Bài tập câu ghép lớp 8

Chuyên đề

CÂU GHÉP

I. Kiến thức cơ bản .

1. Khái niệm:

 Câu ghép : Là câu có từ 2 cum C- V trở lên và chúng không bao cha nhau. Mỗi cụm C- V của câu ghép có dạng là một câu đơn và đợc gọi chung là một vế câu ghép.

VD:

- Lan đi lao động. [ câu có 1 cụm C – V => 1 nòng cốt câu => Câu đơn .]

C V

- Xe này/ máy còn tốt. [câu có 2 cụm C – V => 1 nòng cốt câu => Câu đơn]

Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Ôn tập câu ghép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Chuyên đề Câu ghép I. Kiến thức cơ bản . 1. Khái niệm: Câu ghép : Là câu có từ 2 cum C- V trở lên và chúng không bao cha nhau. Mỗi cụm C- V của câu ghép có dạng là một câu đơn và đợc gọi chung là một vế câu ghép. VD: - Lan đi lao động. [ câu có 1 cụm C – V => 1 nòng cốt câu => Câu đơn .] C V - Xe này/ máy còn tốt. [câu có 2 cụm C – V => 1 nòng cốt câu => Câu đơn] C V C V - Mẹ về, cả nhà đều vui. [câu có 2 cụm C – V => 2 vế câu => Câu ghép ] C V C V 2. Các cách nối các vế câu ghép. * Dùng những từ có tác dụng nối. - Nối bằng một quan hệ từ. VD: Mẹ tôi là công nhân còn bố tôi là bác sĩ. - Nối bằng cặp quan hệ từ. VD : Vì tôi không chăm chú nghe giảng nên tôi không hiểu bài. - Nối cặp phó từ. VD : Tôi cha nói , nó đã làm rồi. - Nối bằng cặp đại từ. VD: Anh bảo gì, tôi làm nấy. 3. Các kiểu quan hệ trong câu ghép a, Các quan hệ ý nghĩa thờng gặp : + Quan hệ nguyên nhân – kết quả. VD: Bởi vì tôi hỏng xe nên tôi đến trờng muôn. + Quan hệ điều kiên [ giả thiết] – Hệ quả VD: Giá nó nghe lời tôi thì nó đâu đến nỗi phảI nghỉ học. + Quan hệ mục đích. VD: Để nó đợc đi học thì mẹ nó phải vất vả lắm. + Quan hệ tăng tiến. VD: Anh càng noi thì nó càng khóc. + Quan hệ lựa chọn. VD: Anh nói hay tôi nói. + Quan hệ bổ sung. VD : Tôi đến và nó cũng đến. + Quan hệ nối tiếp. VD: Tôi đánh răng rửa mắt rồi tôi đi ăn cơm. + Quan hệ đồng thời. VD: Họ vừa đi , họ vừa hát. + Quan hệ giải thích. VD: Mọi ngời bỗng im lặng: chủ toạ bắt đầu nói. b, Lu ý: Để xác định mối quan hệ ý nghĩa các vế câu: - Dựa vào các quan hệ từ, các cặp quan hệ từ, cặp phó từ, cặp đại từ trong các vế câu ghép. - Chủ yếu phải dựa vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. 3. Các kiểu câu ghép. a. Câu ghép chính phụ. - Câu ghép chính phụ nguyên nhân kết quả. - Câu ghép chính phụ chỉ quan hệ điều kiện [ giả thiết] - Câu ghép chính phụ chỉ quan hệ nhợng bộ – tăng tiến. - Câu ghép chính phụ chỉ mục đích. b. Câu ghép liên hợp [ các vế có quan hệ bình đẳng với nhâu về ngữ pháp nói với nhau bằng quan hệ từ liên hợp hoặc bằng dấu phẩy. - Câu ghép liên hợp không dùng quan hệ từ. - Câu ghép liên hợp dùng quan hệ từ. II.Bài tập. Bài tập 1. Phân tích cấu tạo các câu sau đây và chỉ ra các kiểu câu. a.Bài thơ mà em yêu thích đã đợc đọc và ngâm nhiều lần trên đài phát thanh. b. Buổi chiều, trên cánh đồng lúa quê em, từng tốp, từng tốp nông dân ra đồng thăm lúa. c, Cai Lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn nhảy vào cạnh anh Dởu. d, Con đờng này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhng lần này tự nhiên thấy lạ. Bài tập 2. Hãy thay thế cặp quan hệ từ trong câu ghép sau đây sao cho nghĩa của câu không thay đổi. a, Vì trời ma lớn nên đờng sá h hỏng nhiều. b, Nếu em cố gắng thì em sẽ vợt qua kì thi này. c, Hễ thời tiết thay đổi thì ông em lại ho. d, Tuy anh ấy có một vài lỗi lầm, nhng anh ấy vẫn là một ngời tốt. Bài tập [ Sách kiến thức cơ bản nâng cao ]

Tài liệu đính kèm:

  • CHUYEN DE ON TAP CAUU GHEP 8.doc

Lý thuyết Ngữ văn 8: Câu ghép được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học môn Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Câu ghép

  • 1/ Đặc điểm của câu ghép
  • 2/ Cách nối các vế câu
  • 3/ Ghi nhớ bài Câu ghép

1/ Đặc điểm của câu ghép

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

[Thanh Tịnh, Tôi đi học]

Tìm các cụm C - V trong những câu in đậm. Phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C - V.

- Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

+ Cụm C-V lớn: Tôi / quên thế nào được...

+ Hai cụm C-V nhỏ: [1] Những cảm giác trong sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi. [2] Mấy cành hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

- Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

- Có ba cụm C-V không chứa nhau: [1] Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi, [2] lòng tôi / đang có sự thay đổi lớn [3] tôi / đi học.

- Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

+ Câu có một cụm C-V: Mẹ tôi / nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng theo mẫu sau

Kiểu cấu tạo câu

Câu cụ thể

Câu có một cụm C-V

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Câu có một hoặc nhiều cụm C-V

Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Các cụm C – V không bao chứa nhau

Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

2/ Cách nối các vế câu

a/ Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở mục “Đặc điểm của câu ghép”, và cho biết các câu, vế câu nối với nhau bằng cách nào?

- Các câu ghép còn lại trong đoạn trích

- Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

+ Dùng từ nối "và", và dấu phẩy để nối các vế với nhau.

- Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết.

+ Các vế nối với nhau bằng quan hệ từ "vì".

- Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.

+ Các vế nối với nhau bằng quan hệ từ "nhưng".

b/ Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy nêu thêm ví dụ về cách nối các vế câu trong câu ghép.

- Nối bằng một quan hệ từ: và, rồi, mà, còn, song, nhưng, chứ...

+ Trong kì thi học sinh giỏi cấp trường, Nam giành giải nhất còn Hải chỉ được giải ba.

- Nối bằng cặp quan hệ từ: vì... nên, bởi... nên, tại... nên, do... nên, nêu... thì, giá... mà, tuy... nhưng, chẳng những... mà còn...

+ Nếu mẹ về muộn thì Lan phải thay mẹ nấu cơm.

- Nối bằng từ hô ứng [cặp phó từ chỉ từ hay đại từ]: ai... nấy, bao nhiêu... bấy nhiêu, đâu... đó, nào... ấy, càng... càng...

+ Ai làm nấy chịu.

- Không dùng từ nối, giữa các vế câu có dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm.

+ Gió nổi lên, mưa càng nặng hạt.

3/ Ghi nhớ bài Câu ghép

- Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.

- Có hai cách nối các vế câu:

+ Nối bằng một quan hệ từ

+ Nối bằng một cặp quan hệ từ.

+ Nối bằng một cặp phó từ, địa từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau.

- Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm

-----------------------------------------------

Với nội dung bài Câu ghép các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, vai trò và đặc điểm của câu ghép trong các văn bản thường gặp...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Câu ghép. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Soạn bài Câu ghép

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Soạn bài Hai Cây Phong

Hướng dẫn Soạn bài Câu ghép:

I.Lí thuyết:

1.  Khái niệm:

Câu ghép là câu có từ 2 cụm C – V trở lên, không bao chứa nhau.

– Mỗi cụm C-V của câu ghép có dạng 1 câu đơn và được gọi chung là 1 vế của câu ghép.

VD: Trời mưa to, nước sông dâng cao.

2. Cách nối các vế trong câu ghép.

a/ Dùng những từ có tác dụng nối.

– Nối bằng 1 qht.

+ VD: “Tôi đã nói nhưng anh ấy không chịu nghe”.

– Nối bằng 1 cặp qht.

+ VD: Nếu em không cố gắng thì em sẽ không qua được kì thi này.

– Nối bằng 1 cặp phó từ, hay đại từ thường đi đôi với nhau [cặp từ hô ứng].

+ VD: Công việc khó khăn bao nhiêu chúng ta cố gắng bấy nhiêu. [đại từ]

b/ Không dùng từ nối:

Giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu 2 chấm.

VD: + Nó cũng là thằng khá, nó thấy bố nói thế thì thôi ngay.

+ Ta đến bệnh viện K sẽ thấy rõ: Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá.

3. Các kiểu quan hệ trong câu ghép.

– Các vế của câu ghép có qh ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Nững qh thường gặp: qh nguyên nhân, đk [gt], tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, tiếp nối, đồng thời, giải thích.

– Mỗi cặp qh thường được đánh dấu bằng những qht, cặp qht hoặc cặp từ hô ứng nhất định.

– Phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp để nhận biết chính xác qh ý nghĩa giữa các vế câu.

VD: Tôi đi chợ, nó nấu cơm. -> Qh nguyên nhân, đồng thời, tiếp nối, tương phản…

4. Các kiểu câu ghép.

  a. Câu ghép chính phụ: QHT – VP – QHT – VC hoặc VC – QHT – VP.

* Khái niệm: Gồm 2 vế: VC và VP, vế phụ bổ sung ý nghĩa cho vế chính, giữa 2 vế được nối với nhau bằng qht.

* Phân loại:

– CGCP chỉ quan hệ nguyên nhân-kq.

VD: Bởi nó không nghe lời thầy cô giáo nên nó hoch hành chẳng ra sao cả!

– CGCP chỉ qh điều kiện [gt].

VD: Hễ còn 1 tên xâm trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi!

– CGCP chỉ qh nhượng bộ – tăng tiến.

VD: Nó không những thông minh mà nó còn chăm chỉ nữa.

– CGCP chỉ qh hành động – mục đích.

VD: Chúng ta phải học tập tốt để cha mẹ vui lòng.

b. Câu ghép đẳng lập.

* Khái niệm: Các vế bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, thường nối với nhau bằng dấu phẩy hoặc bằng các qht liên hợp.

* Phân loại:

– CG đẳng lập không dùng qht.

VD:             Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

– CG  đẳng lập có dùng qht.

+ Chỉ qh bổ sung hoặc qh đồng thời.

VD: Cái đầu lão ngoẹo về 1 bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

+ Chỉ qh tiếp nối.

VD: Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau.

+ Chỉ qh tương phản.

VD: Con dường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.

* Lưu ý: Câu ghép có thể có nhiều vế. MQH giữa các vế của câu ghép có thể có nhiều tầng bậc khác nhau.

VD: [1] Tôi nói mãi [2] nhưng nó không nghe tôi [3] nên nó thi trượt.

  • 3 vế câu và có 2 loại qh.

+ Vế 1, 2: qh tương phản.

+ Vế 2, 3: qh nguyên nhân.

II/ Bài tập:

1. Các câu sau gồm mấy cụm C – V. Chúng có phải là câu ghép không, vì sao?

a. Bà ta 1 hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn.

C                                                     V

-> Câu đơn.

b. Bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che.

C                        V                                        C                        V

-> Câu ghép.

c. Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có

C                                                      V

ngon miệng hay không.

-> Câu đơn.

2. Có thể đảo trật tự các vế câu trong các câu ghép sau không, vì sao?

a. Ngày mai, nếu ai mang sính lễ đến trước thì ta sẽ gả con gái cho.

b. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.

-> Không thể đảo vị trí các vế câu trong những câu trên. Vì ý nghĩa của các vế sau chỉ có thể hiểu được khi trước nó đã có vế câu nêu ý nghĩa làm cơ sở để hiểu ý nghĩa của vế sau. Nếu các vế sau chuyển lên đầu câu, người đọc sẽ không hiểu được nghĩa của các vế câu đó.

3. Chỉ rõ mqh giữa các vế của câu ghép:

a. Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

-> Qh đối lập về ý nghĩa.

b. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho 1 cái, ngã nhào ra thềm.

-> Qh nguyên nhân – kết quả.

Bài về nhà:

 1. Cho đoạn văn:

“Với khói từ điếu thuốc mình hút, người hút đã hút vào hơn 1nghìn chất. Phần lớn các chất đó như khí a-mô-ni-ắc, ô xít các-bon và hắc ín đều rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Chất ni-cô-tin trong thuốc lá còn độc hại hơn: đó là 1 thứ ma túy. Nhiều người hút đã quen tới mức không thể nào nhịn nổi. Bởi vậy, họ vẫn tiếp tục hút”.

a. Trong đoạn văn trên câu nào là câu ghép?

b. Các vế câu trong câu ghép đó có qh gì?

=> Câu ghép: Chất ni-cô-tin trong thuốc lá còn độc hại hơn: đó là 1 thứ ma túy.

Các vế nối với nhau bằng dấu 2 chấm. Vế sau giải thích cho vế trước.

2. Viết đoạn văn ngắn có câu ghép chỉ qh đk – gt, nội dung về học tập.

Video liên quan

Chủ Đề