Ca sĩ c.c catch là ai?

Băng cassette C.C.Catch, Like A Hurricane

Tracklist
Side A
A1 Good Guys Only Win In Movies [Long Version] 5:42
A2 Like A Hurricane 3:13
A3 Smokey Joe’s Café 3:41
A4 Are You Man Enough 3:36
A5 Don’t Be A Hero 3:32

Side B
B1 Soul Survivor [Long Version] 5:13
B2 Midnight Gambler [Long Version] 4:29
B3 Don’t Wait Too Long 3:22
B4 Dancing In Shadows 3:34

Thông tin giới thiệu về ca sĩ C.C.Catch

C.C.Catch [sinh tại Caroline Catherine Müller, 31 tháng 7 năm 1964 tại Oss, Hà Lan] là một ca sĩ nhạc pop Đức sinh ra ở Hà Lan, nổi tiếng nhờ sự phát hiện của Dieter Bohlen [Thành viên trong ban nhạc Modern Talking]

C.C.Catch được sinh ra ở Hà Lan và chuyển đến Đức vào những năm 1970 với gia đình. C.C.Catch được hỗ trợ bởi cha mẹ từ khi còn nhỏ, khi họ nhận ra tài năng của cô và khuyến khích cô ấy trở là một ca sĩ nổi tiếng. Cha cô là người đặc biệt để hỗ trợ và đóng một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp thành công của C.C.Catch như là quản lý và theo suốt quản lý các chương trình biểu diễn của cô.

Từ khi còn nhỏ, cô ca sĩ nhí đến tham gia vào các cuộc thi tài năng và ban đầu là một thành viên của một nhóm nhạc nữ của Đức gọi là Optimal, trong đó bao gồm 4 cô gái.

Sự nghiệp âm nhạc

Đó là trong một trong những buổi biểu diễn tại Hamburg nước Đức, cô đã được phát hiện bởi nhạc sĩ Đức và thành viên của ban nhạc hàng đầu của Đức Modern Talking là Dieter Bohlen. Một thời gian ngắn sau đó, cô ký hợp đồng với Bohlen, đó là để khởi động sự nghiệp solo của mình. Cô và Bohlen quyết định tên nghệ sĩ của C.C.Catch, hai “C” đang đứng cho các chữ cái đầu tiên của hai tên đầu tiên của mình, và “Catch” mà cô nghĩ là một ý tưởng tốt và trông tuyệt vời với các chữ cái đầu.

Vào mùa hè năm 1985, bài hát ” I Can Lose My Heart Tonight ” đã được phát hành như là đĩa đơn đầu tay của cô. Các đĩa đơn [single] vào Top 20 ở một số nước châu Âu trong đó có Đức và Thụy Sĩ.

Dieter Bohlen và C.C.Catch làm việc cùng nhau cho đến năm 1989 trong thời gian đó có 12 đĩa đơn [single] và bốn album đã được phát hành, trong số đó có 4 đĩa đơn [single] lọt vào Top 20, trong khi đó, có 1 album vào Top-10. C.C.Catch bắt đầu muốn có những quyền riêng nhiều hơn trong các bài hát, nhưng Bohlen sẽ không cho phép điều này, vì vậy cô quyết định vào năm 1989 không gia hạn hợp đồng với anh ta và BMG, hãng thu âm của mình. Để giữ tên thương hiệu trên sân khấu cô đã có đi qua tòa án, cuối cùng cô đã chiến thắng và có quyền giữ tên thương hiệu của mình, C.C.Catch.

Trên một chương trình đón chào của năm mới của truyền hình ở Tây Ban Nha, C.C.Catch gặp Simon Napier Bell [cựu quản lý của George Michael Wham!]. Bell rất thích thú được làm việc với cô và ngay sau đó đã trở thành quản lý của cô. Hợp đồng mới đã được ký kết với hãng Polygram [Metronome]. Một album mới, Hear What I Say được chuẩn bị với các nhà sản xuất mới, bao gồm Andy Taylor [ex-Duran Duran], Dave Clayton [người đã làm việc với George Michael và U2], và Jo Dworniak. Từ album này, một đĩa đơn đã được phát hành vào năm 1989 mang tên “Big Time”, đỉnh cao là xếp số 26 ở Đức.

Trong thời gian này, BMG cũng phát hành đĩa đơn [single] “Baby I Need Your Love” cùng với Classics biên dịch. Bohlen tiếp tục phát hành đĩa của cô, Good Guys Only Win in Movies đúng vào lúc mà C.C.Catch phát hành đĩa đơn [single] tiếp theo của mình “Midnight Hour”.

Hear What I Say đã được phát hành vào cuối năm 1989 và là album cuối cùng phát hành bởi C.C.Catch. Nhiều người hâm mộ cô thích album này do cô đồng sáng tác 7 trong số các bài hát và C.C.Catch bắt đầu thấy hạnh phúc vì cuối cùng cô cũng có thể thực hiện được những gì cô luôn luôn mong muốn thực hiện là sáng tác. Nó đã bán được nhiều hơn hai album trước của cô Big Fun và Diamonds, cô đã thể hiện khả năng của mình như một nghệ sĩ cống hiến hết mình với một phong cách riêng.

Dịch bởi bangcassette.com/ nguồn Wikipedia

[NTD] - Sau thành công của ca sĩ Thomas Anders [Modern Talking] biễu diễn tại Hà Nội cuối năm 2016, các siêu sao dòng nhạc Disco 80s tiếp theo cũng đặt lịch bước vào Việt Nam ngay sau Tết âm lịch [tháng 3/2017]. Họ là ai? Đó là những nhóm - ca sĩ với nhiều ca khúc bất hủ gắn liền một thời tuổi trẻ của thế hệ 7x-8x gồm C.C.Catch, Bad Boys Blue, và Sandra.

C.C.Catch cũng từng diễn lại với Dieter Bohlen 1 lần sau trào lưu "Comeback" [Trở lại].
Sandra và Thomas Anders cùng diễn chung ca khúc mới: “The night is still young”.

C.C.Catch: Nữ hoàng Disco

Châu Âu từng đặt C.C.Catch danh hiệu như vậy không có gì là quá đáng. Bởi vào những năm 90, các ca khúc nổi đình nổi đám của nữ ca sĩ Đức này đều là thể loại Disco 80, thống lĩnh các vũ trường Discotheque ở Sài Gòn những năm đó, như “I can lose my heart tonight” [Em không thể giữ được mình đêm nay], “Like a hurricane” [Như một người hùng], “Heaven and hell” [Thiên đường và địa ngục], “Are you man enough?” [Anh có xứng là đàn ông không?]...

C.C.Catch tên thật là Caroline Catherine Müller, sinh năm 1964 ở Hà Lan. 14 tuổi, gia đình cô chuyển đến Đức và bắt đầu tham gia các ca đoàn, sinh hoạt cộng đồng. Sau đó, cô tham gia một cuộc thi tài năng, trở thành thành viên nhóm nhạc nữ Optimal, thành công với ca khúc “Kimi Ga Suki” bằng điệu nhảy Bebop.

Tuy nhiên, sự nghiệp ca hát của Caroline chỉ thực sự sang trang vào năm 1985 sau khi cô gặp Dieter Bohlen [Modern Talking]. Tình cờ Dieter đã xem nhóm Optimal biểu diễn ở một câu lạc bộ, và chú ý tới Caroline. Ngay sau đó, anh đã đề nghị một hợp đồng sản xuất âm nhạc cho cô. Caroline quyết định về đầu quân cho hãng Hansa, và cùng Dieter đặt cái tên C.C.Catch.

Bìa đĩa C.C.Catch quen thuộc ở Việt Nam.

Với sự “mát tay” của ông bầu Modern Talking, giọng ca Caroline có chút thay đổi. Dieter đã yêu cầu cô tạo một chút tiếng nấc hoặc giọng vuốt sắc cuối câu để tạo phong cách riêng, khiến người ta dễ nhận ra C.C.Catch. Và cũng chính nhờ đó, giọng ca C.C.Catch trở nên đặc trưng, dễ nhận ra khi nghe trên radio. Và trong suốt 4 năm, với 4 album cùng 13 đĩa đơn, C.C.Catch gặt hái khá nhiều thành công trên các bảng xếp hạng ở Đức và châu Âu.

Năm 1998, khi Modern Talking trở lại với album “Back for good”, thì C.C.Catch cũng trở lại phòng thu của hãng Hansa và thực hiện album “Best of 98”, với các bản Disco được remix lại mới hoàn toàn. Trong đó có thêm phần rapper của ca sĩ da đen Krayzee trong 2 ca khúc “I can lose my heart tonight” và “Soul Survivor”. Từ đó đến nay, C.C.Catch chỉ ra thêm 3 đĩa đơn do cô sáng tác “Shake Your Head”, “Silence”, “Unborn Love”, và đĩa đơn mới nhất là “Another Night in Nashville” vào năm 2014 cùng song ca với nam ca sĩ Chris Norman, cựu thành viên ban nhạc Smokie từng đến Việt Nam vào năm ngoái.

Dù đã 52 tuổi, “nữ hoàng Disco” vẫn trẻ đẹp như mới chỉ gần tuổi 40. C.C.Catch cho biết sau năm 1989, cô đã nghỉ ngơi, tập yoga và thiền, đồng thời thích làm thơ.

Ca sĩ Sandra.

Sandra: Cô gái nhỏ xinh

Sandra sinh ngày 18/5/1962 tại Saarbrücken [Đức], và từng là thành viên nhóm nhạc nữ Arabesque vào năm 1979 với thể loại Disco Fever. Sandra yêu thích múa hát từ nhỏ, và học vũ Ba lê khi mới 5 tuổi. Năm 13 tuổi, tình cờ được mẹ dẫn đi xem cuộc thi tìm kiếm giọng hát mới tại địa phương. Khi các thí sinh vừa hoàn thành phần thi của mình và hội đồng giám khảo còn đang thảo luận, thì Sandra đã bước đến ban tổ chức xin được hát “góp vui” một bài. Đó là bản nhạc thiếu nhi được cover bằng tiếng Đức từ ca khúc của Olivia Newton-John có tựa đề “Andy mein Freund” [Andy người bạn của tôi].

Năm 17 tuổi, khi tham gia nhóm Arabesque, cô được làm việc chung với nhạc sĩ Michael Cretu [có cùng ngày sinh với cô]. Cả hai trở nên thân thiết rồi thành vợ chồng sau khi Sandra chia tay nhóm Arabesque, chuyển đến TP.Munich cho sự nghiệp solo vào năm 1985. Michael Cretu trở thành người sáng tác cũng như nhà sản xuất cho cô. Hình ảnh Sandra với cặp má lúm đồng tiền và những ca khúc từng khuynh đảo giới trẻ vũ trường Sài Gòn vào những năm 90 phải kể đến như [I’ll never be] Maria Magdalena, “Midnight man”, “Little girl”, “Loureen”, “In the heat of the night”... những ca khúc luôn ngoi lên top đầu các bảng xếp hạng.

Cũng như các nghệ sĩ khác, “cuộc tình” hợp tác ít khi nào trọn vẹn. Cặp đôi hoàn hảo Sandra và Michael Cretu ly dị vào năm 2007. Sandra không phát hành album cho đến năm 2009, cô trở lại với album tựa đề “Back to life”. Trong album này, Sandra quyết định song ca với Thomas Anders trong ca khúc “The night is still young”. Thomas chia sẻ, anh và Sandra từng quý mến và thân nhau từ những năm 90, hơn cả quan hệ với Dieter Bohlen trong Modern Talking.

Hình ảnh trang phục xanh đầu tiên khiến họ đặt cho mình tên gọi Bad Boys Blue.
John McInerney độc hành đưa Bad Boys Blue đi khắp thế giới.

Bad Boys Blue: Những gã xấu xí đồng phục xanh

Nổi tiếng không thua gì Modern Talking, thậm chí nhạc của họ từng bị nhầm tưởng là của Modern Talking tại Việt Nam. Ký ức đẹp về nhóm nhạc của Đức này là ba thành viên ban đầu vào năm 1984, gồm Trevor Oliver Taylor [người Jamaica], John Edward McInerney [Anh], và Andrew Freddie Thomas [Mỹ]. Giải thích về cái tên “Bad Boys Blue”, John McInerney kể rằng vào những năm đầu 80, các nhóm nhạc thường hay mặc đồng phục. Và bộ ba chúng tôi cũng chọn áo màu xanh để xuất hiện. Nên chúng tôi gọi nhóm là “những gã xấu xí đồng phục xanh” [Bad Boys Blue].

Ở hai album đầu tay, Trevor Taylor là giọng ca chính. Nhưng hai album tiếp theo, nhà sản xuất đã đổi John McInerney lên vị trí lĩnh xướng. Đến năm 1987, Trevor chính thức chia tay Bad Boys Blue để bước sang sự nghiệp solo với cái tên “Supa T”. John McInerney tiếp tục giữ vai trò lĩnh xướng cùng Andrew Thomas. Họ cũng tuyển thêm nhiều giọng ca nữa cho đủ bộ ba. Tuy nhiên ít ai trụ lại lâu, thậm chí chính Andrew Thomas cũng phải chia tay John McInerney vào năm 2005 để lập nhóm nhạc mới với phong cách nhạc Regage của Mỹ, cùng cái tên khá giành giật: “The real Bad Boys Blue” [tạm dịch: nhóm Bad Boys Blue thật]. Tuy nhiên cả hai cộng sự mới của Andrew là Herb McCoy và Jerome Cummins cũng rời bỏ anh không lâu sau đó, và đầu quân về lại Bad Boys Blue cùng John McInerney.

C.C.Catch cùng Chris Norman trình diễn ca khúc mới: Another Night in Nashville.

Những ca khúc của Bad Boys Blue không phải do các thành viên nhóm sáng tác, mà do “ông bầu” Tony Hendrik viết nhạc và vợ là Karin Van Haaren viết lời. [Tony cũng chính là người viết ca khúc “What is love” cho ca sĩ Haddaway, từng khuấy động các vũ trường Sài Gòn những năm 90]. Năm 1984, đĩa đơn đầu tiên “L.O.V.E in my car” mà vợ chồng Tony sản xuất cho nhóm đã bị thất bại trên các bảng xếp hạng, khiến bộ ba này tưởng như muốn giải tán. Tuy nhiên, ngay sau đó Tony Hendrik đã quyết định thử vận may thêm một lần nữa với đĩa đơn “You’re a woman”. Ngay lập tức, tên của họ leo lên Top 10 các bảng xếp hạng ở châu Âu. Khi nhắc đến Bad Boys Blue, giới trẻ Sài Gòn luôn nhắc nhớ những ca khúc như: “You’re a woman”, “Pretty young girl”, “I wanna hear your heartbeat”, “Come back and stay”, “Gimme gimme your lovin’”, “Don’t walk away Suzanne”, “A world without you”...

Theo trào lưu Comeback [trở lại], Bad Boys Blue cũng tung ra album “Back” [sau Modern Talking trở lại năm 1998]. Các ca khúc đình đám như “You’re a woman” cũng được hòa Rap như cách mà Modern Talking hay C.C.Catch thực hiện.

Nhạc sĩ Xuân Nghĩa

 

Video liên quan

Chủ Đề