Cách bấm ngọn hoa cúc

KỸ THUẬT TRỒNG HOA CÚC RA HOA VÀO DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN

Những dịp tết đến người dân Việt Nam thường rất hay mua hoa cúc vàng về nhà để chưng, bởi hoa mang ý may mắn, giàu sang cho gia chủ. Chính vì vậy mà các nhà vườn trồng hoa bán tết thường sẽ chuẩn trồng rất nhiều loại hoa cúc khác nhau để phục vụ cho người dân vào dịp tết nguyên đán

Lượt xem: 1278

KỸ THUẬT TRỒNG HOA CÚC RA HOA VÀO DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN

Những dịp tết đến người dân Việt Nam thường rất hay mua hoa cúc vàng về nhà để chưng, bởi hoa mang ý may mắn, giàu sang cho gia chủ. Chính vì vậy mà các nhà vườn trồng hoa bán tết thường sẽ chuẩn trồng rất nhiều loại hoa cúc khác nhau để phục vụ cho người dân vào dịp tết nguyên đán

Để hoa cúc vàng ra hoa vào đúng dịp tết người dân thường bắt đầu trồng vào tháng 11, nhưng thời gian sinh trưởng của hoa còn phục thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và thời tiết.

1. Điều chỉnh hoa cúc nở đúng tết:

Thông thường khi thời tiết lạnh cây cúc sẽ sinh trưởng chậm ngọn rụt lại vì vậy việc điều chỉnh hoa nở đúng dịp tết là việc rất quan trọng. Do đó khi thấy trời lạnh dưới 12 độ C đặc biệt là đối vùng miền bắc, cao nguyên bà con cần lưu ý:

  • Chọn cây giống khoẻ mạnh tuỳ vào điều kiện thời tiết mà xuống giống sao cho hợp lý.
  • Đất trồng phải nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước tốt.
  • Làm đất, cày ải, phơi đất, bón lót phân chuồng cho đất trước khi trồng từ 5 7 ngày.
  • Đảm bảo mật độ cây trồng không dày đặc, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa.
  • Việc tỉa ngọn, bấm nụ cần được tiến hành từ 15 20 ngày sau khi trồng.
  • Khi cây đã cho nụ việc bấm nụ được làm thường xuyên, tỉa bớt những nụ xung quanh để hoa chính to đều, có màu sắc đẹp.
  • Bón phân cân đối, đầy đủ, tránh thiếu phân làm cây còi cọc, thừa phân làm cây vị vống cao.
  • Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sâu bệnh.
  • Khi thời tiết lạnh dưới 12 độ C phải thắp đèn điều chỉnh ánh sáng sẽ giúp bà con điều chỉnh được việc nở hoa theo ý muốn.

2. Kĩ thuật trồng

Đất được cày sâu, phơi ải và bừa kỹ, lên luống cao 20-30cm, bón phân lót khoảng 15-20 ngày trước khi trồng. Nên bón nhiều phân chuồng sẽ làm cho đất thêm thuần thục, cải tạo được kết cấu của đất, giúp cho cây bền lâu, chất lượng hoa tốt hơn.

Mật độ, khoảng cách trồng: Với hoa cúc đơn 1 bông/cây: nên trồng với khoảng cách 12 x 15cm để có mật độ 400.000 cây/ha; Với hoa cúc cành [nhiều bông/cành] nên trồng với mật độ 15 x 18cm để có mật độ 300.000 cây/ha.

Phân bón:

- Khối lượng [tính cho 1 sào Bắc bộ 360 m2 ]: 1 tấn phân chuồng đã hoai mục, 10 kg urê, 30 kg supe lân, 10 kg Kali clorua, 100kg tấm đậu đã ngâm hoai.

- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + 2/3 supe lân + 1/3 kali. Lượng phân còn lại chia bón thúc làm 3 đợt. Có thể rạch hàng 2 bên hàng cây, giữa 2 hàng cây để rắc phân kết hợp xới xáo và tưới nước hoặc hòa phân bón vào nước rồi tưới cho cây theo rãnh, phun sương...

3. Chăm sóc hoa cúc

Chăm sóc hoa cúc là một trong những công đoạn hết sức quan trọng để đảm bảo cho cây phát triển tốt và tăng chất lượng hoa.

3.1 Bấm ngọn

Muốn cúc có nhiều hoa, phải tiến hành bấm ngọn cho cây, tức là ngắt 1-2 đốt trên ngọn của thân chính. Thường chỉ nên bấm ngọn 1 lần, sau khi bấm ngọn chỉ để lại 3- 4 cành và mỗi cành chỉ để 1 bông, rồi tỉa hết các nhánh, nụ còn lại. Cách này nên áp dụng cho giống cúc có đường kính 6-8cm, thân cây mỏng, yếu và cong... Đối với giống cúc nhỏ [1,5- 4cm], dạng cây bụi, cành mềm có thể tiến hành bấm 1-2 lần. Thời gian bấm lần 1 sau trồng 15-20 ngày, các lần sau bấm cách nhau 20- 25 ngày.

3.2 Tưới nước

Tránh trồng nơi thấp, úng trũng và ứ nước. Lượng nước tưới nên vừa phải để giữä ẩm, không tưới quá nhiều làm cho hoa bé và xấu, đất mùn bị rửa trôi, nước không kịp thoát dẫn đến bệnh vàng lá...

3.3 Vun xới, làm cọc dàn

Đất phải được xới xáo thường xuyên, kết hợp làm cỏ. Nhưng khi cây đã phát triển mạnh và có nhiều rễ không nên xới sâu, chỉ cần nhổ cỏ và vun gốc là được. Song song việc vun xới, cần làm cọc đỡ cho cây khỏi đổ với số lượng từ 1-3 cọc/cây.

3.4 Tỉa cành, bấm nụ

Sau khi bấm ngọn và định các cành trên cây cần bấm, tỉa hết các cành và nụ ra sau để khỏi ảnh hưởng đến sức cây. Trong suốt vụ phải tỉa bỏ khoảng 7-9 lần những cành không cần thiết, đồng thời cũng tỉa bớt các nụ xung quanh nụ chính để cho hoa ra to, đều, có màu sắc đẹp.

3.5 Bọc kín hoa

Dùng giấy trắng mờ, dai, không thấm nước làm bao che. Kích thước bao che phải tương xứng với kích thước hoa. Đặt bao che lên hoa khi nụ vừa mới hé nở, bao che phải đặt sao cho đáy hoa không chạm vào mặt hoa và nước mưa, nước tưới dễ thoát, không đọng trên bao che. Chỉ đặt bao che lên những hoa khô ráo, không có rệp và nấm bệnh. Trong thời gian dùng bao che, bón đạm vừa phải, không bón nhiều, nhưng tốt nhất là bón khô dầu hay phân bắc, nước tiểu để cho hoa nở to, bền, giữ được màu sắc đẹp.

Xem thêm tại đây

Tư vấn bán hàng : 0901087973 hoặc 0889.008.222

//xuannong.vn/hat-giong-hoa-d9.html

352C, Đường 30/4, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ


Bài viết liên quan
  • Những lợi ích tuyệt vời từ quả cà chua

  • Các bệnh thường gặp trên dưa lưới

  • THỤ PHẤN CHO DƯA LƯỚI TRỒNG TRONG NHÀ MÀNG

  • HIỆU QUẢ GIÀN RAU THỦY CANH 2 TẦNG, NĂNG SUẤT TĂNG GẤP ĐÔI

  • TRỒNG RAU GÌ VÀO MÙA MƯA?

  • VẬT LIỆU ĐỂ LÀM NHÀ LƯỚI TRỒNG RAU


Video liên quan

Chủ Đề