Sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học THCS

BN TOÙM TAÉT SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM:

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TOÁN

Họ tên tác giả: HUỲNH THỊ TIÊN

Đơn vị công tác: trường THCS Thị Trấn Châu Thành

1/. Lí do chọn đề tài:

Thế giới hiện đại đang biến đổi một cách mạnh mẽ. Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã khiến cho kiến thức nhân loại tăng lên nhanh chóng. Xu thế quốc tế hóa đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Việt Nam cũng đang trên đường toàn cầu hóa. Trong hoàn cảnh như hiện nay, các nhà giáo dục phải gánh một nhiệm vụ quan trọng đó là phải đào tạo ra những con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề thực tế. Vì vậy, con người cần phải có một tri thức, một tư duy nhạy bén để nắm bắt và sử dụng những tri thức đó trong cuộc sống hàng ngày. Muốn có những tri thức đó con người cần phải tự học, tự nghiên cứu tìm hiểu những kiến thức. Hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi người giáo viên cần phải tích cực nghiên cứu sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học Toán có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học. Đối với môn Toán thì việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học là một yêu cầu cấp thiết. Nó giúp giáo viên và học sinh hình thành thuật toán, đồng thời góp phần phát triển tư duy cho học sinh. Có những bài toán nếu không có máy tính điện tử hỗ trợ thì việc hình thành kiến thức cho học sinh gặp rất nhiều khó khăn [như bài toán quĩ tích], có thể không thể giải được, hoặc không đủ thời gian để giải.

Trong thực tế giảng dạy sử dụng các phương pháp truyền thống chỉ thiên về giao tiếp một thầy - một trò sẽ dẫn đến một số học sinh lười suy nghĩ, thụ động tiếp thu kiến thức, ngại giao tiếp, không mạnh dạn và không linh hoạt. Do đó, hiệu quả dạy học chưa cao. Trong khi đó nhu cầu học hỏi của học sinh ngày càng cao, các em thích tìm hiểu, ham học hỏi, khám phá những kiến thức mới lạ. Còn về phía giáo viên lại không được đào tạo bài bản về nội dung này. Hầu hết các giáo viên đều tự học, tự tìm hiểu, tự nghiên cứu các kiến thức về công nghệ thông tin nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng máy tính trong quá trình giảng dạy của mình. Chính vì vậy bản thân tôi đã nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học Toán để triển khai, học tập, vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đối với bộ môn Toán trong năm học này nhằm nâng cao trình độ ứng dụng, sử dụng máy tính của các đồng chí chí giáo viên, vận dụng và áp dụng vào giảng dạy có hiệu quả hơn.

2/.Đối tượng nghiên cứu:

-Các phần mềm Powerpoint, Sketchpad, Violet, Microsoft Word

-Học sinh lớp 8A1; 8A3; 8A5 trường THCS Thị Trấn Châu Thành

-Giáo viên trong tổ Toán trường THCS Thị Trấn Châu Thành

3/. Đề tài đưa ra giải pháp mới:

-Giáo viên sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng để soạn giáo án vi tính, soạn giáo án điện tử có sự liên kết với các phần mềm toán học

-Giáo viên có thể kết hợp linh hoạt giáo án điện tử với các phương pháp truyền thống nhằm truyền thụ thật tốt kiến thức cho học sinh

-Học sinh được tiếp cận với các phương pháp mới làm tăng khả năng quan sát, tiếp nhận, thực hành, khả năng tư duy, hoạt động độc lập, sáng tạo và tăng tính nhạy bén cho học sinh.

-Học sinh hứng thú hơn khi học Toán.

4/. Hiệu quả áp dụng:

-Qua việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trên, từ đầu năm đến nay tôi nhận thấy tinh thần học tập của các em được nâng cao. Các em hứng thú với các tiết học ứng dụng công nghệ thông tin. Sự tập trung chú ý khi học của học sinh cũng phần nào được nâng cao.

-Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, sử dụng công nghệ dạy học hiện đại phục vụ một cách tích cực đổi mới phương pháp dạy và học

-Sử dụng giáo án điện tử với slide trình diễn minh họa động

-Góp phần làm phong phú hơn về kiến thức, nội dung, phương pháp dạy học theo hướng hiện đại và tích cực

5/. Phạm vi áp dụng:

-Bước đầu làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong tổ Toán trường THCS Thị Trấn Châu Thành

-Có thể áp dụng rộng rãi cho các giáo viên khác trong trường THCS Thị Trấn Châu Thành

-Có thể áp dụng cho toàn bộ giáo viên Toán khối THCS trong huyện Châu Thành.

Châu Thành, ngày 14 tháng 3 năm 2010

Người thực hiện

HUỲNH THỊ TIÊN

A/. MỞ ĐẦU:

SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM:

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TOÁN

1/. Lí do chọn đề tài:

Thế giới hiện đại đang biến đổi một cách mạnh mẽ cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã khiến cho kiến thức nhân loại tăng lên nhanh chóng. Xu thế quốc tế hóa đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Việt Nam cũng đang trên đường toàn cầu hóa. Trong hoàn cảnh như hiện nay, các nhà giáo dục phải gánh một nhiệm vụ quan trọng đó là phải đào tạo ra những con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề thực tế. Vì vậy, con người cần phải có một tri thức, một tư duy nhạy bén để nắm bắt và sử dụng những tri thức đó trong cuộc sống hàng ngày. Muốn được như vậy con người cần phải tự học, tự nghiên cứu tìm hiểu những kiến thức. Hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi người giáo viên cần phải tích cực nghiên cứu sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học Toán có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học. Đối với môn Toán thì việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học là một yêu cầu cấp thiết. Nó giúp giáo viên và học sinh hình thành thuật toán, đồng thời góp phần phát triển tư duy cho học sinh. Có những bài toán nếu không có máy tính điện tử hỗ trợ thì việc hình thành kiến thức cho học sinh gặp rất nhiều khó khăn [như bài toán quĩ tích], có thể không thể giải được, hoặc không đủ thời gian để giải.

Trong thực tế giảng dạy, sử dụng các phương pháp truyền thống chỉ thiên về giao tiếp một thầy - một trò sẽ dẫn đến một số học sinh lười suy nghĩ, thụ động tiếp thu kiến thức, ngại giao tiếp, không mạnh dạn và không linh hoạt. Do đó, hiệu quả dạy học chưa cao. Trong khi đó nhu cầu học hỏi của học sinh ngày càng cao, các em thích tìm hiểu ham học hỏi, khám phá những kiến thức mới lạ. Còn về phía giáo viên lại không được đào tạo bài bản về nội dung này. Hầu hết các giáo viên đều tự học, tự tìm hiểu, tự nghiên cứu các kiến thức về công nghệ thông tin nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng máy tính trong quá trình giảng dạy của mình. Chính vì vậy bản thân tôi đã nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học Toán để triển khai, học tập, vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đối với bộ môn Toán trong năm học này nhằm nâng cao trình độ ứng dụng, sử dụng máy tính của các đồng chí chí giáo viên, vận dụng và áp dụng vào giảng dạy có hiệu quả hơn.

2/.Đối tượng nghiên cứu:

-Các phần mềm Powerpoint, Sketchpad, Violet, Microsoft Word, phần mềm Equation and Calculation 3.0

-Học sinh lớp 8A1; 8A3; 8A5 trường THCS Thị Trấn Châu Thành

-Giáo viên trong tổ Toán trường THCS Thị Trấn Châu Thành

3/.Phạm vi nghiên cứu:

-Vận dụng các phần mềm nói trên vào chương trình Toán THCS

-Cách thức soạn, sử dụng giáo án điện tử của giáo viên trong tổ Toán trường THCS Thị Trấn Châu Thành

-Việc học tập và kết quả đạt được của học sinh lớp 8A1, 8A3,8A5 trường THCS Thị Trấn Châu Thành

4/.Phương pháp nghiên cứu:

-Tham dự các lớp tập huấn

-Tham khảo tài liệu viết về các phần mềm toán học

-Thường xuyên thực hành, vận dụng các phần mềm trên máy vi tính

-Phương pháp phân tích hệ thống: để phân tích các mối liện hệ liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học, một số phần mềm tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

-Phương pháp quan sát điều tra: để tiến hành quan sát điều tra tình hình dạy và học, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

-Giả thiết khoa học đặt ra:

-Giáo viên sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng để soạn giáo án vi tính, soạn giáo án điện tử có sự liên kết với các phần mềm toán học

-Giáo viên có thể kết hợp linh hoạt giáo án điện tử với các phương pháp truyền thống nhằm truyền thụ thật tốt kiến thức cho học sinh

-Học sinh được tiếp cận với các phương pháp mới làm tăng khả năng quan sát, tiếp nhận, thực hành, khả năng tư duy, hoạt động độc lập, sáng tạo và tăng tính nhạy bén cho học sinh.

-Học sinh hứng thú hơn khi học Toán.

B/.NỘI DUNG

1/.Cơ sở lý luận:

-Căn cứ pháp lí của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông [Điều 29, mục II- Luật giáo dục 2005]

-Chúng ta đang sống trong một thế giới với những phát minh khoa học vĩ đại có khả năng làm thay đổi diện mạo của thế giới. Vì vậy để đào tạo ra những chủ nhân của những phát minh ấy thì phải cần đến sự nghiệp giáo dục. Giáo dục là một trong những công cụ mạnh nhất mà chúng ta có trong tay để tạo nên tương lai. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây Đảng và nhà nước ta xác định Giáo dục là quốc sách hàng đầu mà trong đó giáo viên là nhân tố quyết định giáo dục [Nghị quyết TW khóa VIII]. Từ năm 2004 2005 bộ giáo dục và đào tạo triển khai thí điểm dự án đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy với việc ứng dụng giáo án điện tử và các thiết bị hỗ trợ giảng dạy như máy tính, projector, máy chiếu vật thể,...Năm 2008 2009, bộ giáo dục và đào tạo quyết định chọn chủ đề năm học là: Năm ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giảng dạy. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là việc làm cần thiết để đáp ứng yêu cầu giáo dục một cách hiệu quả.

2/.Cơ sở thực tiễn:

- Trong thực tế giảng dạy, sử dụng các phương pháp truyền thống chỉ thiên về giao tiếp một thầy - một trò sẽ dẫn đến học sinh lười suy nghĩ, thụ động tiếp thu kiến thức, ngại giao tiếp, không mạnh dạn và không linh hoạt. Do đó hiệu quả giáo dục chưa cao. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng sẽ giúp cho học sinh và giáo viên thiết kế bài giảng có hiệu quả cao hơn học sinh tiếp thu kiến thức trực quan sinh động giúp cho các em tự giác tích cực hơn trong học tập, ngoài ra qua bài giảng trên giáo án điện tử còn thực hiện được các nội dung khó như quĩ tích, cực trị, hình học cần sự minh họa sinh động của mô hình hoặc hình vẽ nhờ đó học sinh hiểu nhanh hơn và nhớ lâu kết hợp lập luận suy diễn và minh họa, kiểm nghiệm bằng máy giúp hình thành kiến thức rèn luyện kĩ năng và phát triển tư duy của học sinh.

- Trong môi trường máy tính điện tử cộng phần mềm toán học [môi trường điện toán] có nhiều tác nhân [phương hướng, nguồn, dạng . . .] giúp kích thích học sinh hoạt động tìm tòi khám phá. Học sinh hình thành kiến thức mới bằng chính hoạt động thực hành của mình với khả năng xử lí thông tin tức thì trong thời gian cực ngắn. Tự thân học sinh kiểm nghiệm với số lượng đủ lớn các trường hợp theo ý tưởng đã nêu ra, nhờ đó có niềm tin vào tính chân lí và cảm nhận được sự thuyết phục của sự kiện biến đổi biểu thức, hợp lí của hình vẽ, tính đúng đắn của lời giải, định lí, công thức đưa ra.

- Các thầy cô giáo cần hướng dẫn học sinh các phần mềm toán học như là một hệ thống công cụ để thực hành giải toán và giúp nghiên cứu khái quát nhằm đi đến việc tìm ra các tính chất các quan hệ, hệ thức, công thức toán học.

- Với khả năng minh hoạ sinh động [bằng mô hình trực quan, bằng đồ thị hoá và các hình ảnh chuyển động - hình cơ hoạt . . .] giúp cho học sinh tiếp thu bài nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn tiếp thu những tính chất trừu tượng của các đối tượng toán, các chủ đề khó trong chương trình Toán phổ thông.

-Nhiều giáo viên chưa nắm được cách thiết kế, tổ chức dạy học trên máy tính cho phù hợp với nội dung bài học, chưa thiết kế được các việc làm cần thiết để động viên, khuyến khích học sinh tham gia vào việc giải quyết vấn đề của bài học. Việc tổ chức các hình thức dạy học còn mang tính hình thức chưa phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong dạy học.

-Có một số giáo viên đã tự giác tích cực tự học, tự bồi dưỡng về cách soạn bài giảng trên máy tính điện tử và các phần mềm toán học khác cũng như các ứng dụng của máy tính điện tử, khai thác tìm kiếm thông tin trên Internet.

-Nhà trường đã mua máy tính, máy chiếu đa năng chuẩn bị tốt cho việc hưởng ứng chủ đề của năm học Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là những điều kiện thuận lợi để cho giáo viên có điều kiện học tập trao đổi về công nghệ thông tin.

-Các đồng chí cán bộ quản lí nhà trường đã quan tâm và động viên cán bộ giáo viên tích cực tham gia học tập công nghệ thông tin, soạn thảo văn bản, bài giảng trên máy tính điện tử, tạo điều kiện để giáo viên được đi học tập nâng cao trình độ công nghệ thông tin để ứng dụng vào giảng dạy.

3/.Nội dung vấn đề:

Theo quan điểm thông tin, học là một quá trình thu nhận thông tin có định hướng, có sự tái tạo và phát triển thông tin; dạy là phát thông tin và giúp người học thực hiện quá trình trên một cách có hiệu quả. Nếu nội dung bài học chỉ được truyền tới người học dưới dạng văn bản thì người học có thể kém hứng thú. Nếu chỉ truyền tin một chiều, không có sự hỏi đáp thì thông tin thu được của người học có thể phiến diện, không đầy đủ hoặc bị biến dạng, có thể dẫn đến việc hiểu sai nội dung.

Theo quan điểm công nghệ thông tin, để đổi mới phương pháp dạy học, người ta tìm những Phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn.

Sử dụng phần mềm dạy học làm phương tiện hỗ trợ dạy học một cách hợp lí sẽ cho hiệu quả cao hơn. Bởi lẽ khi sử dụng phần mềm dạy học bài giảng sẽ sinh động hơn, sự tương tác hai chiều được thiết lập, học sinh được giải phóng khỏi những công việc thủ công vụn vặt, tốn thời gian, dễ nhầm lẫn, nên có điều kiện đi sâu vào bản chất bài học.

3.1. Vấn đề 1: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giáo án

Trước đây, đối với giáo viên việc soạn giáo án là việc soạn thảo, ghi chép trên những cuốn tập hay sổ. Mỗi năm giáo viên phải sao chép lại có sự chỉnh sửa. Việc làm đó đã chiếm một khoảng thời gian rất lớn của giáo viên. Vì vậy thời gian mà giáo viên cần để nghiên cứu tài liệu lại ít đi. Bên cạnh đó có một số giáo viên có nét chữ không đẹp cũng là một hạn chế. Tuy nhiên, hiện nay với thời đại công nghệ thông tin đã phần nào giúp cho giáo viên tiết kiệm thời gian soạn giáo án và khắc phục nhược điểm viết chữ không đẹp của một số giáo viên. Với việc soạn giáo án trên máy vi tính đã làm cho giáo án của giáo viên rõ ràng, sạch đẹp hơn. Với việc soạn giáo án trên máy vi tính giáo viên chỉ cần đầu tư một năm để soạn, sau đó việc chỉnh sửa giáo án trong các năm sau lại rất nhanh chóng [nếu giáo viên dạy cùng khối].

Đối với bộ môn Toán, việc soạn giáo án bằng máy vi tính không những đòi hỏi giáo viên hiểu, thực hành tốt phần Microsoft Word mà còn đòi hỏi giáo viên nắm một số phần mềm cơ bản như: Mathtype, Sketchpad. Phần mềm Mathtype sẽ cung cấp cho giáo viên các kí hiệu góc, phân số, lũy thừa...Còn phần mềm Sketchpad giúp cho giáo viên có thể vẽ các hình trong hình học, vẽ đồ thị hàm số

Thực tế hiện nay, đối với các giáo viên dạy Toán đa phần việc soạn giáo án bằng máy vi tính không còn xa lạ gì với giáo viên. Tuy nhiên khi soạn giáo án bằng máy vi tính giáo viên cũng gặp những khó khăn nhất định. Nhiều giáo viên còn lúng túng khi sử dụng máy vi tính và các phần mềm văn phòng để soạn giáo án, chưa biết khai thác mạng internet để sưu tầm giáo án, tư liệu phục vụ cho giáo án.

Trong đề tài này tôi xin giới thiệu phần mềm Equation and Calculation 3.0 để gõ công thức và tính toán trực quan trong Word. Đây là phần mềm của tác giả Phạm Bá Hưng [email: Phạ]. Bạn có thể tải tại //tinyurl.com/ccn7xx. Yêu cầu cấu hình tối thiểu: bộ xử lý 1700MHz trở lên, RAM 128MB trở lên; dung lượng đĩa còn trống 10MB trở lên; hệ điều hành Windows XP, Word 2003.

+Cài đặt: Vào menu Start

Control Panel
Regional and Language Options
trong phần standards and formats, chọn English
nhấp OK [nếu bạn chưa thay đổi gì trong hộp thoại này thì để ngầm định].

+Trong Word, bạn vào menu Tools

Macro
Security
chọn Low trong thẻ Security Level

+Giải nén file vừa tải về và chạy Equation and Calculation 3.0 exe để bắt đầu cài đặt. Cài đặt xong, bạn chọn Yes, restart the computer now để khởi động lại máy tính.

+Sau khi cài đặt xong, trên thanh công cụ của Word sẽ xuất hiện thêm một thanh công cụ mới với các menu lệnh hoàn toàn bằng tiếng Việt: tạo công thức, sửa công thức, khai triển, phân tích, đặt biến, biến đổi, tính toán, giải phương trình, hệ phương trình, đồ thị, vẽ hình hình học, chèn kí tự đặc biệt, bảng chọn, trợ giúp.

+Đây là một phiên bảng tiếng Việt nên chúng ta có thể sử dụng dễ dàng. Nếu chưa nắm rõ chúng ta có thể tìm hiểu thêm về các tính năng và hướng dẫn cụ thể trong menu Trợ giúp

Bên cạnh những tác dụng hữu ích của các phần mềm ứng dụng, còn có những hạn chế làm giảm hiệu quả dạy học khi sử dụng giáo án bằng máy vi tính. Các phần mềm ứng dụng thường sử dụng Tiếng Anh nên việc vận dụng nó còn hạn chế. Vì vậy để sử dụng nó được tốt thì đòi hỏi giáo viên phải sử dụng thường xuyên, khắc sâu các biểu tượng. Khi sử dụng giáo án bằng máy vi tính giáo viên cũng gặp một số trở ngại: các hình vẽ, kí hiệu [chủ yếu vẽ bằng Auto shape], bảng [Table] bị di chuyển. Điều quan trọng đối với những giáo viên sử dụng máy vi tính chưa thành thạo là các tài liệu được lấy xuống từ mạng Internet bị nhiễm virut. Chúng ta chưa có các kiến thức rõ ràng và cách phòng tránh hiệu quả thì việc mất các dữ liệu của máy sẽ xảy ra.

3.2. Vấn đề 2: Ứng dụng công nghệ thông tin để soạn giáo án điện tử

3.2.1. Ứng dụng phần mềm Powerpoint trong việc soạn giáo án điện tử

Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin [CNTT] vào dạy học là một nhu cầu bức thiết, trong đó có việc ứng dụng phần mềm PowerPoint để soạn bài giảng điện tử [tạm gọi là Giáo án điện tử - GAĐT]. Tuy nhiên, làm thế nào để sử dụng hiệu quả GAĐT trong dạy học là vấn đề cần quan tâm. Hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong việc dạy và học đã được triển khai sâu, rộng ở các cấp học, ở nhiều địa phương trong cả nước. Việc dạy học bằng GAĐT đã được áp dụng ở nhiều trường, nhất là ở các trường thị trấn, thị xã, thành phố. Việc dạy học bằng GAĐT có rất nhiều tiện ích mà cách dạy cổ điển không có được:

Thứ nhất, GAĐT sẽ thay thế một phần việc ghi bảng của giáo viên. Nhất là đối với những giáo viên viết chữ không được đẹp. Đặc biệt, việc giáo viên đặt ra những câu hỏi trong tiết dạy, những bài tập thảo luận nhóm nếu cứ viết bảng sẽ tốn không ít thời gian trong một tiết dạy. Việc dạy bằng GAĐT sẽ giúp giáo viên tự tin hơn, không đặt nặng quá vấn đề ghi bảng.

Thứ hai, dạy bằng GAĐT sẽ giúp giáo viên truyền đạt được khối lượng kiến thức lớn đến học sinh, nhất là những tranh ảnh, sách vở minh họa.

Thứ ba, GAĐT là một phương tiện giảng dạy trực quan sinh động. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ sử dụng biểu mẫu hay tranh ảnh kết hợp trong tiết dạy. Đối với tiết dạy bình thường, để minh họa một vấn đề gì đó trong bài học giáo viên phải chuẩn bị nào là bảng phụ, nào là nam châm, dây treo thì dạy bằng GAĐT, giáo viên chỉ cần soạn trên PowerPoint sau đó chiếu lên để học sinh theo dõi, vừa tiện lợi vừa dễ dàng quan sát. Sử dụng giáo án điện tử trong tiết dạy Toán , giáo viên có thể nhấn mạnh những điểm học sinh cần chú ý hay những bài toán trắc nghiệm học sinh có thể thực hiện nhanh chóng.

Việc soạn được một giáo án điện tử có chất lượng đối với giáo viên không phải là việc làm dễ dàng. Để thực hiện được đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức cơ bản về tin học, phải có sự tìm tòi, nghiên cứu. Trong thực tế giảng dạy, có nhiều giáo viên mới bắt đầu tìm hiểu thì việc soạn giáo án rất khó khăn. Vì vậy, với chuyên đề này sẽ giúp giáo viên bắt đầu tiếp cận và có thể ứng dụng để soạn được một giáo án điện tử.

3.2.1.1/. Các thao tác cơ bản:

1/. Khởi động, thoát: PowerPoint 2003:

- Khởi động: Start

Programs
Microsoft
PowerPoint 2003

- Thoát: Flie

Exit [hoặc nhấn Alt + F4]

2/. Quan sát màn hình: PowerPoint 2003

-Thanh Standard [nơi chứa các biểu tượng máy in, ghi, sao chép,liên kết, bảng,...]

-Thanh Formating [Nơi chứa các biểu tượng Phông chữ, màu chữ, kiểu chữ, cỡ chữ,...].

-Thanh Menu [chứa các menu chọn lệnh]

-Thanh Drawing : Chứa các nút công cụ để vẽ hình.

-Nếu các thanh này mà không có trên màn hình thì ta có thể chọn vào View

Toolbars
Standard [Formating] để hiển thị.

3/. Thao tác với File:

a/. Mở File mới:

+Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N

+Hoặc chọn File

New

+Hoặc nháy chuột vào

trên thanh công cụ chuẩn

b/. Ghi File: File

Save hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + S. Nếu là file mới thì hộp thoại Save As xuất hiện phải đặt tên file trong khung: File name
chọn nơi ghi ở chữ Save in
nhấp save

c/. Đóng file: File

Close

d/. Mở một file cũ:

-Chọn một trong 3 cách sau:

+ File

Open

+Hoặc nhấn CTRL + O

+Nhấp chuột vào biểu tượng trên thanh công chuẩn Standar

-Hộp thoại Open mở ra

-Tìm vị trí nơi chứ file [nhấp chữ look in tìm ổ đĩa, thư mục chứa file]
nhấp chuột chọn tên file
Nhấp chuột vào

Hộp thoại mở file cũ:

4/. Thao tác với Slide:

a/. Tạo mới một Slide:

+ Insert

New Slide

+Ctrl + M

b/. Xoá Slide: Chọn Slide nhấn phím Delete

c/. Thay đổi vị trí Slide: Từ phía bên trái của màn hình thiết kế chọn trái chuột vào Slide cần thay đổi vị trí, giữ chuột rê tới nơi cần thiết rồi thả ra.

d/. Xem 1 Slide : Khi thiết kế xong một Slide ta có thể cho hiện để kiểm tra bằng cách chọn Slide cần hiện
nhấn Shift + F5 [Hoặc nhấp chuột vào biểu tượng

trong cụm phía dưới bên trái màn hình thiết kế]

e/. Ẩn một Slide : Chọn Slide

Slide Show
Hide

f/. Định dạng font chữ trong slide: chủ yếu sử dụng thanh công cụ Formating

g/. Định dạnh thông thường: Trên thanh này bao gồm các nút lệnh chức năng định dạng [Font chữ, màu chữ, kiểu chữ,...]

h/. Định dạng các khung chứa text: Muốn thay đổi lại độ rộng của khung chứa chữ [đối tượng chứa text], ta chọn vào mép khung khi xuất hiện 8 nút khiển thì đưa chuột vào các nút đó tới khi chuột biến thành mũi tên 2 chiều thì bắt đầu điều chỉnh kéo to ra hay thu nhỏ lại cho cân đối trong Slide.

i/. Thay đổi nền cho Slide:

+Chọn Slide cần thay đổi nền.

+ Format

Slide Design
Design Templates

[Hoặc Format

Slide Design
Color Schemes]

+ Tìm mẫu nền cho Slide cần chèn.

+ Khi nút thả hiện ra nhấp chọn :

. Apply to All [áp dụng cho tất cả]

. Apply to Selected Slide [cho Slide đã chọn]

5/. Chèn tranh ảnh vào slide:

a/. Chèn vào một Slide bất kỳ:

- Đưa trỏ chuột Slide cần chèn.

- Chọn Insert

Picture
From File... Xuất hiện hộp thoại

- Tìm đường dẫn đến thư mục có file tranh

- Chọn tranh

chọn Insert.

- Định dạng tranh, di chuyển tới vị trí hợp lý.

[Chú ý: có thể copy tranh và dán thẳng vào Slide ]

b/. Chèn tranh vào Slide theo một khuôn mẫu định trước:

- Format

Slide layout và chọn trong các khung những định dạng thích hợp:

- Chọn Apply to select Slide

- Chọn vào biểu tượng chèn tranh

chọn tranh
Ok

c/. Chèn một file Video, Audio, một bảng, một biểu đồ.

Format

Slide layout
chọn một khuôn dạng thích hợp
nhấp chuột vào biểu tượng hình:

-Nếu chèn bảng thì nhấp vào biểu tượng bảng
xuất hiện hộp thoại Insert table
nhập số cột của bảng [number of column] và nhập số dòng của bảng [number of rows]
OK

+ Định dạng bảng:

.Thêm cột [hàng]: bôi đen số cột [hàng] cần thêm

Nhấp phải chuột chọn : Insert columns [Insert Rows]

.Xoá cột [hàng]: bôi đen số cột [hàng] cần xoá

nhấp phải chuột chọn : Delete columns [Delete Rows].

.Định dạng bảng bằng thanh công cụ Table and Borders.

[Cho hiện thanh này lên bằng cách vào: View

ToolBars
Table and Borders]

-Nếu chèn video hoặc audio thì chọn biểu tượng camera [làm xuất hiện một thư viện Media Clip có sẵn các file video, audio.]

-Chọn 1 file cần chèn

nhấp OK . Khi đó màn hình xuất hiện hộp thoại thông báo: How do you want the sound to start in the slide show? [Bạn muốn âm thanh này bắt đầu như thế nào khi trình diễn?] và xuất hiện hai lựa chọn:

Automatically: tự động When clicked: khi nhấp chuột

Lưu ý: Nếu không có file Video [Audio] cần chèn trên thư viện, cần phải nhập thêm vào bằng cách: chọn Import tìm đường dẫn đến thư mục chứa file Video [Audio]
chọn file
chọn Add

Hộp thoại sau khi nhấp Import


-Chèn biểu đồ thì nhấp vào biểu tượng biểu đồ , nhấp ra vùng trống để kết thúc.

Khi đó màn hình xuất hiện hộp thoại

hiệu chỉnh biểu đồ

d/. Chèn chữ nghệ thuật:

Chọn slide cần chèn

Insert
Picture
wordArt [các bước giống bên Word] hoặc có thể chèn trực tiếp bằng cách chọn biểu tượng chữ A trên thanh drawing

6/. Tạo hoạt ảnh:

a/. Tạo hoạt ảnh chung cho các đối tượng trong một slide:

Bước 1: Chọn Slide rồi nhấp chuột Slide Show

Animation Scheme
[hiện lược đồ hoạt ảnh].

Bước 2: Chọn các hoạt ảnh cho Slide trong các khung.

+ Recently Used [Sử dụng không lâu

Nhanh]

+ No Animation [không hoạt ảnh].

+ Subtle [phản phất, huyền ảo].

+ Moderate [vừa phải, ôn hoà, không quá khích]

+ Exciting [Hiện hữu có sẵn]

b/. Hoạt ảnh tuỳ chọn cho từng đối tượng trong slide.

Bước 1: Làm hiện đồ thuật: Slide Show

Custom Animation

Bước 2: Chọn đối tượng trong Slide cần tạo hoạt ảnh [dòng chữ "Bôi đen", tranh, hình vẽ, file video, bảng, biểu đồ, chữ nghệ thuật...]

Bước 3: Chọn Add effect, khi đó có bốn lựa chọn

- Entrance: Hiệu ứng xuất hiện Slide

- Emphasis: Hiệu ứng nhấn mạnh

- Exit: Hiệu ứng biến mất

- Motion Paths: hiệu ứng chuyển động

Với mỗi lựa chọn chúng ta có thể có các hiệu chỉnh như sau:

+Start: on click, with previous, after previous

+Direction

+Speed: tốc độ

Bước 4: Xem thử

[chú ý : xoá hiệu ứng bằng cách chọn vào hiệu ứng trong đồ thuật nhấp chuột vào remove

+Muốn thay đổi thứ tự xuất hiện của hiệu ứng thì chọn hiệu ứng trong đồ thuật và chọn order [xuống] hoặc re order [lên] cho phù hợp.

+Khi sử dụng hiệu ứng motion paths ta có thể điều chỉnh về tốc độ, số lần lặp lại dựa vào cách sau:

.Speed: tốc độ .Repeat: số lần lặp lại

Nếu muốn hiệu ứng xuất hiện khi nhấp vào biểu tượng nào đó thì ta chọn:

Triggers

start effect on click of
chọn biểu tượng để nhấp chuột

Ví dụ: sau khi tạo hiệu ứng cho 5x 8 = 0 và tôi muốn nó xuất hiện khi bấm chữ phương trình thì tôi thực hiện như sau:

Trong cột Modify bên phải màn hình, chọn vào mũi tên của dòng chỉ hiệu ứng của 5x 8 = 0

timing
xuất hiện hộp thoại như trên
timing
chọn tốc độ [speed], chọn số lần lặp lại [repeat]
triggers
start effect on click of
shape 1: phương trình

c/. Tạo sự chuyển tiếp cho Slide.

Mục đích : Tạo hiệu ứng khi chuyển tiếp giữa các slide

-Bước 1: Làm hiện đồ thuật : Slide Show

Slide Transition

-Bước 2: Chọn kiểu hiệu ứng cho Slide ở khung: Apply to Selected Slides

-Bước 3: chọn tốc độ + âm thanh ở khung Modify Transition: Speed [tốc độ];

Sound : nếu chọn âm thanh có sẵn trong chương trình thì có thể lựa chọn một trong những âm thanh trong thư mục đó

Nếu chúng ta muốn chọn âm thanh khác có sẵn trong máy thì chọn othervà chỉ đường dẫn đến địa chỉ chứa file âm thanh

-Bước 4: Chọn chế độ tác động khi chuyển Advance slide:

+ Chuyển tiếp khi nhấp chuột: On mouse click

+ Chuyển tiếp ở chế độ thời gian chờ: Automaticcally after

Chú ý: muốn bỏ chế độ chuyển tiếp của Slide, chọn No Transition

7/. Tạo sự liên kết:

a/. Tạo sự liên kết bằng nút bấm hành động.

-Bước1: Slide Show

Action Buttons
chọn một biểu tượng
vẽ nút bấm trong slide.

-Bước 2: kết thúc bước 1 xuất hiện hộp thoại "Action Setting" chọn thẻ Mouse click Chọn một trong các lựa chọn sau:

None : Không liên kết [không có liên kết nào]

Hyperlink to: Liên kết tới 1 Slide, trang Web,...

Run Program: Chạy một chương trình trên máy tính [sketchpad, cabri,]

Play sound: liên kết với một dạng âm thanh.

-Bước 3: Nhấp OK kết thúc liên kết

Chú ý:

Khi chọn Hyperlink to ta phải lựa chọn các trường hợp sau:

- Next Slide: đến Slide tiếp theo

- Previous Slide: về trước một Slide

- First Slide: về Slide đầu

- End Show: trở về màn hình thiết kế

- URL...: liên kết tới một trang Web

- Other PowerPoint Presentation...: Tới 1 slide trong file PowerPoint khác

- Other file...: Tới một file bất kỳ khác

- Slide...: Tới một Slide trong file hiện hành, khi vào trường hợp này ta phải chọn một Slide nào đó trong file

* Khi chọn : Run Program phải bấm vào Browse để tìm chương trình chứa trong máy tính [sketchpad, mathtype, trang word]. Với phần này, ta có thể chèn một file sketchpad hoặc trang word. Nhưng lưu ý khi chèn file nào thì cần phải chép file đó đúng địa chỉ, thường là nằm chung thư mục với bài giảng điện tử.

*Muốn viết chữ trên nút bấm thì nhấp phải chuột phải vào nút và chọn add text

*Muốn sửa lại liên kết trên nút, nhấp phải chuột vào nút chọn Action Setings [hoặc Edit Hyperlink]

*Muốn gỡ bỏ mối liên kết: Remove Hyperlink

b/. Tạo liên kết cho 1 đối tượng.

-Bước 1: Chọn đối tượng.

-Bước 2: Nhấp chuột phải vào đối tượng chọn Hyperlink...Làm xuất hiện hộp thoại Insert Hyperlink

-Bước 3: Chọn kiểu liên kết là một trong các trường hợp sau:

+Existing file or webpage: có ba lựa chọn tương ứng

. Current folder: liên kết đến một file hay chương trình trong 1 thư mục [tìm đường dẫn tới thư mục nơi có chữ Look in].

. Recent file: liên kết đến một file đã tồn tại và sử dụng gần đây trên máy.

. Bookmark: Để liên kết đến một Slide trong file PowerPoint hiện hành.

+Place in this document [liên kết ngay trong tài liệu đang soạn thảo]

chọn trang cần liên kết

+Create new document [liên kết với một tài liệu mới]

chọn tên tài liệu

+E-mail address [liên kết đến một địa chỉ E-mail]
nhập địa chỉ e-mail sử dụng

-Bước 4: Nhấp OK

Chú ý: Để gỡ bỏ liên kết cho đối tượng, nhấp phải vào đối tượng chọn : Remove Hyperlink

8/. Vẽ hình cho Slide:

Bước 1: Khởi động thanh Drawing [View

Toolbars
Drawing].

Bước 2: Chọn các biểu tượng cần vẽ trên thanh Drawing hoặc nhấp vào
vẽ vào slide.

Bước 3: Định dạnh hình vẽ nhờ các biểu tượng trên Drawing :

- Thùng sơn : để tô mầu cho hình [ muốn bỏ màu chọn No Fill]

- Bút : để thay đổi màu đường viền của hình vẽ

- Biểu tượng chữ : Thay đổi màu của chữ.

Chú ý: Muốn viết chữ lên hình bất kỳ: nhấp phải chuột vào hình chọn Add Text [Hoặc Edit text]

9/. Diễn giải khi trình chiếu:

-Ở chế độ Slide show, nhấn chuột phải lên một nơi bất kì trên màn hình

hiện một menu
đưa tới mục pointer option và chọn pen

-Có thể dùng bút này để khoanh vùng những điểm cần nhấn mạnh trong slide khi trình chiếu

-Bấm E để xóa các chú giải.

-Khi tắt bài trình chiếu sẽ xuất hiện hộp thoại:Do you want to keep your ink annotations? [bạn có muốn giữ lại phần chú thích của bạn không?]

Keep: giữ lại Discard: không giữ

3.2.1.2. Các lưu ý khi sử dụng phần mềm powerpoint để soạn GAĐT:

-Không nên sử dụng quá nhiều màu, font chữ trong một slide

-Size chữ không quá to cũng không quá nhỏ, thường thì size chữ từ 18 đến 24 là hợp lí.

-Không nên sử dụng quá nhiều hình ảnh trang trí trong một slide

-Màu chữ và màu nền của slide phải có độ tương thích

-Không nên nhấn mạnh quá nhiều ý trong một slide

- Các trang trình diễn phải đơn giản và rõ ràng
- Không sao chép nguyên văn bài dạy, chỉ nên đưa những ý chính vào mỗi trang trình diễn
-Phải liên kết với các phần mềm toán học khác để giáo án điện tử không chỉ thay thế bảng phụ mà có một giá trị nhất định

-Không nên quá lạm dụng giáo án điện tử, đừng biến phương pháp đọc chép mà chúng ta cần loại bỏ thành phương pháp nhìn chép.

-Hướng dẫn học sinh ghi chép:

+Cần thể hiện bố cục của bài giảng trong suốt quá trình giảng dạy [ tên bài dạy, các đề mục] để học sinh dễ dàng củng cố.
+ Cần quy định màu chữ cho học sinh ghi vào vở.

+Trong tiết học, học sinh phải có sẵn trước mặt sách giáo khoa quy định của Bộ GD&ĐT và dùng vở để ghi chép. Khi trình chiếu Power Point và giảng bài, giáo viên hướng dẫn học sinh cách ghi bài học vào vở như sau:
+Những kiến thức căn bản, thuộc nội dung giáo khoa quy định sẽ nằm trong các slide có ký hiệu riêng[ví dụ: cây viết đặt ở góc trên bên trái]. Học sinh phải chép đầy đủ nội dung trong các slide này. Tập hợp nội dung các slide có ký hiệu riêng tạo nên kiến thức yêu cầu tối thiểu của tiết học.
+Những nội dung có tính thuyết minh, minh họa, mở rộng kiến thức sẽ nằm trong các slide khác, không có ký hiệu riêng. Với những slide này, học sinh tự chọn học nội dung để chép tùy theo sự hiểu bài của mình.
+Với những kiến thức căn bản nhưng khá dài, nếu chép hết sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của tiết học, sau khi giảng xong giáo viên hướng dẫn học sinh đánh dấu trong sách giáo khoa để về nhà chép [học sinh sẽ chừa khoảng trống thích hợp].

3.2.2. Ứng dụng các phần mềm khác để soạn giáo án điện tử:

Trong giai đoạn hiện nay không chỉ ứng dụng phần mềm Miccrosoft Powerpoint để soạn giáo án điện tử mà còn có các phần mềm khác: Violet, Sketchpad, Miccrosoft Word...

3.2.2.1. Phần mềm Violet:

Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác... rất phù hợp với học sinh từ tiểu học đến THPT.

Tương tự phần mềm Powerpoint, Violet có đầy đủ các chức năng dùng để tạo các trang nội dung bài giảng như: cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức, các file dữ liệu multimedia [hình ảnh, âm thanh, phim, hoạt hình Flash...], sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, thực hiện các tương tác với người dùng... Riêng đối với việc xử lý những dữ liệu multimedia, Violet tỏ ra mạnh hơn so với Powerpoint, ví dụ như cho phép thể hiện và điều khiển các file Flash hoặc cho phép thao tác quá trình chạy của các đoạn phim v.v...

Violet cũng có các module công cụ dùng cho vẽ hình cơ bản và soạn thảo văn bản nhiều định dạng [Rich Text Format]. Ngoài ra, Violet còn cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong các SGK và sách bài tập như:

-Bài tập trắc nghiệm, gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, ghép đôi, chọn đúng sai, v.v...

-Bài tập ô chữ: học sinh phải trả lời các ô chữ ngang để suy ra ô chữ dọc.

-Bài tập kéo thả chữ / kéo thả hình ảnh: học sinh phải kéo thả các đối tượng này vào đúng những vị trí được quy định trước trên một hình ảnh hoặc một đoạn văn bản. Bài tập này còn có thể thể hiện dưới dạng bài tập điền khuyết hoặc ẩn/hiện.

Ngoài các module dùng chung và mẫu bài tập như trên, Violet còn hỗ trợ sử dụng rất nhiều các module chuyên dụng cho từng môn học, giúp người dùng có thể tạo được những trang bài giảng chuyên nghiệp một cách dễ dàng:

-Vẽ đồ thị hàm số: Cho phép vẽ được đồ thị của bất kỳ hàm số nào, đặc biệt còn thể hiện được sự chuyển động biến đổi hình dạng của đồ thị khi thay đổi các tham số của biểu thức.

-Vẽ hình hình học: Chức năng này tương tự như phần mềm Geometer SketchPad, cho phép vẽ các đối tượng hình học, tạo liên kết và chuyển động. Đặc biệt, người dùng có thể nhập được các mẫu mô phỏng đã làm bằng SketchPad vào Violet.

Violet cho còn phép chọn nhiều kiểu giao diện [skin] khác nhau cho bài giảng, tùy thuộc vào bài học, môn học và ý thích của giáo viên.

Sau khi soạn thảo xong bài giảng, Violet sẽ cho phép xuất bài giảng ra thành một thư mục chứa file EXE hoặc file HTML chạy độc lập, tức là không cần Violet vẫn có thể chạy được trên mọi máy tính, hoặc đưa lên máy chủ thành các bài giảng trực tuyến để sử dụng qua mạng Internet.

Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp và phần trợ giúp đều hoàn toàn bằng tiếng Việt, nên phù hợp với cả những giáo viên không giỏi Tin học và Ngoại ngữ. Mặt khác, do sử dụng Unicode nên font chữ trong Violet và trong các sản phẩm bài giảng đều đẹp, dễ nhìn và có thể thể hiện được mọi thứ tiếng trên thế giới. Thêm nữa, Unicode là bảng mã chuẩn quốc tế nên font tiếng Việt luôn đảm bảo tính ổn định trên mọi máy tính, mọi hệ điều hành và mọi trình duyệt Internet.

Nhưng trong đề tài này, tôi chỉ nghiên cứu ứng dụng của Violet để tạo ra các bài tập trắc nghiệm.

Violet cho phép tạo được 4 kiểu bài tập trắc nghiệm:

§ Một đáp án đúng: chỉ cho phép chọn 1 đáp án

§ Nhiều đáp án đúng: cho phép chọn nhiều đáp án một lúc

§ Đúng/Sai: với mỗi phương án sẽ phải trả lời là đúng hay sai

§

Câu hỏi ghép đôi: Kéo thả các ý ở cột phải vào các ý tương ứng ở cột trái để được kết quả đúng.

Ví dụ 1: Tạo một bài tập trắc nghiệm như sau:

Các khẳng định sau là đúng hay sai?

a] Một số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 3

b] Một số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 9

c] Một số chia hết cho 15 thì số đó chia hết cho 3

Nhập liệu cho bài tập trên như sau:

Để thêm phương án, ta nhấn vào nút + ở góc dưới bên trái, để bớt phương án thì nhấn vào nút -. Sau khi nhập xong, ta nhấn nút "Đồng ý" sẽ được màn hình bài tập trắc nghiệm như sau:

Ví dụ 2: Tạo bài trắc nghiệm có các ký hiệu đặc biệt và hình vẽ:

Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 2 và AC=

, số đo góc C là:

= 30°

= 60°

= 70°

Đây là kiểu bài trắc nghiệm Một đáp án đúng, chỉ có đáp án thứ 2 là đúng. Ta soạn thảo trên màn hình như sau:

Chú ý: Riêng trong bài tập trắc nghiệm, ta có thể gõ các công thức giống như trong phần nhập văn bản bình thường, với mẫu LATEX[...].

Sử dụng hình ảnh trong bài tập trắc nghiệm:

Dùng Macromedia Flash, Corel Draw để vẽ hình và tạo ra một file .swf, hoặc dùng một phần mềm xử lý ảnh [chẳng hạn như Paint Brush, Photoshop,...] để vẽ hình và tạo ra một file ảnh JPEG. Nhập tên file này vào ô nhập liệu Ảnh, ảnh này sẽ được hiện ra trong bài trắc nghiệm ở ngay phía dưới của câu hỏi.

Ngoài Flash, Corel và các chương trình xử lý ảnh, ta cũng có thể vẽ ở bất kì chương trình nào: Sketchpad, Geocabri, Word, v.v nhưng kết quả phải ghi ở dạng ảnh JPEG [bằng cách dùng chức năng chụp hình và ghi ảnh thông qua các phần mềm như Paint, Photoshop,...].

Chẳng hạn với bài tập ví dụ trên, ta chèn thêm hình tam giác vuông ABC vào màn hình trắc nghiệm bằng cách vẽ ở Sketchpad một tam giác vuông, sau đó chụp hình vẽ [nhấn nút PrintScreen], dán [Paste] sang Paint và ghi ở dạng JPEG. Sau đó vào Violet, ở hộp nhập liệu Ảnh, ta nhập tên file ảnh JPEG như hình trên, hoặc nhần nút ba chấm ... để chọn file ảnh đó, nhấn nút Đồng ý, ta được màn hình bài tập sau:

Đối với bài tập nhiều đáp án đúng, ta cũng làm tương tự như đối với bài tập một đáp án đúng và bài tập đúng/sai.

3.2.2. 2 Phần mềm Geometer/s sketchpad [GSP]:

Geometer/s sketchpad [GSP] là phần mềm được nhập về để phục vụ cho dự án PDL, thuộc chương trình Tái sáng tạo giáo dục được kí kết giữa IBM và bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam. Phải nói rằng phần mềm này hỗ trợ đắc lực cho việc dạy và học hình học động, vốn là môn học cần nhiều sự minh họa trực quan sinh động để học sinh dễ tiếp thu [như dạng toán quỹ tích]. Ngoài ra GSP còn hỗ trợ đắc lực cho khảo sát và vẽ đồ thị hàm số và một số vấn đề khác của toán học, giúp cho học sinh vẽ hình chính xác trong hình học, phát hiện, dự đoán kết quả của bài toán, đồng thời tạo cho học sinh kĩ năng thiết lập các thuật toán khi giải quyết các vấn đề nào đó.

1/. Quỹ tích:

a/. Tạo vết [trace] cho một điểm, một đối tượng khi chuyển động:

-Nháy chuột chọn điểm hoặc đối tượng sẽ di chuyển và để lại vết

-Chọn [Menu]Display

Trace Point [hoặc Trace Segment, Ray,...]

[Sử dụng Erase Traces để xóa vết]

b/. Chọn màu cho điểm, đối tượng:

-Chọn điểm hoặc đối tượng

-Chọn [Menu] Display

Color

-Nháy chuột để chọn màu thích hợp trong bảng màu có sẵn. Khi đó, nếu bạn di chuyển điểm hoặc đối tượng thì sẽ thấy để lại các vết của nó trước đó

c/. Dựng quỹ tích:

-Chọn đồng thời điểm hoặc đối tượng thay đổi và điểm sẽ tìm quỹ tích liên kết với điểm di động.

-[Menu] Construct

Locus

-Quỹ tích của điểm cần tìm sẽ được vẽ

2/. Các phép biến hình:

a/. Phép tịnh tiến: Sử dụng Translate trong Menu Transform

-Thao tác: Vectơ tịnh tiến xác định bởi hai điểm [đầu và cuối]

Bước 1: Chọn vectơ tịnh tiến, chọn hai điểm A và B

Transform
Mark vector

Bước 2: Chọn điểm C cần lấy ảnh qua phép tịnh tiến theo vectơ AB.

Bước 3: chọn lệnh Transform

Translate

b/. Phép quay: Sử dụng Rotate trong menu Transform. Thao tác:

Bước 1: Chọn tâm quay

Bước 2: Chọn hình cần dựng ảnh qua phép quay

Bước 3: Dựng ảnh của hình chọn: Vào menu Transform

menu Rotate xuất hiện hộp thoại
nhập giá trị góc quay vào hộp và click chuột vào nút Rotate.

c/. Phép đối xứng trục: Sử dụng Reflect trong Menu Transform. Thao tác:

Bước 1: Chọn trục đối xứng là đường thẳng d đã cho

Thực hiện lệnh Transform

Mark Mirro để xác định d là trục đối xứng

Bước 2: Chọn hình cần dựng ảnh qua trục đối xứng

Bước 3: Hiển thị ảnh của hình qua phép đối xứng: vào transform

Reflect

3/. Vẽ đồ thị của hàm số: Sử dụng Graph Menu

Thao tác:

-Viết biểu thức của hàm số bằng lệnh:

+Vào Graph

new functions [gõ biểu thức của hàm số nhờ sử dụng bảng tính, chọn giá trị trong Values, viết hàm số sơ cấp từ mục Functions]

-Vẽ đồ thị:

+Đánh dấu chọn hàm số đã viết trên màn hình

+Vẽ đồ thị bằng lệnh Graph

Plot Function. Đồ thị hàm số hiện lên màn hình

4/. Đo đạc và tính toán:

-Đo độ dài đoạn thẳng: Measure

Length

-Đo khoảng cách hai điểm: Measure

Distance

-Đo khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng: Measure

Distance

-Đo hệ số góc: Measure

Slope

-Đo bán kính, chu vi, diện tích đường tròn [hình tròn]: Measure

Radius [Circumference, Area]

-Đo góc: Measure

Angle

-Đo chu vi, diện tích đa giác:

+Chọn đồng thời các đỉnh của đa giác

+[Menu] construct

Polygon Interior

+[Menu] Measure

Perimete [chu vi]

+[Menu] Measure

Area [diện tích]

5/. Tạo hiệu ứng trình chiếu như powerpoint bằng nút Hide/ Show [Object]:

-Chọn đối tượng cần che hoặc tái hiện

-Vào [Menu]Edit

action buttons
Hide / show

-Xuất hiện nút Hide Object [che đối tượng] hoặc Hide Captions [che khung văn bản]

-Nháy nút mũi tên và nháy tiếp nút Hide Object thì đối tượng bị che, đồng thời nút này bị thay thế bởi nút Show Object , nếu nháy lại vào nút Show Object thì đối tượng sẽ tái hiện. Tương tự, nếu muốn che khung văn bản thì nháy nút Hide Caption, khi đó đối tượng bị che chỉ còn dòng chú thích.

Đối với một trang trình chiếu có rất nhiều đối tượng xuất hiện lần lượt, khi thực hiện như trên sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa đối tượng này với đối tượng khác. Vì vậy, chúng ta cần sắp xếp chúng theo thứ tự xuất hiện và đặt tên chính xác cho các nút lệnh ẩn / hiện của các đối tượng bằng cách:

Nhấp chuột phải vào nút lệnh Hide Object

Label Action button
nhập tên nhãn
OK

Khi sử dụng phần mềm GSP phiên bản 4.07, tôi thấy khó khăn nhất là việc đánh dấu góc. Việc làm đó chiếm gần nửa thời gian vẽ hình. Nhưng hiện nay vấn đề đó không còn mất thời gian nữa khi sử dụng GSP phiên bản 5.0. Với phiên bản 5.0 thì giao diện của nó đẹp mắt hơn, sử dụng dễ hơn và nhanh chóng hơn.

Bên cạnh việc ứng dụng các phần mềm Microsoft Powerpoint, Geometer/s sketchpad, Mathtype, ta còn có thể ứng dụng một số phần mềm khác trong dạy học toán như: Cabri, Mathcat...Nhưng thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ trình bày việc ứng dụng các phần mềm cần thiết mà giáo viên có thể sử dụng thường xuyên trong giảng dạy.

3.3. Khai thác mạng Internet phục vụ dạy học:

Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục và chất lượng giảng dạy môn Toán là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú và phù hợp để bổ sung những nội dung được quy định trong chương trình và sách giáo khoa. Internetnguồn tư liệu vô tận cho các bài giảng sẽ giúp giáo viên và học sinh đáp ứng được yêu cầu đó .

a/. Lợi ích từ internet đối với giáo viên:

- Giáo viên có thể tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học khi tham gia vào các diễn đàn, các câu lạc bộ, hay tìm hiểu các trang Web từ mạng internet như: giaovien.net, vnschool.net, violet.vn, dayhoctructuyen.org, edu.net.vn, diendan3t.net, toanhoctuoitre.nxbgd.com.vn, toantuoitho.nxbgd.vn,

- Giáo viên có thể tải các giáo án, bài giảng, tư liệu, đề thi và tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy tại các trang web như: vioet.vn, giaovien.net, edu.net.vn, vnschool.net, thuvienkhoahoc.com, ebook.moet.gov.vn.

- Qua mạng internet giáo viên có thể tham gia vào các diễn đàn của học sinh, các blog hay trang web của học sinh của mình hay học sinh trên khắp cả nước để tìm hiểu về tâm lý, sở thích của học sinh từ đó có những phương pháp giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao.

- Giáo viên có thể lập blog hay trang web hay các câu lạc bộ để trao đổi cùng đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm của mình.

Hạn chế:

- Nhiều giáo viên còn chưa thấy được các lợi ích từ việc khai thác internet, có nhiều người nghĩ rằng internet chỉ là để đọc báo, để giải trí, cũng có người sợ mình không biết cách khai thác mạng, ngại học, ngại tìm hiểu nghiên cứu để nâng cao trình độ.

- Nhiều GV chưa có điều kiện để nối mạng internet, cũng có nhiều người bận công việc gia đình không có thời gian nghiên cứu khai thác mạng internet phục vụ công tác dạy học.

b/. Lợi ích từ internet đối với học sinh:

Thông qua mạng internet, học sinh có thể trao đổi, học tập kinh nghiệm với các bạn trong cả nước. Học sinh có thể vào các trang web kể trên để tìm tòi các tài liệu liên quan đến toán học, các bài tập cơ bản và nâng cao, các kiến thức liên quan đến lịch sử toán học, các trò chơi ô chữ phát triển trí tuệ, giải toán trên internet [Vi-olympic]

3.4. Một số ưu điểm và hạn chế khi Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán:

3.4.1. Vấn đề 1: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giáo án

* Ưu điểm:

-Giáo án đánh máy có hình thức đẹp, trình bày khoa học, dễ sử dụng khi giảng dạy.

-Rút ngắn thời gian soạn giáo án do có sử dụng những ưu điểm của phần mềm soạn giáo án [ microsoft Word hay open office], các phần mềm này sẽ tự động hóa một số thủ tục của giáo án theo một mẫu nhất định do người soạn đặt ra : ví dụ như tuần, ngày soạn, ngày dạy, kẻ khung, các mục của giáo án, soạn giáo án bằng máy vi tính làm cho chúng ta có thể chỉnh sửa rất dễ dàng. Ngoài ra phầm mềm còn cho phép chúng ta sưu tầm, lựa chọn sao chép những ý tưởng, nội dung hay trong các giáo án cũ của mình, của đồng nghiệp.

-Có thể lưu trữ đến các năm học sau để bản thân, đồng nghiệp sử dụng tham khảo.

-Có thể sử dụng để đưa các nội dung cần thiết vào bài giảng điện tử một cách nhanh chóng mà không cần gõ lại.

-Qua việc soạn giáo án, giáo viên được tìm hiểu, học hỏi thêm về công nghệ thông tin từ đó nâng cao trình độ tin học của giáo viên góp phần nâng cao phong trào ứng dụng CNTT trong dạy học.

-Giáo viên có thể dễ dàng đưa vào giáo án những sơ đồ, biểu đồ, tranh, ảnh minh họa. điều mà giáo án viết tay khó có thể làm được.

*Hạn chế:

- Nhiều giáo viên còn lúng túng khi sử dụng máy vi tính và các phần mềm văn phòng để soạn giáo án, chưa biết khai thác mạng internet để sưu tầm giáo án, tư liệu phục vụ cho giáo án.

- Bên cạnh đó cũng có những hạn chế làm giảm hiệu quả dạy học khi sử dụng giáo án bằng máy vi tính: Một số ít giáo viên lợi dụng mạng internet để khai thác một cách tiêu cực giáo án của đồng nghiệp như sao chép y nguyên, không có sự nghiên cứu, không có chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện dạy học của mình. Thậm chí có giáo viên còn nhờ hoặc thuê người soạn giáo án, cốt để có giáo án đối phó với kiểm tra. Những việc làm đó không những không mang lại hiệu quả cho việc dạy học bằng giáo án đánh máy mà còn làm cho người dạy lười không nghiên cứu bài dạy sẽ làm cho tiết dạy đạt hiệu quả thấp.

3.4.2. Vấn đề 2: Ứng dụng công nghệ thông tin để soạn và dạy giáo án điện tử

Trước hết, không phải bài nào trong chương trình cũng có thể thiết kế và giảng dạy bằng giáo án điện tử. Giáo viên cần cân nhắc và lựa chọn kĩ các tiết dạy có hoặc không sử dụng công nghệ thông tin sao cho phát huy được một cách tối đa hiệu quả và đảm bảo mục tiêu bài học. Việc lựa chọn bài soạn giảng phù hợp quyết định phần lớn đến thành công của tiết dạy.

Trong quá trình soạn giáo án điện tử, nhiều giáo viên có thói quen lựa chọn, có phần lạm dụng các hiệu ứng trình chiếu phức tạp, nhiều hiệu ứng trình chiếu phức tạp khác nhau trong một slide và cho rằng điều đó sẽ nâng cao chất lượng tiết học, gây hứng thú cho học sinh. Nhưng trong thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng không nên chọn các hiệu ứng quá phức tạp và cầu kì khi chạy các slide. Vì như thế sẽ làm mất sự tập trung chú ý của học sinh vào nội dung bài học, đôi khi làm cho các em quá phấn khích, trầm trồ mà không chú ý đến nội dung và lời nói của giáo viên.

Do ưu thế của giáo án điện tử nên ngày nay có nhiều trang thông tin cung cấp tư liệu hình ảnh, phim tư liệu...của tất cả các môn học. Khai thác các trang thông tin thông qua mạng Internet là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên giáo viên cần có kĩ năng chọn lọc trong vô số những tư liệu đó những gì phục vụ tốt nhất cho bài giảng, tránh ôm đồm, lạm dụng các tư liệu vào bài giảng, biến tiết học thành buổi xem tranh ảnh, phim tư liệu, không cung cấp đủ kiến thức cơ bản cho học sinh, làm loãng nội dung bài học, dễ dẫn đến cháy giáo án. Bên cạnh đó, ở một số chuyên trang về giáo dục còn giới thiệu các giáo án điện tử mẫu, giáo viên nên xem đó là những bài giảng tham khảo, không nên lấy đó làm của mình, đưa vào giảng dạy luôn mà trên cơ sở học hỏi để thiết kế giáo án cho phù hợp với đối tượng học sinh và địa phương mình.

Tuy giáo án điện tử có nhiều ưu điểm nhưng cũng không thể tránh được những hạn chế nhất định. Một trong những hạn chế của nó là do chạy lần lượt các slide nên không để lại dàn bài như viết bảng. Khi soạn giáo án giáo viên có thể khắc phục hạn chế này bằng cách tạo một slide dàn ý sau cùng để củng cố bài học. Hoặc giáo viên có thể ghi những nội dung chính [tiêu đề, dàn bài] trên bảng. Một chú ý với giáo viên rằng, dù dạy bằng giáo án điện tử nhưng vẫn phải có sự kết hợp thật hợp lí với bảng phấn. Tránh trường hợp sử dụng giáo án điện tử như là một bảng phụ hay tất cả mọi vấn đề đều được chiếu. Làm như vậy sẽ gây cho học sinh sự nhàm chán, không phát huy được tính tích cực của học sinh. Khi dạy giáo án điện tử, giáo viên phải biết kết hợp với các phương pháp hoạt động nhóm, cho học sinh thực hiện phiếu học tập, trò chơi để tăng khả năng hoạt động độc lập, tư duy sáng tạo của học sinh. Phương tiện kỹ thuật có hiện đại đến đâu chăng nữa thì nó chỉ hỗ trợ cho việc giảng dạy và tạo ra bài giảng hay hơn, sinh động hơn, song nó không là tất cả và không thể thay thế vai trò chủ đạo của người giáo viên trong giờ lên lớp. Để tiết dạy thật sự đạt hiệu quả cao hơn, giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp truyền thống và hiện đại một cách nhuần nhuyễn tất nhiên sẽ đem lại chất lượng và hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy mà không làm mất đi, hoặc sai lệch về mục đích, mục tiêu giảng dạy trong nhà trường.

Để thiết kế, sử dụng bài giảng hiệu quả thì giáo viên cần:

-Bước 1: Phân tích nội dung bài dạy, soạn bài giảng.

-Bước 2: Xây dựng kịch bản sư phạm cho việc thiết kế bài giảng trên máy.

-Tập hợp các nội dung cần đưa lên màn chiếu.

-Xác định thứ tự các nội dung sẽ đưa lên màn chiếu.

-Lập phương án tạo hiệu ứng cho nội dung trình chiếu.

-Nội dung có thể đưa lên màn chiếu là:

+ Những tình huống đặt vấn đề.

+ Nội dung câu hỏi, hình vẽ hay biểu đồ, bảng tổng hợp kiến thức của chương.

+ Những bài tập củng cố, bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm, trò chơi...

+ Những hình vẽ, đoạn Video clip minh hoạ.

+ Hướng dẫn bài về nhà...

- Bước 3: Thể hiện kịch bản trên máy vi tính.

- Bước 4: Xem xét, điều chỉnh, thể hiện thử [chạy thử].

Đây là bước cần thiết để đảm bảo cho tiết dạy hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức. Giáo viên kịp thời chỉnh sửa lại nội dung trình chiếu cho phù hợp nhất.

Kết quả nghiên cứu vấn đề:

C/. KEÁT LUAÄN

Qua thực tế giảng dạy và học tập, được sự giúp đỡ của các thầy cô, các bạn đồng nghiệp, bản thân tôi đã tiếp thu được nhiều điều bổ ích, thiết thực cho quá trình giảng dạy và công tác. Tôi mạnh dạn chọn đề tài này với mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục toàn ngành trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Qua thực nghiệm tôi thấy đề tài này đã có tác dụng tốt trong việc học tập và giảng dạy của thầy và trò trường THCS Thị Trấn. Và tôi sẽ cùng các đồng nghiệp áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào công tác giảng dạy ở trường trong các năm học tiếp theo nhằm nâng cao hiệu quả dạy ở trường mình nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học nói chung.

1/.Bài học kinh nghiệm:

Ưu điểm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán giúp cho việc:

-Hình thành kiến thức học toán cho học sinh.Thay vì hình thức tiếp thu kiết thức qua bài giảng của thầy giáo hoặc qua tham khảo sách báo học sinh có thể hình thành kiến thức toán bằng hoạt động học tập trong môi trường kích hoạt phần mềm toán trên máy tính điện tử. [Các giác quan được phát huy tăng cường hoạt động do vậy mà giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn]

-Khả năng minh hoạ sinh động [bằng mô hình trực quan, bằng đồ thị hoá và các hình ảnh chuyển động - hình cơ hoạt . . .] giúp cho học sinh tiếp thu bài nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn tiếp thu các những tính chất trừu tượng của các đối tượng toán, các chủ đề khó trong chương trình Toán

-Ở khâu truyền thụ kiến thức mới. môi trường điện toán giúp người học chóng hiểu nhớ lâu nhờ đặc tính mô hình hoá, biểu đồ hoá, trực quan hoá và hoạt hình [của các phần mềm máy tính] những đặc tính này cho phép tạo ra sự minh họa hoàn hảo cho các nội dung toán học trừu tượng cũng như các chủ đề khó trong chương trình toán.

-Rèn luyện kĩ năng thực hành, củng cố các kiến thức đã học.Nhiều chương trình về luyện tập thực hành trên máy tính điện tử nhất là các chương trình trắc nghiệm đưa tới cho học sinh một mức độ luyện tập không hạn chế cả về nội dung lẫn thời gian tuỳ tốc độ giải quyết của từng học sinh. Học sinh có thể tự ôn tập và rèn luyện các kĩ năng vận dụng kiến thức đã qua việc hội thoại với máy.

-Qua các bài tập này học sinh được máy thông báo kết quả câu trả lời máy nêu lí do câu trả lời sai và gợi ý câu trả lời sai cho học sinh câu trả lời đúng thì máy sẽ đưa ra câu hỏi tiếp theo từ dễ cho đến khó dần với tốc độ hỏi đáp tức thì, nội dung vấn đề phong phú đa dạng để tạo nên động lực học tập và nhu cầu nắm vững nhiều kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề.

-Rèn luyện và phát triển tư duy. Máy tính điện tử cho phép:

+Quan sát mô tả phân tích so sánh.

+Mò mẫm dự đoán khái quát hoá, tổng quát hoá.

+Lập luận suy diễn chứng minh.

-Các phần mềm dựng hình cơ hoạt có sức hấp dẫn thu hút học sinh ham thích tìm tòi nghiên cứu nhờ khả năng chuyển đổi hình nhanh chóng, tính toán chính xác.

-Học sinh có thể phát triển tư duy phê phán trong suy luận, dự đoán các tính chất của hình được dựng học sinh dễ dàng kiểm nghiệm lại điều được dự đoán rồi khái quát nêu ra giả thuyết.

-Trong các phần mềm về đại số nhờ kĩ thuật vẽ đồ thị và biểu đồ khả năng xử lí các phép tính với tốc độ nhanh giúp cho học sinh phát hiện các mối quan hệ nhờ phương tiện kĩ thuật hiện đại quá trình tìm hướng chứng minh được rút ngắn lại. Học tập trong môi trường máy tính học sinh có điều kiện tốt để phát triển tư duy lôgíc đặc biệt là tư duy thuật toán.

Nhược điểm:

-Trong năm học 2009 2010 trường THCS Thị Trấn mới được cấp một bộ đèn chiếu nên không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của giáo viên.

-Do mới áp dụng nên thời gian nghiên cứu, sử dụng còn hạn chế

-Học sinh còn mới mẻ, lạ lẫm nên không tránh khỏi việc lúng túng trong việc ghi chép.

2/.Hướng phổ biến áp dụng đề tài:

-Đề tài được áp dụng rộng rãi không những trong tổ toán của THCS Thị Trấn Châu Thành mà còn có thể áp dụng rộng rãi cho các giáo viên đang giảng dạy Toán tại các trường THCS

-Để có thể khai thác tốt các tính năng còn lại của các phần mềm ứng dụng nói trên, ứng dụng các phần mềm khác như Cabri, Mathcattôi sẽ nghiên cứu tiếp để bài giảng được phong phú hơn.

-Dự giờ các tiết sử dụng giáo án điện tử ở các trường khác để học hỏi kinh nghiệm

Trong quá trình viết đề tài, do điều kiện về thời gian và năng lực có hạn, đề tài không tránh khỏi những sai sót hạn chế . Tôi rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo và các đồng nghiệp để làm kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong quá trình giảng dạy.

Thị Trấn, ngày 14 tháng 3 năm 2010

Người thực hiện

HUỲNH THỊ TIÊN

M UÏ C L UÏ C

NOÄI DUNG TRANG

A/.M ĐẦU 1

1/.Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1

2/.Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 1

3/.Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 2

4/.Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 2

B/.NOÄI DUNG 2

1/.Cơ sở lí luận................................................................................................ 2

2/.Cơ sở thực tiễn............................................................................................ 3

3/.Noäi dung vaán ñeà........................................................................................ 3

3.1 Ứng dụng CNTT trong soạn giáo án ................................................... 4

3.2 Ứng dụng CNTT trong soạn GAĐT .................................................... 5

3.3 Khai thaùc mạng internet phục vụ dạy học........................................... 19

3.4 Moät soá öu ñieåm vaø haïn cheá............................................................... 19

4/.Keát quaû nghieân cöùu.................................................................................. 22

C/.KEÁT LUAÄN 22

1/. Baøi hoïc kinh nghieäm................................................................................ 22

2/. Höôùng phoå bieán, aùp duïng ñeà taøi.............................................................. 23

D/.MUÏC LUÏC 24

E/.PHIEÁU ÑIEÅM 25

F/.YÙ KIEÁN NHAÄN XEÙT, ÑAÙNH GIAÙ CUÛA HOÄI ÑOÀNG KHOA HOÏC 26

PHIEÁU ÑIEÅM

Toång coäng: .......................... ñieåm

Xeáp loaïi: .......................................

Thò Traán, ngaøy thaùng naêm 2010

Hoï teân giaùm khaûo 1:.............................................. chöõ kyù:................................

Hoï teân giaùm khaûo 2: .............................................. chöõ kyù:................................

Hoï teân giaùm khaûo 3: .............................................. chöõ kyù:................................

YÙ KIEÁN NHAÄN XEÙT VAØ ÑAÙNH GIAÙ CUÛA HOÄI ÑOÀNG KHOA HOÏC

I/.CAÁP TRÖÔØNG:

1/.Nhaän xeùt:..................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

2/.Xeáp loaïi:....................................................................................................

Chuû tòch hoäi ñoàng khoa hoïc

II/.CAÁP HUYEÄN[Phoøng GD&ÑT]:

1/.Nhaän xeùt:..................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

2/.Xeáp loaïi:....................................................................................................

Chuû tòch hoäi ñoàng khoa hoïc

III/.CAÁP NGAØNH[Sôû GD&ÑT]:

1/.Nhaän xeùt:..................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

2/.Xeáp loaïi:....................................................................................................

Chuû tòch hoäi ñoàng khoa hoïc

Video liên quan

Chủ Đề