Bảng phạt nồng độ cồn 2023

Dưới đây là bảng tổng hợp mức phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn khi lái xe năm 2022.

Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở Xe máy Xe ô tô Xe đạp Máy kéo, xe máy chuyên dùng
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. [Điểm c Khoản 6 Điều 6]. Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. [Điểm đ Khoản 10 Điều 6] Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. [Điểm c Khoản 6 Điều 5]. Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. [Điểm e Khoản 11 Điều 5] Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. [Điểm q Khoản 1 Điều 8] Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. [Điểm c Khoản 6 Điều 7]. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 10 tháng đến 12 tháng. [Điểm d Khoản 10 Điều 7]
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. [Điểm c Khoản 7 Điều 6]. Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. [Điểm e Khoản 10 Điều 6] Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. [Điểm c Khoản 8 Điều 5]. Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. [Điểm g Khoản 11 Điều 5] Phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng. [Điểm e Khoản 3 Điều 8] Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. [Điểm b Khoản 7 Điều 7]. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 16 tháng đến 18 tháng. [Điểm đ Khoản 10 Điều 7]
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. [Điểm e Khoản 8 Điều 6]. Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. [Điểm g Khoản 10 Điều 6] Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. [Điểm a Khoản 10 Điều 5]. Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. [Điểm h Khoản 11 Điều 5] Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. [Điểm c Khoản 4 Điều 8] Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. [Điểm a Khoản 9 Điều 7]. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 22 tháng đến 24 tháng. [Điểm e Khoản 10 Điều 7]

Không chỉ rượu bia, nhiều thực phẩm cũng có cồn

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, rượu/bia đứng thứ 5 trong số 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu. Khi sử dụng rượu/bia mà điều khiển phương tiện giao thông, người lái xe khó kiểm soát và làm chủ tình huống dẫn đến tai nạn.

Nhiều loại thực phẩm có chứa cồn. Ảnh MT1.

Ở Việt Nam, rượu/bia là 1 trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới ở độ tuổi từ 15 đến 49. Theo thống kê thực tế, mức tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người tại Việt Nam với các đối tượng trên 15 tuổi có xu hướng tăng.

Bên cạnh rượu/bia chứa nồng độ cồn, một số thực phẩm khác như các loại trái cây chín, có lượng đường cao [vải, sầu riêng, chôm chôm…] cũng chứa nồng đồ cồn. Những loại kẹo cao su không đường, protein bars, các loại nước sốt cay nóng, các món ăn có sử dụng bia, rượu mạnh, rượu vang trong quá trình chế biến.

Ngoài ra, soda lên men, siro ho hoặc thuốc ngủ, thuốc hít hen suyễn, một số loại vitamin, nước súc miệng, nước xịt thơm miệng... cũng chứa nồng độ cồn nên khi sử dụng nhiều sẽ có gia tăng nồng độ còn trong máu hoặc hơi thở.

Mức phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn khi lái xe

Theo quy định tại Điểm B Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Luật giao thông đường bộ 2008, mức phạt dành cho lỗi vi phạm nồng độ còn khi lái xe cụ thể như sau:

Đối với người điều khiển xe máy

Mức phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn khi lái xe máy. Ảnh TT.

- Phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Đồng thời lái xe sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng. 

 - Phạt tiền từ 4 - 5 triệu đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng. 

 - Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng khi nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.  

Đối với người điều khiển ô tô

Mức phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn khi lái xe ô tô. Ảnh Q.T.

- Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Mức phạt này sẽ bổ sung thêm tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng. 

- Phạt tiền từ 16 - 18 tháng khi nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng. 

-  Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng khi nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Đồng thời, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.  

Ngoài ra, căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn dành cho người điều khiển phương tiện vi phạm.

Chủ Đề