Các dạng bài tập quản trị rủi ro

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Bài tập Giải quyết tình huống Quản Trị Rủi Ro [có Đáp án]
1.        1.Tình huống số 1
Một khách hàng kiện cửa hàng của bạn về một loại thực phẩm họ đã mua sau khi ăn xong bị ngộ độc. Là cửa hàng trưởng, bạn giải quyết tình huống này như thế nào?
Tình huống 2: Một nhà cung cấp hàng hóa thường xuyên cho doanh nghiệp bỗng nhiên chấm rứt hợp đồng cung cấp với bạn. Là người phụ trách mua hàng cho doanh nghiệp bạn sẽ làm gì? Một doanh nghiệp mới thành lập kinh doanh giống mặt hàng của bạn nhưng giá bán của họ rẻ hơn giá bán sản phẩm của bạn. Là Giám đốc doanh nghiệp, bạn làm thế nào để không những giữ được khách hàng cũ mà còn lôi kéo thêm khách hàng mới.

Tình huống 5:

Sau khi bị kiện bán phá giá tại một thị trường ở Châu Âu, là Giám đốc kinh doanh, để tiếp tục xuất khẩu hàng hoá của mình sang thị trường này, bạn phải làm gì?

Tình huống 6:

Một nhân viên cửa hàng sơ ý làm cháy gian hàng trị giá 50tr/đ. Là cửa hàng trưởng, bạn phải làm gì

Tình huống 9:


Một công ty xuất khẩu hàng may mặc có chiến lược xâm nhập thị trường EU. Hãy nhận dạng, phân tích và đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro về chính trị, pháp luật ở thị trường này.\

 Tình huống 10
Một giám đốc phụ trách thị trường miền trung đột ngột qua đời. Hãy phân tích ảnh hưởng của sự kiện này đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tình huống 11:
Công ty hàng thủ công mỹ nghệ Thành Lợi cân nhắc ký một hợp đồng xuất khẩu với một đối tác nước ngoài. Công ty Thành Lợi có thể gặp phải những rủi ro gì trong thanh toán? Anh [chị] hãy dự kiến các biện pháp ứng phó.

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Home » Hỏi Đáp » Bài Tập Tình Huống Môn Quản Trị Rủi Ro

Posted by Phạm Thùy Hỏi Đáp

Bài viết Bài Tập Tình Huống Môn Quản Trị Rủi Ro thuộc chủ đề về giải đáp thắc mắt đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng Muarehon.vn tìm hiểu Bài Tập Tình Huống Môn Quản Trị Rủi Ro trong bài viết hôm nay nha !

Các bạn đang xem bài viết : “Bài Tập Tình Huống Môn Quản Trị Rủi Ro”

Một khách hàng kiện cửa hàng của bạn về một loại thực phẩm họ đãmua sau khi ăn xong bị ngộ độc. Là cửa hàng trưởng, bạn giải quyết tìnhhuống này như thế nào?

Bạn đang xem: Bài tập tình huống môn quản trị rủi ro

1. Quản trị rủi ro là gì

-Quản trị rủi ro là một quá trình bao gồm các hoạt động nhằm hạn chế loại bỏ các rủi ro hoặc khắc phục các hậu quả mà rủi ro gây ra đối với hoạt động kinh doanh từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp, giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại về người và của cải của doanh nghiệp. – Quản trị rủi ro liên quan đến tất cả rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. – Thực chất của quản trị rủi ro là phòng chống và khắc phục hậu quả.

– Rủi ro không chỉ đơn thuần là các hoạt động thụ động và phòng ngừa mà còn là những hoạt động chủ động trong việc dự kiến những mất mát xảy ra và tìm cách giảm nhẹ hậy quả của chúng.

+ Giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác các rủi ro Xác định rủi ro là cách tiếp cận từ việc thiết lập các tiếp cận của các doanh nghiệp với rủi ro và sự không chắc chắn có thể xảy đến với doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi một kiến thức về thị trường, môi trường pháp lý, xã hội, chính trị và văn hóa mà trong đó rủi ro tồn tại, cũng như sự hiểu biết của các mục tiêu chiến lược và hoạt động. Điều này gồm kiến thức về những yếu tố quan trọng để thành công hoặc các mối đe dọa và cơ hội đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị rủi ro doanh nghiệp được tiếp cận phương pháp sẽ đảm bảo rằng tất cả các hoạt động giá trị gia tăng trong doanh nghiệp đã được thẩm định và tất cả các rủi ro từ mọi hoạt động trên được xác định. Kết quả của phân tích rủi ro có thể được sử dụng để tạo ra một hồ sơ [có thể thiết lập hệ thống về rủi ro] rủi ro, cho phép đánh giá [nội dung và lĩnh vực gì] rủi ro để có thể phát hiện sớm và kiểm soát rủi ro. Các hoạt động phân tích rủi ro hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả đòi hỏi sự quan tâm sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp. Điều này tạo thuận lợi cho kiểm soát rủi ro tiềm năng của doanh nghiệp. Sự biến động của phương pháp quản trị để thích ứng có sẵn rủi ro bao gồm: sự thao túng, xử lý, chuyển giao và chấm dứt rủi ro. Một doanh nghiệp có thể quyết định kinh doanh chắc chắn và đó cũng là một nhu cầu để cải thiện môi trường kiểm soát. + Giúp doanh nghiệp đối phó với rủi ro trong các hoàn cảnh nguy nan Mục tiêu ứng phó rủi ro bao gồm như là yếu tố chính của rủi ro, kiểm soát rủi ro [hoặc giảm nhẹ rủi ro], đòi hỏi phải dự đoán xa hơn. Ví dụ: việc phòng tránh rủi ro, việc chuyển giao rủi ro của công ty bằng cách phân chia rủi ro và lợi ích của công ty cho các đối tác khác và việc cuối cùng là tài trợ tài chính cho hoạt động cho rủi ro. Bất kỳ hệ thống xử lý rủi ro nào cũng cần phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả. Hiệu quả của kiểm soát nội bộ là mức độ rủi ro sẽ được loại bỏ hoặc giảm rủi ro nhờ các biện pháp đề xuất kiểm soát. Hiệu quả chi phí của kiểm soát nội bộ liên quan đến chi phí thực hiện kiểm soát so với những lợi ích giảm thiểu rủi ro đạt được. Tuân thủ pháp luật và các quy định là một yêu cầu bắt buộc không phải là một khả năng có tính lựa chọn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp phải hiểu biết sâu sắc về pháp luật và phải thực hiện một hệ thống kiểm soát tuân thủ pháp luật. Một phương pháp có bảo đảm các nguồn lực tài chính chống lại các tác động của rủi ro phải đưa ra các các rủi ro được lượng hóa dưới các tổn thất tài chính, và các phương án bảo hiểm dự phòng cho rủi ro.

+ Giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống thông tin phản hồi Hệ thống thông tin phản hồi để góp phần thực hiện những giám sát và đánh giá hiệu suất và truyền thông và tư vấn trên hệ thống thống tin quản trị rủi ro minh bạch và kịp thời. Công việc giám sát và xem xét nguy cơ rủi ro phải đảm bảo rằng doanh nghiệp giám sát hiệu suất rủi ro và bài học từ kinh nghiệm từ những rủi ro và tổn thất trước đây. Hệ thống thông tin phản hồi giúp việc phản hồi thông tin liên quan đến rủi ro và kịp thời đưa ra quyết định giúp doanh nghiệp vượt qua rủi ro và hạn chế các nguy cơ trong dài hạn.

+ Giúp doanh nghiệp xây dựng khuôn khổ quản lý rủi ro

Tùy thuộc vào bản chất của doanh nghiệp , chức năng quản lý rủi ro có thể từ một người quản lý rủi ro một phần thời gian, một nhà quản trị rủi ro tốt nhất, một bộ phận quản lý rủi ro quy mô đầy đủ. Vai trò của chức năng kiểm toán nội bộ cũng sẽ khác nhau giữa các doanh nghiệp . Xác định vai trò thích hợp nhất đối với kiểm toán nội bộ, doanh nghiệp cần phải đảm bảo sự độc lập và khách quan của kiểm toán nội bộ không bị chi phối.

Phạm vi trách nhiệm quản lý rủi ro cần phải được phân bổ trong chính sách sẽ được mở rộng và mở rộng. Bảng 2 đưa ra ví dụ về trách nhiệm quản lý rủi ro có thể được phân bổ trong một doanh nghiệp lớn điển hình. Hội đồng quản trị có trách nhiệm để xác định hướng chiến lược của doanh nghiệp và tạo ra bối cảnh cho quản lý rủi ro. Từ đó đưa ra sự cần thiết phải được sắp đặt phù hợp để đạt được cải tiến liên tục trong hoạt động và trách nhiệm chiến lược quản trị rủi ro sẽ được phân bổ cho quản trị rủi ro cụ thể

Chúng tôi là 1 doanh nghiệp quản lý các tòa nhà và chung cư lớn. Hiện nay chúng tôi đang quản lý 1 tào nhà chung cư cao cấp và bị cư dân ở đây nói rằng phí dịch vụ là quá cao. Nhưng thực tế tòa nhà này rất hiện đại chi phí vận hành và quản lý thì quá cao không thể cắt giảm được và cư dân ở đây thì bắt đầu cắt giảm các dịch vụ như điện nước hay đi gửi xe chỗ khác..hay không trả phi chí dịch vụ dẫn đến sự bất ổn trong việc quản lý tòa nhà. Thậm chí còn có nhóm khách hàng có ý định vận động ban chấp hành tòa nhà kiện công tý chúng tôi nên tòa án dân sự.

Thực trạng tại tòa nhà Keangnam:

Keangnam Hanoi Landmark Tower là một khu phức hợp khách sạn, văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại tại đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội được đầu tư xây dựng bởi tập đoàn Keangnam của Hàn Quốc. Keangnam Landmark Tower được bàn giao từ 20 tháng 3, 2011 đến cuối tháng 12 năm 2011 đã có 780 hộ chuyển vào sinh sống. Các căn hộ ở keangnam thuộc hàng chung cư cao cấp, được tọa lạc tại tòa nhà cao nhất Việt Nam. Nhưng những cư dân ở đây lại có những bất đồng đối với ban quản lý tòa nhà

Theo cư dân tại đây nói rằng phí dịch vụ mà ban quản lý tòa nhà áp dụng là quá cao so với quy định. Cụ thể: phí trông ôtô, xe máy được chủ đầu tư áp dụng lần lượt là 1,462 triệu đồng và 104.000 đồng mỗi tháng, trong khi đó, quy định phí giữ ôtô và xe máy tại các chung cư trên địa bàn quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm là 875.000 đồng và 45.000 đồng. Mức phí xe máy tính theo lượt của chủ đầu tư đưa ra lên tới 10.000 đồng, gấp 5 lần quy định của thành phố. Giá dịch vụ quản lý khu căn hộ là 17.130 đồng/m2, theo khung giá của ủy ban TP Hà Nội là mức giá dịch vụ hiện hành tối đa là 4.000 đồng/m2/tháng. [Tính đến năm 2011]

Các cư dân ở đây đã bắt đầu cắt giảm dịch vụ như điện nước hay đi gửi xe chỗ khác..hay thậm chí không chả phí dịch vụ.

Còn theo ban quán lý tòa nhà thì: Keangnam Landmark Tower được bàn giao từ 20/3, đến nay đã có 780 hộ chuyển vào sinh sống, hiện chỉ có 320 trường hợp không đóng phí. Từ tháng 3 đến tháng 7 năm nay, chúng tôi miễn phí cho cư dân và đến tháng 8, các hộ dân mới bắt đầu đóng phí dịch vụ với mức 17.130 đồng mỗi m2. Từ tháng 8 đến tháng 10, chúng tôi mới chỉ thu được mức phí chưa đến 300.000 USD, trong khi đó, thực tế chi phí sử dụng lên đến 800.000 đôla. Như vậy, chúng tôi bị lỗ không nhỏ. Bãi đỗ xe, khu công cộng, các tầng của tòa nhà rất hiện đại, tất cả có hệ thống camera để bảo đảm an ninh. Đơn vị quản lý cũng là doanh nghiệp Hàn Quốc có nhiều kinh nghiệm nên mức phí sẽ cao hơn.

Hơn 70 người dân sống tại tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Towers [đường Phạm Hùng, Hà Nội] cũng đã ủy quyền cho luật sư khiếu nại công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina, chủ đầu tư dự án Keangnam về việc thu phí dịch vụ quá cao.

Để giải quyết tình trạng trên, công ty Keangnam Vina đã đưa ra các giải pháp cứng rắn đó là cắt các dịch vụ đối với các chủ hộ không đóng phí, cụ thể: những trường hợp chưa đóng phí dịch vụ, sẽ bị hạn chế sử dụng thẻ từ thang máy.Những hộ sau 3 tháng trở lên không đóng phí sẽ bị cắt điện nước. Thực tế, có 8 trường hợp bị cắt điện cắt nước và 320 trường hợp bị hạn chế quyền sử dụng thang máy.

Việc cắt thang máy ở tòa nhà 48 tầng dẫn đến việc nhiều người già trẻ lớn bé, thậm chí bụng bầu không về được căn hộ mà họ đã bỏ tiền tỷ ra mua để rồi phải dựng lều sống tạm ngoài sảnh, điều này càng làm cho mâu thuẫn giữa cư dân tòa nhà và công ty Keangnam Vina dâng cao khiến vụ việc trở nên vô cùng căng thẳng.

Ngay sau khi bị cắt một số dịch vụ, hàng trăm cư dân Keangnam đã tụ tập rải tờ rơi, mang bếp than tổ ong ra đốt, trải chiếu tại sảnh nhằm phản đối chủ đầu tư. Sau gần 4 tiếng đàm phán và nhờ chính quyền địa phương can thiệp, chủ đầu tư mới mở thang máy, cam kết không cắt dịch vụ của cư dân. Vụ việc tại chung cư Keangnam đã dai dẳng từ lâu nhưng mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và cư dân tại đây không được giải quyết triệt để. Hai bên đôi co mà không có sự hỗ trợ, can thiệp của các cấp chính quyền, khiến sự việc ngày một nghiêm trọng. Không ai có thể lường được nếu chủ đầu tư tiếp tục hành xử như ngày 3/12, những cư dân thiếu bình tĩnh sẽ ứng xử ra sao?

– Loại hình chung cư cao cấp xuất hiện chưa lâu, chưa phổ biến ở Việt Nam. Các loại nhà ở tập thể, nhà riêng hay thuê trọ như trước đây các chi phí phát sinh thường thấp.

– Cùng với sự phát triển của xã hội càng ngày càng xuất hiện nhiều loại dịch vụ: bã giữ xe máy oto, dịch vụ vệ sinh, an ninh, thang máy, vui chơi…

– Dân cư mới của các chung cư cao cấp chưa quen với việc phải bỏ ra từng khoản chi phí để trả cho từng dịch vụ này.

– Trong giai đoạn khi bất động sản đang nóng, các nhà đầu tư và môi giới chỉ quan tâm đến việc mua đi bán lại để kiếm lợi nhuận mà không chú ý đến vấn đề giá cả dịch vụ. Bên cạnh đó những người có nhu cầu mua nhà để ở thực sự lại hiếm khi mua nhà được trực tiếp từ chủ đầu tư nên không có cơ hội tìm hiểu các dịch vụ phù hợp cho mình.

– Trong thời kì khủng hoảng kinh tế cũng là lúc bất động sản chạm đáy các chủ đầu tư càng quan tâm hơn đến thu chi của dịch vụ còn hộ dân thì ngày càng tiết kiệm các khoản chi phí.

– Bên bán[ chủ đầu tư] và bên mua[ hộ dân] chưa nhìn nhận được đủ lợi ích của 2 bên trong vấn đề này.

– Các quy phạm pháp luật chưa được điều chỉnh kịp thời, chưa chặt chẽ khiến mâu thuẫn ngày càng phức tạp và khó giải quyết.

– Chi phí vận hành và quản lí tòa nhà quá cao hoặc đã không được kiểm soát chặt

– Chi phí nhân sự và dịch vụ chưa hợp lí.

– Các dịch vụ không cần thiết vẫn tồn tại.

– Các dịch vụ công cộng sử dụng không có kiểm soát dẫn đến lãng phí

– Khách hàng không hài lòng về chất lượng dịch vụ.

– Bộ phận chăm sóc khách hàng hoạt động không hiệu quả.

Về phía cư dân của chung cư :

Chung cư cao cấp xuất hiện chưa lâu trước đây ở khu tập thể người dân chỉ phải dọn đến ở mà hầu như không phải đóng các khoản phí dịch vụ nên việc phải đóng các khoản phí dịch vụ người dân chưa quen phải bỏ những khoản chi phí phải trả cho các loại dịch vụ này nên thấy đắt

Người dân có nhiều nhu cầu khác ngoài ở như dịch vụ vệ sinh, dịch vụ trông dữ xe, dịch vụ an ninh, dịch vụ vui chơi giải trí

Những người muốn mua nhà thực sự hiếm khi mua được nhà từ những chủ đầu tư mà mua lại qua môi giới nên không có cơ hội tìm hiểu hay lựa chọn ác loại dịch vụ cho mình

Do tình cảnh khó khăn nên cư dân quan tâm đến chi phí sử dụng dịch vụ làm sao mà phải bỏ ra càng ít càng tốt. Cư dân chưa ứng xử đúng, nhìn nhận đủ về vấn đề tăng giá các dịch vụ của ban quản lí và vận hành chung cư

Trước đây vào giai đoạn chung cư đang hot chủ đầu tư chỉ chăm chăm vào việc kiếm tìm lợi nhuận từ việc mua đi bán lại mà ít quan tâm đến chất lượng cũng như giá cả dịch vụ

Do đây là chung cư cao cấp nên chí phí vận hành các dịch vụ là cao nên chủ đầu tư thu phí dịch vụ từ các hộ dân cư cao. Do trong tình cảnh khó khăn nên các nhà khai thác dịch vụ mà ở nước ta là các chủ đầu tư rất quan tâm đến bạc cắc thu được từ các loại dịch vụ nên đẩy giá cho các loại dịch vụ này cao hơn so với mức quy định của nhà nước

Đơn vị kinh doanh cố làm lợi cho mình bằng cách tận thu từng hào từng các của cư dân. Các chủ đầu tư chưa ứng xử đúng và nhìn nhận đủ về lợi ích của hai bên trong vấn đề này

Về phía cơ quan có chức năng:

Thiếu các quy phạm pháp luật điều chỉnh hình thái quan hệ xã hội mới này dẫn đến càng làm cho mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và cư dân càng trở nên phức tạp khó giải quyết

Mất khách hàng do xử lý vụ việc không tốt, giảm uy tín lòng tin của cư dân vào chủ đầu tư. Người dân chuyển chỗ gửi xe nơi khác làm cho nguồn thu lợi ích từ loại dịch vụ trông giữ gửi xe bị giảm sút

Người dân tiết kiệm thắt chặt chi phí dịch vụ bằng cách cắt giảm dịch vụ vệ sinh, các hộ gia đình tự làm, những khoản nào cắt được là cắt hết nguồn thu lợi ích của doanh nghiệp tổn thất lớn. Cư dân không chịu đóng các khoản phí nhằm gây sức ép với doanh nghiệp buộc doanh nghiệp phải giảm giá các loại dịch vụ xuống. Cư dân kiện tụng làm cho hoạt động của tòa nhà bất ổn, làm cho uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Dân cư tổ chức biểu tình gây ảnh hưởng tới đời sống của các hộ dân và làm mất uy tín của doanh nghiệp

Doanh nghiệp bị báo chí đưa tin làm cho danh tiếng của doanh nghiệp bị giảm sút Nếu doanh nghiệp mà giảm giá các loại dịch vụ xuống thì sẽ bị lỗ và không có tiền bù. Tạo điều kiện cho đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, đưa ra các chương trình để thu hút khách hàng.

– Trong khi các loại nhà ở tập thể, nhà riêng hay thuê trọ như trước đây các chi phí phát sinh thường ở mức thấp thì gần đây loại hình chung cư cao cấp xuất hiện và chưa được phổ biến ở Việt Nam, khiến người dân thấy bức xúc vì phí dịch vụ phát sinh cao.

– Cùng với sự phát triển của xã hội càng ngày càng xuất hiện nhiều loại dịch vụ: bãi giữ xe máy oto, dịch vụ vệ sinh, an ninh, thang máy, vui chơi… khiến cho phí dịch vụ của khu chung cư cao cấp không thể điều chỉnh hạ thấp giá được.

– Dân cư mới của các chung cư cao cấp chưa quen với việc phải bỏ ra từng khoản chi phí để trả cho từng dịch vụ này, nên họ bắt đầu cắt giảm các dịch vụ hoặc chống đối, không trả phí dịch vụ.

– Trong giai đoạn khi bất động sản đang nóng, các nhà đầu tư và môi giới chỉ quan tâm đến việc mua đi bán lại để kiếm lợi nhuận mà không chú ý đến vấn đề giá cả dịch vụ. Bên cạnh đó những người có nhu cầu mua nhà để ở thực sự lại hiếm khi mua nhà được trực tiếp từ chủ đầu tư nên không có cơ hội tìm hiểu các dịch vụ phù hợp cho mình.

– Trong thời kì khủng hoảng kinh tế cũng là lúc bất động sản chạm đáy các chủ đầu tư càng quan tâm hơn đến thu chi của dịch vụ còn hộ dân thì ngày càng tiết kiệm các khoản chi phí.

– Các quy phạm pháp luật chưa được điều chỉnh kịp thời, chưa chặt chẽ khiến mâu thuẫn ngày càng phức tạp và khó giải quyết.

– Chi phí vận hành và quản lí tòa nhà quá cao hoặc đã không được kiểm soát chặt chẽ, khiến cho chi phí dịch vụ mà người dân phải trả hằng tháng là quá lớn.

– Các dịch vụ không cần thiết vẫn tồn tại cũng là một lí do gây ra tình trạng trên

– bộ phận chăm sóc khách hàng hoạt động không hiệu quả, họ không thể thuyết phục khách hàng chấp nhận mức phí trên, khiến cho có nhóm khách hàng có ý định vận động ban chấp hành tòa nhà kiện công ty lên tòa án dân sự

+ Với nguy cơ : Bị khách hàng kiện vì phí dịch vụ cao, chất lượng dịch vụ không tốt.

– Giải quyết khiếu nại của khách hàng thật chi tiết, cụ thể.

– Nâng cao chất lượng dịch vụ thỏa mãn nhu cầu khách hàng với giá dịch vụ phù hợp, thương lượng với khách hàng để bỏ qua và rút đơn kiện, yêu cầu khách hàng dữ kín thông tin. Cam kết sẽ rút kinh nghiệm năng cao chất lượng dịch vụ, an toàn cho

– Cắt giảm một số phí dịch vụ không cần thiết, nâng cao chất lượng dịch vụ và làm hài lòng dân cư thu giá dịch vụ chung cư là 4 nghìn đồng m2/tháng theo qui định nhà nước.

– Kiểm tra chất lượng, dịch vụ đang cung cấp cho khách hàng. Tìm kiếm luật sư giỏi am hiểu linh vực để hạn chế tối đa thiệt hại, giảm uy tín của công ty.

– Chứng minh rằng mức giá đưa ra với chất lượng dịch vụ là rất phù hợp vì đa số các tòa nhà chung cư cao cấp khác cũng đưa mức giá như vậy, thậm chí họ còn đưa mức giá cao hơn. Chỉ có một số khách hàng muốn gây khó khăn cho công ty để giảm phí dịch vụ, đa số mọi người vẫn chấp nhận được với giá và chất lượng dịch vụ của tòa nhà.

– Tìm hiểu xem ai là người chủ mưu [đối thủ cạnh tranh], đứng sau vụ việc[ cạnh tranh không lành mạnh] cố tình gây khó dễ cho công ty để có giải pháp không ảnh hưởng đến uy tín công ty và không làm khách hàng mất lòng tin vào công ty.

– Tận dụng sự việc để truyền thông, quảng bá tòa nhà và khẳng định chất lượng dịch vụ của tòa nhà, xây dựng uy tín, mở rộng thị phần cho công ty.

+ Với nguy cơ: Đối thủ cạnh tranh lợi dụng, chiếm lĩnh thị phần

– Có những biện pháp kiểm soát đối thủ cạnh tranh mở rộng hoạt động xúc tiến, quảng cáo… nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng hình ảnh uy tín của tòa nhà để đối thủ cạnh tranh không thể lợi dụng lấn át thị trường được .

– Xây dựng hoặc tham gia các tổ chức kinh doanh để đảm bảo việc cạnh tranh là lành mạnh và khi phát hiện sai xót hoặc đối thủ cạnh tranh chơi xấu có thể kiện và yêu cầu xử lý.

– Phân tích và phân khúc từng loại khách hàng , có chiến lược đảm bảo và phát triển dịch vụ nâng cao uy tín cho công ty.

+ Đối với nguy cơ: Giảm uy tín, mất khách hàng [hiện tại và tiềm năng],

niềm tin của khách hàng bị giảm sút

– Loại bỏ thông tin, tin đồn xấu về tòa nhà, phối kết hợp các phương tiện truyền thông nhằm quảng bá thành tích của tòa nhà, chất lượng dịch vụ, an toàn khu dân cư, nhằm tạo dựng uy tín hình ảnh cho công ty.

– Khảo sát để biết được mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ, duy trì và luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ; thiết lập và giữ cơ chế đối thoại thường xuyên với khách hàng.

– Tìm cách xoa dịu những bức xúc của dân cư tòa nhà : rà soát chi phí vận hành của tòa nhà, cho khách hàng thấy được thiện chí và nỗ lực đáp ứng yêu cầu của họ

– Công bố công khai các khoản chi tiêu của tòa nhà về các dịch vụ cho khách hàng biết vì tiền công ty chi tiêu là tiền của dân cư đóng góp. Minh bạch với khách hàng với các khoản thu chi của tòa nhà tạo niềm tin trong khách hàng với công ty

– Thực hiện chiến dịch quảng cáo khuyến mại, nâng chất lượng dịch vụ. .. thu hút khách hàng.

– Điều hành tòa nhà với 3 tiêu chí [3T]: thân thiện, thương yêu, tôn trọng

– Giảm giá dịch vụ, đền bù phí dịch vụ tới người khách hàng và cam kết chất lượng dịch vụ với giá dịch vụ hợp với quy định nhà nước và với giá thị trường.

+ Về ngắn hạn: Tìm cách xoa dịu bức xức cưa dân cư tòa nhà bằng cách:

– Rà soát và tìm cách tiết giảm chi phí của tòa nhà.

– Kiểm tra chất lượng dịch vụ đang cung cấp cho khách hàng.

– Đàm phán với ban chấp hành tòa nhà.

– Khảo sat để biết được mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ.

– Đối với những khách hàng không đóng phí thì sẽ nhờ sự tác động của ban chấp hành tòa nhà.

– Điều hành tòa nhà bằng văn hóa với tieu chí

– Thiết lập và giữ cơ chế đối thoại thường xuyên với khách hàng.

– Xây dựng công ty chuyên nghiệp trong điều hành tòa nhà.

– Cho khách hàng thấy được thiện chí cà nỗ lực đáp ứng yêu cầu của họ.

– Minh bạch với khách hàng về các khoản chi thu của tòa nhà.

– Phân tích và phân khúc từng loại khách hàng.

– Giải quyết khiếu nại của khách hàng phải chi tiết cụ thể.

– Có giải pháp để duy trì và luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ.

– Có chiến lược truyền thông rộng rãi và đầy đủ về tòa nhà.

– Có chiến lược đầy đủ và phát triern chất lượng dịch vụ.

– Tận dụng sự việc để truyền thông và khẳng định chất lượng dịch vụ của tòa nhà

-Công ty xây dựng quỹ dự phòng sử dụng cho trường hợp: Đàm phán , thương lượng với khách hàng; chi phí cho công tác rà soát quy trình làm việc, kiểm tra chất lượng dịch vụ…; chi phí cho trường hợp kiện tụng.

-Nếu khách hàng vi phạm hợp đồng thuê, mua nhà thì phải trả tiền vi phạm hợp đồng.

-Nếu khách hàng cố ý gây khó dễ hoặc do đối thủ cạnh tranh tác động vào thì có thể khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại.

Các câu hỏi về Bài Tập Tình Huống Môn Quản Trị Rủi Ro

Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê Bài Tập Tình Huống Môn Quản Trị Rủi Ro hãy cho chúng mình biết nha, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình nâng cao hơn hơn trong các bài sau nha

Chủ Đề