Bạn nghĩ người độc lập là người như thế nào

Ở một mình bạn sẽ tập trung vào mục tiêu của mình mà không bị ai quấy rầy hay cản trở. Lifehack tìm ra những đặc điểm chung của những người thuộc nhóm tính cách này.

Những người thích cô đơn

Những giây phút cô đơn, có bạn trẻ cảm thấy rất hạnh phúc. Hóa ra, cô đơn không phải lúc nào cũng gắn với sầu muộn, mà có khi lại chan chứa niềm vui!

Có mối quan hệ thân thiết chỉ với vài người

Người ưa thích sự yên tĩnh thường rất thân thiết với một vài người thay vì hàng tá người quen. Họ chú trọng những người bạn quen biết đã lâu và rất coi trọng mối quan hệ này. Đối với những người bạn lâu năm, họ sẵn sàng tâm sự, trò chuyện mà không hề ngại ngần. Tình bạn đối với người sống nội tâm là điều rất quan trọng.

Ở một mình họ sẽ có nhiều thời gian để suy ngẫm về những việc đã trải qua, công việc phải hoàn thành trong tương lai

Niềm vui đến từ sự tĩnh lặng

Không thích chốn xô bồ hay ồn ào, kiếm tìm một nơi yên tĩnh để dừng chân thay vì chen chúc trong đám đông hỗn độn. Ở một mình họ sẽ có nhiều thời gian để suy ngẫm về những việc đã trải qua, công việc phải hoàn thành trong tương lai và cả bài học kinh nghiệm rút ra được từ những chuyện torng quá khứ. Hoài niệm, hồi tưởng là hai từ rõ nhất để miêu ra tính cách của những người thuộc nhóm này.

13 điều hấp dẫn chỉ dân FA mới hiểu

Nếu sau mọi nỗ lực mà bạn vẫn chưa thoát khỏi cái mác 'ế lâu năm', đừng quá lo lắng, trang BuzzFeed đã tổng hợp và chỉ ra những cái lợi của cuộc sống độc thân mà ai cũng mơ ước.

Luôn muốn phát triển bản thân

Những người này thường có khát khao rất lớn với những mục tiêu rõ ràng. Bởi vì họ sống một mình nên họ luôn biết cách tập trung vào khả năng của bản thân, xác định mục tiêu rõ ràng để có thể gặt hái được kết quả tốt nhất có thể. Do đó, những người ưa thích sống một mình thường rất nỗ lực làm việc và cũng đạt được nhiều thành công đáng ngưỡng mộ.

Những người này thường có khát khao rất lớn với những mục tiêu rõ ràng.

Thông minh

Nhóm người này khá thông minh và nhạy bén trong công việc. Không khí yên tĩnh xung quanh dường như không làm cho họ buồn chán mà trái lại còn là công cụ đắc lực giúp tăng độ nhạy bén của họ lên cao hơn nữa.

Nhóm người này thường có khả năng nắm bắt vấn đề cực nhanh và giải quyết công việc cũng rất hiệu quả. Hãy thử một lần làm việc với những người thuộc nhóm tính cách này nhé. Bạn sẽ học được không ít đâu.

Nuôi dạy con trở thành một người độc lập tự chủ có lẽ là ước muốn chung của tất cả các cha mẹ. Nhưng làm thế nào để ước mơ đó trở thành sự thật? Cha mẹ hãy tham khảo 5 bước đơn giản sau đây.

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ em phải phụ thuộc vào cha mẹ, từ miếng ăn, giấc ngủ, đến chuyện mặc quần áo, đi giày, tắm rửa, vệ sinh. Và khi trẻ lớn dần lên, dù đã đủ khả năng và khéo léo để làm hết những việc tự phục vụ cá nhân nhưng trẻ vẫn thích nhõng nhẽo đòi cha mẹ phải làm cho mình. Và vì yêu con, thương con, nên cha mẹ làm cho con tất cả. Rồi bỗng một ngày, trẻ buông tay cha mẹ ra, tự làm hết mọi việc, độc lập trong từng suy nghĩ và hành động. Quá trình tách rời này là một việc không thể thiếu trong hành trình lớn lên của trẻ.

Nuôi dạy con trở thành một người độc lập, tự chủ có lẽ là ước muốn chung của tất cả các cha mẹ. Bởi người tự lập là người biết chăm sóc bản thân, sống nỗ lực hết mình, có trách nhiệm và kỷ luật, luôn hoàn thành các công việc được giao, biết hợp tác, biết bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ của người khác. Và như để sẻ chia cùng nỗi lo của cha mẹ, tiến sĩ Jim Taylor, một nhà tâm lý học, một giảng viên dạy tại Đại học San Francisco, Mỹ đã chia sẻ 5 bước để cha mẹ có thể nuôi dạy con mình thành người độc lập và tự chủ một cách rất đơn giản.

Bước 1: Tạo cơ hội cho trẻ được làm việc

Cha mẹ lập ra một danh sách những việc mà trẻ có khả năng làm được tùy thuộc vào độ tuổi: dọn dẹp đồ chơi, tự làm vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, phụ cha mẹ nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, gấp quần áo Cha mẹ hãy yêu cầu trẻ phải hoàn thành công việc được giao để trẻ cảm thấy là mình đã lớn. Cha mẹ cũng có thể đưa ra một số công việc có mức độ khó khăn cao để thử thách trẻ.

Cha mẹ hãy lập ra danh sách các công việc có mức độ từ dễ đến khó mà trẻ có thể làm để rèn luyện khả năng tự chăm sóc bản thân và biết giúp đỡ người khác của trẻ.

Bước 2: Cho trẻ đủ thời gian để hoàn thành công việc

Khi trẻ không thể kiểm soát hết mọi thứ mà mình đang thực hiện, trẻ sẽ sáng tạo theo cách riêng của mình. Việc cha mẹ nên làm lúc này là bình tĩnh quan sát xem trẻ làm những gì, thực hiện công việc ra sao mà không hề hối thúc hay dùng thời gian để gây áp lực với trẻ.

Bước 3: Quên đi sự hoàn hảo

Hãy chấp nhận rằng trẻ sẽ không thể làm tốt mọi việc giống như sự mong đợi của cha mẹ. Chắc chắn sẽ có sự cố gì đó xảy ra nhưng thay vì trách mắng con, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ giải quyết hậu quả trong khả năng trẻ có thể và hãy nói cho trẻ hiểu là ai cũng có sai lầm, quan trọng là phải biết sửa sai.

Đừng vì suy nghĩ "làm thì ít mà bày bừa thì nhiều" mà cha mẹ tước đi quyền được thực hành, được trải nghiệm của trẻ.

Bước 4: Xem xét hoàn cảnh

Nếu trẻ đang mệt mỏi, đau ốm, căng thẳng thì đây không phải là thời điểm để cha mẹ giới thiệu với trẻ những công việc mới. Cha mẹ cũng không nên nản lòng nếu trẻ thường xuyên tìm cách thoái thác, trốn tránh làm những công việc được giao. Bởi đó là tâm lý bình thường của trẻ. Cha mẹ có thể tạm thời chia sẻ và làm việc cùng trẻ để chúng nhanh chóng lấy lại tinh thần. Tuyệt đối không được phê bình hay la mắng trẻ là lười biếng.

Bước 5: Không bao giờ quên khen ngợi trẻ

Cha mẹ hãy khen ngợi những cố gắng nỗ lực của trẻ, chứ đừng chỉ nhìn vào điểm yếu mà chê bai.

Ví dụ như khi trẻ mang giày trong một khoảng thời gian rất ngắn, nhưng cha mẹ lại phát hiện ra là vì vội quá nên trẻ đã mang giày trái. Trong trường hợp này, cha mẹ nên khen trẻ đã biết mang giày một cách nhanh chóng, còn chuyện đi giày trái thì nên để trẻ tự cảm nhận, bởi chẳng có ai cảm thấy thoải mái khi mang ngược giày bao giờ. Và đến khi trẻ phát hiện ra điều bất tiện này thì hãy động viên trẻ rằng lần sau con sẽ biết cách đi đúng giày.

Video liên quan

Chủ Đề