Bị rong kinh có đặt thuốc được không

Chị em phụ nữ từng điều trị các bệnh phụ khoa chắc không còn xa lạ gì với việc đặt thuốc âm đạo. Nhung không phải ai cũng gặp các hiện tượng sau đặt thuốc âm đạo : chảy máu, ra dịch vàng trắng…

Dưới đây là một số hiện tượng phổ biến chị em CẦN LƯU Ý để xem là bình thường hay bất thường và có hướng xử lí kịp thời nhé!

  1. Hiện tượng sau khi đặt thuốc phụ khoa ra #máu #âm #đạo

Khi gặp phải hiện tượng này thì có thể vùng kín của chị em đang bị tổn thương. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra máu sau đặt thuốc âm đạo có thể đó là:

+ Do chị em đặt thuốc không đúng cách, không làm ẩm thuốc trước khi đặt với thuốc dạng viên nén. Các cạnh sắc của thuốc cọ xát vào âm đạo làm cho âm đạo bị trầy xước, chảy máu.

+ Do phản ứng phụ sau đặt thuốc, nội tiết tố của chị em lúc này bị rối loạn gây nên tình trạng rong kinh.

+ Chị em có thể gặp hiện tượng sau khi đặt thuốc phụ khoa này do để móng tay quá dài, hoặc chị em đến kỳ kinh nguyệt.

=> Cách giải quyết: Nếu chị em bị ra máu kéo dài và không giảm thì hãy liên hệ cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám và đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất.

2. Đặt thuốc phụ khoa bị #đau #bụng

Nguyên nhân có thể do chị em mắc một số bệnh lý phụ khoa như: U xơ tử cung, u nang buồng trứng… Hoặc có thể do thuốc chưa phát huy được hiệu quả của mình, mặt khác là do sự thay đổi nội tiết tố khiến chị em gặp phải tình trạng đau bụng.

=> Cách giải quyết: Với trường hợp này chị em không nên quá lo lắng mà hãy tiếp tục liệu trình đặt thuốc theo đúng yêu cầu của bác sĩ.

3. Đặt thuốc phụ khoa bị #ra #dịch vàng, trắng, hồng, chảy nước…

Hiện tượng sau khi đặt thuốc phụ khoa chị em dễ gặp nhất đó chính là âm đạo ra dịch vàng, dịch trắng, dịch hồng… Đây có thể là một biểu hiện bình thường do tác dụng của thuốc.

Thông thường, âm đạo của chị em sau đặt thuốc sẽ chảy ra một lượng dịch nhờn kèm theo đó là có mùi đặc trưng của thuốc. Có nghĩa là thuốc đã phát huy tác dụng của mình và đang loại bỏ các phần viêm nhiễm.

=> Cách giải quyết: Chị em nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, chú ý đến chế độ dinh dưỡng, kiêng đồ ăn cay nóng… Ngoài ra, chị em có thể sử dụng thêm các loại nước ngâm rửa để hỗ trợ điều trị tốt nhất, nên nhớ là phải hỏi ý kiến bác sĩ cẩn thận trước khi áp dụng.

4. Đặt thuốc phụ khoa bị #chảy #ra #ngoài #nhanh

Nguyên nhân khiến cho thuốc bị chảy ra ngoài nhanh là do chị em đặt thuốc sai cách, thực hiện các thao tác không đúng, ví dụ như:

+ Trước khi đặt thuốc chị em đã làm ẩm thuốc với nước quá lâu [đối với thuốc viên nén cứng] nên sẽ xảy ra hiện tượng thuốc bị chảy ra ngoài.

+ Mặt khác, do sau khi đặt thuốc vào trong âm đạo chị em không nghỉ ngơi tại chỗ mà đứng lên vận động ngay.

=>Cách giải quyết: Chị em không nên lo lắng, chỉ cần chị em thực hiện cách đặt thuốc đúng cách, sau đặt thuốc cần nghỉ ngơi tại chỗ ở giường để thuốc có thể ngấm và phát huy tác dụng điều trị bệnh. Hãy sử dụng băng vệ sinh hàng ngày trong những ngày đặt thuốc, đây là một cách “cấp cứu” rất hữu hiệu cho chị em lúc này.

Như vậy, trên đây là những hiện tượng thường găp sau khi đặt thuốc phụ khoa và cách khắc phục hiệu quả. Chị em cần chú ý đặc biệt những hiện tượng này, phát hiện sớm để kịp thời khắc phục bảo vệ sức khỏe của mình.

Để được tư vấn và đặt lịch khám, chị em có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa theo địa chỉ sanphukhoahanoi.com, gọi điện đến số hotline [024] 62544933 – 0965758277 hoặc đến trực tiếp địa chỉ số 23 ngõ 282 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hỏi - 01/09/2011
Thưa bác sỹ!Em mới đi khám ở bệnh viện phụ sản trung ương về và bác sỹ nói em bị viêm ÂĐ. BS kê thuốc kháng sinh cho e uống và thuốc đặt. Em đặt được 4 hôm rồi, tự nhiên hôm nay e thấy ra máu hơi nhiều. Trước đó thì e có hiện tượng rong kinh không liên tục, nghĩa là mùng 1 âm em bị, rồi sau đó 4-5 ngày thì hết, nhưng đến 16 âm e lại bị tiếp. Bây giờ e ko biết phải làm thế nào? Có phải là do e đặt thuốc ko đúng cách hay là đã đến chu kỳ KN của e rồi ạ?Nếu thế thì e có nên tiếp tục đặt thuốc ko ạ? Vì nhà e ở xa nên e chưa tiện ra khám BS ngay được. Mong BS trả lời giúp e sớm.

Em xin chân thành cảm ơn


Trả lời

Chào em,

Trường hợp của em Viêm âm đạo - cổ tử cung, bác sĩ cho uống kháng sinh và đặt thuốc là đúng chỉ định. Khi đặt thuốc em bi ra  huyết phải ngưng đặt thuốc. Trường hợp rong huyết của em do rối loạn nội tiết chứ không phải đặt thuốc làm rong huyết. Em nên đến bác sĩ chuyên khoa phụ sản để điều trị thích hợp.

Thân chào

BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Thưa BS, Em năm nay 25 tuổi, độc thân nhưng đã quan hệ. Ngày 26/10 em đi khám và xét nghiệm huyết trắng thì bị viêm âm đạo và được kê thuốc đặt Lacves và thuốc uống Metronidazol trong 7 ngày. Sau khi đặt viên thứ hai em bị rong kinh nên em ngừng uống và đặt thuốc. Ngày 31/10 em tái khám thì được kê thuốc HemoQ Mom và Pauzin-500. BS cho em hỏi, em có nên tiếp tục uống và đặt thuốc trị viêm âm đạo song song với thuốc trị rong kinh không ạ? Mong nhận được hồi âm của BS. Em cảm ơn ạ. [Thu Thủy - ]

Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Chào bạn,

Bạn vừa bị ra huyết bất thường vừa bị viêm âm đạo. Điều đầu tiên bạn cần loại trừ rối loạn kinh nguyệt do thai bằng que thử thai. Nếu không có thai bạn có thể sử dung cả 2 loại thuốc. Tái khám 1 tháng sau sạch kinh hay khi có bất thường.

Thân mến!

Rất hữu ích

Hữu ích

Bình thường

Rong kinh ở nữ giới bản chất không quá nguy hại nhưng một khi để kéo dài và không tìm ra được đúng nguyên nhân để có biện pháp điều trị phù hợp sẽ gây ra hệ lụy khôn lường cho sức khỏe. Điều trị rong kinh ở nữ giới bằng cách nào, bài viết sau sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

1. Vì sao nữ giới bị rong kinh?

- Mắc bệnh lý phụ khoa

Một số bệnh lý phụ khoa như polyp tử cung, u xơ cơ tử cung, rối loạn chức năng buồng trứng, đa nang buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung,... có thể là nguyên nhân khiến nữ giới bị rong kinh.

- Tránh thai

Sử dụng thuốc tránh thai có thể gây ra tác dụng phụ là hiện tượng rong kinh trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, việc nữ giới tránh thai bằng phương pháp đặt vòng cũng có khả năng gây rong kinh nhưng hiện tượng này thường sẽ ổn sau vài chu kỳ.

Sử dụng thuốc tránh thai có thể gây ra tác dụng phụ là rong kinh ở nữ giới

- Một số nguyên nhân khác

+ Sử dụng một số loại thuốc như: thuốc chống đông máu trong điều trị tim mạch, thuốc nội tiết, thuốc kháng viêm,... dễ khiến chị em phụ nữ bị rong kinh.

+ Mắc một số bệnh lý: đông cầm máu, suy thận, suy gan, xơ gan,...

2. Điều trị rong kinh ở nữ giới bằng cách nào?

2.1. Bị rong kinh - khi nào nên gặp bác sĩ?

Nữ giới nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm cách Điều trị rong kinh ngay khi phát hiện các triệu chứng sau:

- Thường xuyên đau lưng và mệt mỏi.

- Đau bụng kinh kéo dài và dữ dội.

- Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày.

- Những ngày cuối kỳ kinh máu ra nhiều và không đông.

- Chóng mặt, hoa mắt, xanh xao trong kỳ kinh.

2.2. Chẩn đoán rong kinh bằng cách nào?

Thường thì khi thăm khám cho bệnh nhân có triệu chứng rong kinh bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng gặp phải và tiền sử bệnh. Một số biện pháp được dùng để chẩn đoán rong kinh thường được chỉ định gồm:

- Thử thai: phụ nữ trong thai kỳ có thể xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo bất thường. Vì thế, trước khi đi tìm nguyên nhân gây rong kinh, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu thử thai để loại trừ khả năng này.

- Xét nghiệm máu: mục đích của việc làm này nhằm đánh giá tình trạng thiếu máu ở nữ giới do rong kinh kéo dài và phát hiện một số bệnh lý như rối loạn đông máu hoặc bệnh tuyến giáp.

Pap's test - xét nghiệm thường dùng để tìm nguyên nhân gây rong kinh

- Xét nghiệm tế bào cổ tử cung - Pap's test: bác sĩ sẽ đưa một que nhỏ qua âm đạo để lấy các tế bào cổ tử cung đi kiểm tra viêm nhiễm, các tổn thương có thể dẫn đến ung thư hoặc ung thư.

- Siêu âm: có tác dụng quan sát hình dạng, bất thường ở vùng chậu, tử cung và vòi trứng.

- Sinh thiết nội mạc tử cung: đây là lớp tế bào có liên quan đến kinh nguyệt hàng tháng. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu mô tế bào này để nhằm tìm viêm nhiễm hoặc dấu hiệu của bệnh ung thư tử cung.

- Siêu âm bơm nước lòng tử cung: được thực hiện bằng cách đặt một ống nhỏ qua âm đạo vào tử cung để bơm nước muối vào tử cung, giúp các lớp thành tử căng giãn. Tiếp sau đó, bác sĩ tiến hành siêu âm để quan sát các lớp này.

- Nội soi buồng tử cung: sử dụng dụng cụ dài nhỏ gắn camera đi qua âm đạo vào buồng tử cung để quan sát bên trong buồng tử cung.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán cần thiết. Việc làm này nhằm tìm ra căn nguyên gây bệnh từ đó có biện pháp điều trị rong kinh hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân.

2.3. Nguyên tắc của việc điều trị rong kinh là gì?

Điều trị rong kinh muốn hiệu quả cần đảm bảo nguyên tắc: tìm ra nguyên nhân và trị bệnh dựa trên nguyên nhân ấy, làm dừng tình trạng niêm mạc tử cung ra máu để tái lập chu kỳ kinh bình thường đồng thời điều trị để nâng cao thể trạng cho nữ giới.

2.4. Dùng biện pháp nào để điều trị rong kinh?

Việc điều trị rong kinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, điển hình là:

+ Tình trạng sức khỏe hiện thời và tiền sử bệnh tật của người bệnh.

+ Mức độ nặng/nhẹ và những ảnh hưởng của rong kinh đến bệnh nhân.

+ Khả năng chịu đựng phương pháp điều trị của người bệnh.

+ Mong muốn của bệnh nhân.

+ Có hay không kế hoạch sinh con từ người bệnh.

Hiện nay, các phương pháp điều trị rong kinh bằng Tây y chủ yếu là:

- Điều trị nội khoa

+ Dùng thuốc kháng viêm không steroid: nhằm giảm đau bụng và ức chế prostaglandin để cầm máu kinh.

+ Viên uống tránh thai: dạng vỉ, là thuốc tránh thai tổng hợp hoặc chỉ chứa progestin để sử dụng hằng ngày nhằm giảm chảy máu kinh kéo dài và điều hòa kinh nguyệt.

Đặt vòng tránh thai nội tiết là một trong những biện pháp dùng để điều trị rong kinh

+ Thuốc nội tiết Progesterone: có tác dung điều chỉnh sự mất cân bằng hormone nội tiết, giảm rong kinh.

+ Vòng tránh thai nội tiết: giải phóng hormone progesterone khiến lớp nội mạc tử cung mỏng hơn, từ đó ngăn ngừa bong niêm mạc tử cung và chảy máu kinh.

- Điều trị ngoại khoa

Những trường hợp đã điều trị rong kinh bằng phương pháp nội khoa nhưng không đáp ứng sẽ chuyển sang điều trị ngoại khoa:

+ Nong nạo buồng tử cung: dùng dụng cụ chuyên dụng để nong cho cổ tử cung rộng ra rồi nạo hết lớp mô niêm mạc tử cung đi để chấm dứt tình trạng chảy máu kinh cấp.

+ Thuyên tắc động mạch tử cung: sử dụng một ống thông qua động mạch lớn ở đùi và dẫn tới động mạch ở tử cung để bơm thuốc vào nhằm cắt nguồn cung cấp máu đến tử cung. Thường thì biện pháp này chỉ áp dụng cho những trường hợp rong kinh xuất phát từ nguyên nhân là tổn thương thực thể ở đường sinh dục.

+ Phá hủy nội mạc tử cung: dùng sóng siêu âm, nhiệt áp, laser để phá hủy mô của lớp nội mạc tử cung.

+ Phẫu thuật: mổ nội soi hoặc mổ hở để cắt bỏ 1 phần hoặc toàn phần buồng trứng, tử cung hoặc bóc tách u nhằm bỏ mô bị bệnh. Điều trị rong kinh bằng cách này chủ yếu áp dụng với trường hợp rong kinh do nguyên nhân bệnh lý u tử cung hoặc buồng trứng. Do đây là phương pháp sẽ khiến phụ nữ không còn khả năng sinh sản nữa nên tùy mức độ của bệnh và dựa trên mong muốn của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện.

Những chia sẻ về phương pháp điều trị rong kinh trên đây chỉ có tính chất tham khảo. Dù trong trường hợp nào, khi bị rong kinh, nữ giới cũng nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra căn nguyên gây bệnh trong trường hợp của mình, chỉ như thế mới biết được hướng điều trị tốt nhất để ngăn chặn những hệ lụy không đáng có do bệnh gây ra. Ngoài ra, các bạn nữ cũng có thể gọi tới hotline 1900 56 56 56 tham khảo dịch vụ chụp tử cung vòi trứng đang áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giúp tìm ra nguyên nhân rong kinh, định hướng trị liệu đúng đắn cho mình.

Video liên quan

Chủ Đề