Cách cầm bút cho bé lớp 1

Skip to content

Phụ huynh và thầy cô giáo luôn muốn con mình cầm viết đúng khi bé bắt đầu tập viết những chữ cái đầu tiên…

Dạy Trẻ Cầm Bút Chì Đúng Cách

Cây bút chì sẽ là người bạn đầu tiên của các bé khi bắt đầu làm quen với con chữ. Do đó, việc được chỉ dẫn ngay từ ban đầu để cầm bút chì đúng cách sẽ giúp bé không gặp nhiều khó khăn khi rèn chữ.

Phụ huynh và các thầy cô tại trường, trung tâm dạy thêm, luyện chữ đẹp có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết từ bài viết để chúng ta cùng hướng dẫn các con.

Dạy Trẻ Cầm Viết Chì

Nguyên Tắc Khi Dạy Trẻ Cầm Bút Chì

  1. Phụ huynh và các thầy cô hãy bắt đầu bằng cách rèn cho các con thói quen cầm bút bằng tay phải, sử dụng 3 ngón: ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa. Dùng ngón cái và ngón trỏ giữ 2 bên thân bút. Ngón giữa đỡ lấy thân bút.
  2. Dùng mép bàn tay để làm điểm tựa của cánh tay phải khi viết.
  3. Trong lúc các con viết, chúng ta quan sát, nhắc nhở để tránh tình trạng: các con dựng đứng bút 90 độ. Hãy hướng dẫn con để nghiêng bút về phía vai một góc khoảng 60 độ so với mặt bàn, lòng bàn tay và cánh tay hợp thành một đường thẳng.
  4. Khoảng cách giữa các đầu ngón tay và ngòi bút là 2.5cm.

Cầm Viết Chì Đúng Cách

Một Số Lưu Ý Khi Trẻ Sử Dụng Bút Chì

Phụ huynh và các thầy cô tại trường, trung tâm dạy thêm, luyện chữ đẹp khi cùng bé luyện chữ cần chú ý:

  1. Nhắc nhở con không ấn và đè mạnh xuống giấy.
  2. Chúng ta cần chuẩn bị đầu chì nhọn đúng tầm vì nếu quá nhọn sẽ dẫn đến nét chữ mảnh, thủng giấy, gãy chì. Ngược lại, đầu chì lớn làm nét chữ to, xấu, lem luốc.
  3. Độ đậm của bút chì: với các bé mới tập viết, chúng ta có 2 lựa chọn: 2B hoặc HB [ký hiệu thường được in trên thân bút chì]. Với bé tay yếu, ta cho bé dùng bút 2B để đạt độ đậm như ý; bé ấn khỏe hơn thì dùng HB để tránh việc nét chữ quá đậm, mất thẩm mỹ.

Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Thành Nhân chúng tôi luôn kiểm tra, đánh giá trước khi gửi đến quý phụ huynh, học sinh các sản phẩm bút chì chất lượng, phù hợp.

Xin trân trọng mời quý phụ huynh liên hệ Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Thành Nhân để chúng tôi hân hạnh được cộng tác, hỗ trợ quý vị trong sự nghiệp giáo dục con em:

Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Thành Nhân

Trung tâm dạy kèm, luyện chữ đẹp uy tín tại Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh.

Tham khảo thêm các bài viết liên quan:

Cách cầm bút đúng có ảnh hưởng vô cùng lớn đến nét chữ của trẻ sau này. Chính vì thế, cha mẹ cần luyện ngay cách cầm bút khi con vừa tập viết. Nếu không biết cách cầm bút đúng như thế nào, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Cách cầm bút đúng có những nguyên tắc nào?

Cách cầm bút đúng có rất nhiều nguyên tắc mà cha mẹ cần lưu ý. Nguyên tắc quan trọng nhất là dạy trẻ tập viết bằng tay phải. Hãy dạy trẻ dùng 3 ngón tay để cầm bút là ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa. Ngón trỏ và ngón cái có nhiệm vụ giữ 2 bên thân bút. Ngón giữa có chức năng đỡ lấy bút làm điểm tựa để viết. Khi luyện chữ, trẻ nên cầm bút nghiêng 60 độ. Nhiều bé tập viết có thói quen dựng bút 90 độ. Tuy nhiên đây là cách cầm bút sai và cha mẹ nên chỉnh sửa ngay cho bé. Lòng bàn tay và cánh tay phải tạo thành một đường thẳng. Khoảng cách hoàn hảo nhất từ các ngón tay đến ngòi bút là 2.5 cm. Không nên để trẻ cầm bút quá sát ngòi, cũng không nên cầm quá cao. 

Bên cạnh đó, hãy dạy trẻ cách cử động cổ tay để viết thay vì cử động cả cánh tay. Việc cử động cả cánh tay có thể khiến cho vở xô lệch, đồng thời chữ viết cũng không chuẩn. Thời điểm đầu khi mới tập viết, trẻ có thể sẽ bị mỏi tay một chút. Đó là thời điểm trẻ chưa quen cách viết nên vẫn có thói quen gồng tay. Tuy nhiên chỉ cần luyện tập một thời gian, trẻ sẽ quen và không bị mỏi tay nữa. 

Cầm bút đúng cho trẻ lớp 1

Cách cầm bút đúng yêu cầu trẻ phải dùng 3 ngón tay để giữ bút. Đồng thời, trẻ cần cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Hãy tập cho trẻ thói quen thả lỏng tay khi viết, không nên ấn hoặc đè mạnh xuống mặt giấy. Điều này sẽ làm cho nét chữ bị cứng đồng thời làm cho bề mặt giấy bị xấu đi rất nhiều. Khi mới tập viết bằng bút chì, hay tìm cho trẻ một cây bút có độ nhọn vừa phải. Điều này sẽ làm cho chữ viết của trẻ mềm mại và đúng kích thước hơn.

Cách cầm bút có liên quan mật thiết đến những dụng cụ học tập ba mẹ chuẩn bị cho bé. Theo đó, ba mẹ nên mua vở ô ly cho trẻ.  Đây là loại vở có những đường kẻ ngang và dọc giúp cho trẻ có thể viết đúng kích thước chuẩn. Ba mẹ nên dạy con tập viết bằng bút chì hoặc bảng trước các loại bút bi và bút mực. Bên cạnh đó, để trẻ cầm bút đúng, cha mẹ có thể mua dụng cụ luyện viết. Chỉ cần trẻ xỏ ngón tay vào các lỗ được tạo sẵn là có thể cầm bút đúng.

Cách cầm bút đúng rất quan trọng trong việc học tập của trẻ về sau. Cầm bút sai sẽ dẫn đến chữ viết không được như ý muốn. Nếu đã trở thành thói quen sẽ rất khó có thể sửa lại. Chính vì thế, hãy dạy trẻ cầm bút đúng cách trước khi học viết bất cứ chữ cái nào.

Hoài Thương 9 Tháng Mười, 2020 Hỗ trợ

Ông cha ta thường nói “nét chữ nét người”, “Rèn chữ là rèn cả tâm tính”. Muốn con có những dòng chữ đẹp thì phụ huynh phải biết cách dạy bé cầm bút đúng. Bởi vì, khi cầm bút đúng giúp trẻ có thói quen tốt và dễ dàng viết chữ đẹp. Không bị ảnh hưởng cột sống hay mắt. Giúp con kiên trì, nhẫn nại luyện chữ hàng ngày. Đó là tiền đề cho sự phát triển tương lai sau này của trẻ. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản giúp học sinh cầm bút đúng khi viết.

Ngồi đúng tư thế

Trước khi phụ huynh chỉ cách cầm bút thì nên tập cho con:

  • Ngồi học với tư thế thoải mái, chân buông lỏng không gò ép. Vòng tay rộng mở thoải mái, cổ tay đặt trên bàn không bị vướng vật dụng gì khác.
  • Ngực không được tựa vào thành bàn. Luôn giữ lưng thẳng, cột sống vuông gốc với mặt bàn.
  • Để trẻ ngồi học với điều kiện ánh sáng tốt, hướng ánh sáng chiếu từ trái qua phải.
  • Khoảng cách từ mặt bàn đến mắt tầm 25-30 cm. Nếu trẻ cúi quá sau này dễ bị các bệnh về mắt, cột sống.
  • Đặt vở đúng vị trí, thẳng với mép bàn. Muốn giữ vở không bị lệch thì tay trái trẻ cần xuôi theo chiều ngồi.

Dạy bé cầm bút chuẩn và chính xác

  • Tay phải cầm bút khi viết, giữ vững bởi 3 ngón tay: ngon cái, giữa và trỏ. Hai ngón cái và trỏ làm nhiệm vụ giữ 2 bên thân bút, ngón giữa đỡ lấy bút.
  • Cầm bút xuôi theo chiều ngồi, để viết đúng và thoải mái hơn. Nghiêng bút một góc 60 độ so với vai.
  • Giữ khoảng cách của đầu ngòi bút với đầu ngón tay là 2.5cm.
  • Mép bàn tay sẽ là điểm tựa cho cánh tay phải khi viết.
  • Trẻ cần viết nhẹ nhàng, không được tì đè sẽ làm xấu chữ cũng như rách giấy.

Trong quá trình dạy, nếu phát hiện bé cầm bút hay tư thế ngồi không đúng. Thì cha mẹ phải kịp thời sửa đổi cho bé ngay. Tránh để hình thành thói quen xấu khó sửa đổi. Cũng như gây tác hại đến sự phát triển và sức khỏe của con sau này.

Tham khảo thêm bài viết: Khi nào học sinh lớp 1 viết bút mực? Câu trả lời chính xác nhất!

 Chuẩn bị dụng cụ và tâm lý khi dạy bé

  • Cần tìm hiểu loại bút phù hợp để việc dạy bé cầm bút trở nên hiệu quả hơn. Ngoài sử dụng bút chì ra nếu bé viết tốt, luyện chữ đẹp thì nên mua bút mài cho con. Ví dụ: bút mài thầy ánh, bút máy thường…
  • Chuẩn bị vở 4 ô ly, có kẻ ngang và dọc cho trẻ tập viết. Loại vở này giúp bé dễ dàng điều chỉnh độ cao, độ rộng các con chữ.
  • Đưa ra khung giờ dạy trẻ cầm bút và luyện viết hợp lý. Dạy con cầm bút đúng  là quá trình lâu dài. Phụ huynh cần kiên nhẫn, không được trách mắng hay dọa nạt đánh vào tay, phạt trẻ. Điều này sẽ khiến các bé áp lực, sợ hãi trong việc cầm bút.

Việc dạy bé cầm bút sẽ trở nên dễ dàng nếu cha mẹ áp dụng tốt các nguyên tắc trên. Phụ huynh hãy luyện trẻ cầm bút hàng ngày với khoảng thời gian hợp lý. Chắc chắn các con sẽ nắm vững và thành thói quen tốt khi cầm bút đúng.

Video liên quan

Chủ Đề