Các tỉnh thành cách ly người về từ tp hcm

F1 tại Hà Nội đi cách ly tập trung - Ảnh: NAM TRẦN

Trong ngày 16-11, Hà Nội nóng lên bởi 2 vấn đề: UBND TP Hà Nội quyết định cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 7 ngày người về từ các tỉnh, thành có số ca mắc cao như TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai... và thí điểm cách ly F1 tại nhà.

Quyết định của UBND TP Hà Nội khiến nhiều người từ TP.HCM và các tỉnh đang muốn ra Hà Nội không kịp trở tay. Giới chuyên gia cho rằng quy định của TP Hà Nội là chưa phù hợp.

Ảnh hưởng lớn đến công việc

Chị L.T.D.H. [30 tuổi], đang sống ở phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM - vùng vàng, có lịch ra Hà Nội công tác từ ngày 20 đến 25-11. 

Tuy nhiên, theo yêu cầu mới từ TP Hà Nội, khi ra thủ đô làm việc, chị H. phải tự theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày, xét nghiệm một lần vào ngày đầu tiên đã khiến chị H. "không kịp trở tay", nên phải quyết định tạm hủy chuyến công tác.

"Tôi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, xét nghiệm âm tính nhưng vẫn yêu cầu tôi tự theo dõi tại nơi lưu trú. Nếu tôi có thể giải quyết công việc tại nơi lưu trú thì tôi ở trong TP.HCM cũng có thể xử lý được, không cần phải bay ra thủ đô. 

Sau khi có quyết định trên từ Hà Nội, tôi đã quyết định bảo lưu vé máy bay tại hãng và hủy phòng khách sạn, ảnh hưởng rất lớn tới dự định, công việc của tôi", chị H. cho hay.

Anh Lê Mạnh Linh [24 tuổi, Long Biên, Hà Nội] cho biết tuyến giao thông giữa TP.HCM và Hà Nội là 2 tuyến trọng yếu về công việc, nhu cầu đi lại rất cao, nên quy định trên của TP Hà Nội sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc của rất nhiều người.

"Tôi là một người làm việc giữa cả 2 miền, nếu không có dịch thì tôi thường xuyên phải bay ra vào TP.HCM - Hà Nội để phục vụ công việc. Việc Hà Nội có quy định như vậy trước hết tôi thấy ảnh hưởng rất lớn. 

Về khía cạnh chống dịch, tôi thấy việc tiêm 2 mũi và có xét nghiệm âm tính thì nên mở cửa để cho mọi người được làm việc. Bởi quy định trên chỉ dành cho những người có nhu cầu hồi hương, còn những người có nhu cầu làm việc sẽ không ai có thể đi được", anh Linh cho hay.

"Không có giá trị nhiều về chống dịch"

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 17-11 về quy định cách ly tại nhà đối với người từ một số tỉnh, thành theo công điện số 23 của chủ tịch UBND TP Hà Nội, bác sĩ Trương Hữu Khanh - cố vấn chuyên môn khoa nhiễm khuẩn - thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 [TP.HCM] - cho biết quy định trên ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế, xã hội.

"Tôi thấy việc cách ly như thế không có giá trị nhiều về chống dịch. Việc cách ly thêm 7 ngày làm giảm nguy cơ lây nhiễm cũng không chắc, quan trọng là kiểm soát tốt 5K trong nội bộ. Bây giờ chúng ta phải thích ứng và sống chung với dịch, đặc biệt là trong bối cảnh đã chích ngừa vắc xin COVID-19", ông Khanh cho hay.

Bác sĩ Khanh nhận xét quy định trên của Hà Nội là rất gấp gáp. Ông nói: "Nếu Hà Nội quyết định cách ly người về từ 1 số tỉnh thì phải thông báo trước 1 tuần để người dân chuẩn bị, nay nhiều người trở tay không kịp, tôi cũng không thể hiểu nổi".

Một vị lãnh đạo Bệnh viện Phổi trung ương nói với Tuổi Trẻ Online: "Những quy định về chống dịch của Hà Nội không theo một nguyên lý khoa học nào cả. Những quy định về cách ly người về từ các tỉnh làm ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế - xã hội. Tôi thấy sự tham mưu về chống dịch của Hà Nội không nhất quán, hôm nay như thế này, ngày mai thay đổi theo hướng khác".

PGS.TS Hoàng Bùi Hải - trưởng khoa cấp cứu, hồi sức tích cực - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - cho biết không nên cách ly người từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam ra.

"Theo tôi, ví dụ một người từ TP.HCM ra công tác, nên cho họ đăng ký điểm đến làm việc và nơi lưu trú và yêu cầu họ đảm bảo 5K khi tới những điểm đến kể trên, khi xong việc là trở về luôn, chứ không nên yêu cầu cách ly", ông Hải nói.

Phủ nhận việc F1 cách ly tại nhà phải được hàng xóm "đồng thuận"

Về việc cách ly F1 tại nhà, ông Khổng Minh Tuấn - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật [CDC] Hà Nội - cho biết nếu F1 ở chung cư và muốn được cách ly tại nhà thì cần được sự đồng thuận của những gia đình bên cạnh.

"Khi sống ở chung cư, những hộ bên cạnh phải đồng thuận thì cơ quan chức năng mới cho phép cách ly ở nhà, tránh hiện tượng người dân xung quanh phản đối", ông Tuấn nói.

Tuy nhiên, trả lời VTV trưa 17-11 về vấn đề trên, bà Trần Thị Nhị Hà - giám đốc Sở Y tế Hà Nội - phủ nhận và cho biết TP không có chủ trương kể trên, và không có bất kỳ văn bản nào của TP quy định nội dung này. 

“Cách ly F1 tại nhà rất cần sự vào cuộc, giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương, tổ COVID cộng đồng, cán bộ y tế tuyến cơ sở, và rất cần sự chấp hành nghiêm túc về quy định chống dịch của người dân. 

Với Hà Nội, chúng tôi cũng đã tính toán phương án điều trị F0 ngay tại tuyến y tế cơ sở tại các trạm y tế lưu động để người dân được cung cấp dịch vụ từ sớm, từ xa. Trước mắt thí điểm tại 5 quận huyện gồm Sóc Sơn, Long Biên, Thanh Trì, Mỹ Đức và Hoài Đức và sẽ nhân rộng trên toàn TP”, bà Hà nói.

"Không có cơ sở khoa học"

PGS.TS Hoàng Bùi Hải nói: "Hàng xóm cũng rất quan trọng, sẽ giúp cho việc giám sát theo dõi cách ly, nếu không tuân thủ thì báo cơ quan chức năng. Nhưng nếu được sự đồng thuận của hàng xóm mới được cách ly tại nhà thì tôi nghĩ mang tính cảm tính. Về mặt khoa học thì nếu F1 không giao lưu với hàng xóm, cách nhau 1 bức tường, không thể lây lan COVID-19", ông Hải cho hay.

"Việc cách ly tại nhà không ảnh hưởng gì tới hàng xóm cả, sai hoàn toàn về mặt y khoa. Các điều kiện về cách ly F1 tại nhà Bộ Y tế đã quy định rất rõ, Hà Nội cứ dựa vào đó mà làm, việc được sự đồng thuận của hàng xóm ngoài việc sai quy định, còn gây bất hòa làng xóm, gây nhiều hệ quả", vị lãnh đạo Bệnh viện Phổi trung ương nói.

Có thể tạo ra những mâu thuẫn giữa các hộ dân

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, TS - luật sư Đặng Văn Cường [Văn phòng luật sư Chính Pháp] cho hay, nhà chung cư có đặc điểm khác với nhà ở riêng lẻ là có các phần sử dụng chung, kể cả các phần thông khí, hành lang, rác thải.

Bởi vậy, quy định về cách ly y tế tại nhà chung cư cũng cần phải có quy định cụ thể. Hiện nay, không có quy định pháp luật nào có nội dung là cách ly y tế tại nhà phải xin phép hàng xóm.

Việc cách ly y tế tại nhà do Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia hoặc ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh từng địa phương tự đặt ra cho phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo hiệu quả trong việc phòng chống dịch bệnh.

“Việc quy định có thể cách ly y tế tại nhà đối với F1 nếu đảm bảo các điều kiện chung theo quy định. Ngoài ra có thêm một quy định nữa là phải được hàng xóm đồng ý là một quy định có hướng mở. Tuy nhiên sẽ có những trở ngại là có thể tạo ra những mâu thuẫn giữa các hộ dân nếu như họ không đồng ý”, luật sư Cường nói.

DANH TRỌNG

Tin sáng 17-11: Quyết định cách ly người từ TP.HCM của Hà Nội gây xôn xao

PHẠM TUẤN

Đối tượng tiêm mũi nhắc lại thứ 2 -mũi 4 vaccine phòng COVID-19 là người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19, cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, hiện dịch COVID-19 tại Việt Nam đang được kiểm soát tốt, độ bao phủ vaccine lớn nhưng không vì thế mà người dân lơ là, chủ quan.

Nhắc lại đợt bùng phát dịch lần thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4/2021 trong dịp nghỉ lễ, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành không được lơ là, chủ quan dù dịch bệnh đang được kiểm soát tốt.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đã họp các hội đồng chuyên môn, sẽ có hướng dẫn về tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4 cho một số đối tượng, đồng thời tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12- 17 tuổi.

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 30/4 của Bộ Y tế cho biết ca mắc mới giảm xuống còn 5.109, thấp nhất trong khoảng gần 9 tháng qua; Cả nước chỉ còn hơn 400 F0 nặng đang điều trị. Gần 1,46 triệu liều vaccine đã được tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.

Theo Bộ Y tế đến nay cả 63 tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi. Gần 1,4 triệu liều vaccine đã được tiêm cho trẻ an toàn, chu đáo.

Bộ Y tế cho biết gần 9,25 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi, chỉ còn gần 600 ca nặng đang điều trị. Theo đánh giá của WHO, toàn cầu vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo vẫn có thể xuất hiện các biến chủng mới. Những số điện thoại phụ huynh cần biết khi trẻ gặp vấn đề về tâm lý.

Việc thực hiện tốt công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đã góp phần quan trọng mang lại hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch ở Hà Nam.

Chiều 28/4, tại cuộc họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định tổ chức, Phó Giám đốc Sở Y tế Khương Thành Vinh cho biết, tỉnh đang tập trung tiêm 42.800 liều vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, đặt mục tiêu hoàn thành trước ngày 30/4.

Những phiên chợ hay siêu thị là những địa điểm tập trung đông người mỗi ngày.Vậy thì làm sao khi mà nhu cầu mua sắm vẫn rất cao mà vẫn phải đảm bảo được an toàn phòng, chống dịch COVID-19?

Sau khi mắc COVID-19, một số trường hợp xuất hiện cục máu đông bất thường tại tĩnh mạch, động mạch, ổ bụng, gây nguy hiểm tới tính mạng.

Những phiên chợ hay siêu thị là những địa điểm tập trung đông người mỗi ngày.Vậy thì làm sao khi mà nhu cầu mua sắm vẫn rất cao mà vẫn phải đảm bảo được an toàn phòng, chống dịch COVID-19?

Những chuyến bay thương mại đã được nối lại sau thời gian dài phải tạm ngưng. Sân bay vắng lặng giờ lại sôi động hơn, đó là những tín hiệu tích cực. Thế nhưng không thể phủ nhận, sân bay vẫn là nơi tiềm ẩn những nguy cơ rất lớn lây lan COVID 19. Và để những chuyến bay an toàn thì hãy lưu ý những hướng dẫn sau đây!

Sở Y tế Lâm Đồng vừa chỉ đạo khẩn trương hoàn thành việc tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ 12 đến dưới 18 tuổi.

Từ ngày 27 - 29/4, toàn tỉnh Bến Tre đồng loạt triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi.

Ngày 21/4, Thanh Hóa bắt đầu tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 1 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tại tất cả các địa phương, công tác tiêm phòng diễn ra an toàn, đúng kế hoạch.

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 602.135 trường hợp mắc COVID-19 và 2.335 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt 512 triệu ca, trong đó trên 6,25 triệu người không qua khỏi.

Video liên quan

Chủ Đề