Cà mau ngày mấy hết giãn cách

TPO - Ngày 5/9, Nghệ An, An Giang, Bạc Liêu và Cà Mau đã tiến hành điều chỉnh biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Những ngày qua, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Nghệ An có nhiều chuyển biến tích cực, số ca nhiễm giảm, cơ bản là F1 đã được cách ly từ trước. Do đó, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Nghệ An đã có những điều chỉnh biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh từ 0h ngày 6/9.

Theo đó, TP Vinh tiếp tục áp dụng các ly xã hội mức cao hơn so với Chỉ thị 16 ở một số khu vực; một số huyện, thị xã chuyển trạng thái sang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và một số địa phương áp dụng các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp tục thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 đối với các huyện: Diễn Châu, Yên Thành, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn và thị xã Cửa Lò.

Chuyển sang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 từ 00 giờ ngày 6/9 đối với các huyện: Đô Lương, Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai.

Nghệ An điều chỉnh biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ 0h ngày 6/9

Chuyển sang áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị số 19 từ 00 giờ ngày 06/9 đối với thị xã Thái Hòa; các huyện: Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn.

Tối 5/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết, trong 12 giờ qua [Từ 06h00 đến 18h00 cùng ngày], Nghệ An ghi nhận 12 ca dương tính mới với SARS-CoV-2 . Tất cả bệnh nhân đều là F1 đã được cách ly từ trước.

Theo đó, các địa phương ghi nhận ca dương tính mới [4 địa phương] trong 12 giờ qua gồm: TP Vinh: 7, huyện Diễn Châu: 3, huyện Đô Lương: 1, thị xã Cửa Lò: 01. Trong 24h qua, Nghệ An phát hiện 13 ca dương tính ở 4 địa phương.

Bạc Liêu nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội

Ngày 5/9, ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu ký quyết định áp dụng thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu theo mức độ nguy cơ từ 03h ngày 6/9.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu giám sát tình hình phòng, chống dịch

Cụ thể, áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đối với 6 phường nội ô [phường 1, 2, 3, 5, 7, 8] của thành phố Bạc Liêu. Áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 đối với các xã phường còn lại của thành phố Bạc Liêu, huyện Hoà Bình, Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân Đông Hải và thị xã Gía Rai.

Riêng các khu vực có nhiều ca F0 hoặc có nguy cơ rất cao do Chủ tịch UBND thành phố, huyện, thị xã quyết định và thực hiện tiếp tục các khu vực thiết lập vùng phong toả, cách ly y tế còn thời gian.

Cà Mau vừa phòng, chống dịch và phát triển kinh tế- xã hội

Sáng 5/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Cà Mau họp, thống nhất thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế- xã hội.

Cà Mau siết chặc quản lý phương tiện ra vào tỉnh để phòng chống dịch

Ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau đề nghị: Chuyển trạng thái sang thực hiện Chỉ thị 15 cộng theo nguyên tắc: mọi người đều phải thực hiện khuyến cáo 5k; không tập trung quá 10 người tại một địa điểm tại một thời điểm; tất cả mọi người khi ra đường phải có giấy đi đường; người có giấy đi đường được hoạt động trong địa bàn tỉnh.

Các cơ quan, đơn vị làm việc không quá 50% tổng số công chức, viên chức; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải thực hiện phương án “3 tại chỗ” và ít nhất phải thực hiện “1 cung đường 2 điểm đến”. Người dân đi chợ mua lương thực, thực phẩm thiết yếu theo giấy ngày chẵn, ngày lẻ. Học sinh đi học có thẻ học sinh, phụ huynh cầm thẻ học sinh đưa, rước học sinh theo “1 cung đường 2 điểm đến”.

Quán ăn uống 1 bàn không quá 4 người, bàn cách bàn đảm bảo 2m. Hàng quán tại các phường của thành phố Cà Mau chỉ được bán mang về.

Các công trình xây dựng phải đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19. Công nhân phải có giấy phép đi đường. Từ 21h ngày hôm trước đến 4h sáng ngày hôm sau, mọi người dân không được ra đường. Định kỳ 3 ngày/1 lần test nhanh cho công nhân, người lao động, hộ kinh doanh mua bán, người dân…

An Giang áp dụng Chỉ thị 15 toàn tỉnh

Chiều ngày 5/9, ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND tỉnh – Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh An Giang đã kí công văn về thực hiện các biện pháp phòng chống dịch sau ngày 5/9 trên địa bàn tỉnh.

Hiện tại tình hình dịch bệnh trong nước vẫn đang diễn biến phức tạp, một số địa phương trong tỉnh An Giang còn phát sinh ca mắc COVID-19 trong cộng đồng nhưng về cơ bản dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát.

Sau khi phân tích, nhận định tình hình tỉnh đã đi đến thống nhất tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 trên phạm vi toàn tỉnh kể từ 0h ngày 7/9 cho đến khi có thông báo mới.

An Giang sẽ áp dụng Chỉ thị 15 từ 0h 7/9 - Ảnh: Kim Hà.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tình hình, dịch bệnh thực tiễn tại địa phương quyết định và tự chịu trách nhiệm việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch cụ thể với cấp độ cao hơn, phù hợp theo từng khu vực. Đồng thời, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch cụ thể của từng địa phương và tự chịu trách nhiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn.

Đối với các xã, phường, thị trấn thuộc “vùng cam”, “vùng đỏ” tiếp tục thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Tiến hành khoanh vùng nhanh, có giải pháp quản lí chặt chẽ, không để “chặt ngoài, lỏng trong”, quyết liệt và xử lý triệt để ổ dịch.

Trong thời gian áp dụng Chỉ thị 15, các địa phương trong tỉnh An Giang tiếp tục thực hiện quy định người dân không ra khỏi nhà sau 18h đến 5h sáng hôm sau.

Các cơ quan, đơn vị quyết định giảm số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc tại cơ quan không quá 30%, người ở nhà phải làm việc trực tuyến và không tự ý ra ngoài khi không thật sự cần thiết [không áp dụng quy định này đối với các đơn vị phải bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch theo quy định].

Tiếp tục yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong khi thật sự cần thiết. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát được hoạt động kinh doanh theo hình thức bán mang đi hoặc giao hàng, không được phục vụ tại chỗ; đảm bảo khoảng cách 2m khi tiếp xúc và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

Tiếp tục áp dụng phát phiếu đi chợ 3 lần/tuần đối với mọi người dân. Giảm quy mô hoạt động các chợ truyền thống.

Thu Hiền-Tiến Hưng-Cảnh Huệ-Kim Hà

Việc nới lỏng giãn cách ở Cà Mau phải bảo đảm quy định như: Không tập trung quá 10 người ở nơi công cộng ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp; giữ khoảng cách tối thiểu 2m tại nơi công cộng; tiếp tục thực hiện nghiêm 5K và không ra đường nếu không thật sự cần thiết. 

Trong thời gian nới lỏng trên, người dân được đi lại trong nội tỉnh nhưng khi có nhu cầu chính đáng ra ngoài tỉnh phải được Chủ tịch UBND tỉnh cho phép. Tất cả các loại phương tiện vận chuyển hàng hóa, người điều khiển và người đi theo phương tiện vào địa bàn tỉnh bằng đường bộ, đường thủy, đường biển phải được kiểm soát chặt chẽ. 

Trong thời gian áp dụng biện pháp mới, Cà Mau tiếp tục tạm dừng: quán bar, vũ trường, karaoke, rạp chiếu phim, phòng game, cơ sở massage, phòng tập gym, yoga, phòng tập thể hình, thể dục dụng cụ, bi-da; loại hình kinh doanh ăn, uống có sử dụng rượu, bia; hoạt động tập trung đông người tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; hoạt động lễ hội, hội thi, hội diễn, hội thao, hội chợ,... trừ trường hợp cần thiết do Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định; các hoạt động thăm nuôi, tiếp xúc với các phạm nhân, trại viên, bệnh nhân, học viên các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở cai nghiện ma túy, trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần; việc thăm hỏi, tiếp xúc với bệnh nhân tại các bệnh viện, cơ sở y tế có giường bệnh, bảo đảm mỗi bệnh nhân chỉ có 1 người nuôi bệnh.

Các loại hình không thuộc phạm vi dừng hoạt động nêu trên gần như trở về bình thường nhưng hạn chế số người và phải bảo đảm thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh. Trong đó, dịch vụ cắt tóc, làm đầu, gội đầu không được tập trung quá 3 người khách cùng một thời điểm. Các dịch vụ kinh doanh ăn uống mỗi bàn không quá 4 người, khoảng cách tối thiểu giữa người bàn này với người bàn khác 2m. Dịch vụ du lịch, lữ hành được hoạt động nội tỉnh nhưng mỗi nhóm không quá 10 người và phải thực hiện nghiêm quy định 5K. Hoạt động vận tải hành khách công cộng và vận tải khách du lịch chỉ được hoạt động trong nội tỉnh nhưng không quá 50% số ghế và hành khách phải quét mã QR hoặc khai báo y tế khi lên phương tiện.

Chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng tiện ích, bệnh viện, trường học… phải bố trí lực lượng kiểm soát, phân luồng người ra, vào, không để tập trung đông người tại một thời điểm. Hoạt động mua bán hàng rong, ve chai, phế liệu, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, giao nhận hàng hóa [shipper] được phép hoạt động trong nội huyện, nhưng phải báo với UBND cấp xã nơi cư trú để theo dõi và phải xét nghiệm định kỳ [Nhà nước hỗ trợ xét nghiệm đối với người bán hàng rong và người đi thu, lượm phế liệu]. Người dân giới hạn ra đường từ 21 giờ hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau, ngoại trừ lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh và các trường hợp công vụ hoặc làm nhiệm vụ công ích...

Với việc học của học sinh, Cà Mau áp dụng dạy học trực tuyến với khối THCS và THPT. Riêng khối mầm non, tiểu học và các loại hình hoạt động giáo dục và đào tạo khác tiếp tục tạm dừng đến khi có thông báo mới. 

Để thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu các địa phương trong tỉnh: Tiếp tục thực hiện nghiêm giải pháp “3 mũi giáp công” để kiểm soát, loại trừ nguy cơ dịch bệnh vào địa phương; Tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân để “Dân biết – Dân hiểu – Dân tin – Dân theo – Dân làm”...
 

Dồn sức dập dịch tại các tỉnh thành phía nam

HỮU TÙNG

Video liên quan

Chủ Đề