Bệnh run tay nên khám ở đâu

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Phương - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Run tay có thể chỉ là biểu hiện sinh lý thông thường nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý, ví dụ như tổn thương trong não, bệnh lý về gan, hoặc tuyến giáp.

Run là một dạng rối loạn vận động hay gặp, xảy ra do co các cơ một cách tự động, theo nhịp. Run hay xảy ra ở bàn tay, tuy nhiên các bộ phận khác của cơ thể cũng có thể bị run như cánh tay, đầu, dây thanh, thân mình hoặc chân .

Hầu hết mọi người có thể bị run tay nhẹ, nhất là khi giơ tay thẳng về phía trước và giữ nguyên một vài phút. Đây không phải là triệu chứng gây chết người, tuy nhiên run có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Run tay có thể xảy ra từng lúc, hoặc thường xuyên/liên tục. Có một số dạng run tay, nhưng chủ yếu phân làm 2 nhóm chính: Run khi vận động và run khi nghỉ. Run khi vận động xảy ra khi các cơ co để thực hiện một động tác chú ý ví dụ như khi cầm nắm thìa, dĩa, bút, cốc nước.... Run khi nghỉ xảy ra khi các cơ ở trạng thái thư giãn [không có] ví dụ như khi để tay thả lỏng trên đùi.

Run tay có thể chỉ là biểu hiện sinh lý thông thường nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý, ví dụ như tổn thương trong não, bệnh lý về gan, hoặc tuyến giáp.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây run tay bệnh lý

Run tay có thể gặp trong các bệnh cảnh dưới đây:

2.1 Nhóm bệnh lý thần kinh

Bệnh Parkinson: Là bệnh lý thoái hóa não có giảm dần sự tiết ra các chất Dopamine. Run tay thường bắt đầu từ 1 bên, kèm theo cảm giác cứng tay chân cùng bên, đi lại chậm chạp, dần dần run lan sang 2 tay. Điều trị bằng các thuốc bổ sung Dopamin, lý liệu pháp, hoặc phẫu thuật đặt điện cực trong não.

Bệnh xơ cứng rải rác: Là bệnh lý mất Myelin – lớp vỏ bọc dây thần kinh – dẫn tới tổn thương đường dẫn truyền vận động trong não. Run có thể xảy ra 1 hoặc 2 bên, có thể run khi làm động tác chủ ý hoặc run khi giơ tay và giữ để chống lại trọng lực, điều trị bệnh này chủ yếu là uống thuốc.

Đột quỵ: Xảy ra khi mạch máu não bị tắc do huyết khối hoặc xơ vữa gây nhồi máu não, hoặc bị vỡ gây chảy máu não. Khi đó một số tế bào thần kinh điều khiển vận động tay bị tổn thương và có thể gây run tay. Việc điều trị phụ thuộc vào dạng tổn thương, thời gian xảy ra đột quỵ cũng như cân nhắc tới các bệnh lý đi kèm khác.

Chấn thương sọ não: Cũng giống như đột quỵ, sau chấn thương các tế bào thần kinh chi phối vận động bị tổn thương có thể gây run tay. Điều trị nội khoa là chủ yếu.

Rối loạn trương lực cơ: Trường hợp này các tế bào thần kinh truyền các thông tin sai lệch dẫn tới các cơ hoạt động quá mức, gây nên các tư thế không mong muốn, tư thế bất thường kéo dài, bao gồm cả run tay. Điều trị có thể bằng thuốc hoặc tiêm Botox.

Run vô căn: Run tay thường ở cả hai bên, xảy ra khi cầm cốc, cầm bát, bút viết ... Run ban đầu có thể rất kín đáo, tăng dần theo thời gian khiến bạn khó khăn trong thực hiện các sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay nguyên nhân của run vô căn chưa được biết, trong một số trường hợp có liên quan tới gen và có yếu tố gia đình. Nếu triệu chứng nhẹ, kín đáo thì không cần điều trị. Khi triệu chứng nặng hơn, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc như chẹn beta, hoặc phẫu thuật đặt điện cực trong não.

Run vô căn thường xảy ra khi người bệnh cầm cốc hoặc vật dụng bất kỳ

2.2 Nhóm bệnh lý chuyển hóa

  • Bệnh Wilson: Là bệnh rối loạn về gen gây lắng đọng nhiều đồng trong cơ thể. Thông thường người bệnh có triệu chứng liên quan tới tổn thương ở não và gan như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, tụ dịch trong ổ bụng, vàng da, run tay, các vấn đề về ngôn ngữ, thay đổi nhân cách...Điều trị bằng thuốc uống và thay đổi chế độ ăn uống.
  • Suy thận, suy gan
  • Bệnh cường giáp: Khi tuyến giáp hoạt động quá mức bạn có thể có cảm giác lo lắng bồn chồn, tim đập nhanh, hay vã mồ hôi, sụt cân và run tay. Điều trị ổn định chức năng tuyến giáp sẽ làm giảm đáng kể triệu chứng run tay.
  • Hạ đường máu: Khi lượng đường trong máu thấp bạn sẽ có cảm giác đói, vã mồ hôi và run tay.

2.3 Nhóm bệnh lý thoái hóa do di truyền

Một số bệnh lý di truyền như thất điều di truyền có thể gây run tay:

  • Run liên quan tới độc chất: Ngộ độc rượu, cai rượu, ngộ độc thủy ngân
  • Run liên quan tới thuốc: Thuốc điều trị hen, Amphetamin, cafein, corticosteroid, các thuốc điều trị các rối loạn tâm thần kinh ...Thiếu vitamin B12
  • Run do các bệnh lý về tâm thần: Trầm cảm, rối loạn stress sau chấn thương,
  • Run sinh lý: Đôi khi run có thể xuất hiện khi bạn tức giận, căng thẳng lo lắng quá mức hoặc mất ngủ.

Thiếu vitamin B12 có thể gây run tay ở người bệnh

Nếu triệu chứng run tay kín đáo, không thường xuyên, không ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, bạn hãy bắt đầu bằng việc thay đổi lối sống như hạn chế uống cà phê, ăn uống điều độ tránh bị đói, thể dục đều đặn và đảm bảo ngủ đủ giấc. Tránh các kích thích căng thẳng, tức giận hay lo lắng quá mức. Xem xét lại các thuốc mình đang uống [nếu có] và tư vấn với bác sĩ điều trị.

Nếu các biện pháp trên đã áp dụng tốt, nhưng run vẫn tiến triển hoặc thường xuyên hơn, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh để tìm nguyên nhân và điều trị đúng bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Chứng run tay thường xảy ra ở người lớn tuổi nhưng vẫn có thể gặp phải ở người trẻ tuổi. Nguyên nhân gây ra bệnh run tay ở người trẻ có những đặc thù riêng, thường do các rối loạn chức năng hơn là những tổn thương thực thể và cần được điều chỉnh một cách kiên nhẫn lâu dài.

Chứng run là tình trạng của các cơn co thắt cơ bắp liên tục, có tần số và ngoài khả năng kiểm soát. Trình trạng này có thể xảy ra đơn độc trên một số vị trí của cơ thể như tay, chân, mắt, hàm hay diện rộng như một bên thân mình. Mặc dù thường xảy ra riêng lẻ, không kèm với bất kỳ triệu chứng nào khác, không gây nguy hiểm nhưng chứng run lại gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, làm hạn chế khả năng hòa nhập của người bệnh trong đời sống cộng đồng.

Chính vì vậy, việc điều trị chứng run tay một cách triệt để có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là đối với cuộc sống của những người bệnh trẻ tuổi. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân có thể biểu hiện bởi run tay ở người trẻ. Do đó, phân loại bệnh run tay ở người trẻ một cách rõ ràng sẽ định hướng điều trị hiệu quả và an toàn cho người bệnh.

Bệnh run tay ở người trẻ thường gặp phải là một biểu hiện của chứng run cơ bản. Đây là một rối loạn trong hệ thống thần kinh, gây ra sự run rẩy một cách nhịp nhàng và không kiểm soát được. Mặc dù có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi bộ phận trên cơ thể, chứng run cơ bản xảy ra thường xuyên nhất ở tay, đặc biệt là khi làm những công việc đơn giản, chẳng hạn như uống từ ly hoặc buộc dây giày.

Bên cạnh chứng run cơ bản, khi tiếp cận người trẻ bị run, cần tích cực tìm kiếm đa dạng các nguyên nhân, vì đôi khi run là một biểu hiện của các bệnh lý tiềm ẩn khác.

Chứng run tay ở người trẻ tuổi cần được thăm khám tìm nguyên nhân

Các nguyên nhân gây run tay ở người trẻ được liệt kê theo tần suất thường gặp như sau:

2.1 Chứng run cơ bản

Là nguyên nhân của các rối loạn vận động khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Do đó, nguyên nhân này cần nghĩ đến đầu tiên khi tiếp cận chứng run tay ở người trẻ. Chứng run cơ bản trước đây còn được gọi là chứng run vô căn lành tính hay chứng run gia đình với cơ chế chính xác cho đến nay vẫn chưa được hiểu biết rõ ràng.

Đối với một số người, cơn run này thường ở mức độ nhẹ và duy trì tính ổn định trong nhiều năm. Biểu hiện của chứng run cơ bản thường xuất hiện ở cả hai bên của cơ thể nhưng thường được chú ý nhiều hơn ở bàn tay vì đây là một cơn run theo hành động, tức chỉ xảy ra khi người bệnh làm việc, giảm và hết khi nghỉ.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm cả run đầu như người bệnh gật đầu hay lắc đầu liên tục, run rẩy khi nói nếu cơn run ảnh hưởng cả đến giây thanh, ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, các yếu tố như cảm xúc, căng thẳng, sốt, kiệt sức, hạ đường huyết có thể làm chứng run dễ bộc lộ hơn.

2.2 Chứng run do loạn trương lực cơ

Các bệnh lý tổn thương trên hệ thống thần kinh cơ bẩm sinh hay mắc phải có thể gây loạn trương lực cơ. Nếu cử động ở biên độ nhỏ và tần số cao thì biểu hiện như chứng run. Đây là hệ quả từ các rối loạn vận động do các thông điệp không chính xác từ não khiến cơ bắp hoạt động quá mức, dẫn đến tư thế bất thường hoặc các cử động không mong muốn.

Các triệu chứng đôi khi có thể thuyên giảm bằng cách thư giãn, nghỉ ngơi hoàn toàn. Ngoài ra, mức độ nghiêm trọng của chứng run do loạn trương lực cơ còn nằm ở đặc điểm là cơn run cũng có thể kích phát khi chạm vào phần cơ thể hoặc cơ bắp dễ bị ảnh hưởng. Lúc này, các cơ bắp sẽ chuyển động run rẩy, rung giật theo một tần số và biên độ không đều thay vì nhịp điệu như chứng run cơ bản.

2.3 Chứng run tâm lý

Chứng run này còn gọi là run chức năng, có thể xuất hiện dưới bất kỳ hình thức run nào. Biểu hiện run có thể thay đổi nhưng thường bắt đầu một cách đột ngột và có thể ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể.

Hoàn cảnh khởi phát và kích thích xảy ra chứng run tâm lý là khi người bệnh căng thẳng, bộc lộ run tay kèm hồi hộp và sẽ giảm hoặc biến mất khi bị phân tâm. Có một số người mắc chứng run tâm lý do có một tình trạng rối loạn tâm thần tiềm ẩn như trầm cảm hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Các nguyên nhân khác có thể gặp phải gây ra bệnh run tay ở người trẻ là do dùng thuốc kích thích, cà phê, cường năng tuyến giáp... hay có thể là Parkinson khởi phát sớm, đột quỵ kín đáo.

Sử dụng cà phê có thể gây chứng run tay ở người trẻ

Một số người bị run tay sẽ không cần điều trị nếu triệu chứng chỉ ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu chứng run tay gây khó khăn khi làm việc hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày, chỉ định điều trị sẽ cần được đặt ra.

Loại thuốc thường được lựa chọn hàng đầu trong điều trị chứng run cơ bản là thuốc chẹn beta. Thông thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao, thuốc chẹn beta như propranolol sẽ giúp giảm run một cách hiệu quả ở rất nhiều người trẻ, nhất là khi có kèm chứng cường giao cảm.

Bên cạnh đó, các loại thuốc gây tiết chế bớt tín hiệu từ hệ thần kinh cũng có thể dùng điều trị run tay như thuốc chống động kinh, thuốc an thần..; tuy nhiên, so với tác dụng phụ và lợi ích, việc sử dụng các loại thuốc này cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Nếu việc dùng thuốc không hiệu quả hay người bệnh gặp phải tác dụng phụ, lựa chọn tiếp theo là tiêm botox. Đây là cách thức có thể hữu ích không chỉ trong việc điều trị một số loại run tay mà còn là run đầu và giọng nói.

Mặc dù vậy, hạn chế của tiêm botox là chỉ có thể cải thiện run trong tối đa ba tháng nên người bệnh phải tiêm thuốc lặp lại mỗi ba tháng một lần. Đồng thời, dù botox được sử dụng để điều trị chứng run tay nhưng nó có thể gây ra yếu ở ngón tay; tương tự như vậy, thuốc cũng có thể gây ra giọng khàn và khó nuốt.

Một cách điều trị không dùng thuốc có thể áp dụng giúp cải thiện run tay là luyện tập các bài vật lý trị liệu. Các nhà trị liệu có thể hướng dẫn cho người bệnh các bài tập để cải thiện sức mạnh cơ bắp, kiểm soát và phối hợp các động tác một cách thuần thục và linh hoạt hay tối thiểu là có thể thích nghi với việc sống chung với chứng run tay.

Ngoài ra, can thiệp ngoại khoa cũng có vai trò trong điều trị run tay ở người trẻ, bao gồm phẫu thuật kích thích não sâu, siêu âm tập trung nhằm thay đổi vĩnh viễn chức năng não giúp kiểm soát chứng run tại một vùng cơ thể nhất định...

Song song đó, người bệnh cần thay đổi lối sống và thực hiện biện pháp khắc phục chứng run tại nhà như tránh dùng caffeine và các chất kích thích, uống rượu hạn chế, làm việc điều độ, học cách thư giãn, thiền định...

Tránh xa rượu bia giúp người bệnh hạn chế tình trạng run tay

Tóm lại, bệnh run tay ở người trẻ là một rối loạn vận động thường gặp, đôi khi thoáng qua hay tồn tại kéo dài. Nguyên nhân thường đa dạng nhưng nếu biết cách điều chỉnh lối sống, dùng các thuốc điều trị run phổ quát thì việc điều trị chứng run tay ở người trẻ cũng cải thiện đáng kể, giúp người bệnh tự tin hơn trong cuộc sống.

Khi xuất hiện những biểu hiện ban đầu của bệnh, bạn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Để đăng ký khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề