Ca sĩ thu phương bị tẩy chay là ai?

Thu Phương, tên khai sinh Nguyễn Thị Thu Phương [sinh ngày 9 tháng 10 năm 1972 tại Hải Phòng[2]], là một nữ ca sĩ nhạc nhẹ Việt Nam.

Thu Phương

SinhTên khácDân tộcTư cách công dânTrường lớpNghề nghiệpTổ chứcNổitiếng vìPhối ngẫuBạn đờiCon cáiNgười thânGiải thưởngTrang webDòng nhạcNhạc cụNăm hoạt độngHãng đĩaHợp tác với

Thu Phương năm 2017

Nguyễn Thị Thu Phương
[1972-10-09]9 tháng 10, 1972
Kiến An,Hải Phòng, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Thu Phương
Kinh
Hoa Kỳ[1]
Nhạc viện Hà Nội năm 1990

  • Ca sĩ
  • Người viết lời bài hát
  • Diễn viên nhạc kịch [Nhà hát Tuổi Trẻ thập niên 90]
  • Nhà sản xuất âm nhạc

  • Cung văn hóa thiếu nhi Hải Phòng [1980-1986]
  • Nhạc viện Hà Nội [1986-1990]
  • Nhà hát Tuổi trẻ [1990-2003]
  • Phương Huy M.C Production [2001-2002]
  • D&D Entertainment [2003-nay]

giọng hát

Huy MC [cưới1993–2003]

Clarence Dũng Taylor [cưới2012–2022]

4 [Duy Hải, Thanh Thảo, Gia Bảo, Thanh Thủy]
Quang Minh [anh trai]
Kim Oanh [em gái]

  • Huy chương vàng liên hoan nhạc nhẹ Việt Nam toàn quốc được trao bởi Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995
  • Bằng chứng nhận và vinh danh với những đóng góp vào việc gìn giữ văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ năm 2014

www.casithuphuong.com
Sự nghiệp âm nhạc

  • Pop
  • Rock
  • Nhạc trẻ
  • Nhạc đương đại
  • Nhạc hải ngoại
  • Nhạc trữ tình

  • Mezzo-alto Vocal
  • Contralto Vocal
  • Guitar

1986–nay[2]
Ca sĩ độc lập

  • Huy MC
  • Bằng Kiều
  • Quang Minh
  • Lam Trường
  • Việt Anh
  • Nhật Trung
  • Trần Lê Quỳnh
  • Nguyễn Hà
  • Hà Anh Tuấn
  • Trung Kiên [1971]

Trong thập niên 80, Thu Phương là thành viên hát chính trong ban nhạc rock Tây Hồ. Tại thập niên 90 cô chính thức trở thành diễn viên của Nhà hát Tuổi Trẻ. Cùng với người chồng đầu tiên Huy MC, hai người trở thành cặp đôi vàng của nhạc nhẹ Việt Nam thời kỳ này. Cô đã giành được nhiều giải thưởng âm nhạc trong nước trong thời kỳ Làn Sóng Xanh và một Huy chương vàng liên hoan nhạc nhẹ Việt Nam toàn quốc năm 1995.

Năm 2003, Thu Phương ly hôn với Huy MC sau 10 năm chung sống[3] với mục đích tìm cách định cư tại Mỹ theo diện hôn thê[4]. Tháng 6 năm 2003, cô đã sang Mỹ và kết hôn với Hoàng Xuân Lữ, một Việt kiều Mỹ để được ở lại Mỹ nhưng bị Sở di trú phát hiện.[3] Thu Phương sau đó tổ chức họp báo xin cư trú chính trị tại Mỹ và được chấp thuận. Tại Việt Nam, cô được cho là tự ý rời bỏ đất nước và có những phát ngôn gây tranh cãi về chính trị nên bị tước quyền công dân, mất quyền nghệ sĩ ở Việt Nam.[5]. Tuy nhiên Thu Phương vẫn giữ và sử dụng hộ chiếu Việt Nam của mình cho tới khi nhập quốc tịch và trở thành công dân Mỹ vào tháng 5 năm 2008.[1] Cũng trong năm 2008, lần đầu tiên cô được cấp phép về nước biểu diễn trong chương trình Duyên dáng Việt Nam 19.[6] Từ đó đến nay song song với những hoạt động ở hải ngoại, Thu Phương thỉnh thoảng vẫn tham gia các chương trình âm nhạc trong nước.

Hiện tại, Thu Phương đang sinh sống tại thành phố Irvine, tiểu bang California, Hoa Kỳ với Clarence Dũng Taylor [người quản lý của cô] và bốn người con.

Năm 2015, cô là huấn luyện viên của chương trình Giọng hát Việt mùa thứ 3 cùng với Tuấn Hưng, Đàm Vĩnh Hưng và Mỹ Tâm. Năm 2016, Thu Phương thực hiện một loạt các hoạt động và sản phẩm âm nhạc nhằm đánh dấu 30 năm ca hát của cô tại Việt Nam.

Mục lục

  • 1 Cuộc đời và sự nghiệp
    • 1.1 1972-1985: Thời thơ ấu
    • 1.2 1986-1996: Lập nghiệp tại Hà Nội
    • 1.3 1997-2000: Nam tiến và dấu ấn trong thời kỳ Làn Sóng Xanh
    • 1.4 2001-2002: Như chưa bắt đầu và sự biến mất bí ẩn
    • 1.5 2003-2005: Sang Mỹ cư trú, Đêm nằm mơ phố và vụ bê bối chính trị
    • 1.6 2006-2007: Điều cuối cùng...đợi chờ và hậu bê bối
    • 1.7 2007-2011: Tiếp cận thị trường hải ngoại và hợp tác với Thúy Nga Paris
      • 1.7.1 Tiếp cận thị trường hải ngoại
      • 1.7.2 Hợp tác với Thúy Nga Paris
    • 1.8 2011-2014: Trở về Việt Nam với những dự án âm nhạc
      • 1.8.1 2011: Lá khởi vàng chưa nhỉ? và Hà Nội & Tôi 2012
      • 1.8.2 2013: Mùa thu của Phương
      • 1.8.3 2014: Phía nào đến chân trời
    • 1.9 2015: Giọng hát Việt, Vé về tuổi thơ & Giữ lại hạnh phúc
    • 1.10 2016: Hoàng hôn mùa đông, 30 năm ca hát & những kết hợp khác
      • 1.10.1 Nam Phương hoàng hậu proj.
  • 2 Giọng hát
  • 3 Đánh giá
  • 4 Tranh cãi về tiếng hát Thu Phương
  • 5 Phong cách âm nhạc và hình tượng công chúng
  • 6 Ảnh hưởng về âm nhạc
  • 7 Quan điểm âm nhạc
  • 8 Thu Phương & âm nhạc Việt Anh
  • 9 Các ban/nhóm đã tham gia
  • 10 Thị trường
  • 11 Ca khúc tiêu biểu
  • 12 Tai tiếng & những vấn đề đời tư
    • 12.1 Bị tẩy chay tại hải ngoại
    • 12.2 Bị vu khống về phim "nóng’’ tại hải ngoại
    • 12.3 Bị tố hậu Giọng hát Việt 2015
    • 12.4 Bị tố hát chui, diễn lậu và vi phạm bản quyền
  • 13 Đời sống riêng
    • 13.1 Hôn nhân với Huy MC và vụ ly hôn trước khi sang Mỹ
    • 13.2 Kết hôn để ở lại Mỹ & đổ vỡ thật sự
    • 13.3 Quan hệ tình cảm với Dũng Taylor
  • 14 Các hoạt động nhân đạo và xã hội
  • 15 Giải thưởng và vinh danh
  • 16 Các tiết mục trên các trung tâm hải ngoại
  • 17 Các ca khúc đã thu âm
  • 18 Các tour diễn và buổi diễn
  • 19 Các đĩa nhạc đã phát hành
  • 20 Các tiết mục trên Paris by Night
  • 21 Tham khảo
  • 22 Liên kết ngoài

Cuộc đời và sự nghiệp

1972-1985: Thời thơ ấu

Thu Phương sinh ngày 9 tháng 10 năm 1972 tại quận Kiến An, Hải Phòng trong thời kỳ gia đình cô đi sơ tán về đây. Một thời gian sau gia đình cô quay về lại nội thành tại căn nhà số 1, trên con ngõ nhỏ số 40, phố Chùa Hàng, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Bố mẹ của Thu Phương đều là công nhân viên, bố cô là nhân viên của một công ty xây dựng, mẹ làm việc tại công ty dịch vụ ăn uống của Hải Phòng. Bố của Thu Phương là người truyền đam mê nghệ thuật sang cho cô trong giai đoạn tuổi thơ nhiều khó khăn.[2][7] Theo Thu Phương, bố cô là người truyền cảm hứng, còn mẹ cô là người lặng lẽ đứng sau những niềm vui của cô,[8] và cô luôn cố gắng sống như mẹ mình.[9]

Thu Phương lên sân khấu lần đầu năm 12 tuổi với bài hát Chỉ có một trên đời của nhạc sĩ Trương Quang Lục.[10] Ba tháng hè sau khi học xong cấp hai, năm 1984, Thu Phương đăng ký tham gia sinh hoạt, học múa và hát ở Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng [tiền thân là Cung Văn hóa Thiếu nhi Hải Phòng].[7][11]

Những năm cấp I và cấp II, Thu Phương học tập tại trường tiểu học Dư Hàng [Hồ Nam] và trường THCS Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Tại đây, cô đã trở thành cây văn nghệ của trường, đồng thời tham gia sôi nổi vào nhiều hoạt động ca hát khác.

Thu Phương từng là hạt nhân đội múa của Cung Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng, được các thầy cô cử đi dự tuyển học ở Liên Xô năm 1985. Việc học múa ở Cung đã giúp cô có sức khỏe dẻo dai và khả năng xử lý hình thể trên sân khấu sau này.[7][12]

Thu Phương có anh trai là ca sĩ Nguyễn Quang Minh và em gái là Hoa khôi Thể thao đầu tiên của Việt Nam năm 1993 - Nguyễn Thị Kim Oanh.[13] Thu Phương kể, ngày còn bé cả ba anh em cô đã biểu diễn từ những năm cô mới 6, 7 tuổi cho khách đến nhà xem.[7] Em gái của cô Kim Oanh cho rằng, tính cách của Phương rất "sôi nổi", "quyết liệt" và "thích thử thách" đúng "chất" Hải Phòng.[14] Trong liveshow Mùa thu của Phương tháng 10/2013 và cuối tháng 9/2015[15], Thu Phương lần đầu tiên cùng anh em của mình lên sân khấu với màn hợp ca Thành phố Hoa phượng đỏ.[16]

1986-1996: Lập nghiệp tại Hà Nội

Xem thêm: Huy MC

Năm 14 tuổi, Thu Phương trúng tuyển vào Nhà hát Tuổi Trẻ ở Hà Nội trước ban giám khảo NSND Trần Hiếu và các nghệ sĩ nổi tiếng khác khi Đoàn ca nhạc nhẹ của Nhà hát về Hải Phòng để tuyển sinh mặc dù chỉ có chiều cao khiêm tốn 1m39.[2][7] Một mình ở Hà Nội không người thân thích, Thu Phương nhập hộ khẩu ở tập thể của nhà hát và tập sống tự lập với tiền học bổng của Nhạc viện.[7][17]

Năm 1988, lần đầu tiên cô đi hát ở công viên Thủ Lệ với ca khúc Tuổi đời mênh mông. Cuối năm 1988, cô tham gia vào ban nhạc Tây Hồ[18], hát trên nhà nổi Hồ Tây. Trong năm đó cô đi hát ở khắp các sân khấu ca nhạc Hà Nội.[7] Ngoài những giờ học nhạc trong Nhạc viện, cô đã xin được vào hát tại các vũ trường ở Hà Nội.[7]

Thu Phương từ đó trở thành một trong những ca sĩ đầu tiên của Đoàn ca nhạc nhẹ của nhà hát, xuất hiện cùng với lứa ca sĩ ban đầu như Trọng Thủy, Kim Phúc, Hồng Kỳ, Hoài Phương, Lê Tâm [Ban nhạc Đồng hồ báo thức]...[19] cô đã tạo được dấu ấn khác biệt với giọng hát trầm khàn, nhưng chưa được chú ý.

Năm 1990, Thu Phương tốt nghiệp trung cấp thanh nhạc - Nhạc viện Hà Nội và trở thành ca sĩ chuyên nghiệp trong biên chế của Nhà hát Tuổi trẻ. Cô bắt đầu đảm nhiệm ca sĩ hát chính trong ban nhạc trẻ Tây Hồ[7] và bắt đầu mối quan hệ tình cảm với tay trống Huy MC của ban nhạc. Sau đó, hai người hát song ca chính thức với nhau, với bài hát đầu tiên là ca khúc Give me your love tonight.[20]

Năm 1991, cô tham gia cuộc thi đơn ca chuyên nghiệp nhạc nhẹ toàn quốc lần thứ 2 và lọt vào top 10 người xuất sắc tại Nhà hát lớn Hà Nội.[7][21] Cũng năm 1991, lần đầu tiên Thu Phương cùng với ban nhạc Tây Hồ ra nước ngoài biểu diễn trong các tour diễn và chương trình giao lưu văn hóa tại các nước Lào, Thái Lan và Trung Quốc.[22] Cô cũng xuất hiện trong nhiều vở nhạc kịch và truyền hình của Đoàn ca nhạc nhẹ của nhà hát.

Năm 1995, Thu Phương đạt giải Huy chương vàng tại Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc.[23]

Năm 1995-1996, Thu Phương có quãng thời gian sống và làm việc tại Đà Nẵng trong vai trò là ca sĩ của Đoàn ca múa nhạc Tia sáng thuộc Công ty điện lực 3 Đà Nẵng.[24]

1997-2000: Nam tiến và dấu ấn trong thời kỳ Làn Sóng Xanh

Xem thêm: Làn Sóng Xanh và V-Pop

Năm 1997, Jimmy Nguyễn kết hợp với Nhà hát Tuổi Trẻ làm chương trình tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, Thu Phương cũng theo đoàn đi diễn vào trong Thành phố Hồ Chí Minh, lúc đó Phương được nhận hát mở màn với bài Có phải em mùa thu Hà Nội. Các hãng băng đĩa nhạc của Thành phố lúc đó bắt đầu liên lạc với Phương và mời cô đi hát cũng như thu âm những album tổng hợp với lứa ca sĩ lúc bấy giờ.[25]

Cùng năm này, Thu Phương lần đầu tiên xuất hiện bên cạnh Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh trong cùng một đĩa nhạc với tựa đề Bốn giọng ca vàng, được xem là album thành công và bán rất chạy trên thị trường vào thời điểm đó.[26]

Hãng Vafaco - hãng đĩa của Thành phố Hồ Chí Minh đã mời Thu Phương thử giọng bài hát nhạc ngoại Unbreak my heart. Với số bản đĩa bán được là 20.000, cô nhận được giải Đĩa hát vàng năm đó.[7] Cùng năm này, Thu Phương là một trong 10 ca sĩ được yêu thích nhất do Sóng FM Đài tiếng nói nhân dân Thành phố bình chọn. Cô và Huy MC khai thác đọc rap nhạc ngoại, khởi xướng phong cách hát trên nền nhạc breakdance đồng thời thành lập nhóm Discovery nhảy phụ họa.[2][7] Các ca khúc Việt Nam Có phải em mùa thu Hà Nội, Dòng sông lơ đãng với sự trình bày của cô đã giành giải thưởng ca khúc được yêu thích nhất năm 1997.[27] Cô cũng được mời tham gia Festival Thanh niên Sinh viên thế giới tổ chức tại Cuba.[22]

Trong hai năm 1997 & 1998, Thu Phương trở thành "hiện tượng" khi tham gia vào series âm nhạc Top Hits của nhạc sĩ Nguyễn Hà, người đã có công phát hiện ra cô khi còn là diễn viên của Nhà hát Tuổi Trẻ.[28] Thu Phương từng được gọi là "giọng ca mùa thu" khi hát thành công những ca khúc về mùa thu Hà Nội mặc dù cô là người Hải Phòng.[29]. Cô cũng là ca sĩ hát thành công các sáng tác của Việt Anh bao gồm các bài Nơi mùa thu bắt đầu, Không còn mùa thu, Mùa hoa bỏ lại, Hoa có vàng nơi ấy, và sau này là bài Đêm nằm mơ phố.[30][31][32] Những nhạc phẩm đầu tiên của Việt Anh mà cô hát đều được hòa âm và phối khí bởi nhạc sĩ Nhật Trung.[26]

Từ thành công đó, Thu Phương phát hành album riêng đầu tay do cô tự biên tập và sản xuất có tên Thà làm hạt mưa bay, do Công ty Bến Thành Audio & Video phát hành. Album tập hợp những bài hits trong chương trình Làn Sóng Xanh của Phương cùng với một số ca khúc nhạc ngoại lời Việt.

Năm 1998 & 1999, chương trình MTV Most Wanted trên kênh VTV3 của Đài truyền hình Việt Nam với hai MC là Diễm Quỳnh và Anh Tuấn cùng với chương trình Quick & Snow show trên sóng phát thanh đài tiếng nói Việt Nam ra đời. Thu Phương và Huy MC theo đó cũng là cặp đôi duy nhất hát nhạc quốc tế, với các bài hát song ngữ do cô và chồng dịch và dàn dựng. Hai vợ chồng Thu Phương cũng ra các album Tình yêu mắt nai, Trọn đời bên nhau và Mùa thu khép lại.[7][33][34]

Sự song hành của Huy MC bên cạnh Phương trong giai đoạn này góp phần tạo nên thành công cho cặp đôi khi Huy xuất phát điểm là một nhạc công, anh cũng là người hỗ trợ xử lý các bản phối cho Thu Phương.[35]

Cùng thời gian, Thu Phương ký hợp đồng hai năm với Hãng Phim Trẻ kết hợp cùng Lam Trường cho ra đời hai tuyển tập nhạc trẻ, nhạc ngoại tổng hợp là Selection Vol1 và Tình thôi xót xa Vol2. Giai đoạn này, Phương bắt đầu kết hợp với nhạc sĩ Bảo Chấn và gây ấn tượng với một loạt tác phẩm của ông[36].

Năm 2000, sau khoảng thời gian nghỉ sinh con gái Thanh Thảo và phát hành đĩa Một đời mây gió [1999], Phương ký hợp đồng với Phương Nam Film kết hợp với nhạc sĩ Quốc Bảo làm album Chào em! Chào xinh tươi[37] với các bài hit Chào em! chào xinh tươi [hát với Trung Kiên], Ngủ ngoan nhé ngày xưa, Bài hát đôi cho em [hát với Quang Minh].

Sau đó, Thu Phương tiếp tục thành công với ca khúc Cô gái đến từ hôm qua, một hit lớn trích từ album Chào em! Chào xinh tươi khi ca khúc này đứng nhiều tuần trên bảng xếp hạng Làn Sóng Xanh. Ca khúc này cũng được ca sĩ người Đức Tabea Meusch mua bản quyền và thể hiện lại với tựa đề The girl from yesterday, lời tiếng Anh của tác giả Robert Baitinger.[38]

Cũng trong năm 2000, Thu Phương ghi âm ca khúc Tôi vẫn hát, nhạc phim cho bộ phim truyền hình nhiều tập Kẻ không cầu may.[39]

2001-2002: Như chưa bắt đầu và sự biến mất bí ẩn

Năm 2001, Thu Phương lần đầu tiên sang Mỹ biểu diễn, đi cùng với Lam Trường, Phương Thanh và Huy MC[22]. Tại Mỹ, Thu Phương & Huy MC đồng thời kết hợp cho phát hành đĩa đơn Khúc xuân với 4 bản phối khác nhau của bài này tại Việt Nam và được đánh giá cao.[40]

Cùng năm 2001, Phương kí hợp đồng với Kim Lợi Entertainment cho ra mắt đĩa đơn cover Bang Bang [Khi xưa ta bé].

Đầu năm 2002, Thu Phương mua độc quyền 7 ca khúc của các tác giả Đức Trí, Anh Quân, Huy Tuấn, Tường Văn và Việt Anh để thực hiện album Như chưa bắt đầu - đĩa nhạc cuối cùng của Phương tại Việt Nam. Album được Thu Phương & Huy MC đứng ra tự đầu tư và sản xuất âm nhạc, thực hiện tại phòng thu Anh Em của vợ chồng nhạc sĩ ca sĩ Anh Quân - Mỹ Linh.[41], gồm các bài hit Như chưa bắt đầu, Thuyền giấy, Đánh rơi bên hồ và Khúc xuân [trước đó đã phát hành single].[42]

Giữa tháng 9 năm 2002, tại lễ trao giải thưởng VTV Bài hát tôi yêu lần thứ I của Đài Truyền hình Việt Nam, Thu Phương chiến thắng ở cả hai hạng mục Top 10 ca sĩ được yêu thích nhất và ca khúc được yêu thích nhất cho video "Ngủ ngoan nhé ngày xưa". Ngoài ra, video của ca khúc này cũng nhận được giải xuất sắc nhất do hội đồng nghệ thuật bình chọn.[43][44]

Trong năm 2002, báo chí Việt Nam đưa ra sáu cái tên cho việc chạy đua cho danh hiệu Diva Việt Nam trong đó bao gồm Thu Phương, Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Phương Thanh, Trần Thu Hà. Tuy nhiên, ngay sau đó, Phương đã tự động bị gạch tên khỏi danh sách vì không còn xuất hiện và hoạt động tại Việt Nam đã được hơn một năm.[45][46]

2003-2005: Sang Mỹ cư trú, Đêm nằm mơ phố và vụ bê bối chính trị

Bài chi tiết: Đêm nằm mơ phố

Trong hai năm 2001 & 2002, Thu Phương & Huy MC đã bắt đầu hướng hoạt động của họ ra ngoài Việt Nam với các tour diễn dài hơi tại Đông Âu, Australia cũng như tại Mỹ.[47][48][49] Kế hoạch ra đi được Thu Phương & Huy MC hoạch định và thực hiện trong âm thầm, không một ai biết, kể cả những người thân trong gia đình.

Đầu năm 2003 Thu Phương và Huy MC trình diễn tại Mỹ. Trước khi sang Mỹ, Thu Phương đã nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án quận Hai Bà Trưng, Hà Nội ngày ngày 11 tháng 10 năm 2002 và được giải quyết ly hôn ngày ngày 15 tháng 1 năm 2003.[3]

Sau khi sang Mỹ, tháng 6 năm 2003 Thu Phương làm hôn thú với Việt kiều Hoàng Xuân Lữ để ở lại Mỹ theo diện hôn thú.[3][50] Huy MC cũng làm hôn thú với Nguyễn Ngọc Mai, bạn của Thu Phương.[50][51] Tuy vậy Sở Di trú Mỹ đã sao lục hồ sơ, đối chiếu thấy thời điểm phỏng vấn xin visa xuất cảnh du lịch tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ trong tư cách hai vợ chồng [2-2003] hoàn toàn không khớp với hồ sơ ly hôn của cô tại Việt Nam[3][50] và đã xóa bỏ hôn thú này. Điều này đã dẫn đến việc Thu Phương phải xin ở lại Mỹ theo diện tỵ nạn chính trị sau đó.

Đầu năm 2003, tại Mỹ, Thu Phương ký hợp đồng độc quyền ba năm cho Công ty Thế giới Nghệ thuật [California, Hoa Kỳ]. Thời gian này Thu Phương đã hát tại các show Đại nhạc hội San Jose, Đại nhạc hội Arena mùa đông 2003, Đêm nhạc thính phòng Ngô Thụỵ Miên - Từ Công Phụng. Tuy nhiên sau đó Thu Phương đã chính thức đơn phương phá vỡ hợp đồng, trở thành ca sĩ tự do và ký hợp đồng làm việc theo từng năm với công ty D&D Entertainment của Clarence Dũng Taylor [người chồng tương lai đồng thời cũng là người quản lý của cô].[52][53]

Đến tháng 6 năm 2003, giới nghệ sĩ trong nước mới biết thông tin Thu Phương & Huy MC bí mật đi lưu diễn tại Mỹ. Theo ông Trương Nhuận, Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ, cơ quan chủ quản của Thu Phương, cho biết cô xin phép đi Mỹ 3 tháng để thu CD riêng, tính từ 26/2. Ngày 20/4, trong lá đơn xin phép nghỉ và đơn tự kiểm điểm, cô xin nghỉ tiếp 6 tháng. Thu Phương cho biết do đã có hợp đồng thu CD riêng và khi lên đường đi công tác đã không kịp thông báo với ban lãnh đạo đoàn.[46] Đầu tháng 1/2004, sau khi hết hợp đồng lao động ban giám đốc đã giải quyết thôi việc cho hai người.[54]

Đầu tháng 2 năm 2004, Cục Nghệ thuật - Biểu diễn có kiến nghị lên Bộ Văn Hóa & Thông tin Việt Nam tạm dừng các chương trình của Thu Phương vì những sai phạm của cô.[55] Trong khi đó, tờ Vnexpress dẫn nguồn tin cho biết Thu Phương cần một người bảo trợ hợp pháp cho cô và tổ chức họp báo nhằm tránh việc bị trục xuất về nước.[56]

Ngày 22 tháng 7 năm 2004, Thu Phương tổ chức họp báo tại California, Hoa Kỳ, [theo RFA cuộc họp báo này được nhạc sĩ Việt Dzũng thu xếp tổ chức.[56][57]] bày tỏ rằng cô thấy đời sống và sinh hoạt nghệ thuật tại Mỹ cởi mở, được nhận sự mến mộ của khán thính giả hải ngoại. Ngoài ra, những rắc rối vừa qua - được báo chí trong nước đăng tải - khiến cô cảm thấy nếu trở về sẽ gặp nhiều trở ngại và tuyên bố muốn ở lại Hoa Kỳ.[58] Kết thúc họp báo, Thu Phương còn được gắn vào áo huy hiệu nhỏ và tặng một lá cờ vàng 3 sọc đỏ lớn, cùng chụp hình với những người có mặt.[59][60]

"17 năm, em như con chim hót trong lồng, quá quen thuộc với không gian gói gọn đó. Mọi sinh hoạt, lời ca tiếng nhạc đều có những giới hạn và phải tuân thủ phong cách, ăn mặc, đi đứng và ngôn ngữ trên sân khấu, giữa sàn quay. Khi thử bay ra, em thấy bên ngoài chiếc lồng có quá nhiều sự chọn lựa, tự do, muốn bay đâu tùy ý, muốn hót gì thì hót, không ngại phật lòng người chủ lồng. Mà ở đây khán giả cũng yêu thương em như mọi nơi khác. Và đó là lý do em muốn thoát ly. Tuy nhiên, em cũng không dối lòng phủ nhận lý do kinh tế cũng là yếu tố thu hút mọi người trong nước muốn ra đi."[61]"

—Thu Phương phát biểu tại buổi họp báo ở Hoa Kỳ.[55]

Ngày 22 tháng 11 năm 2004, Cục nghệ thuật Biểu diễn - thuộc Bộ Văn hóa & Thông tin Việt Nam ra công văn số 709/NTBD tới các Sở VH-TT, các đài phát thanh truyền hình trên toàn quốc, các Nhà xuất bản, các đơn vị nghệ thuật, tổ chức biểu diễn và các đơn vị sản xuất băng đĩa, ca múa nhạc, sân khấu không sử dụng dưới mọi hình thức các tiết mục biểu diễn của Thu Phương, theo đó nêu rõ Thu Phương tự ý rời bỏ tổ quốc, phát biểu xuyên tạc chế độ dân quyền, vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, tạo cơ hội để những thế lực phản động, thù địch lợi dụng vu cáo, chống phá công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa trong nước .[55] Thu Phương bị cấm hoạt động nghệ thuật trong nước, không được tiếp tục hưởng quyền công dân và quyền nghệ sĩ tại Việt Nam. Các tiết mục cũng như các sản phẩm băng đĩa nhạc của Thu Phương không được phép lưu hành và phổ biến tại Việt Nam.[62] Tuy nhiên, không có lệnh nào cấm Thu Phương về nước.[5][63]

Tại Việt Nam, Thu Phương bị dư luận và báo chí Việt Nam lên án mạnh mẽ.[64][65][66][67] Những người thân và đồng nghiệp đều bày tỏ sự nuối tiếc khi Thu Phương ra đi và lấy làm tiếc về những việc làm của cô.[68][69][70][71]

Đài RFA đưa tin Thu Phương cho biết cô không muốn nhắc về biến cố này và để cho mọi thứ lắng xuống, cảm giác của cô là "buồn và mất mát’’.[72] Báo chí hải ngoại trong khi đó dùng cụm từ "tiếng hát xổ lồng" để nói về trường hợp của Thu Phương.[73]

Đơn xin cư trú chính trị của Thu Phương sau đó được Sở di trú Mỹ chấp nhận và cô trở thành công dân Mỹ vào tháng 5 năm 2008.[1]

Năm 2004, Thu Phương cho ra đời album Đêm nằm mơ phố đồng thời thực hiện tour diễn xuyên Mỹ giới thiệu album tại các thành phố San Jose, San Diego, Houston, Seattle, Huntington Beach và Atlanta, Georgia.[74][75]

Hai tháng sau cuộc họp báo công bố quyết định ở lại Hoa Kỳ, Thu Phương cho biết nhận thấy rõ về cuộc sống khi còn ở trong nước dưới chế độ kiểm soát văn hóa tư tưởng, cảm nhận này đã dẫn Thu Phương tới quyết định xin tỵ nạn chính trị ở Hoa Kỳ.[72]

Do hai con của Thu Phương vẫn ở Việt Nam, mỗi lần nhớ con, cô phải gọi điện thoại về Việt Nam để người thân đưa các bé sang Thái Lan cho cô gặp. Sau khi có cơ hội hát cho một số chương trình mừng xuân mới hằng năm của Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco, Thu Phương mới quyết định trở về Việt Nam thăm người thân.[76][77][78]

2006-2007: Điều cuối cùng...đợi chờ và hậu bê bối

Năm 2007 Thu Phương và Việt Anh hợp tác làm album Điều cuối cùng...đợi chờ.[79][80][81] Ca khúc chính của album, Chưa bao giờ được Việt Anh sáng tác năm 2006 khi từ New Zealand sang Mỹ để gặp cô.

Cũng trong năm 2007, Thu Phương trở về Việt Nam thăm người thân lần đầu từ khi sang Mỹ, cô cũng có bài phỏng vấn đầu tiên với BBC và khẳng định cô đã "trả giá cho tương lai" của mình.[82]

2007-2011: Tiếp cận thị trường hải ngoại và hợp tác với Thúy Nga Paris

Tiếp cận thị trường hải ngoại

Sau Đêm nằm mơ phố, Thu Phương đã cho ra đời 4 album bao gồm Như một lời chia tay [nhạc Trịnh], Em ra đi mùa thu [nhạc tiền chiến], Nỗi niềm [nhạc trữ tình giai đoạn 1975] với [Quang Minh], Lời của dòng sông [với nhóm Hướng Dương].[83] Album Lời của dòng sông có giọng hát của Phương với bốn nhạc phẩm Có một giòng sông đã qua đời, Này em có nhớ, Rồi như đá ngây ngô và Tình sầu.[84][85]

Bên cạnh nhạc thính phòng, Phương cũng cho phát hành album Thời gian ơi, một tuyển tập những bài hát thể loại nhạc trẻ và nhạc nước ngoài. Album có một số ca khúc Thu Phương mua độc quyền như Thời gian ơi, Chén đắng. Phương cũng lần đầu tiên hát lại hai bản hit của Duy Mạnh là Hãy về đây bên em và Kiếp đỏ đen.[83] Ngoài ra, đĩa nhạc cũng có một số bài nhạc ngoại quốc lời Việt.[83]

Thu Phương cũng xuất hiện trong các chương trình và đêm nhạc của các tác giả tên tuổi tại hải ngoại như Lam Phương, Trịnh Công Sơn[85], Đăng Khánh[86]. Đặc biệt, bài "Nghìn trùng xa cách" của Phạm Duy mà cô thể hiện tại hải ngoại đã được chính tác giả khen tặng.[87]

Sự xuất hiện của Thu Phương những ngày đầu tại hải ngoại luôn gặp phải sự chống đối, được nhiều người ủng hộ, nhưng cũng có người bỏ về. Tờ BBC cho biết trong lúc nhiều truyền thông trong nước lên án cô bỏ ra hải ngoại và không muốn về, còn nhiều truyền thông hải ngoại ủng hộ quan điểm chống nghệ sĩ trong nước ra nước ngoài biểu diễn, thì ở ngay trên các sân khấu hải ngoại, có vẻ những đối nghịch đó bị đẩy lên đến đỉnh điểm.[88][89]

Tại Mỹ, Thu Phương được thử sức với nhiều thể loại nhạc hơn, khán giả của Phương được mở rộng hơn so với khi ở Việt Nam. Có nhận xét rằng cô cùng với nam ca sĩ Bằng Kiều đã mang đến cho đời sống âm nhạc hải ngoại làn gió mới dù gặp khó khăn trong khi tiếp cận miền đất này.[90]

Hợp tác với Thúy Nga Paris

Năm 2005 lần đầu tiên Thu Phương xuất hiện trên cuốn Paris by night 77 chủ đề 30 năm viễn xứ, từ đó cô thỉnh thoảng xuất hiện trên các cuốn Paris by night và chương trình của một số trung tâm như Hoa Biển, Vân Sơn, MFC. Sự xuất hiện của Thu Phương trong cuốn Paris By Night 77 đã bị chính quyền và giới quản lý văn hóa trong nước chỉ trích do những khác biệt về chính trị.[91][92][93][94]

Trong các DVD Paris By Night, Thu Phương xuất hiện với các bài Trăng dưới chân mình, Hà Nội 12 mùa hoa, Dạ khúc cho tình nhân, Bài thơ không đoạn kết, Nghìn trùng xa cách, 10 & 20 tình cũ.

Ngoài ra, Thu Phương cũng thể hiện các màn mashup cũng như liên khúc: màn song ca LK: Định mệnh & Tình bơ vơ trong chương trình PBN VIP 106 [hát cùng Phạm Quốc Thái], Con ma, Liên khúc Tây Hồ, What child is this, Mùa giáng sinh hạnh phúc.

Thúy Nga cũng làm đơn vị đại diện phát hành cho các album Câu chuyện tình tôi [2008], Hà Nội & Tôi [2012] và Biển, Nỗi Nhớ...và Em [2013] của Phương. Tuy nhiên, Thu Phương không phải là ca sĩ độc quyền của trung tâm này.[95][96][97]

Từ năm 2012 tới 2014, Thu Phương đảm nhận vai trò giám khảo chương trình VSTAR - Ngôi sao đêm nay, tìm kiếm tài năng ca hát tại hải ngoại.[98]

2011-2014: Trở về Việt Nam với những dự án âm nhạc

2011: Lá khởi vàng chưa nhỉ? và Hà Nội & Tôi 2012

Năm 2008, lần đầu tiên Thu Phương được cấp phép về Việt Nam biểu diễn trong chương trình Duyên dáng Việt Nam 19.[6] Sau lần trở về này, Thu Phương được tổ chức đêm nhạc riêng của mình vào năm 2011 thuộc series chương trình Không gian âm nhạc với chủ đề Lá khởi vàng chưa nhỉ? tại khán phòng Ngụy Như Kon Tum, Hà Nội.[99][100][101]

Trở về Hoa Kỳ sau hai đêm diễn tại Việt Nam năm 2011, cuối năm 2012, Phương cho phát hành album Hà Nội & Tôi gồm một tuyển tập những ca khúc về Hà Nội.[102]

2013: Mùa thu của Phương

Bài chi tiết: Mùa thu của Phương

Tháng 10/2013, liveshow Mùa thu của Phương kỉ niệm 25 năm ca hát của Thu Phương diễn ra tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thuộc khuôn khổ Vietnam Concert.[29][29][103][104][105][106][107]

Cuối tháng 12/2013, Thu Phương cho ra mắt album CD/DVD Biển, nỗi nhớ và...em. Album gồm 11 tình khúc về biển[108] với ngoại cảnh quay tại biển Long Hải, Vũng Tàu.[108][109] Ngày 2/3/2014, tại hội quán Lạc Cầm, Westminster, Hoa Kỳ, Thu Phương đã có buổi ra mắt album Biển, nỗi nhớ và...em cũng như giao lưu và ký tặng CD với người hâm mộ.[110]

2014: Phía nào đến chân trời

Ngày 9/10/2014, đúng ngày sinh nhật lần thứ 42 của Thu Phương, album Phía nào đến chân trời được phát hành chính thức trên các trang nghe nhạc trực tuyến tại Việt Nam.[111] Album bao gồm 9 ca khúc [8 solo, 1 song ca với Hà Anh Tuấn], ngoài ra ca khúc Trở về dòng sông tuổi thơ làm bonus cho đĩa nhạc[112] với ngoại cảnh quay tại đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng.[113][114]

2015: Giọng hát Việt, Vé về tuổi thơ & Giữ lại hạnh phúc

Bài chi tiết: Giữ lại hạnh phúc

Đầu năm 2015, Thu Phương trở thành một trong bốn vị huấn luyện viên của Giọng hát Việt[115][116] cùng với Tuấn Hưng, Đàm Vĩnh Hưng và Mỹ Tâm.

Ngày 12 tháng 7, Thu Phương cho ra mắt trên internet EP với chủ đề Vé về tuổi thơ - album bao gồm 4 ca khúc hát cùng với các thành viên trong Team Thu Phương Giọng hát Việt 2015.[117]

Ngày 11/9, Thu Phương kết hợp với nhạc sĩ Anh Tú cho ra mắt đĩa đơn với tên gọi Giữ lại hạnh phúc.[118][119]

Ngày 26 tháng 9, Thu Phương tổ chức đêm diễn Mùa Thu của Phương Live concert in Hải Phòng 2015 tại Nhà hát Tháng Tám[15][120][121] với sự góp mặt của hai khách mời Tuấn Hưng và Hà Anh Tuấn.

Vào các ngày 20, 21 và 22 tháng 11, Thu Phương tham gia chuỗi ba đêm nhạc với chủ đề The Master of Symphony tại Nhà hát Hòa Bình. Trong các đêm nhạc này, Phương lần đầu tiên xuất hiện trên sân khấu cùng 4 diva Việt Nam.[122]

2016: Hoàng hôn mùa đông, 30 năm ca hát & những kết hợp khác

Ngày 9/1, Thu Phương xuất hiện với tư cách khách mời trong liveshow MTP Ambition - Chuyến bay đầu tiên của ca sĩ Sơn Tùng M-TP tại Sân vận động Hàng Đẫy, Hà Nội[123][124] và tái hợp với ca sĩ này trong đêm cuối cùng của tour xuyên Việt Mùa hè không độ ngày 25/6 tại Vinh.[125]

Ngày 1/2, Thu Phương cho phát hành trực tuyến mini album [EP] Hoàng hôn mùa đông, trong sản phẩm âm nhạc này cô kết hợp với ca sĩ Hoàng Dũng cùng một loạt các tên tuổi nghệ sĩ trẻ khác với vai trò sản xuất.[126][127]

Năm 2016, Thu Phương cũng chính thức rời Thúy Nga Paris và dừng hợp tác với trung tâm này do những bất đồng nội bộ, cô quay trở lại kết hợp với các trung tâm tại Hải ngoại khác như Vân Sơn, Kim Lợi, MFC.[128] Trả lời phỏng vấn trên tờ Vnexpress,Thu Phương cho biết việc cô chọn làm việc với trung tâm nào là do cô quyết định, bác bỏ tin đồn cô bị tẩy chay.[129]

Ngày 24/7, Thu Phương trở về Hải Phòng và xuất hiện trên Sân vận động Lạch Tray sau gần 20 năm, tại đây cô đã cất tiếng hát trên quê hương với bài "Bến Cảng quê hương tôi’’ nhằm cổ vũ cho một trận đấu của Câu lạc bộ bóng đá Hải Phòng trên sân nhà.[130][131]

Ngày 29/7, Thu Phương tham gia với tư cách khách mời trong đêm nhạc Dòng sông lơ đãng - đánh dấu 20 năm sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Việt Anh tại Nhà hát Hòa Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.[132]

Nam Phương hoàng hậu proj.

Xem thêm: Nam Phương hoàng hậu

Giọng hát

Nhạc mẫu:

    "Này em có nhớ [lowest note]" [2004]
    Ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được Phương ghi âm trong album Lời của giòng sông thể hiện âm vực trầm nhất bài là nốt B2 của mình.
    "Im lặng đêm Hà Nội" [2004]
    Ca khúc viết cho giọng nữ trầm của Phú Quang được Phương thể hiện với nốt nhạc trầm nhất là nốt E3 tại giây thứ 19 và kéo dài 4 giây sau đó.
    "Những ngày mưa rơi [highest note]" [2014]
    Thông tin
    Ca khúc được tác giả Minh Quốc viết phần điệp khúc với những nốt cao kéo dài liên tiếp qua tiếng hát của Phương
  • Trục trặc khi nghe? Xem hướng dẫn.

Thu Phương được biết đến là một trong những giọng nữ hát giọng trầm và trung trầm, cô hát chủ yếu bằng giọng ngực. Quãng giọng của Phương được cho là hai quãng tám và hai nốt dài trải dài từ nốt B2 cho đến D5. Nốt nhạc trầm nhất của Phương từng đạt tới là nốt B2 trong ca khúc "Này em có nhớ" [2004]- trích từ album Lời của giòng sông và nốt E3 trong ca khúc "Im lặng đêm Hà Nội" [2004].[cần dẫn nguồn]

Đánh giá

"Nhiều người hỏi tôi, Thu Phương nằm ở đâu giữa các divas, ở vị trí nào trên bản đồ nhạc đại chúng Việt. Tôi trả lời chung ở đây, rằng Phương không tự vẽ bản đồ cho mình, nên bạn đặt em ở đâu cũng được. Một chấm nhỏ xíu. Một hình bóng mơ hồ. Sao cũng được. Chỗ của Phương, vị thế của em nằm ở chỗ khác: ở trong tim những người nghe nhạc nhiều thế hệ. Có lẽ mãi mãi, chất alto vừa đằm sâu ẩn ức vừa thơm ngát như những luồng sáng tỏa ra từ một chiếc đỉnh đồng đốt trầm, của em, vẫn còn ở thật vững trong trí nhớ thính giả. Mãi mãi.[133]"
— Nhạc sĩ Quốc Bảo
"Tôi bất ngờ khi ca khúc "Đêm nằm mơ phố" tạo được thành công lớn khi nó được nhiều người yêu thích và chia sẻ trên các diễn đàn âm nhạc. Ngay cả ca khúc "Chưa bao giờ" với câu hát nổi tiếng "... quên được không những điều ta chưa bao giờ..." tuy rất hiếm được biểu diễn live trên sân khấu cũng đã được các ca sĩ trẻ hát lại không biết bao lần. Tôi sáng tác những ca khúc của mình rất tự nhiên và phụ thuộc hoàn toàn vào cảm xúc. Nhưng khi đưa cho Thu Phương hát thì tôi lại thấy hình như chúng thuộc về cô ấy.[30]"
— Nhạc sĩ Việt Anh
"Giọng hát ấy có một sức hút khác, đó là sự trải nghiệm… Đủ để mỗi lần Phương cất giọng, là những lời ca bỗng dưng tha thiết. Đối với một nghệ sĩ, sự trải nghiệm như chất keo dính với đời sống và tự nó thắp sáng cho con đường nghệ thuật.[90]"
— Bằng Kiều

Tranh cãi về tiếng hát Thu Phương

  • Tại miền Bắc, Phương luôn được coi là một ngoại lệ vì quan điểm âm nhạc khác biệt với đại đa số giới làm nhạc tại khu vực này. Tại phía Nam, Thu Phương được đón nhận nồng hậu hơn.
  • Nhạc sĩ Quốc Bảo cho rằng, Thu Phương thuộc thế hệ diva Việt Nam và trân trọng những đóng góp của cô cho nhạc nhẹ Việt Nam.[134]
  • Nhà báo Minh Đức cho rằng Thu Phương chưa có bứt phá về chuyên môn[cần dẫn nguồn] trong khi nhà báo, nhạc sĩ Hà Quang Minh[cần dẫn nguồn] và nhạc sĩ Quốc Bảo lại cho rằng tiếng hát Thu Phương là tiếng hát hiếm hoi của phía Bắc chú trọng cảm xúc và ít khoe kỹ thuật. Tờ Thanh Niên thì cho rằng Thu Phương chưa có cống hiến nổi bật.[135]
  • Nhạc sĩ Dương Khắc Linh cho rằng anh không biết Thu Phương vì cô là thế hệ đi trước, tuy nhiên anh khẳng định nếu chị Phương rất nổi tiếng, được nhiều người yêu thích và có nhiều bài hit thì hoàn toàn có thể gọi chị là diva[136]
  • Ca sĩ Trần Thu Hà nói Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh là diva khi cô và Thu Phương lúc đó chưa là gì.[137][138] Trong khi đó, Mỹ Linh lại cho rằng Thu Phương là thế hệ đi trước, khi cô và Bằng Kiều vẫn còn ngồi dưới xem Thu Phương trình diễn trong Liên hoan đơn ca nhạc nhẹ toàn quốc lần 2 tổ chức năm 1991 tại Nhà hát lớn Hà Nội và cho rằng Thu Phương không cần nhận danh hiệu này.[139]
  • Cá nhân Thu Phương luôn phát ngôn rằng cô không theo đuổi âm nhạc vì danh hiệu Diva[140][141] và cô cho rằng âm nhạc của cô khác với 4 nữ ca sĩ được phong Diva[142] cũng như các tiêu chí xét danh hiệu này không phù hợp đối với trường hợp của cô.[2]

Phong cách âm nhạc và hình tượng công chúng

Thời kỳ đầu của sự nghiệp đến trước thập niên 2000, hình ảnh của Thu Phương được nhận xét là tomboy, cá tính, năng động và không kém phần bốc lửa. Đặc biệt trong giai đoạn tách khỏi ban nhạc Tây Hồ và hát đôi với Huy MC, biểu diễn tại các vũ trường lớn của Hà Nội cuối thập niên 90, Phương luôn xuất hiện với hình ảnh tóc tém nhuộm vàng, áo thun đen ba lỗ cùng quần da bó sát.[23][143]

Âm nhạc của Phương thời kỳ này ảnh hưởng mạnh mẽ từ nhạc trẻ quốc tế qua việc chọn cover nhạc ngoại cũng như các thể loại đang thịnh hành như slow-pop,disco và rap.[2][144] Phong cách biểu diễn của Phương trên sân khấu cũng được cho là mang đậm dấu ấn cá nhân, điển hình là lối đưa tay khum khum từng được nghệ sĩ hài Đức Hải nhại lại trong một tiểu phẩm hài.[100]

Sau khi sang Mỹ cư trú cũng như thay đổi thị trường âm nhạc, hình ảnh của Phương cũng thay đổi so với giai đoạn đầu. Thu Phương xuất hiện trước công chúng với mái tóc dài, với những bộ trang phục được thiết kế trẻ trung, tinh tế nhưng không kém phần sang trọng’’..[144][145][146][147]

Không chỉ phong cách hát mà khán giả của Phương còn thấy được sự thay đổi về phong cách ngày càng nữ tính với hàng loạt bộ cánh trong các liveshow của cô. Ngoài ra, Phương cũng tạo dấu ấn mới trong phong cách trình diễn của mình với những động tác trên sân khấu cùng với một số động tác vũ đạo và cơ mặt mang phong cách Anh Mỹ.[100][145][146][147]

Ảnh hưởng về âm nhạc

Trả lời phỏng vấn báo chí, Thu Phương nói cô chịu ảnh hưởng từ nhạc trẻ quốc tế những năm 90, đặc biệt là các giọng ca Whitney Houston, Celine Dion. Thu Phương cũng cho biết cô thích duy nhất một nữ ca sĩ Việt Nam khác là Bảo Yến[cần dẫn nguồn].

Tuy nhiên, trong số đó, người được cho là có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với cô là nữ ca sĩ Toni Braxton. Sở hữu một dây thanh đới dày bẩm sinh với những âm sắc trầm, rền và vang như một nữ ca sĩ da màu, giọng hát của Phương từ những năm đầu thập niên 90 luôn khiến người nghe liên tưởng đến một Toni Braxton. Ngoài ra, hình ảnh những năm 1994 -1995 của Phương với mái tóc ngắn, áo ba lỗ và quần jean cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ Toni Braxton.

Quan điểm âm nhạc

"Phương hát không phải để phô diễn kỹ thuật choáng ngợp, mà là sự chia sẻ. Phương không cố tạo ra bất cứ điều gì, chỉ đơn giản đó là mình, là những gì tự nhiên, sâu thẳm nhất.[37]"
— Thu Phương
"Người nghệ sĩ rất cần những khoảng dừng để gom cảm xúc, chiêm nghiệm và trở lại chất chứa, dồn nén hơn. Phương bước vào nghề đã 17 năm rồi, nhưng luôn cảm thấy thiếu hụt, chưa làm được gì, chưa thấm tháp vào đâu. Phương thấy mình sinh ra để hát, nếu không hát thì chẳng biết làm gì để sống. Mỗi sáng tạo và đổi mới đều phải xuất phát từ trái tim, đó là con đường ngắn nhất đến với khán giả, Phương có cách riêng của mình và không quá căng thẳng về chuyện đó.[37]"
— Thu Phương
"Phương thích hát nhạc của Trần Quang Lộc và Việt Anh, một người quá chín chắn, còn một người quá trẻ, nhưng có một lối nhạc lạ lắm, lời bài hát dù không có một từ nào về nỗi buồn nhưng lại khiến Phương có thể khóc được. Việt Anh có những bài hát mong manh như tên gọi, không phải ai cũng thích, nhưng đã thích rồi thì thành tri kỷ."
— Thu Phương
"Tôi không đi tìm cho mình một phong cách riêng, cứ bài nào hợp giọng, lời ca trùng với cảm xúc là hát. Tôi cũng không cần đột phá, làm mới gì cả. Buồn vui gì cũng là sự đồng cảm từ trái tim, tôi chỉ hát và làm ra một đĩa nhạc đúng với bản thân.[42]"
— Thu Phương
"Tôi không bao giờ lựa chọn chạy theo trào lưu hay sự chuyển động, biến đổi từng ngày của nền âm nhạc hiện đại, cái tôi muốn gắn kết khán giả là sự đồng cảm trong âm nhạc. Âm nhạc của tôi luôn đề cao ý nghĩa, ca từ trong bài hát, cũng như mỗi ca khúc là một chuyện đời, một thân phận mà tôi muốn chuyển tải tới khán giả.[148]"
— Thu Phương

Thu Phương & âm nhạc Việt Anh

Xem thêm: Việt Anh [nhạc sĩ]

"Người ca sĩ này là người thể hiện, vừa sáng tạo được ca khúc của nhạc sĩ vừa thể hiện được chất riêng của mình. Những vết thương tôi gửi gắm thì cô đều nhận ra. Cụ thể là trong bài hát của tôi thường có những chìa khóa, password, những bí mật chỉ thú vị với mình thì Thu Phương đều là người phát hiện điều ấy."[149]

~Việt Anh

Thu Phương và Việt Anh đều không quen nhau từ trước, họ chỉ gặp và trở thành bạn của nhau khi thứ âm nhạc của cả hai tạo ra được biết đến năm 1997.[7] Trước đó, Việt Anh cũng đã được biết đến từ rất sớm, năm 16 tuổi khi sáng tác hai bài "Mưa phi trường" và "Người đi xa mãi" đồng thời là thành viên trụ cột, một mảnh ghép của ban nhạc Saigon Boys.[150] Tâm sự về âm nhạc quãng thời gian này, anh chia sẻ:"Đó là giai đoạn học cấp 3. Khi đó tôi có nhu cầu giãi bày và nói lên thông điệp của mình. Bài đầu tiên tôi sáng tác vào năm lớp 10 là Mưa phi trường và Người đi xa mãi. Khi đó, mỗi lúc rảnh, bạn tôi lại chở tôi ra sân bay chơi. Quan sát những cuộc chia tay đã đem lại cho tôi cảm xúc. Sau đó là các bài Hoa có vàng nơi ấy, Không còn mùa thu. Những bài sau đó thì tôi không còn nhớ rõ thời gian."[149]

Năm 1997, Thu Phương thu âm bài "Dòng sông lơ đãng" tại phòng thu của Bến Thành và ca khúc này sau đó đã giúp cô có được hai giải thưởng quan trọng nhất trong năm, ca sĩ được yêu thích nhất top 10 Làn Sóng Xanh và ca khúc được yêu thích nhất trong năm 1997.[7][151] Việt Anh tâm sự:"Lần đầu tiên chúng tôi tình cờ gặp nhau tại nhà hát Bến Thành vào năm 1997, khi Thu Phương hát bài "Dòng sông lơ đãng". Từ bấy đến nay, điều làm cho Việt Anh và Thu Phương gắn bó là sự đồng cảm về những khoảnh khắc xúc động."[149]

Chia sẻ trên tờ Vnexpress về mối quan hệ thật sự với Thu Phương, Việt Anh cho biết: "Cho đến bây giờ tôi vẫn luôn nhận được những câu hỏi về mối gắn bó giữa Việt Anh và Thu Phương. Người ta dễ nghĩ tôi và cô ấy hẳn thân rất thân. Thật ra tôi và Phương gặp nhau không thường xuyên nhưng có chung rung cảm trong âm nhạc. Có những thứ không cần nói ra, chỉ im lặng hiểu nhau"[151], hay trên tờ Thanh Niên, anh nói, "Tôi nghĩ mình quen với Thu Phương là một cái duyên, không phải ai cũng có may mắn khi gặp một tri kỷ trong âm nhạc như thế. Từ lúc còn là thành viên ban nhạc Sài Gòn Boys, tôi chơi thân với Phương và chồng cũ cô ấy. Lúc đó mọi người đều bận, nhưng hầu như show nào cũng làm việc cùng nhau. Sau này tôi và Phương không gặp nhau nhiều."[152]

"Tôi thấy tâm hồn mình nhạy cảm, và luôn thấy mình dường như vĩnh viễn thiếu một điều gì đó để vin vào rồi ung dung với cuộc đời. Cũng chính vì vậy tôi luôn thấy mình thuộc về những thứ không thuộc về mình. Và một cách tình cờ, tôi thấy bản thân mình trong những tác phẩm của nhạc sĩ Việt Anh. Nhưng tôi không bao giờ hỏi tác giả về những lý do của từng ca khúc. Đúng ra là hai chúng tôi chưa bao giờ nói về điều này." [2]

~ Thu Phương

Âm nhạc của Việt Anh được đánh giá là một chất nhạc lãng mạn, có một chút triết lý[151] mà anh thừa nhận là "khá kén chọn" nên cũng khó có thể đại trà[153]. Anh cũng cho biết anh viết nhạc dựa theo cảm xúc, "tôi chẳng phải người viết nhạc công nghiệp", anh nói.[154] Thu Phương thì cho rằng, đối với cô, âm nhạc của anh là một chất nhạc rất có tư duy, câu chuyện trong tác phẩm không giới hạn về không gian hay thời gian.[155]

Chia sẻ trên tờ Elle Việt Nam, Việt Anh tự khắc họa âm nhạc của anh là "cuốn nhật ký tâm lý qua từng giai đoạn", "cho dù viết cho ai, về ai, đều có hình ảnh cá nhân mình trong đó". Anh nói:"Nó không có sự rạch ròi rằng, câu này cho anh, câu này cho tôi nhưng nó phản ánh khá rõ cảm xúc và suy tư của người viết. Những điều tôi nghĩ trong cuộc sống đều không thể giấu được trong âm nhạc. Tôi đơn giản chỉ là viết lại những gì tôi cảm thấy, tôi đang trải qua, trong thời điểm ấy mà thôi...Mỗi nghệ sĩ đều có thế giới của riêng họ. Thế giới ấy có thể nhìn thấy hoặc không. Tôi cũng có thế giới của riêng mình. Nó không u tối, không có lớp mặt nạ nào hết mà chân thành."[156]

Nói về sự đồng điệu trong âm nhạc giữa hai người, Việt Anh chia sẻ: "Như trong bài "Ngày không tên": "Giữa hai tay đường vân đời. Mỗi ban mai tình yêu còn là sương khói". Lúc đó mình hơi tâm linh nên mình nghĩ không thể trốn khỏi dấu vân tay và số phận của mình. Điều này Thu Phương phát hiện ra và nó cũng gần với cuộc sống của Phương. Có những điều mình nghĩ đến Phương khi viết, có những chi tiết tình cờ ứng với cuộc sống của Phương. Ví dụ câu hát "có bình yên nào không xót xa" trong bài "Chưa bao giờ" hay chi tiết "tay em lạnh mùa đông ngoài phố" của "Đêm nằm mơ phố", Phương bắt được cảm giác bàn tay lạnh khi từ bên ngoài bước vào."[149].

Các ban/nhóm đã tham gia

Thứ tự Tên ban/nhóm Phong cách nhạc Vai trò của Thu Phương Năm hoạt động 1 2 3 *
Ban nhạc Tây Hồ pop, rock & nhạc nước ngoài guitar & hát chính 1988 - 1996
Thu Phương & Huy MC pop, nhạc trẻ & nhạc nước ngoài hát chính, hát đệm & song ca 1997 - 2003
Nhóm nhảy Discovery breakdance & hiphop đồng thành lập & nhảy 1998 - 2001
Hoạt động solo độc lập đa thể loại solo 1986 - nay

Thị trường

Bắc Mỹ Châu Á Châu Âu Châu Úc Châu Phi
50 tiểu bang [Hoa Kỳ],

Toronto & Vancouver [Canada]

Hà Nội & Thành phố Hồ Chí Minh [Việt Nam] London [Anh Quốc], Warszawa [Ba Lan], Berlin [Đức], Amsterdam [Hà Lan], Oslo [Na Uy], Moskva [Liên Bang Nga], Paris [Pháp], Helsinki [Phần Lan], Praha [Cộng hòa Séc], Kiev [Ukraina], Stockholm [Thụy Điển] Sydney & Melbourne [Úc], Auckland [New Zealand] TBA

Ca khúc tiêu biểu

  • Dòng sông lơ đãng[nhạc và lời: Việt Anh]
  • Có phải em mùa thu Hà Nội [nhạc: Trần Quang Lộc, thơ: Tô Như Châu]
  • Unbreak my heart [nhạc Mỹ: Diane Warren, lời Việt: Đỗ Quang]
  • Bang Bang [nhạc Mỹ, lời Việt: Phạm Duy]
  • Mắt buồn [nhạc và lời: Trường Huy]
  • Những mùa hoa bỏ lại [nhạc và lời: Việt Anh]
  • Biển hát chiều nay [nhạc và lời: Hồng Đăng]
  • Biển nỗi nhớ và em [nhạc và lời: Phú Quang]

  • Im lặng đêm Hà Nội [nhạc và lời: Phú Quang]
  • Nỗi nhớ mùa đông [nhạc và lời: Phú Quang]
  • Đêm nằm mơ phố [nhạc và lời: Việt Anh]
  • Như chưa bắt đầu [nhạc và lời: Đức Trí]
  • Cô gái đến từ hôm qua [nhạc và lời: Trần Lê Quỳnh]
  • Chưa bao giờ [nhạc và lời: Việt Anh]
  • Tôi vẫn hát [nhạc: Đặng Hữu Phúc, lời: Phan Đan]
  • và nhiều ca khúc khác thu âm cho các hãng đĩa tại Việt Nam trước năm 2003 và tại Hoa Kỳ sau này

Tai tiếng & những vấn đề đời tư

Bị tẩy chay tại hải ngoại

Trong một dịp về nước năm 2011, Phương cho báo VTCNews biết, cô vẫn hát một mình ở hải ngoại, không một nữ ca sĩ nào muốn hát cùng cô. Nếu có Phương thì sẽ không có họ. Thu Phương cũng không phải ca sĩ độc quyền của trung tâm âm nhạc nào ở hải ngoại vì đặt chân đến mảnh đất mới không phải để tìm sự ăn thua hay trả giá. Trong khi đó, độc quyền đều phải có một sự trả giá nhất định.[95]

Nhạc mẫu:

    "Thu Phương trả lời phóng viên VOA" [2007]
    Thông tin
    Thu Phương trả lời phỏng vấn qua điện thoại với phóng viên Trường Kỳ của Đài tiếng nói Hoa Kỳ [VOA] phát thanh trực tiếp tháng 8 năm 2007. Trong đoạn phỏng vấn, cô nói về giai đoạn căng thẳng nhất khi bị các đồng nghiệp tại hải ngoại tẩy chay.
  • Trục trặc khi nghe? Xem hướng dẫn.

Trước đó, trong khoảng thời gian 2005-2006, một nhóm nghệ sĩ tại hải ngoại, đã đứng lên công khai lá thư có chữ ký của 45 nghệ sĩ, kêu gọi tẩy chay Thu Phương và các nghệ sĩ đến từ trong nước [thực chất là nhằm đánh công ty D&D Entertainment của chồng cô là ông Clarence Dũng Taylor khi là công ty đầu tiên của Hoa Kỳ mời ca sĩ Việt Nam sang trình diễn theo diện công tác chứ không phải du lịch như cách mà các ca sĩ trước đây trong nước vẫn làm].[96]

Đến ngày 22/2/2005, lá thư ngỏ đã được phổ biến, với chữ ký của 45 nghệ sĩ, nhạc sĩ, MC.Sự việc trên liền được các tờ báo, các website đăng tải dồn dập, tạo nên một làn sóng xôn xao trong giới văn nghệ. Các bài báo phân tích lý do dẫn đến việc tẩy chay xuất phát từ bộ ba ca sĩ Trizze Phương Trinh, Bằng Kiều và Thanh Hà.[96]

Từ năm 2004, ca sĩ Bằng Kiều đã trở thành ca sĩ độc quyền cho Trung tâm Thúy Nga, trong khi Thu Phương lại kiên quyết theo con đường tự do, không chịu sự chi phối của bất cứ trung tâm nào. Điều này đồng nghĩa với việc Thu Phương đã thoát khỏi "vòng kiểm soát" của vợ chồng Trizzie Phương Trinh và Bằng Kiều và kết đôi với Dũng Taylor sau nỗ lực của cặp đôi này nhằm cứu vãn cuộc hôn nhân giữa Thu Phương và Huy MC. Tình bạn một thời của Thu Phương và Bằng Kiều đã gãy đổ và rẽ sang một hướng khác. Sự việc căng thẳng đến độ Trizzie Phương Trinh gọi điện cho các bầu sô nói: "Nếu chọn nó [chỉ Thu Phương] thì không có chồng tôi". Cũng theo các bài báo này, ca sĩ Trizzie Phương Trinh đã chạy đôn chạy đáo khắp nơi vận động các ca sĩ, rồi soạn thư, gửi e-mail, fax, tờ rơi,... nhằm mục đích chống Thu Phương.[96]

Sau này, khi Thu Phương bắt đầu có những hợp tác với Trung tâm Thúy Nga như một nghệ sĩ và đối tác, cũng như việc Bằng Kiều kết thúc hôn nhân với Trizzie Phương Trinh, tình bạn gãy đổ giữa họ bắt đầu được hàn gắn và hai người cùng đứng chung trên sân khấu sau rất nhiều năm không nhìn mặt nhau.[97]

Chủ Đề