Bồi dưỡng học sinh giỏi 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên môn Sinh Học PDF

nguyÔn v¨n c«ng

Gi¸o viªn tr­êng THCS §µo S­ TÝch - Trùc Ninh - Nam §Þnh

§iÖn tho¹i [zalo] liªn hÖ: 01243771012

Thµnh c«ng lµ mét hµnh tr×nh chø kh«ng ph¶i lµ ®iÓm ®Õn.

Trªn con ®­êng thµnh c«ng kh«ng cã dÊu ch©n cña ng­êi l­êi biÕng.

HÖ thèng c©u hái lý thuyÕt

Theo chuyªn ®Ò båi d­ìng häc sinh giái

vµ «n vµo líp 10 thpt chuyªn

TËp 1: di truyÒn vµ biÕn dÞ

[Gåm 463 c©u hái cã h­íng dÉn tr¶ lêi chi tiÕt]

LỜI NÓI ĐẦU

Mặc dù công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và luyện thi vào lớp 10 trường THPT chuyên cho những

học sinh khá giỏi khối lớp 9 đối với bộ môn Sinh học đã và đang được tiến hành ở hầu hết các tỉnh thành

trong cả nước từ nhiều năm nay nhưng hiện nay trên thị trường sách lại đang rất thiếu những học liệu tham

khảo có chất lượng dành cho công tác này. Bên cạnh đó với khối lượng kiến thức, các dạng câu hỏi và bài

tập được đưa vào trong các đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và tuyển sinh vào lớp 10 trường

THPT chuyên ngày càng vượt cao hơn nhiều so với chương trình môn học. Do đó, để có thể đạt được kết

quả cao trong các kỳ thi này thì đòi hỏi cả giáo viên và học sinh đều phải rất nỗ lực tìm kiếm các nguồn học

liệu để tham khảo trong quá trình soạn giảng và học tập. Từ thực tế này, kết hợp với vai trò là giáo viên trực

tiếp tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và luyện thi vào lớp 10 trường THPT chuyên, chúng tôi nhận

thấy việc có một nguồn học liệu chứa đựng khối lượng kiến thức đủ sâu, rộng để phục vụ cho công tác bồi

dưỡng học sinh giỏi, luyện thi vào lớp 10 trường THPT chuyên của giáo viên và học sinh đối với bộ môn

Sinh học, đặc biệt là môn Sinh học 9 là điều vô cùng cần thiết và cấp bách. Vì thế, chúng tôi đã tổ chức biên

soạn bộ sách ‘‘Hệ thống các câu hỏi lý thuyết theo chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi và luyện thi vào lớp

10 trường THPT chuyên môn Sinh học 9’’ nhằm cung cấp giáo viên giảng dạy môn Sinh học và học sinh

cấp THCS có thêm được nguồn học liệu tham khảo hữu ích để nâng cao chất lượng trong quá trình giảng

dạy và học tập, từ đó đạt kết quả cao trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh cũng như tuyển

sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên. Bộ sách này gồm hai tập:

- Tập 1: Gồm các dạng câu hỏi lý thuyết của các chuyên đề trong phần Di truyền và biến dị.

- Tập 2: Gồm các dạng câu hỏi lý thuyết của các chuyên đề trong phần Sinh vật và môi trường.

Với hệ thống các dạng câu hỏi lý thuyết có hướng dẫn trả lời chi tiết theo từng chuyên đề trong bộ

sách mà chúng tôi biên soạn thì chúng tôi tin tưởng rằng bộ sách sẽ là nguồn học liệu tham khảo thật sự hữu

ích để giáo viên Sinh học và học sinh cấp THCS sử dụng có hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

và ôn thi vào lớp 10 của các trường THPT chuyên. Ngoài ra bộ sách này cũng có thể là nguồn học liệu tham

khảo hữu ích cho quá trình giảng dạy, học tập của giáo viên Sinh học và học sinh cấp THPT, cho sinh viên

- giáo sinh chuyên ngành sư phạm Sinh học ở các trường Cao đẳng - Đại học chuẩn bị bước vào nghề.

Dù rất tâm huyết và dành nhiều công sức, thời gian để biên soạn nhưng bộ sách sẽ khó tránh khỏi

những thiếu sót vì vậy tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp và các em học

sinh để bộ sách ngày càng hoàn chỉnh hơn. Mọi ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các em học sinh xin vui

lòng liên hệ với tác giả theo địa chỉ email: hoặc số điện thoại [Zalo] 01243771012.

Tác giả trân trọng cảm ơn.

Tác giả của bộ sách: Nguyễn Văn Công

Cử nhân khoa học chuyên ngành Sư phạm Sinh học - Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Giáo viên lãnh đội tuyển HSG môn Sinh học của huyện Trực Ninh và trường THCS Đào Sư Tích

NAM ĐỊNH

Ngày 8 tháng 10 năm 2018

Câu 1: Nêu khái niệm và cho ví dụ minh hoạ về di truyền, biến dị? Di truyền, biến dị có ý nghĩa và

mối quan hệ với nhau như thế nào?

Hướng dẫn trả lời

- Di truyền:

+ Khái niệm: Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.

+ Ví dụ: Bố và mẹ có tóc thẳng sinh ra 1 con trai và 1 con gái đều có tóc thẳng.

+ Ý nghĩa: Nhờ có hiện tượng di truyền mà các đặc điểm đặc trưng của loài được duy trì ổn định từ thế hệ

này sang thế hệ khác.

- Biến dị:

+ Khái niệm: Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.

+ Ví dụ: Bố và mẹ đều có tóc xoăn, da trắng sinh ra người con trai có tóc thẳng, da ngăm đen.

+ Ý nghĩa: Hiện tượng biến dị tạo nên sự phong phú về kiểu gen và kiểu hình, giúp các loài sinh vật ngày

càng tiến hoá và thích nghi với sự thay đổi của điều kiện môi trường.

- Mối quan hệ giữa di truyền và biến dị

+ Di truyền và biến dị là hai hiện tượng có những biểu hiện mâu thuẫn với nhau nhưng lại tồn tại song song

và gắn liền với quá trình sinh sản của sinh vật.

+ Nhờ có hiện tượng di truyền và biến dị mà các loài sinh vật mới có thể vừa duy trì được các đặc điểm đặc

trưng từ thế hệ này sang thế hệ khác, vừa trở nên đa dạng và ngày càng thích nghi với sự thay đổi của điều

kiện môi trường.

Câu 2: Trình bày khái niệm của các thuật ngữ sau: Di truyền, biến dị, tính trạng, cặp tính trạng tương

phản, nhân tố di truyền, nhiễm sắc thể, cặp nhiễm sắc thể tương đồng, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, bộ

nhiễm sắc thể đơn bội, kiểu gen, kiểu hình, thể đồng hợp, thể dị hợp, alen, cặp alen, giống thuần chủng.

Hướng dẫn trả lời

- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.

- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.

- Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.

- Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng.

- Nhân tố di truyền [hay gen] là những cấu trúc có bản chất là một đoạn của phân tử ADN [axit

đêôxiribônuclêic], tồn tại bên trong tế bào có vai trò quy định sự hình thành các tính trạng trên cơ thể sinh

vật.

- Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen, tồn tại trong nhân tế bào, dễ bắt màu bằng dung dịch thuốc nhuộm

kiềm tính, có vai trò quan trọng đối với sự di truyền các tính trạng qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

- Cặp NST tương đồng là cặp NST gồm 2 NST mang các gen tồn tại thành từng cặp tương ứng, chúng giống

nhau về hình dạng và kích thước nhưng khác nhau về nguồn gốc, trong đó 1 NST có nguồn gốc từ bố và 1

NST có nguồn gốc từ mẹ.

CHUY£N §Ò 1: C¸C QUY LUËT DI TRUYÒN - Bộ NST lưỡng bội là bộ NST có chứa các cặp NST tương đồng, được kí hiệu là 2n NST, tồn tại trong nhân

của các tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai và các hợp tử.

- Bộ NST đơn bội là bộ NST chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng, được kí hiệu là n NST, tồn tại trong

nhân của các giao tử [tinh trùng, trừng] và các thể cực [thể định hướng]

- Kiểu gen [KG] là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể, quy định sự hình thành kiểu hình của cơ

thể trong điều kiện môi trường nhất định.

- Kiểu hình [KH] là tổ hợp toàn bộ các tính trạng và đặc tính của cơ thể, là kết quả của sự tương tác giữa

kiểu gen và điều kiện môi trường.

- Thể đồng hợp là cơ thể có kiểu gen chứa các cặp gen đều gồm hai gen tương ứng giống nhau [hay là cơ

thể có kiểu gen chứa toàn những cặp gen đồng hợp]

- Thể dị hợp là cơ thể có kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng khác nhau

- Alen là những trạng thái khác nhau của cùng một gen.

- Cặp alen là hai alen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng một gen.

- Giống [hay dòng] thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ

trước về kiểu gen và kiểu hình.

Câu 56:

a. Hãy vận dụng lý thuyết nhiễm sắc thể để giải thích quan niệm sau của Menđen: “Trong tế bào sinh

dưỡng, các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp”.

b. Phát biểu nội dung quy luật phân ly và phân ly độc lập. Nêu những điểm khác nhau giữa hai quy

luật này.

Hướng dẫn trả lời

a. Vận dụng dụng lý thuyết nhiễm sắc thể để giải thích…:

- Các nhân tố di truyền mà Menđen giả định chính là các gen có bản chất là ADN / nằm chủ yếu trên các

nhiễm sắc thể ở trong nhân tế bào.

- Trong tế bào sinh dưỡng của những loài lưỡng bội, các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng/

nên các gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng cũng tồn tại thành từng cặp tương ứng.

b. Nội dung của quy luật phân ly, phân ly độc lập và những điểm khác nhau giữa 2 quy luật

- Nội dung của các quy luật:

+ Quy luật phân ly: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân

ly về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng P.

+ Quy luật phân ly độc lập: Các cặp nhân tố di truyền [cặp gen] đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh

giao tử.

- Điểm khác nhau giữa hai quy luật:

Quy luật phân ly Quy luật phân ly độc lập

- Phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng

- F1 dị hợp một cặp gen tạo ra 2 loại giao tử.

- Phản ánh sự di truyền của hai hay nhiều cặp tính

trạng.

- F1 dị hợp hai cặp gen tạo ra 4 loại giao tử. - F2 có 4 kiểu tổ hợp với 3 loại kiểu gen và 2 loại

kiểu hình phân li theo tỷ lệ 3 : 1

- F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp.

- F2 có 16 kiểu tổ hợp với 9 loại kiểu gen và 4 loại kiểu

hình phân li theo tỷ lệ 9 : 3 : 3 : 1

- F2 xuất hiện biến dị tổ hợp.

Câu 57: Trình bày nhận thức của Menđen về nhân tố di truyền và giao tử thuần khiết. Những nhận

thức này của Menđen đã được Di truyền học hiện đại xác nhận như thế nào?

Hướng dẫn trả lời

- Nhận thức của Menđen về nhân tố di truyền và giao tử thuần khiết:

+ Nhận thức về nhân tố di truyền:

 Menđen cho rằng: Mỗi cặp tính trạng tương phản ở sinh vật do 1 cặp nhân tố di truyền quy định,

trong đó nhân tố di truyền trội quy định tính trạng trội, nhân tố di truyền lặn quy định tính trạng lặn.

 Menđen đã giả định: Trong tế bào sinh dưỡng, các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp tương

ứng quy định kiểu hình của cơ thể.

+ Nhận thức về giao tử thuần khiết:

 Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một

giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.

 Trong quá trình thụ tinh, do có sự tổ hợp của 2 nhân tố di truyền cùng loại ở giao tử đực và giao tử

cái đã khôi phục lại cặp nhân tố di truyền trong hợp tử và từ đó biểu hiện thành kiểu hình của cơ thể.

- Di truyền học hiện đại xác nhận:

+ Nhân tố di truyền:

 Các nhân tố di truyền chính là các gen nằm chủ yếu trên các NST trong nhân của tế bào, mỗi gen

nằm ở 1 vị trí nhất định trên NST gọi là lôcut, ngoài các gen nằm trên NST trong nhân của tế bào còn

có các gen nằm trong các bào quan như ti thể, lạp thể trong tế bào chất của tế bào.

 Trong tế bào có nhiều loại gen nhưng chỉ có gen cấu trúc mới liên quan trực tiếp tới sự hình thành

các tính trạng trên cơ thể sinh vật, người ta đã phát hiện: có trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng,

nhiều gen quy định 1 tính trạng hoặc 1 gen quy định nhiều tính trạng.

+ Giao tử thuần khiết:

 Trong các tế bào lưỡng bội [2n], NST tồn tại thành từng cặp tương đồng do đó các gen trên cặp NST

tương đồng cũng tòn tại thành từng cặp alen, nghĩa là mỗi NST của cặp tương đồng chỉ mang 1 alen

của cặp alen.

 Sự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân, thụ tinh dẫn tới

sự phân li, tổ hợp tự do của các alen và khôi phục lại cặp alen trong các hợp tử tù đó biểu hiện thành

kiểu hình của cơ thể.

Câu 58:

a. Di truyền liên kết là gì? Di truyền liên kết đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen ở

những điểm nào?

b. Viết hai sơ đồ khác nhau phù hợp với hai quy luật di truyền sao cho F1 đồng loạt có kiểu hình giống

nhau nhưng bố, mẹ đều không thuần chủng.

Hướng dẫn trả lời a. Di truyền liên kết là gì? Di truyền liên kết đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen ở những

điểm nào?

- Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen

trên một nhiễm sắc thể cùng phân li trong quá trình phân bào.

- Di truyền liên kết đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen ở những điểm sau:

+ Trong tế bào số lượng gen lớn hơn số lượng nhiễm sắc thể rất nhiều nên trên một nhiễm sắc thể có nhiều

gen và các gen phân bố dọc theo chiều dài của nhiễm sắc thể tạo thành một nhóm gen liên kết.

+ Quy luật phân li độc lập chỉ đúng trong trường hợp các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các

cặp nhiễm sắc thể khác nhau, cho nên di truyền liên kết là hiện tượng phổ biến hơn.

+ Di truyền liên kết hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm

tính trạng được quy định bởi các gen trên một nhiễm sắc thể, điều này giải thích vì sao các loài sinh vật trong

tự nhiên luôn có những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau.

b. Viết hai sơ đồ khác nhau

- Trong quy luật phân ly độc lập:

P : AABb[ Vàng, trơn] x AaBB [Vàng, trơn]

GP : AB, Ab AB, aB

F1: TLKG: 1AABB : 1 AaBB : 1 AABb : 1 AaBb

KH: Đồng loạt vàng, trơn

- Trong quy luật di truyền liên kết:

P: [thân xám, cánh dài] x [thân xám, cánh dài]

GP: BV , Bv BV, bV

F1: TLKG: 1 : 1 : 1 : 1

KH: Đồng loạt mình xám, cánh dài

Câu 1: Trình bày các khái niệm: NST, cặp nhiễm sắc thể tương đồng, bộ NST lưỡng bội, bộ NST đơn

bội, NST kép.

Hướng dẫn trả lời

- Nhiễm sắc thể: Là cấu trúc mang gen, tồn tại trong nhân tế bào, dễ bắt màu bằng dung dịch thuốc nhuộm

kiềm tính, có vai trò quan trọng đối với sự di truyền của các tính trạng qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

- Cặp nhiễm sắc thể tương đồng: Là cặp nhiễm sắc thể gồm hai nhiễm sắc thể giống nhau về hình thái và

kích thước nhưng khác nhau về nguồn gốc, một nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ bố, một nhiễm sắc thể có

nguồn gốc từ mẹ.

- Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội: Là bộ nhiễm sắc thể tồn tại trong nhân của các tế bào sinh dưỡng, các tế bào

sinh dục sơ khai và các hợp tử, có chứa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng, được kí hiệu là 2n NST.

BV

Bv

BV

bV

BV

BV

BV

bV

Bv

BV

Bv

bV

CHUY£N §Ò 2: DI TRUYÒN HäC NHIÔM S¾C THÓ - Bộ nhiễm sắc thể đơn bội: Là bộ nhiễm sắc thể tồn tại trong các giao tử và các thể định hướng, chỉ chứa

một nhiễm sắc thể của mỗi cặp tương đồng, được kí hiệu là n NST.

- Nhiễm sắc thể kép: Là một trạng thái tồn tại của NST trong quá trình phân bào, được hình thành do sự tự

nhân đôi của NST đơn, có cấu trúc gồm 2 nhiễm sắc tử chị em [crômatit] gắn với nhau ở tâm động, mỗi

crômatit bao gồm chủ yếu một phân tử ADN [axit đêôxiribônuclêic] và prôtêin loại histôn.

Câu 2: Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

Hướng dẫn trả lời

Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội Bộ nhiễm sắc thể đơn bội

- Tồn tại trong nhân của các tế bào sinh dưỡng, các

tế bào sinh dục sơ khai và các hợp tử của các loài

sinh vật lưỡng bội.

- Chứa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng nên số

lượng nhiễm sắc thể luôn là số chẵn và được kí

hiệu là 2n NST.

- Các gen trên các nhiễm sắc thể tương đồng luôn

tồn tại thành từng cặp tương ứng.

- Được hình thành sau quá trình nguyên phân của

các tế bào sinh dưỡng và quá trình thụ tinh của các

giao tử đơn bội.

- Tồn tại trong nhân của các giao tử và các thể định

hưỡng [thể cực] của các cơ thể lưỡng bội sinh sản

hữu tính.

- Chỉ chứa một nhiễm sắc thể của mỗi cặp tương

đồng nên có số lượng chỉ bằng một nửa so với bộ

nhiễm sắc thể lưỡng bội tương ứng và được kí hiệu

là n NST.

- Các gen trên mỗi nhiễm sắc thể không tồn tại thành

từng cặp tương ứng mà ở trạng thái đơn lẻ.

- Được hình thành sau quá trình giảm phân của các

tế bào sinh dục chín.

Câu 3: Trình bày tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể có ý nghĩa

gì? Số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hoá của loài không, tại sao?

Hướng dẫn trả lời

- Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể được thể hiện ở những đặc điểm sau:

+ Trong các tế bào sinh dưỡng, các tế bào sinh dục sơ khai và các hợp tử của mỗi loài, các NST luôn tồn tại

thành từng cặp tương đồng tạo nên bộ NST lưỡng bội, được kí hiệu là 2n NST; còn trong các giao tử và các

thể cực của loài, các NST tồn tại thành từng chiếc tạo nên bộ nhiễm sắc thể đơn bội, được kí hiệu là n NST.

+ Các nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và đơn bội của mỗi loài sinh vật luôn có số lượng,

hình dạng, kích thước và cấu trúc đặc trưng.

+ Ở những loài đơn tính, bộ nhiễm sắc thể của cá thể đực và cá thể cái còn có sự khác nhau ở một cặp nhiễm

sắc thể giới tính, kí hiệu là XX và XY, trong đó XX là cặp tương đồng, còn XY là cặp không tương đồng.

- Ý nghĩa của tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể:

+ Đảm bảo cho quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh của loài được diễn ra bình thường từ đó ổn

định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

+ Tạo ra sự cách li về mặt sinh sản và di truyền giữa các loài với nhau.

+ Tổ hợp các tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể, đặc biệt là số lượng, thành phần, trình tự phân bố và chức

năng của các gen trên mỗi nhiễm sắc thể còn phản ánh trình độ tiến hoá của loài.

- Số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội không phản ánh trình độ tiến hoá của loài, vì: + Số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội chỉ là một trong những đặc trưng để phân biệt bộ NST của loài này

với bộ NST của loài khác.

+ Có những loài có bộ NST lưỡng bội với số lượng NST như nhau nhưng lại có trình độ tiến hoá khác nhau

và cũng có những loài có bộ NST lưỡng bội với số lượng NST ít hơn hoặc cao hơn các loài khác nhưng lại

có trình độ tiến hoá cao hơn hoặc ngược lại.

Câu 49: Bạn Phương kể: “Anh Bình là người con duy nhất của ông bà Bẩy, anh đã lập gia đình cách

đây 5 năm nhưng tới giờ chị Lan vợ anh mới mang thai. Khi biết chị Lan có thai, cả gia đình rất vui

mừng và mong muốn chị sinh ra một bé trai kháu khỉnh. Hàng tuần anh Bình đều chở vợ đến bệnh viện

để siêu âm thai, trong một lần siêu âm ở tháng thứ 5 của thai kỳ, vợ chồng anh chị cố gặng hỏi bác sĩ về

giới tính của thai nhi thì được bác sĩ trả lời là con gái. Từ lần ấy trở đi, gia đình anh chị không còn vui

như trước, đặc biệt là ông bà Bẩy luôn đay nghiến chị Lan là không biết sinh con trai làm chị Lan rất

buồn tủi.” Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giải đáp giúp bạn Phương một số thắc mắc sau:

a. Việc siêu âm thai của các bà mẹ có tác dụng như thế nào?

b. Việc hàng tuần anh Bình đưa vợ đến bệnh viện để siêu âm thai và việc bác sĩ thông báo giới tính của

thai nhi có nên hay không? Vì sao?

c. Quan niệm và cách đối xử của ông bà Bẩy với chị Lan như trên là đúng hay sai? Hãy giải thích bằng

cơ sở di truyền học.

Hướng dẫn trả lời

a. Tác dụng chính của việc siêu âm thai: Cung cấp cho bố mẹ những thông tin về thai nhi như tuổi thai,

tình trạng phát triển của thai, dự kiến ngày sinh, những bất thường của thai nhi để có hướng xử lý kịp thời…

b. Việc hàng tuần anh Bình đưa vợ đến bệnh viện để siêu âm thai và việc bác sĩ thông báo giới tính của

thai nhi:

- Việc anh Bình hàng tuần đưa vợ đi siêu âm thai là không nên [hay không cần thiết] là vì: gây tốn kém về

tiền bạc, thời gian và công sức; có thể gây ra tâm lí căng thẳng, mệt mỏi hoặc những tác động xấu ảnh hưởng

đến bà mẹ và thai nhi…

- Việc bác sĩ thông báo giới tính của thai nhi là không nên [hay không được phép] vì sai quy định và có thể

gây ra những hậu quả xấu như nạo phá thai dẫn tới mất cân bằng giới tính…

c. Quan niệm và cách đối xử của ông bà Bẩy với chị Lan

- Quan niệm và cách đối xử của ông bà Bẩy với chị Lan là sai [hoặc không đúng]

- Giải thích bằng cơ sở di truyền học:

+ Tính trạng giới tính ở người được quy định bởi cặp nhiễm sắc thể giới tính có trong tế bào: cặp XX quy

định nữ giới, cặp XY quy định nam giới.

+ Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, người mẹ chỉ cho một loại trứng mang nhiễm sắc thể X, còn người

bố cho ra 2 loại tinh trùng gồm tinh trùng mang X và tinh trùng mang Y.

+ Trong quá trình thụ tinh, nếu tinh trùng mang X của bố kết hợp được với trứng của mẹ sẽ tạo thành hợp tử

có cặp nhiễm sắc thể XX phát triển thành con gái, còn nếu tinh trùng mang Y của bố kết hợp được với trứng

của mẹ sẽ tạo thành hợp tử có cặp nhiễm sắc thể XY phát triển thành con trai.

Câu 50: a. Hình dưới đây mô tả quá trình phân bào của 2 tế bào [A] và [B] thuộc cùng một loài động vật lưỡng

bội [2n]:

[A] [B]

Hãy cho biết, các tế bào trên đang ở kì nào của quá trình phân bào và bộ NST 2n của loài là bao

nhiêu?

b. Một cơ thể động vật lưỡng bội [2n] bình thường có kiểu gen được viết là AaBbDd. Tại một thời điểm

trong quá trình giảm phân tạo giao tử, người ta thấy các gen tồn tại trong một số tế bào được viết lần

lượt như sau: AABBdd; aabbDD; AAbbDD; aaBBdd; AAaaBBbbDDdd; abd; ABD; AbD; aBd. Biết

rằng không có đột biến xảy ra và quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Hãy cho biết các tế bào có

kiểu gen nói trên có thể được gọi là gì?

Hướng dẫn trả lời

a. Các tế bào trên đang ở kì nào của quá trình phân bào và bộ NST 2n của loài là bao nhiêu?

- Tế bào A đang ở kì sau của nguyên phân hoặc kì sau của giảm phân II.

- Tế bào B đang ở kì giữa của nguyên phân hoặc giảm phân II

- Bộ NST 2n của loài:

+ Nếu các tế bào thực hiện nguyên phân thì bộ NST 2n của loài là: 2n = 4 [NST].

+ Nếu các tế bào đang thực hiện giảm phân II thì bộ NST 2n của loài là: 2n = 8 [NST].

b. Tên gọi của các tế bào:

- Tế bào AAaaBBbbDDdd có thể được gọi là noãn bào bậc 1 nếu là ở cơ thể cái, hoặc tinh bào bậc 1 nếu là

ở cơ thể đực.

- Các tế bào AABBdd, aabbDD, AAbbDD, aaBBdd có thể được gọi là noãn bào bậc 2 hoặc thể cực thứ nhất

nếu là ở cơ thể cái hoặc tinh bào bậc 2 nếu ở cơ thể đực.

- Các tế bào abd, ABD, AbD, aBd có thể được gọi là trứng hay thể cực thứ hai nếu ở cơ thể cái hoặc tinh

trùng nếu ở cơ thể đực.

Câu 3: Nguyên tắc bổ sung [NTBS] trong cấu trúc không gian của phân tử ADN được biểu hiện như

thế nào, dẫn tới những hệ quả gì và có ý nghĩa như thế nào?

Hướng dẫn trả lời

- Biểu hiện: Các nuclêôtit giữa hai mạch đơn của ADN liên kết với nhau thành từng cặp bằng các liên kết

hiđrô theo nguyên tắc là A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô và ngược lại, G

của mạch này liên kết với X của mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại.

- Hệ quả:

CHUY£N §Ò 3: di truyÒn ph©n tö [Adn vµ gen] + Đưa đến tính chất bổ sung của hai mạch đơn trong phân tử ADN, vì vậy khi biết trình tự sắp xếp các

nuclêôtit của mạch đơn này thì có thể suy ra trình tự sắp xếp các nuclêôtit của mạch đơn kia.

+ Trong mỗi phân tử ADN, số ađênin bằng số timin [A = T] và số guanin bằng số xitôzin [G = X], do đó [A

+ G] = [T + X] hay [A + X] = [T + G] và tỉ số [A +T]/[G + X] là đặc trưng cho từng phân tử ADN của từng

loài sinh vật.

- Ý nghĩa:

+ NTBS đảm bảo cho cấu trúc không gian của phân tử ADN được ổn định để thực hiện chức năng mang và

bảo quản thông tin di truyền.

+ NTBS đã tạo ra cho ADN có được những đặc tính quan trọng đó là tự nhân đôi theo đúng mẫu ban đầu và

phiên mã tạo ra các ARN trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

+ Sự vi phạm NTBS có thể làm thay đổi cấu trúc của ADN về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các

nuclêôtit từ đó tạo ra các ADN mới góp phần làm tăng tính đa dạng và phong phú cho các loài sinh vật.

Câu 4: Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù? Giả sử một mạch đơn của phân tử ADN có tỉ lệ

thì tỉ lệ này trên mạch bổ sung và trên cả phân tử ADN là bao nhiêu, giải thích?

Hướng dẫn trả lời

- ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù là vì:

+ ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm hàng vạn, hàng triệu đơn phân là các nuclêôtit thuộc 4

loại là A, T, G và X, từ 4 loại nuclêôtit này với số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp khác nhau đã tạo ra

vô số loại phân tử ADN đặc trưng cho từng loài sinh vật.

+ ADN mang các gen Các phân tử ADN còn được đa dạng và đặc thù bởi số lượng, thành phần, trình tự

sắp xếp và chức năng của các gen nằm trên chúng.

- Giải thích và xác định tỉ lệ trên mạch bổ sung và trên cả phân tử ADN:

+ Tỉ lệ trên mạch bổ sung của phân tử ADN:

 Giả sử mạch có là mạch 1 và mạch bổ sung với nó là mạch 2, theo NTBS ta có: A1 = T2,

T1 = A2, G1 = X2, X1 = G2

 Vậy, nếu 1 mạch của ADN có thì mạch còn lại có

+ Tỉ lệ trên cả phân tử ADN:

 Theo NTBS ta có: A = T, G = X A + G = T + X = 1.

 Vậy trên cả phân tử ADN luôn có = 1.

A + G

= 0,5

T + X

A + G

T + X

AG

TX

AG

0,5

TX

1 1 2 2

1 1 2 2

A G T X

0,5

T X A G







22

22

AG 1

2

T X 0,5

  

AG

0,5

TX

AG

2

TX

AG

TX

 

AG

TX

AG

TX

Câu 5: Tính đa dạng và đặc thù của ADN ở mỗi loài sinh vật được thể hiện ở những điểm nào? Nguồn

gốc chung của sinh giới và tính đa dạng, đặc thù của các loài sinh vật được gải thích như thế nào trên

cơ sở cấu tạo của phân tử ADN?

Hướng dẫn trả lời

- Tính đa dạng và đặc thù của ADN ở mỗi loài sinh vật được biểu hiện ở các đặc điểm:

+ Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong mỗi phân tử ADN.

+ Tỉ lệ [A + T]/[G + X] trong mỗi phân tử ADN.

+ Hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

+ Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp và chức năng của các gen nằm trên ADN.

- Trên cơ sở cấu tạo của ADN thì nguồn gốc chung của sinh giới và tính đa dạng, đặc thù của các loài

sinh vật được giải thích như sau:

+ ADN của tất cả các loài sinh vật đều có cấu tạo thống nhất do 4 loại nuclêôtit A, T, G và X tạo nên đây

là một bằng chứng về nguồn gốc chung của sinh giới.

+ ADN có tính đa dạng và đặc thù Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù

của các loài sinh vật.

Câu 6: Vì sao ADN được coi là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?

Hướng dẫn trả lời

ADN được coi là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử là vì:

+ ADN thuộc loại đại phân tử, tồn tại chủ yếu trong nhân tế bào, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các NST

và NST là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào.

+ Mỗi phân tử ADN đều chứa đựng và bảo quản thông tin di truyền đặc trưng cho sinh vật dưới dạng số

lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit của các gen nằm trong nó.

+ ADN có khả năng tự nhân đôi theo đúng mẫu ban đầu, nhờ đặc tính tự nhân đôi nên ADN thực hiện được

sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

+ Thông qua quá trình phiên mã và quá trình dịch mã mà các gen trên ADN thực hiện được sự truyền đạt

thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất để tạo ra các phân tử prôtêin biểu hiện thành các tính trạng của cơ

thể.

+ ADN có thể bị biến đổi về cấu trúc để tạo ra những phân tử ADN mới, những biến đổi trong cấu trúc của

ADN có thể dẫn đến sự biến đổi các tính trạng và có thể di truyền lại cho thế hệ sau từ đó góp phần làm tăng

tính đa dạng cho các loài sinh vật.

Câu 7: ADN có những đặc điểm và tính chất gì để đảm bảo cho nó thực hiện được chức năng lưu giữ

và truyền đạt thông tin di truyền?

Hướng dẫn trả lời

- Những đặc điểm của phân tử ADN đảm bảo cho nó lưu giữ được thông tin di truyền:

+ ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các loại nuclêôtit gồm 4 loại là A, T, G và X, từ

4 loại nuclêôtit này với số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp khác nhau đã tạo nên vô số loại ADN để

chứa đựng thông tin di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.

+ Phân tử ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm hai mạch chạy song song và xoắn đều quanh một trục tạo thành

các chu kì xoắn, đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho ADN dễ dàng rút ngắn chiều dài và liên kết với

các prôtêin để tạo nên NST, trong NST thì ADN được bảo vệ tốt hơn.

+ Các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của ADN liên kết với nhau theo chiều dọc bằng các liên kết hóa trị là loại

liên kết bền vững, do đó đảm bảo sự bền vững và ổn định cho cấu trúc của ADN theo chiều dọc.

+ Các nuclêôtit giữa hai mạch đơn của ADN liên kết với nhau thành từng cặp bằng các liên kết hiđrô theo

nguyên tắc bổ sung, mặc dù liên kết hiđrô là loại liên kết yếu, dễ dàng bị cắt đứt nhưng trong phân tử ADN

số liên kết hiđrô là rất lớn nên đã đảm bảo được sự ổn định và bền vững cho cấu trúc của ADN theo chiều

ngang.

- Những tính chất của ADN đảm bảo cho nó truyền đạt thông tin di truyền:

+ ADN có khả năng tự nhân đôi theo đúng mẫu ban đầu, nhờ đặc tính tự nhân đôi nên ADN thực hiện được

sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

+ Thông qua quá trình phiên mã và quá trình dịch mã mà các gen trên ADN thực hiện được sự truyền đạt

thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất để tạo ra các phân tử prôtêin từ đó biểu hiện thành các tính trạng

của cơ thể.

+ ADN có thể bị biến đổi về cấu trúc để tạo ra những phân tử ADN mới, những biến đổi trong cấu trúc của

ADN có thể dẫn đến sự biến đổi các tính trạng và có thể di truyền lại cho thế hệ sau từ đó góp phần làm tăng

tính đa dạng cho các loài sinh vật.

Câu 1:

a. Bằng kiến thức đã học, em hãy tìm từ thích hợp để chú thích cho các số từ 1 đến 10 trong sơ đồ hệ

thống phân loại biến dị dưới đây và ghi vào trong bài làm [không cần phải vẽ lại sơ đồ].

b. Tại sao thường biến không phải là biến dị di truyền?

Hướng dẫn giải

a. chú thích cho các số từ 1 đến 10 trong sơ đồ hệ thống phân loại biến dị

1 - Biến dị tổ hợp

CHUY£N §Ò 4: biÕn dÞ

[2]

[6]

BIẾN DỊ

BIẾN DỊ DI TRUYỀN THƯỜNG BIẾN

[1] ĐỘT BIẾN

[3]

[4]

[5]

Mất một hoặc một số cặp nuclêôtit

Đột biến số lượng

[7] [8] [9]

[10]

Lặp đoạn 2 - Đột biến nhiễm sắc thể

3 - Đột biến gen

4 - Thêm một hoặc một số cặp nuclêôtit

5 - Thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit

6 - Đột biến cấu trúc

7 - Đột biến dị bội [lệch bội hoặc đột biến thể dị bội]

8 - Đột biến đa bội [đột biến thể đa bội]

9 - Mất đoạn

10 - Đảo đoạn

[Lưu ý: Chú thích 4 và 5, 7 và 8, 9 và 10 có thể đảo cho nhau]

b. Thường biến không phải là biến dị di truyền vì thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một

kiểu gen phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường [vì thường biến không liên quan

tới những biến đổi trong kiểu gen nên không di truyền được].

Câu 2: Phân biệt biến dị di truyền và biến dị không di truyền. Muốn chủ động tạo ra những biến dị di

truyền và những biến dị không di truyền thì chúng ta cần phải làm gì?

Hướng dẫn trả lời

- Phân biệt biến dị di truyền và biến dị không di truyền:

Biến dị di truyền Biến dị không di truyền

+ Là những biển đổi hoặc tổ hợp lại của vật chất di

truyền và có thể truyền lại cho thế hệ sau qua con

đường sinh sản, bao gồm 2 loại là đột biến và biến dị

tổ hợp.

+ Kiểu gen bị biến đổi từ đó có thể làm biến đổi ở

kiểu hình.

+ Xuất hiện ngẫu nhiên, riêng lẻ và không theo 1

hướng xác định.

+ Chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của điều

kiện môi trường.

+ Có thể di truyền được cho thế hệ sau.

+ Thường có hại, một số ít có lợi hoặc trung tính đối

với sinh vật.

+ Là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa và

chọn giống.

+ Gồm các loại là biến dị tổ hợp, đột biến gen, đột

biến cấu trúc và số lượng NST

+ Biến dị không di truyền là những biến đổi kiểu

hình của cùng một kiểu gen dưới tác động của

những điều kiện môi trường khác nhau và không di

truyền lại cho đời sau.

+ Sự biến đổi của kiểu hình phát sinh trong đời cá

thể, không liên quan đến sự biến đổi của kiểu gen.

+ Xuất hiện đồng loạt theo 1 hướng xác định tương

ứng với điều kiện môi trường.

+ Chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện môi

trường.

+ Không di truyền được cho thế hệ sau.

+ Có lợi đối với sinh vật vì giúp sinh vật thích nghi

với điều kiện sống.

+ Không phải là nguồn nguyên liệu của quá tiến

hóa và chọn giống.

+ Chỉ gồm 1 loại gọi là thường biến.

- Biện pháp chủ động tạo ra các biến dị di truyền và biến dị không di truyền:

+ Để chủ động tạo ra các biến dị di truyền, ta có thể sử dụng các biện pháp sau:  Sử dụng các tác nhân vật lí và hóa học có khả năng gây đột biến tác động vào các cấu trúc vật chất

và cơ chế di truyền để gây ra các đột biến gen và đột biến NST.

 Lai giống để tạo ra các biến dị tổ hợp.

+ Để chủ động tạo ra các biến dị không di truyền ta cần thay đổi điều kiện môi trường trong giới hạn mức

phản ứng của kiểu gen.

Câu 3: Nêu khái niệm của các thuật ngữ sau:

- Biến dị - Đột biến - Đột biến gen.

- Đột biến cấu trúc NST - Đột biến số lượng NST - Biến dị tổ hợp

- Thể dị bội - Thể đa bội - Thường biến

- Mức phản ứng - Tính trạng số lượng - Tính trạng chất lượng.

Hướng dẫn trả lời

- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.

- Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử [ADN, gen] hoặc cấp độ tế bào

[NST].

- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.

- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST, gồm các dạng chủ yếu là mất đoạn, lặp

đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.

- Biến dị tổ hợp là những biến dị xuất hiện do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố mẹ vào đời con thông

qua quá trình giao phối dẫn tới sự tổ hợp lại các tính trạng vốn có của bố mẹ hoặc làm xuất hiện những tính

trạng hoàn toàn mới ở đời con.

- Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST nào đó bị thay đổi về số

lượng.

- Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n và nhiều hơn 2n.

- Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh

hưởng trực tiếp của môi trường.

- Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen hoặc chỉ một gen hay nhóm gen trước môi trường

khác nhau.

- Tính trạng số lượng là những tính trạng phải thông qua cân, đo, đong, đếm …mới xác định được, thường

chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên hoặc điều kiện trồng trọt và chăn nuôi.

- Tính trạng chất lượng là những tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi

trường.

Câu 4: Phân biệt đột biến và thể đột biến. Trong trường hợp nào thì đột biến chuyển thành thể đột

biến? Giá trị thích nghi của thể đột biến phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Hướng dẫn trả lời

- Phân biệt đột biến và thể đột biến: Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ

phân tử [ADN, gen] hoặc cấp độ tế bào [cấu trúc và số lượng NST], còn thể đột biến là những cơ thể mang

đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình.

- Đột biến chuyển thành thể đột biến trong trường hợp: + Đột biến ở trạng thái trội a A.

+ Đột biến gen lặn, qua thụ tinh tạo cặp gen đồng hợp lặn.

+ Đột biến gen lặn trên NST X không có alen tương ứng trên Y, đột biến gen ở NST Y không có alen trên

X.

+ Đột biến cấu trúc và số lượng NST.

- Giá trị thích nghi của thể đột biến phụ thuộc vào những yếu tố:

+ Môi trường: Môi trường thay đổi thì giá trị thích nghi của thể đột biến có thể thay đổi

+ Tổ hợp gen: Gen đột biến trong tổ hợp gen này thì có hại cho thể đột biến nhưng đặt trong sự tương tác

với các gen trong tổ hợp khác thì có thể trở nên có lợi cho thể đột biến.

Câu 5: Thế nào là đột biến gen? Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò

và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiển sản xuất; cho ví dụ đối với vật nuôi và cây trồng.

Hướng dẫn trả lời

- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.

- Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì:

+ Đột biến gen làm biến đổi cấu trúc phân tử của gen, từ đó có thể làm biến đổi cấu trúc phân tử của loại

prôtêin mà nó mã hóa hoặc gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin, cuối cùng có thể dẫn đến

những biến đổi ở kiểu hình.

+ Đột biến gen làm phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời

trong điều kiện tự nhiên.

- Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiển sản xuất: Chúng có ý nghĩa đối với chăn nuôi, trồng

trọt vì trong thực tế có những đột biến gen có lợi cho con người, do đó đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu

cung cấp cho quá trình chọn, tạo giống cây trồng và vật nuôi của con người.

- Ví dụ đối với vật nuôi và cây trồng:

+ Ví dụ ở vật nuôi: Đột biến tự nhiên Cừu chân ngắn ở Anh, làm cho chúng không thể nhảy qua hàng rào để

vào phá vườn.

+ Ví dụ ở cây trồng: Đột biến làm mất tính cảm ứng quang chu kỳ phát sinh ở giống lúa Tám thơm giúp

trồng được 2 vụ/năm ở nhiều địa phương kể cả vùng trung du và miền núi.

Câu 1: Thế nào là biến dị? Kể tên các loại biến dị có thể xuất hiện ở người, mỗi loại biến dị hãy nêu 1

ví dụ minh hoạ. Em có nhận xét gì về khả năng xuất hiện biến dị ở người và sinh vật?

Hướng dẫn trả lời

- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết

- Những loại biến dị có thể xuất hiện ở người và ví dụ minh họa:

+ Đột biến gen: đột biến gen lặn gây bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh..

+ Đột biến NST:

 Đột biến cấu trúc NST: Đột biến mất đoạn ở NST số 21 gây bệnh ung thư máu.

 Đột biến số lượng NST: Bệnh Đao, bệnh Tớcnơ là những bệnh do đột biến số lượng NST gây ra

CHUY£N §Ò 5: di truyÒn häc ng­êi + Biến dị tổ hợp: Bố và mẹ đều có tóc quăn, nhóm máu A sinh người con có tóc thẳng, nhóm máu O.

+ Thường biến: Người sống ở vùng đồng bằng chuyển lên sống ở miền núi cao  số lượng hồng cầu trong

máu tăng lên.

- Nhận xét: Ở người cũng xuất hiện những biến dị như các sinh vật khác.

Câu 2: Việc nghiên cứu di truyền ở người đã gặp phải những khó khăn gì? Để khắc phục những khó

khăn đó, người ta đã áp dụng những phương pháp nào trong quá trình nghiên cứu?

Hướng dẫn trả lời

- Việc nghiên cứu di truyền ở người đã gặp phải những khó khăn như:

+ Người sinh sản muộn, đẻ ít con, đời sống của một cá thể tương đối dài.

+ Vì lí do xã hội, không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến đối với con người.

+ Bộ NST của người có nhiều NST, các NST có kích thước nhỏ, chứa nhiều gen, ít có sự sai khác về hình

dạng và kích thước.

+ Do vẫn còn có sự bất bình đẳng trong xã hội nên đã làm hạn chế tiềm năng di truyền của nhiều người.

- Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu di truyền người: Nghiên cứu phả hệ và nghiên cứu trẻ

đồng sinh.

Câu 3: Tại sao trong việc nghiên cứu di truyền người lại phải áp dụng các phương pháp khác với việc

nghiên cứu di truyền ở động vật và thực vật? Kể tên một số phương pháp nghiên cứu di truyền ở

người.

Hướng dẫn trả lời

- Việc nghiên cứu di truyền ở người cấn phải áp dụng các phương pháp khác với việc nghiên cứu di truyền

ở động vật và thực vật là vì việc nghiên cứu di truyền ở người đã gặp phải những khó khăn như:

+ Người sinh sản muộn, đẻ ít con, đời sống của một cá thể tương đối dài.

+ Vì lí do xã hội, không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến đối với con người.

+ Bộ NST của người có nhiều NST, các NST có kích thước nhỏ, chứa nhiều gen, ít có sự sai khác về hình

dạng và kích thước.

+ Do vẫn còn có sự bất bình đẳng trong xã hội nên đã làm hạn chế tiềm năng di truyền của nhiều người.

- Một số phương pháp nghiên cứu di truyền người: Nghiên cứu phả hệ và nghiên cứu trẻ đồng sinh.

Câu 4: Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta phải dùng phương pháp nghiên cứu

phả hệ để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người?

Hướng dẫn trả lời

- Nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người

thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó là trội hay lặn, do

một gen hay nhiều gen quy định, có liên quan với giới tính hay không.

- Người ta phải dùng phương pháp nghiên cứu phả hệ để nghiên cứu sự di truyền của một số tính trạng ở

người là vì:

+ Việc nghiên cứu di truyền ở người đã gặp phải một số khó khăn chính như:

 Người sinh sản muộn, đẻ ít con, đời sống của một cá thể tương đối dài.

 Vì lí do xã hội, không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến đối với con người. + Phương pháp nghiên cứu phả hệ đơn giản, dễ thực hiện, cho hiệu quả cao.

Câu 5: Thế nào là trẻ đồng sinh? Trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng khác nhau cơ

bản ở những điểm nào? Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền

người?

Hướng dẫn trả lời

- Trẻ đồng sinh là những đứa trẻ cùng được sinh ra trong một lần sinh của một bà mẹ.

- Những điểm khác biệt cơ bản giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng:

Trẻ đồng sinh cùng trứng Trẻ đồng sinh khác trứng

Do một trứng thụ tinh với một tinh trùng hình

thành nên một hợp tử, trong những lần nguyên

phân đầu tiên hợp tử tạo ra hai hay nhiều phôi bào,

các phôi bào tách nhau, mỗi phôi bào phát triển

thành một trẻ.

Do hai hay nhiều trứng được thụ tinh với hai hay

nhiều tinh trùng vào cùng một thời điểm tạo ra hai

hay nhiều hợp tử, mỗi hợp tử phát triển thành một trẻ.

Có kiểu gen giống nhau nên giống nhau về giới

tính [có thể cùng là nam hoặc cùng là nữ]

Thường có kiểu gen khác nhau, có thể cùng giới hoặc

khác giới

Rất giống nhau về ngoại hình và các đặc điểm sinh

lí.

Có thể giống hoặc khác nhau về nhiều chi tiết [tính

trạng].

- Vai trò của nghiên cứu trẻ đồng sinh:

+ Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sự hình

thành các tính trạng, sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất

lượng.

+ Nghiên cúu trẻ đồng sinh cho thấy, con người cũng giống như động vật và thực vật, có nhiều tính trạng rất

ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường và cũng có những tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều của môi

trường tự nhiên và xã hội.

Câu 1: Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào? Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn

chỉnh được tạo ra qua công nghệ tế bào lại có kiểu gen như dạng gốc?

Hướng dẫn trả lời

- Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra

cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

- Công nghệ tế bào gồm hai công đoạn thiết yếu là:

+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng nhận tạo thích hợp để tạo

thành mô non [còn gọi là mô sẹo].

+ Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

- Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được tạo ra qua công nghệ tế bào có kiểu gen như dạng gốc là vì trong

công nghệ tế bào, quá trình phát triển từ tế bào hoặc mô ban đầu thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được

dựa trên cơ chế nguyên phân và cơ chế phân hóa của tế bào.

CHUY£N §Ò 6: øng dông di truyÒn häc Câu 2: Công nghệ tế bào là gì? Công nghệ tế bào được ứng dụng trong những lĩnh vực nào? Mỗi lĩnh

vực cho một vài ví dụ minh họa.

Hướng dẫn trả lời

- Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra

cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

- Các lĩnh vực ứng dụng của công nghệ tế bào và ví dụ minh họa:

+ Nhân giống vô tính trong ống nghiệm [vi nhân giống] ở cây trồng. Ví dụ: bằng công nghệ tế bào, người ta

đã nhân giống vô tính trong ống nghiệm thành công đối với nhiều loại cây trồng như khoai tây, mía, dứa,

chuối, phong lan…

+ Chọn dòng tế bào xôma biến dị để tạo ra giống cây trồng mới. Ví dụ: Từ các tế bào phôi của giống lúa

CR203 người ta đã chọn được dòng tế bào chịu nóng và khô rồi dùng phương pháp nuôi cấy tế bào đã tạo ra

được giống lúa mới cấp Quốc Gia DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu nóng và khô hạn tốt.

+ Nhân bản vô tính trong ống nghiệm. Ví dụ: Bằng công nghệ tế bào, người ta đã nhân bản vô tính thành

công đối với cừu [cừu Đôli, 1997], bò [bê nhân bản vô tính, 2001], cá trạch…

Câu 3: Cho sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ trên minh hoạ 2 công đoạn chủ yếu trong Công nghệ tế bào. Trong sơ đồ có 2 chi tiết sai.

Hãy xác định chi tiết sai và sửa theo bảng sau:

Điểm sai Nội dung đã viết Nội dung sửa lại

Hướng dẫn trả lời

Điểm sai Nội dung đã viết Nội dung sửa lại

[4] Nuôi cấy trên môi trường tự nhiên Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo

[6] Kích thích bằng tia laze Kích thích bằng hoocmôn sinh trưởng

Câu 4: Trình bày quy trình nhân giống vô tính trong ống nghiệm [vi nhân giống] ở cây trồng. Hãy nêu

những ưu điểm và triển vọng của thành tựu này.

Hướng dẫn trả lời

- Quy trình vi nhân giống ở cây trồng:

+ Tách mô phân sinh từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ các tế bào lá non rồi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng

đặc trong ống nghiệm để tạo ra các mô sẹo. + Chuyển các mô sẹo sang nuôi cấy trong ống nghiệm chứa môi trường dinh dưỡng đặc và có hoocmôn sinh

trưởng phù hợp để kích thích chúng phân hóa thành các cây con hoàn chỉnh.

+ Các cây con hoàn chỉnh được chuyển sang trồng trong các bầu đặt trong vườn ươm có mái che trước khi

mang trồng ngoài đồng ruộng.

- Ưu điểm và triển vọng của vi nhân giống ở cây trồng:

+ Tạo ra số lượng lớn cây trồng trong một thời gian ngắn, đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất như có

năng suất, chất lượng với độ đồng đều cao, sạch bệnh…

+ Có thể giúp cho việc bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Môc lôc

CHUY£N §Ò 1: C¸C QUY LUËT DI TRUYÒN [gåm 96 c©u hái] ............................................................. 2

CHUY£N §Ò 2: DI TRUYÒN HäC NHIÔM S¾C THÓ [gåm 56 c©u hái] .................................................... 2

CHUY£N §Ò 3: di truyÒn ph©n tö [Adn vµ gen] [gåm 65 c©u hái] .............................................. 2

CHUY£N §Ò 4: biÕn dÞ [gåm 90 c©u hái] ......................................................................................... 2

CHUY£N §Ò 5: di truyÒn häc ng­êi [gåm 55 c©u hái] ................................................................ 2

CHUY£N §Ò 6: øng dông di truyÒn häc [gåm 74 c©u hái] ......................................................... 2

THẦY CÔ CÓ NHU CẦU SỬ DỤNG SÁCH XIN LIÊN HỆ

Mr.Công

- GV chuyên bdhsg thành tích cao - Trường THCS Đào Sư

Tích - Trực Ninh - Nam Định

- Điện thoại liên hệ: 0974398492 hoặc 01243771012 [Zalo]

- //www.facebook.com/cong.nguyenvan.5220

- Groups chia sẻ chuyên

môn: //www.facebook.com/groups/2074992022715967/

PHỤ LỤC

MỘT SỐ PHẢN HỒI CỦA NHỮNG THẦY CÔ, CÁC BẬC PHỤ HUYNH VÀ

CÁC EM HỌC SINH ĐÃ MUA VÀ SỬ DỤNG SÁCH CÓ HIỆU QUẢ

Cô: Bùi Thị Xuân

Mai – Trảng Bàng –

Tây Ninh

Cô: Nguyễn Thị Hà

– Ba Vì – Hà Nội

Cô: Phạm Lan Anh –

TP Nam Định – Nam

Định

Vợ chồng BS: Vinh –

Trang – Tiền Giang – PH

của em Huỳnh Xuân Huy –

Gò Công Tây – Tiền Giang

Cô: Phạm Thị Thúy

Hằng – THPT

chuyên Bảo Lộc –

Lâm Đồng

Cô: Từ Ngọc Hạnh

– Lai Châu

Cô: Phạm Thị Thu

Linh – THCS Sông Đà

– Hòa Bình

Cô: Võ Nguyễn Thủy

Hậu – Quận 11 -

TPHCM

Cô: Võ Thị Hai – Quảng

Nam

HS: Phan Hoàng Nam – Cần Thơ

….và còn nhiều phản hồi khác nữa.

HOÏC LIEÄU CHAÁT LÖÔÏNG DAØNH CHO BDHSG

Quyù thaày coâ coù nhu caàu söû duïng saùch in nhöõng hoïc lieäu naøy thì lieân heä

vôùi toâi qua soá ñieän thoaïi [Zalo] 0843771012. Toâi cam keát baèng danh

döï veà chaát löôïng noäi dung cuõng nhö hình thöùc cuûa caùc hoïc lieäu naøy vaø

nhöõng hoïc lieäu taëng keøm khi mua saùch. Thaân aùi!

Thaønh coâng laø moät haønh trình chöù khoâng phaûi laø ñieåm ñeán.

Treân con ñöôøng thaønh coâng khoâng coù daãu chaân cuûa keû löôøi bieáng.

Video liên quan

Chủ Đề