Bênh nhân 243 là ai

Sáng 8/4, Việt Nam tiếp tục ghi nhận thêm 2 ca mới mắc COVID-19, nâng tổng số mắc của Việt Nam lên 251 ca. Trong các ca mắc mới có 1 trường hợp là hàng xóm của bệnh nhân số 243.

Ca bệnh số 250 [BN250] là nữ, quốc tịch Việt Nam, 50 tuổi, trú tại Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội. Bệnh nhân là hàng xóm và có tiếp xúc gần bệnh nhân số 243. Ngày 2/4 khởi phát bệnh. Ngày 5/4, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm. Ngày 7/4 xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được điều trị, cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Ca bệnh số 251 [BN251] là nam, quốc tịch Việt Nam, 64 tuổi, trú tại Bình Nghĩa, Bình Lục, Hà Nam. Từ ngày 20/3 đến nay, bệnh nhân điều trị tại Khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, con trai và con dâu từ Hà Nội về chăm. Ngày 6/4, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm. Ngày 7/4, xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được điều trị, cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nam. Trường hợp này đang được tiếp tục điều tra nguồn lây.

Như vậy, tính đến hiện tại, Việt Nam đã ghi nhận 251 trường hợp mắc COVID-19; trong đó có 156 trường hợp là người nước ngoài [chiếm 62,6%]; 95 người lây nhiễm thứ phát và tại ổ dịch nội địa.

Trong đó đã điều trị khỏi bệnh cho 122 trường hợp, các bệnh nhân còn đang được điều trị tại các cơ sở y tế có 25 bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm virus SARS-CoV-2 âm tính 1 lần trở lên, trong đó có 17 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 2 lần trở lên.

Theo Tạ Nguyên/Báo Tin tức

//baotintuc.vn/suc-khoe/sang-84-viet-nam-ghi-nhan-2-ca-mac-moi-covid19-1-ca-la-hang-xom-benh-nhan-243-20200405232847525.htm

Chi tiết Tin trong ngành Được viết: 08 Tháng 4 2020 Lượt xem: 17004

Trưa ngày 8/4, trao đổi bên lề cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng [Bộ Y tế] cho biết, hiện một số trường hợp chưa xác định được nguồn lây. Điều này cho thấy có sự lây lan trong cộng đồng.

Ông đánh giá thế nào về việc xác định nguồn lây hiện nay trong cộng đồng?

Tất nhiên những người dịch tễ chúng tôi có những điều tra thêm để có kết quả chính xác vì thời gian qua có thông tin một số bệnh nhân có liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai nói rằng lây từ Bạch Mai. Tôi lấy ví dụ trường hợp bệnh nhân 243 vào Bệnh viện Bạch Mai từ sớm, ngày thứ 4 lấy máu, ngày 5/4 xét nghiệm ra dương tính thể hiện là bệnh nhân đang mắc bệnh. Đồng thời chúng tôi cũng làm kháng thể để xem bệnh nhân này nhiễm lâu chưa hay mới nhiễm. Trong xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư làm không phát hiện ra kháng thể. Qua đây nghĩ rằng đây là trường hợp mới nhiễm. Trong quá trình điều tra dịch tễ bệnh nhân này tiếp xúc với nhiều người tại nhiều nơi, kể cả có những nơi nguy cơ cao như các bệnh viện khác nên không thể khẳng định bệnh nhân lây từ Bệnh viện Bạch Mai lâu rồi, mà nghĩ đến lây nhiễm trong cộng đồng.

PGS.TS Trần Đức Phu

Làm sao để tìm được nguồn lây trong cộng đồng, thưa ông?

Câu chuyện cứ đi tìm nguồn lây nhiễm rất khó, mà quan trọng hơn là tìm biện pháp dập dịch. Việc xét nghiệm phát hiện những trường hợp liên quan tại ổ dịch, cách ly những bệnh nhân và người tiếp xúc gần thậm chí khoanh vùng những vùng nguy cơ cao để dập dịch rất cần thiết. Có thể rất nhiều địa phương gặp tình huống như thế này cũng cần đặt vấn đề những người tiếp xúc, những người lây người bệnh để khoanh vùng dập dịch, rất quan trọng.

Ông có thể cho biết việc xét nghiệm khẳng định ca dương tính được thực hiện thế nào?

Hiện nay việc xét nghiệm kháng thể nhanh không có độ chính xác cao, làm phục vụ chủ yếu sàng lọc. Nhưng một số xét nghiệm có tính chất khẳng định như trường hợp bệnh nhân 243, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư và các Viện Pasteur có khả năng làm được. Hiện nay chỉ những trường hợp nào cần thiết mới xét nghiệm để khẳng định nguồn lây còn chúng ta phải tập trung việc phát hiện những ca bệnh tiếp xúc gần, có liên quan và cách ly khoanh vùng dập dịch quan trọng hơn.

Theo ông, điều quan trọng cần làm hiện nay là gì?

Trước đây phần lớn nguồn lây là những ca bệnh nhập cảnh về chúng ta phát hiện được những trường hợp đầu tiên gây bệnh và tìm những người liên quan để khoanh vùng dập dịch. Nhưng hiện nay trong thời điểm có những trường hợp lây cộng đồng, những ca này rất khó phát hiện nguồn lây và tốn nhiều công sức nếu tập trung tìm. Vì thế hiện nay quan trọng là tìm những trường hợp liên quan đến ca dương tính để cách ly khoanh vùng dập dịch ở vùng đó được đặt lên hàng đầu.

Việc giãn cách xã hội đến thời điểm này có vai trò thế nào thưa chuyên gia?

Chính việc lây lan trong cộng đồng mà không biết ai là người đang nhiễm và cũng không biết đâu là nguồn bệnh, tất nhiên trong lúc này chưa nhiều nhưng không biết rất nguy hiểm. Việc giãn cách xã hội giúp người bệnh không tiếp xúc người lành và ngược lại. Như vậy sẽ không bị lây bệnh. Trong khoảng thời gian 14 ngày mầm bệnh trong đối tượng nhiễm bệnh không lan truyền nữa sẽ giải quyết được dập dịch. Việt Nam đã làm quyết liệt và làm sớm khi số ca bệnh trong cộng đồng chưa cao, nhưng phải làm quyết liệt, triệt để các nơi, chứ nơi làm, nơi lại thực hiện không tốt thì không hiệu quả.

Để tránh tình trạng làm lây nhiễm tại bệnh viện [bệnh nhân 243 có nguy cơ này], các bệnh viện đang áp dụng nhiều phương pháp sàng lọc và sắp xếp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Trong ảnh là sắp xếp chỗ ngồi chờ cho người thân bệnh nhân tại Bệnh viện Phụ sản trung ương - Ảnh: VIỆT DŨNG

Theo đó, Bộ Y tế cho biết đang tìm người tiếp xúc theo hành trình di chuyển của bệnh nhân như sau:

1, Chợ Quảng Bá, Âu Cơ, Hà Nội lúc 3h55 - 6h30 ngày 8-3, 2h30 - 5h ngày 14-3, 1h - 5h các ngày 22 và 23-3, 3h - 6h ngày 25-3, 2h - 6h ngày 26-3, 2h30 - 6h ngày 27-3.

2, Khoa khám bệnh, phòng khám miễn dịch dị ứng, Bệnh viện Bạch Mai: 8h30 - 10h30, 11h - 12h ngày 12-3.

3, Hàng cơm số 31, ngõ 75 Giải Phóng, Hà Nội: 10h30 - 11h ngày 12-3.

4, Chợ hoa Mê Linh, quốc lộ 23, Mê Linh, Hà Nội: 15h - 17h41 ngày 12-3, 11h ngày 15-3, 14h30 - 15h ngày 18-3, 10h - 10h30 và 15h - 16h ngày 22-3, 17h - 18h ngày 26-3, 23h ngày 27-3, 11h - 12h ngày 30-3.

5, Khoa sản, Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên, Xuân Thủy, Phúc Yên, Vĩnh Phúc: 8h ngày 4-4.

6, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội [số 929 La Thành, Ba Đình, Hà Nội]: 11h ngày 4-4.

Bộ Y tế đề nghị những người có mặt ở khu vực và thời gian như trên cần sớm liên lạc với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh thành liên quan để được theo dõi và chăm sóc sức khỏe.

Bệnh nhân số 243 sinh năm 1973, vừa được phát hiện mắc COVID-19 ngày 6-4 và đang còn nhiều tranh cãi về nguồn lây cho bệnh nhân. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian ủ bệnh của bệnh nhân tính từ khi bệnh nhân tiếp xúc với nguồn lây đến khi phát bệnh, không phải tính từ thời điểm tiếp xúc với nguồn lây đến khi có kết quả xét nghiệm.

Hiện đã có ít nhất 3 người liên quan tới bệnh nhân này có kết quả dương tính lần 1 với virus corona chủng mới.

Bộ Y tế tiếp tục công bố buổi sáng thứ 2 không có ca bệnh COVID-19 mới

L.ANH

Bệnh nhân COVID-19 được ra viện ngày 8-5 - Ảnh: VIỆT DŨNG

Các bệnh nhân cùng được xác nhận khỏi bệnh hôm nay gồm bệnh nhân 243, 130, 162, 209, 212, 226 và 260.

Trong đó bệnh nhân 130 [nam, 30 tuổi] là trường hợp tái dương tính, còn bệnh nhân 243 [nam, 47 tuổi] là bệnh nhân đầu tiên ở Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội và làm lây nhiễm cho 12 trường hợp khác, khiến thôn Hạ Lôi buộc phải phong tỏa trong 28 ngày và quá trình phong tỏa vừa kết thúc.

Trong khi đó bệnh nhân 162 [nữ, 63 tuổi] từng là một ca nặng, phổi tổn thương lan tỏa, oxy máu xuống thấp nhưng đã được các bác sĩ cứu sống, tránh việc đặt ống nội khí quản và thở máy xâm nhập.

Hiện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương chỉ còn 28 bệnh nhân còn tiếp tục phải điều trị.

Cùng ngày, bệnh nhân 36 điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Bình Thuận cũng được công bố khỏi bệnh. Đây là ca bệnh tái dương tính sau khi được xuất viện.

Tất cả 8 trường hợp trên sẽ tiếp tục được cách ly, theo dõi thêm 14 ngày nữa.

Như vậy đến nay Việt Nam có tổng cộng 241 trong số 288 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh và ra viện. Tính đến 6h ngày 8-5, đã 22 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

LAN ANH

Video liên quan

Chủ Đề