Bánh chưng và bánh tét khác nhau như thế nào

1. Nguyên liệu gói bánh

Có thể nói, nhắc tới Tết cổ truyền, bánh chưng và bánh tét là hai món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ người Việt. Sự khác nhau giữa bánh chưng và bánh tét được thể hiện ở nguyên liệu gói bánh.

Hình ảnh của bánh chưng – linh hồn ẩm thực của Tết Việt

Bánh chưng thường xuất hiện tại khu vực phía Bắc trong dịp Tết Nguyên đán. Nguyên liệu chính của bánh chưng bao gồm:

  • Gạo nếp [hạt mẩy, đều, khi nấu thơm dẻo]
  • Đậu xanh [chọn loại đỗ xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng]
  • Thịt lợn [chọn loại thịt 3 chỉ hoặc thịt vai sấn, không nên chọn loại thịt quá nạc].
  • Lá dong [nên chọn loại lá bánh tẻ [không quá già hoặc quá non] để dễ gói và giúp bánh có màu xanh đẹp.
  • Sợi lạt: nên chọn loại lạt dang, mỏng, mềm và dẻo dai

Bên cạnh bánh chưng truyền thống, người dân miền Bắc còn có những thay đổi khá thú vị về nguyên liệu. Chẳng hạn, bánh chưng có màu sắc, hương vị khác lạ như bánh chưng gấc đỏ, bánh chưng ngũ sắc, bánh chưng nếp cẩm,…

Hình ảnh bánh Tét của người Nam Bộ trong ngày tết

Đối với bánh Tét của người miền Nam, nguyên liệu làm bánh tương đối giống với bánh chưng của người miền Bắc. Điểm khác biệt là người miền Nam thường sử dụng lá chuối thay cho lá dong khi gói bánh. Thêm vào đó, rau ngót cũng được sử dụng để tạo màu bánh xanh mướt khi người Nam Bộ gói bánh tét.

2. Hình dạng bánh chưng và bánh tét

Điểm khác nhau rõ rệt nhất giúp người bình thường phân biệt được bánh chưng và bánh tét có lẽ là hình dạng của hai loại bánh này.

Cụ thể, bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho mặt đất. Điều này được giải thích qua “Sự tích bánh chưng bánh dày” của hoàng tử thứ 18 con Vua Hùng là Lang Liêu nổi tiếng Việt Nam.

Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho mặt đất

Ngược lại, bánh tét của người miền Nam có hình trụ. Sở dĩ bánh tét có hình trụ là sản phẩm của quá trình giao lưu văn hóa Việt Chăm hay cũng có thể là sự kế thừa những giá trị của lớp tiền nhân đi trước để lại. Khi người Việt bắt đầu vào khai hoang, mở rộng vùng đất phương Nam, do sự tiếp thu yếu tố tín ngưỡng của nền văn hóa Chăm, trong đó có tín ngưỡng thờ thần lúa nên các cư dân Việt sau này đã tạo ra chiếc bánh tét như ngày nay.

Bánh tét của người miền Nam có hình trụ.

Lý do bánh tét của miền Nam có hình trụ cũng bởi thời tiết khu vực này nóng hơn miền Bắc. Việc gói bánh theo hình trụ dài dễ bảo quản hơn, tránh bị mốc ở 4 góc như bánh chưng, nếu có mốc, cũng dễ dàng xử lý hơn khi có thể cắt lát phần bị hỏng vứt đi.

Tại sao Miền Bắc gói bánh chưng, Miền Nam gói bánh tét?

Tweet
✦ 08/02/2015 ✦ Lượt xem [13799]

Theo sự tích bánh chưng, bánh dày thì bánh chưng tựa cho đất, có bánh chưng vào dịp tết tượng trưng cho đất đai đầy đủ[nếp,đậu xanh],màu mỡ[thịt mỡ] no ấm.

Bánh tét là biến tấu của bánh chưng về sau, bánh tét trong miền Nam tượng trưng cho con người miền Nam hiền lành chân chất, đơn giản dễ chịu, không cầu kỳ như người miền Bắc. Cho nên bánh tét được làm đơn giản hơn và gọn nhẹ, gói theo kiểu đòn như vậy một phần cũng vì thời tiết miền Nam nóng hơn miền Bắc cho nên nếu gói theo hình vuông to như bánh chưng thì dễ bị mốc ở 4 góc[ ảnh hưởng đến nhân bánh] còn nếu là dạng đòn thì nếu có mốc thì cũng ko ảnh hưởng vì có thể cắt lát phần mốc bỏ đi.

Bánh Chưng Miền Bắc

Thực tế ngoài Bắc cũng có những vùng gói bánh Tét [gọi là bánh Chưng dài] như ở các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên,..

Bánh chưng dài

Ý nghĩa của bánh chưng, bánh tét trong ngày tết là tượng trưng cho một năm mới no đủ, hạnh phúc nhất là khi có những điều này thì nhắc con cháu luôn nhớ đến công lao của tổ tiên về trước, đây cũng là vật phẩm để dâng trên bàn thờ tổ tiên và không thể thiếu được.

Bánh Tét Miền Nam

Bánh làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn thể hiện sự phồn thịnh trong cuộc sống. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ sinh thành yêu thương đùm bọc con cái. Chính vì thế trong dịp tết trên bàn thờ tổ tiên luôn có bánh Chưng hoặc bánh Tét.

Với ý nghĩ sâu sắc như thế mà thiếu những chiếc bánh đó trên bàn thờ tổ tiên vào dịp Tết thì rõ ràng Tết rất là nhạt nhẽo, mất hẳn hương vị, ý nghĩ của Tết.

Khi bạn muốn thưởng thức, sử dụng trên mâm cỗ, mâm lễ những chiếc bánh chưng ngon đậm đà văn hóa truyền thống dân tộc, những chiếc bánh chưng đặc biệt như: bánh chưng nếp cẩm, bánh chưng gấc, bánh chưng cốm... Bánh chưng từ các làng nghề nổi tiếng như Bờ Đậu, Tranh Khúc, Lỗ Khê...

Vui lòng gọi số 096 831 8765 để đặt mua bánh chưng. Bánh sẽ được đưa đến bạn.!

Cửa hàng Bánh Chưng Ngon: Ngõ 554 Trường Chinh - Ngã Tư Sở

bánh chưng cốmbánh chưng gấcbánh chưng hà nộibánh chưng ngonbánh chưng tếtbánh chưng xanhbánh chưng xưabánh chưng đặc biệtbánh tétbánh tét ngonlàm bánh chưng

Các bài viết trước đó

  • 9 món ngon trong mâm cỗ miền Bắc ngày Tết – Phần 2
  • 9 món ngon trong mâm cỗ miền Bắc ngày Tết – Phần 1
  • Bánh chưng nếp cẩm giàu dinh dưỡng tốt cho tim mạch
  • Bánh chưng gấc đem đến may mắn cho năm mới
  • Tản mạn về ngày tết xưa của người Việt – Phần 2
  • Tản mạn về ngày tết xưa của người Việt – Phần 1
  • Cách gói bánh chưng ngon cho ngày tết thêm đậm đà
  • Bánh chưng gấc màu đỏ tượng trưng Phú Quý – Phát Tài

Bánh chưng bánh tét khác nhau như thế nào? Tìm hiểu về bánh chưng bánh tét

Bánh chưng bánh tét khác nhau như thế nào? META mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!

Nội dung
  • Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng bánh tét
  • Sự khác nhau giữa bánh chưng và bánh tét
  • Hình ảnh bánh chưng bánh tét

Nguồn gốc, ý nghĩa bánh chưng bánh giầy và bánh tét trong ngày Tết

20599 lượt xem

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng, bánh tét

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng

Vào thời Hùng Vương thứ 6, gia đình hạnh phúc muốn tìm một loại lễ vật để cúng Tiên Vương. Trong khi những đứa trẻ khác dâng tặng những lễ vật quý giá, giàu hương vị thì chỉ có chàng hoàng tử thứ mười tám là Lang Liêu được thần linh truyền cho hai chiếc bánh thơm ngon làm từ hạt gạo quen thuộc. đó là bánh chưng. Vậy bánh chưng có ý nghĩa như thế nào trong ngày tết cổ truyền Việt Nam?

  • Bánh chưng tượng trưng cho đất: Có hình dáng vuông vắn, đẹp mắt và bên trong là nhân thịt béo bùi với đậu xanh. Bên ngoài bánh chưng là những hạt gạo nếp chắc được gói cẩn thận bằng lá dong rồi luộc chín.
  • Những chiếc bánh thể hiện tình yêu thương: Không phải tự nhiên mà bánh chưng được chọn là món ăn quan trọng đặc biệt của ngày Tết. Bánh được gói vuông vắn, tỉ mỉ, những hạt nếp được chọn lọc kỹ càng, phải đều nhau, không bị sứt mẻ. Phần nhân đậu xanh vàng đã được đãi vỏ kết hợp với chút thịt lợn nạc có chút tóp mỡ. Chính nhờ đôi bàn tay khéo léo và tình yêu thương vô bờ bến gói bánh chưng đã khiến cho chiếc bánh càng trở nên đặc biệt và quý giá hơn bao giờ hết.
  • Bánh chưng tượng trưng cho vũ trụ và nhân sinh: Theo tín ngưỡng phồn thực của người Việt, bánh chưng tượng trưng cho phần dương, bánh giầy tượng trưng cho phần âm. Trên mâm cỗ cúng ngày lễ, bánh Chưng dành cho cha con Rồng, bánh giầy cúng mẹ con Tiên. Khi kết hợp hai loại bánh này trong ngày Tết sẽ thể hiện mong muốn sự sinh sôi, nảy nở ngày càng mạnh mẽ.
  • Bánh chưng tượng trưng cho sự no đủ, sung túc: Một chiếc bánh chưng gồm có các nguyên liệu như thịt mỡ, đậu xanh, gạo nếp và lá dong. Những thành phần này đại diện cho sự phong phú và thịnh vượng.

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh tét

Vào mùa xuân năm 1789, khi vua Quang Trung đánh quân Thanh xâm lược, khi đang nghỉ quân, ông được một người lính mời và nếm một loại bánh lạ. Khi thưởng thức, nhà vua thấy được tình yêu của mình đối với vợ, với quê hương và chiếc bánh của người lính. Từ đó, vua ra lệnh cho mọi người gói món bánh này để ăn trong ngày Tết và đặt tên là bánh Tét. Theo thời gian, tên bánh được đọc là bánh tét như ngày nay. Vậy ý nghĩa của bánh tét là gì?

  • Bánh tét thể hiện truyền thống dân tộc: Trong những ngày đất nước còn loạn, những chiếc bánh tuy giản dị nhưng lại giúp no bụng, ấm lòng những người lính nơi tiền tuyến. Nhờ có chiếc bánh tét mà tình cảm vợ chồng ngày càng khăng khít, tình yêu quê hương đất nước càng thêm bền chặt. Hơn nữa, vua Quang Trung không chỉ đánh giặc giỏi mà còn nghĩ đến truyền thống dân tộc khi ra lệnh nấu bánh tét vào mỗi dịp Tết đến xuân về để nhắc nhở con cháu biết trân trọng cội nguồn hơn. nguồn của nó.
  • Ngoài ra, cũng giống như bánh chưng, bánh tét mang ý nghĩa thể hiện tình cảm, sự yêu thương, hạnh phúc mỗi khi thưởng thức.

Video liên quan

Chủ Đề