Bài văn thuyết minh về một the loại văn học

Thuyết minh về một thể loại văn học lớp 8, 10

Chọn một thể loại văn học em đã từng học qua vàthuyết minh về một thể loại văn học đó.Trong hướng dẫn này chùng tôi sẽ gợi ýbài văn về thuyết minh về thể thơ lục bát, thể thơ xuất hiện rất nhiều trong ca dao, bài thơ trong văn chương của nước nhà.

Thuyết minh về một thể loại văn học

Lục bát được xem là một trong những thể thơ ra đời sớm ở Việt Nam. Bởi thơ lục bát giản dị; gần gũi; gắn bó với người nông dân, nhân dân Việt nên được ưa chuộng rất nhiều. Nói đến thơ lục bát Việt Nam ta như dựng lên cả một bức tranh hòa hợp; hữu tình; đậm đà trong đó. Thơ lục bát- thơ truyền thống của con người Việt, dân tộc Việt.

Thể thơ Lục Bát có nguồn gốc lâu đời trong lịch sử văn học nhân loại. Có nhiều ý kiến cho rằng thơ lục bát xuất hiện từ cuối thế kỉ XV; là bắt nguồn từ các câu ca dao; đồng dao của người nông dân; người lao động để xua tan mệt mỏi; hứng thú hăng say lao động. Trải qua hàng nghìn năm phát triển thơ lục bát cũng ngày càng hoàn thiện hơn; khuôn mẫu hơn và có những biến chuyển cho phù hợp với tiêu chí thơ ca, trở thành nét đặc sắc rất riêng của người Việt.

Về cấu tạo, thơ lục bát gồm một cặp câu đối ứng. Một câu 6 chữ bên trên và câu 8 chữ đặt liền kề bên dưới. Trong bài không giới hạn số câu. Thông thường sẽ mở đầu bằng câu 6 chữ và kết thúc bằng câu 8 chữ trừ những trường hợp đặc biệt với ẩn ý, tình cảm và dư vị riêng của tác giả. Hai câu thơ đan xen, hài hòa, bệ đỡ nhau nhằm biểu đạt ý nghĩa rất riêng của cặp câu và ý nghĩa chung cho toàn bài.

Tuy là thể thơ phóng khoáng; gợi nhiều hơn tả nhưng thơ Lục Bát vẫn tôn trọng nghiêm ngặt quy luật về thanh. Cũng giống như thơ đường Luật; thanh trong câu lục bát cũng phải theo sườn: Nhất; tam; ngũ bất luận nhị tứ lục phân minh. Theo đó, các tiếng 2 4 và 6 sẽ theo khuôn khổ. Cụ thể như sau:

Đối với câu lục: 2-4-6 lần lượt sẽ là Bằng[B]- Trắc- Bằng

Đồi với câu bát: các thanh 2-4-6-8 sẽ tương ứng với B-T-B-B [Tiếng thứ 6 với tiếng thứ 8 không được đồng dấu]

Quy luật chặt chẽ về thanh tạo nên âm hương thanh nhẹ; cộng hưởng trong mỗi cặp câu thơ tương ứng.

Xem thêm >>>Dàn ý thuyết minh về một thể loại văn học [Ca dao]

Một điểm đặc trưng không thể trộn lẫn của thể thơ lục bát đó chính là cách gieo vần của thơ. Vần được sử dụng trong thơ hầu hết là vần bằng. Tùy khả năng tác giả và tình cảm cũng như nội dung biểu đạt mà có thể gieo nhiều vần linh hoạt, vấn đề này không hề khiên cưỡng nhưng nhà thơ vẫn phải đáp ứng yêu cầu: đó là tiếng cuối cùng câu lục phải hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu bát, cứ như thế tiếp tục cho đến hết bài. Sở dĩ có quy định như vậy là để thơ được xuyên suốt, dòng cảm xúc được bất tận và thăng hoa.

Ví dụ như trong bài thơ Quê hương nỗi nhớ có viết:

“Trở về tìm mái nhà quê

Tìm hình bóng mẹ bộn bề nắng mưa

Tìm nắng xuyên ngọn cây dừa

Tìm hương mạ mới gió lùa thơm tho

Tìm đàn trâu với con đò

Áo bà ba mẹ câu hò trên sông”

Nỗi nhớ quê hương trong lòng tác giả như trải dài ra đầy miên man, da diết, dư cảm đong đầy.

Nổi tiếng với bút danh thơ của dân gian; thơ gần gũi Thơ lục bát khoác trên mình cái dáng vẻ nền nã; đôi lúc trầm mặc; yên ả nhưng đôi lúc cũng dữ dội; da diết khôn cùng. Chính nhịp thơ đã làm chất hồn; chất sóng trong thơ. Để diễn tả nỗi buồn đau thê lương tha thiết người ta dùng nhịp chẵn 2/2/2; 4/4. Trái lại để diễn tả dữ đội; súc cảm mạnh mẽ; quyết liệt; những đột ngột bất ngờ ta dùng nhịp lẻ 1/5; 3/5 Và đôi khi để nhấn mạnh; để phô bày cái cảm xúc hạnh phúc, vui sướng ta lại dùng nhịp 3/3.

Thơ lục bát là thể thơ được sử dụng khá nhiều trong cả văn nói lẫn văn viết bởi khả năng sử dụng linh hoạt; ý nghĩa câu từ phong phú; đơn giản; không kén người đọc; người nghe; người sáng tác. Thơ lục bát xuất hiện nhiều chiều trong cuộc sống từ sinh hoạt đến vui chơi; giải trí; lao động. Thơ lục bát là tiếng nói hạnh phúc; ngọt ngào của tình yêu đôi lứa:

“Dạt dào ngây ngất đắm say
Giận hờn đến nỗi lung lay dạ lòng”

Là tình yêu gia đình, xóm làng thống thiết:

“Cuộc đời bao nỗi đắng cay

Nhìn về cha mẹ, lệ cay nghẹn ngào

Hôm nay nước mắt tuôn trào

Nhớ ơn cha mẹ, cả đời cưu mang”

Và đó còn là những giọt tâm sự sâu cay của người phụ nữ trong xã hội bạc bẽo:

“Thương thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Thơ lục bát là tiếng nói, là nhịp đập của người nhân dân Việt Nam; thể hiện biết bao ước mơ về một cuộc sống âm no; thái bình thịnh trị của đất nước Đại Việt.

Những bài thơ Lục bát nổi tiếng như vẫn còn nguyên hơi thở và giá trị cho đến ngày nay ta có thể kể đến như Truyện Lục Vân Tiên; Truyện kiều hay những câu ru con chan chữa nghĩa lý nghĩa tình.

Hiện nay với sự phát triển và làm giàu hơn vốn văn thơ nước nhà thể thơ lục bát có nhiều dạng biến thể phong phú hơn: nhịp; tăng số tiếng; tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng; hiệp vần thay đỏi;… Nhưng dù thay đổi nó vẫn mang một khí chất rất riêng rất nồng nàn truyền thống.

Duyên dáng, nền nã, pha chút đỏng đảnh; bỡ ngỡ; thẹn thùng; dữ dội thể thơ Lục Bát như món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa người Việt xưa và nay, trở thành một nét độc đáo, đặc sắc rất riêng, rất khác, rất đẹp; trở thành dấu ấn đầy tự hào gửi đến mỗi du khách nước ngoài khi ghé thăm đất nước Việt Nam xinh đẹp.

Hoàn thành bài văn thuyết minh về một thể loại văn học mà em yêu thích. Nhớ đóng góp ý kiến bên dưới.

Xem bài văn số 2 thuyết minh về thể thơ lục bát tại://dafulbrightteachers.org/dan-bai-thuyet-minh-tho-luc-bat/

Thuyết Minh -
  • Thuyết minh về tết trung thu lớp 8,9

  • Thuyết minh về tệ nạn ma túy

  • Thuyết minh về món ăn dân tộc ngày tết

  • Thuyết minh về cây bút chì lớp 8,9

  • Dàn ý thuyết minh về con trâu quê em hay nhất

  • Thuyết minh về Dinh Độc Lập lớp 8

  • Thuyết minh về cách làm đồ chơi [đèn ông sao] Lớp 8, 9

         Nền văn học Việt Nam từ lâu đời là nơi mà những người nghệ sĩ có thể khai thác, chiêm nghiệm từ cuộc sống xung quanh, những triết lí, điều nhỏ nhặt để làm nên những tác phẩm của riêng mình, làm đầy ắp kho tàng văn học nước nhà. Nhiều thể loại văn học được sử dụng thì truyện ngắn là một trong những thể loại được các nhà văn sử dụng để sáng tạo nên những đứa con tinh thần chân thực có thể là sự tái hiện lại bối cảnh xã hội hay những lời tự sự, nhận thức của bản thân… Truyện ngắn là một thể loại văn học hay đáng được khai thác.

Thuyết minh về một thể loại văn học - Bài mẫu 1

         Bậc thầy của truyện ngắn thế giới Raymond Carver đã có câu nói rất hay rằng: “Tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”. Điều đó không sai bởi nền văn học Việt Nam phát triển thì không thể không công nhận những đóng góp tuyệt diệu của thể loại truyện ngắn, nó dung dị nhưng luôn mang đến cho người đọc những cái nhìn sâu sắc, chân thực nhất về mọi khía cạnh của cuộc sống.

         Văn học là một thế giới không bao giờ đóng trong một khuôn khổ mà nó luôn mở ra với muôn hình vạn trạng, đa dạng từ ngôn từ, hình ảnh đến cốt truyện, tinh tế trong cách chọn các biện pháp tu từ, nghệ thuật câu đưa người đọc đi từ cảm nhận này đến những bất ngờ, nút thắt khác. Nếu xem văn học là một nghệ thuật thì các nhà văn chính là những người nghệ sĩ không ngừng tìm kiếm, sáng tạo những điều nhân văn, đặc trưng có phong cách, sở trường riêng biệt làm nên một bức tranh văn học vĩ đại của Việt Nam. Trong những thể loại như tiểu thuyết, truyền thuyết, thơ,… thì truyện ngắn được xem là một cây đại thụ lớn phát triển từ lâu, ghi đậm dấu ấn theo năm tháng với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng”, “Gió đầu mùa – Thạch Lam”, “Tắt đèn – Ngô Tất Tố”… Có thể thấy các nhà văn thể hiện rất thành công những tác phẩm truyện ngắn nói riêng cũng như những tác phẩm văn học với nhiều thể loại khác, nó mang dấu ấn tiêng của dân tộc và thời đại. Trong cái riêng biệt của phong cách nhà văn người ta tìm thấy diện mạo của tâm hồn đẹp, tính cách đặc trưng của một dân tộc, đó là điều khiến Tô Hoài có câu: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời” [Tô Hoài]. Ở truyện ngắn chính là thể loại thể hiện rõ nhất những điều này, từng câu văn, bối cảnh, cốt truyện, tình tiết của mỗi tác phẩm truyện sẽ mang hơi thở của thời đại, dấu chân của nhà văn. Một thể loại văn học gắn liền cùng cuộc sống con người rất chân thực, dễ hiểu, súc tích nhưng vô cùng cuốn hút là nhận xét dành cho truyện ngắn. Trải qua nhiều thăng trầm thì đến nay truyện ngắn đã có một chỗ đứng vô cùng vững chắc trong nên văn học, nó đã khẳng định với không ít những tác phẩm để đời, bất tử theo thời gian, có thể kể đến “Số đỏ - Vũ Trọng Phụng”, “Chiếc thuyền ngoài xa-Nguyễn Minh Châu”, “Hai đứa trẻ - Thạch Lam”, “Chí Phèo – Nam Cao”…

          Thể loại truyện ngắn từ lâu đã trở thành một điểm nhấn quan trọng của Văn học hiện đại Việt Nam. Thời điểm vượt trội, tạo nên dấu ấn mạnh mẽ của thể loại truyện ngắn là vào thế kỉ XX, nó phát triển bền bỉ, ngày càng chất lượng hơn gắn cùng sự đóng góp của những tên tuổi, đó là Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Tô Hoài… Trong thời kì chiến tranh, truyện ngắn có sự chậm lại nhưng không vì thế mà nó ngừng hẵn, nó chảy chậm mà chắc với những tác phẩm tái hiện một cách chân thực nhất từ đời sống, chế độ cùng con người vào thời kì đó. Chúng ta làm sao quên được Chị Dậu hiện lên là người phụ nữ điển hình chất phác, cần cù cùng sự phơi bày một chế độ bọn cường hào thống trị trước Cách Mạng đó là sự tham lam, bản chất tàn bạo của tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Khi hòa bình lặp lại trên nước nhà thì có thể nói là gia đoạn truyện ngắn vượt lên, tỏ rõ mình trong nền văn học với không ít những tác phẩm thành công mang đậm giá trị nhân văn từ câu chuyện đời sống con người.

         Nền văn học có phát triển cùng nhiều thể loại thơ, tiểu thuyết hiện đại thì truyện ngắn vẫn mãi có một chỗ đứng vững chắc, bền bỉ theo năm tháng. Những tác phẩm kiệt tác trường tồn mãi, là những lát cắt chân thực từ đời sống, xã hội Việt Nam sẽ là những án văn bất hủ đi cùng tên tuổi của nhà văn. Thể lọai văn học truyện ngắn sẽ mãi là nơi để những nhà văn có thể khai thác, chọn để viết và người đọc đón nhận bằng cả trái tim.

Thuyết minh về một thể loại văn học - Bài mẫu 2

        “Tôi thường hình dung thể loại truyện ngắn như một mặt cắt giữa một thân cây cổ thụ: Chỉ liếc qua những đường vân trên cái khoanh gỗ tròn tròn kia, dù sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời thảo mộc” [Nguyễn Minh Châu]. Nếu như những nhà văn, bậc thầy của văn học Việt Nam được xem là cây đại thụ thì những sản phẩm cụ thể của họ chính là những đứa con thể hiện một cách rõ nhất về con người, cách nhìn của họ. Dù văn học có đa dạng thể loại thì truyện ngắn vẫn cứ quyến rũ, mạnh mẽ khi cần và yếu đuối đúng lúc.

         Ở tiểu thuyết có thể dựng lên những cốt truyện hư cấu đầy sự thu hút, mượt mà cùng những cốt truyện sướt mướt ngôn tình, hay thơ ca cùng sự trải lòng, cái nhìn về cuộc đời, tình yêu, con người thì đến với truyện ngắn, nó phản ánh, ghi lại một cách chân thực, chính xác, ngắn gọn nhất những điều bình thường hiện lên có vẻ như cái gì đó không bình thường với một trình tự, diễn biến có mở đầu, cao trào, nút thắt, mở nút đi đến những cái kết nhân văn kết hợp từ sự bình dị trong câu chuyện của đời thường, xã hội con người. Truyện ngắn nằm trong nhiều thể loại của văn học, nó dễ hiểu, dễ đi vào lòng người bằng những cốt truyện kể văn xuôi ngắn gọn, chân thực nhưng lại chứa rất nhiều tầng ý nghĩa mà tiểu thuyết không làm được. Điểm đặc biệt ở truyện ngắn là nó chỉ tập trung khai thác, chuyển đổi, mở rộng từ một cốt truyện, tình huống nhất định, vấn đề xoay quanh cuộc sống xã hội con người thường được các nhà văn chú trọng khai thác hay đôi khi nó chỉ là một khoảnh khắc nhỏ của cuộc sống được tái hiện vô cùng nhân văn.

         Ở truyện ngắn đem lại cho người đọc đi từ những cung bậc cảm xúc nhẹ nhàng cho đến những nút thắt, cao trào khiến con người cuốn theo từng luồng câu chữ, nội dung của truyện. Và kết thúc thường để cho người đọc có một cái nhìn mở, để con người có thể cảm nhận và cho nó kết thúc theo cách riêng của từng người đọc khiến cho tác phẩm càng thêm giá trị, đi sâu vào lòng người. Trong truyện ngắn các nhà văn sử dụng ngôn từ vô cùng khéo léo, để nhấn mạnh, hàm ý nội dung muốn nói để người đọc bằng những biện pháp tu từ để người tiếp nhận có thể mở từng lớp ngôn từ mà cảm nhận. Từng giai đoạn thì truyện ngắn có những thay đổi khác nhau, nếu trong thời chiến thì cốt truyện xoay quanh về cuộc sống đói khổ, lầm than và những con người bất khuất, vượt lên tất cả để bảo vệ Tổ quốc, cuộc sống của chính mình thì khi hòa bình đến, câu chuyện sẽ thay đổi đi, đó là những lát cắt soi cận vào những bước xây dựng lại cuộc sống, đất nước, những mơ ước, lý tưởng sống cao đẹp cụ thể ở tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu. Dù đề tài lấy cuộc sống, con người làm chủ đạo thì từng tác phẩm ra đời luôn mang một dáng vẻ riêng, điểm nhấn đặc biệt mà khi đọc vào sẽ nhận ra đó là phong cách độc đáo của nhà văn, tạo nên tên tuổi.

         Tóm lại, tiểu thuyết, văn xuôi, thơ hay bất kì thể loại nào khi đã trao đến tay người tiếp nhận thì nó đều mang hơi thở của thời đại, phong cách riêng của người nghệ sĩ sáng tạo ra nó. Tuy nhiên không thể không khẳng định tầm ảnh hưởng của truyện ngắn đối với nền văn học. Trong tương lai thì nền văn học Việt Nam sẽ có thêm được nhiều hơn nữa những tác phẩm để đời, thể loại truyện ngắn sẽ ngày một phát triển và mang đến nhiều hơn cho kho tàng văn học những sản phẩm độc đáo.

Video liên quan

Chủ Đề