòng khách thì hầu như sẽ tỏa hương khắp phòng với hương thơm dịu nhẹ nhưng đằm thắm, ngây ngất. Cây ngọc điểm mất khoảng 2-3 tháng từ lúc nhú vòi, ra nụ đến khi nở hoa và thường cho hoa vào dịp Tết Nguyên Đán.

– Màu sắc của lan ngọc điểm: Ngọc điểm rừng có hai màu chính là cánh trắng điểm nhiều đốm tím hoặc cánh trắng điểm ít đốm tím hoặc không có đốm. Ngọc điểm thái phong phú về màu sắc hơn với màu tím, đỏ, trắng, hồng,… tuy nhiên độ cứng của màu hoa cũng như hương thơm có phần kém hơm lan ngọc điểm rừng.

2. Cách trồng lan ngọc điểm bóc trụ

Bước 1: Phơi lan

Tiến hành xếp cây lan ngọc điểm vào nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Thời gian để khoảng 2 – 3 tiếng, để cây thích nghi với môi trường sống mới.

Bước 2: Xử lý rễ

Sau khi cây đã thích nghi được với môi trường sống mới, tiến hành phun sương 1 – 2 ngày. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát. Sau đó tiến hành cắt rễ gãy, khô cho lan ngọc điểm. Việc cắt rễ để kích thích cây ra rễ mới cho cây.

Bước 3: Xử lý nấm, virus.

Nước phòng bệnh thường được sử dụng nhiều là physan 20sl để phòng thối nhũn và diệt khuẩn. Việc phòng bệnh này cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn mua ẩm nhiều, lan rất dễ bị bệnh. Physan 20SL cũng rất dễ mua, giá lại rẻ nên không lo tốn kém. Trên gói đã có hướng dẫn đầy đủ. Tuy nhiên, vì chỉ là phòng bệnh nên bạn nên pha với liệu lượng thật thấp, có thể thấp hơn hướng dẫn trên bao bì.

Bước 4: Kích rễ cho lan ngọc điểm

Sau khi đã phơi khô lan, ta tiến hành bước kích rễ. Thuốc kích rễ bạn có thể dùng vitamin B1 hoặc N3M. Ngoài các loại thuốc kích rễ trên, các bạn cũng có thể lựa chọn các loại thuốc khác tùy thuộc vào sự tiện dụng cũng như sẵn có ở các cửa hàng gần nhà.

3. Cách nhân giống lan ngọc điểm


Cách 1: Nhân giống tự nhiên

Nếu cây dài bạn có thể cắt thành nhiều khúc 30 – 50 cm rồi sát trùng vết cắt. Để nơi mát mẻ, độ ẩm vừa, bôi thuốc kích thích 1 lần/ tuần. Đặt cây nằm ngang và dùng que tre nẹp thẳng cây lại rồi tiếp tục chăm bón, phun kích thích cho cây. Sau thời gian tự khắc nó sẽ ra chồi non.

Lưu ý: Càng nẹp lâu thì cây càng sinh ra nhiều nầm non.

Cách 2: Nhân giống theo phương thẳng đứng

Treo ngược giỏ cây lan lên cành cây cao khoảng 2m. Nếu được chăm bón đầy đủ cùng với thời tiết thích hợp, cây mẹ sẽ sinh nhiều mầm non cùng lúc.

Lưu ý: Để bảo cây mẹ không bị mất dáng sau sinh, bạn nên nẹp cây lại.

Cách 3: Phương pháp ép cây mẹ đẻ con.

Bạn dùng dây điện căn lên phần gần rễ to rồi dùng dây lõi đồng nịt chặt vào thân cho dây lún 1mm. Sau đó, vệ sinh, chăm bón cây mẹ đầy đủ. Lưu ý: Không thắt cây ở đoạn thân, ngọn và chỉ nên cho cây sinh từ 1 – 2 con để đảm bảo sinh dưỡng cho cả mẹ lẫn con.

4. Cách chăm sóc lan ngọc điểm


– Tưới nước:

Cây lan ngọc điểm là loại lan có khả năng hấp thụ nước khá tốt. Do cấu tạo giá thể thoáng nên chế độ tưới nước cho ngọc điểm khoảng 1 ngày 2 lần. Vào mùa nghỉ của lan bạn chỉ cần tưới nước khoảng 1 lần/ngày là đủ. Mùa nghỉ thực tế của lan ngọc điểm nên bắt đầu sau khi cây tàn hoa và kéo dài cho đến khi rễ mới xuất hiện lúc mùa mưa bắt đầu.

– Phân bón:

Lan ngọc điểm có thời gian nghỉ khoảng 3 tháng từ tháng 2 cho đến tháng 4 nên chỉ cần tưới nước mà không cần bón thêm phân bón cho cây. Khi cây bắt đầu có hiện tượng chớm nở nụ hoa bạn tiến hành thay phân bón có tỷ lệ kali cao để tạo cho cây có được sức chống đỡ trong thời gian nghỉ.

– Phòng trừ bệnh và dịch hại:

Tuy lan ngọc điểm nhìn chung là loại cây phù hợp với nhiều điều kiện khí hậu và chống chịu tốt với sâu bệnh hại nhưng có nhiều loại lan ngọc điểm được mang ở rừng về trồng lại được treo ở những nơi có ánh sáng mạnh có thể bị bỏng. Đây chính là cửa ngõ xâm nhập của loài nấm và virus vô hình chung sẽ khiến cho cây bị chết.

Với những cây bị nấm bệnh này, tiến hành phun định kỳ một số loại thuốc như Booc Đo, Tilt Super khoảng 1 tháng 1 lần vào mùa khô và 2 tuần 1 lần vào mùa mưa. Khi phun bạn có thể pha chung với phân xịt vào cây.

Muốn sở hữu lan ngọc điểm đẹp, bạn cần chú ý thường xuyên chăm sóc chúng để có thể phát hiện ra những biểu hiện bệnh sớm mà ngăn chặn. Đặc biệt lưu ý với mùa mưa cần dọn sạch cỏ rác trong vườn và khơi thông không cho đọng nước. Gom sạch lá khô vàng, cắt ngay lá bệnh.

Nguồn Internet

Video liên quan

Chủ Đề