Bị đau vành tai là bệnh gì

Viêm sụn vành tai thường gặp ở những người bị chấn thương tai hoặc sau khi xỏ khuyên tai gây nên tình trạng sưng đỏ, đau đớn. Vậy viêm sụn vành tai có nguy hiểm không và cần điều trị như thế nào? Cùng Bệnh viện Hồng Ngọc đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Triệu chứng viêm sụn vành tai

Viêm sụn vành tai, còn được gọi là viêm cấu trúc sụn vùng tai, là một tình trạng mô sụn xung quanh bờ vành tai bị viêm nhiễm. Bệnh có thể xuất hiện sau khi bệnh nhân mắc viêm tai ngoài cấp, viêm tai giữa lâu ngày, sau tai nạn gây chấn thương tai ngoài hoặc sau khi khi xỏ lỗ tai/sụn vành tai.

Tùy từng giai đoạn, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau.

  • Ban đầu, bệnh nhân thường có cảm giác ngứa nhẹ trong ống tai, tiếp theo là cảm giác đau và rát. Khi kéo vành tai, sự đau tăng thêm một cách rõ rệt, tai có thể xuất hiện triệu chứng ù tai và thậm chí giảm khả năng nghe.
  • Khi phần sụn vành tai đã có mủ, phần sụn và vành tai sẽ sưng tấy nhiều, cảm giác đau kéo đến dữ dội hơn.
  • Sưng tạo ra áp lực, làm cho ống tai hẹp lại và ứ dịch màu vàng có thể tích tụ, làm cho ống tai có thể bong từng đám biểu bì trắng.

Dấu hiệu nhận biết viêm sụn vành tai

Viêm sụn vành tai có nguy hiểm không?

Bệnh viêm sụn vành tai không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại những biến chứng rất nặng nề.

Một trong những biến chứng phổ biến của viêm sụn vành tai là tái phát nhiễm trùng. Viêm sụn vành tai tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển, dẫn đến nhiễm trùng tái phát trong vùng tai, thậm chí gây sưng viêm dây thần kinh điều tiết cơ tai.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, viêm sụn vành tai có thể dẫn đến hình thành áp xe tai, khiến tai hoại tử và là suy giảm thính lực nghiêm trọng.

Để biết chính xác tình trạng sức khỏe tai của mình hoặc người thân, bạn nên đến các cơ sở ý tế uy tín để kiểm tra và tham khảo ý kiến chuyên môn từ các bác sĩ Tai Mũi Họng. Liên hệ đặt lịch khám cùng chuyên gia Tai Mũi Họng qua hotline 091.2002.131 – 0949.646.556 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY.

Điều trị viêm sụn vành tai như thế nào?

Điều trị tại nhà

Đối với các trường hợp nhẹ và không nhiễm trùng nặng, bệnh nhân có thể thực hiện các biện pháp tự chăm sóc tại nhà để giảm triệu chứng. Cụ thể:

  • Chườm ấm hoặc chườm mát lên vùng vành tai bị sưng để giảm đau
  • Dùng khăn để che kín phần tai khi ra ngoài trong thời tiết lạnh
  • Vệ sinh tai bằng nước muối pha loãng hoặc nước ấm và nhẹ nhàng loại bỏ mụn [nếu có]
  • Buộc tóc gọn gàng, tránh chạm mạnh vào tai, tránh để vùng bị viêm tiếp xúc với nước

Hướng dẫn chăm sóc tại nhà khi bị viêm sụn vành tai

Điều trị nội khoa

Trong các trường hợp nhiễm trùng và viêm nặng, việc sử dụng kháng sinh và thuốc chống viêm non-steroid [NSAIDs] có thể được áp dụng.

  • Sử dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh nhóm Ciprofloxacin, Fluoroquinolone,… dành cho nhiễm trùng ngoài da được ưu tiên sử dụng theo phác đồ. Việc sử dụng kháng sinh cần tuân thủ đầy đủ liều lượng và thời gian kê đơn để đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Thuốc chống viêm steroid [NSAIDs]: Thuốc NSAIDs như ibuprofen hoặc naproxen có thể được sử dụng để giảm đau và sưng trong vùng vành tai.
  • Thuốc giảm đau: Được sử dụng để giảm triệu chứng đau và khó chịu. Thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen có thể được sử dụng
  • Truyền kháng sinh và steroid qua đường tĩnh mạch: Trong một số trường hợp nhiễm trùng nặng, bệnh nhân có dấu hiệu sưng to bất thường và đau nhiều, bác sĩ có thể xem xét sử dụng truyền kháng sinh và steroid qua đường tĩnh mạch để đạt hiệu quả nhanh chóng.

Phẫu thuật

Trong những trường hợp nhiễm trùng nặng, kháng sinh không hiệu quả hoặc tình trạng viêm sụn vành tai ngày càng tồi tệ, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

  • Đối với bệnh nhân bị xuất tiết túi dịch ở vành tai, bác sĩ có thể chỉ định chọc hút dịch và băng ép đồng thời sử dụng kèm kháng sinh hoặc thuốc chống viêm.
  • Đối với bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng, vành tai xuất hiện ổ áp xe hoặc có dấu hiệu hoại tử, cần được chích rạch một đường rộng ở ổ áp xe để dẫn lưu sạch túi mủ và nạo hết tổ chức sụn viêm vành tai.

Quá trình này thường đòi hỏi kỹ thuật chính xác để đảm bảo loại bỏ hết mô nhiễm và phục hồi chức năng và thẩm mỹ cho vùng tai.

Phẫu thuật xử lý ổ viêm sụn vành tai

Viêm sụn vành tai cần kiêng ăn gì?

Để quá trình điều trị viêm sụn vành tai đạt hiệu quả cao, bệnh nhân nên chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Cần hạn chế một số thực phẩm như:

  • Thực phẩm tạo phản ứng viêm nhiễm: Các thực phẩm có khả năng tạo ra phản ứng viêm nhiễm như đường và thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh cần phải hạn chế.
  • Thức ăn giàu đường và tinh bột: Các thực phẩm giàu đường và tinh bột có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển, làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Thực phẩm có hàm lượng natri cao: Hàm lượng natri cao có thể gây tình trạng phù nề, làm tăng áp lực lên vùng tai.
  • Thức ăn có chứa chất kích thích: Các chất kích thích như cafein và cồn nên được hạn chế hoặc tránh để tránh tác động tiêu cực đến tình trạng viêm.
  • Thức ăn gây dị ứng hoặc kích thích: Bệnh nhân nên tránh những thực phẩm có thể gây dị ứng hoặc kích thích tăng sự viêm nhiễm.

Bệnh nhân viêm sụn vành tai nên tránh xa thực phẩm chế biến sẵn

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần bổ sung các loại thực phẩm như:

  • Thức ăn giàu chất chống viêm: Bao gồm các loại thực phẩm như rau cải [súp lơ, cải xanh] , trái cây tươi mọng nước [dâu tây, việt quất], dầu ôliu nguyên chất và cá hồi giàu axit béo omega-3. Các chất này có khả năng giảm viêm nhiễm và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
  • Thực phẩm giàu vitamin C và E: Vitamin C [trong cam, chanh, cà chua] và vitamin E [trong hạt giống, dầu ôliu] có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm. Thức ăn giàu chất xơ: Ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả và hạt giống có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hỗ trợ sức khỏe toàn diện.

Chủ Đề