Bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp hay viêm đa khớp dạng thấp thuộc chứng bệnh cơ khớp, nằm trong phạm vi chứng tý của y học cổ truyền. Không chỉ y học hiện đại mà đông y trị viêm khớp dạng thấp cũng rất hiệu quả. Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng đông y thường dùng các bài thuốc cổ phương hoặc chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam theo kinh nghiệm dân gian truyền lại.

Dựa theo nguyên nhân gây bệnh, y học cổ truyền phân viêm khớp dạng thấp làm 4 thể bệnh khác nhau: thể phong thấp, thể hàn thấp, thể phong thấp nhiệt, thể can thận hư. Mỗi thể bệnh có biểu hiện lâm sàng khác nhau tương ứng với những phương thuốc điều trị khác nhau.

1.1. Thể phong thấp tý

Đặc điểm lâm sàng: các khớp sưng đau, vận động đi lại khó khăn, người nặng nề kèm theo đau nhiều phần dưới, cử động co duỗi khó khăn. Tính chất đau di chuyển, hay gặp ở các khớp nhỏ và nhỡ, đau kèm theo cảm giác tê bì.

Đông y trị viêm khớp dạng thấp thể phong thấp tý nên dùng bài Độc hoạt tang ký sinh gia giảm [bài thuốc chuyên dùng cho những bệnh nhân bị đau từ vùng thắt lưng trở xuống]: sinh địa 20g; đương quy, xuyên khung, xích thược, quế chi, phục linh mỗi loại 14g; nhân sâm 12g, độc hoạt, phòng phong 8g; tế tân cam thảo 6g; tần giao 10g và đại táo 3 quả. Đem sắc uống ngày một thang thuốc.

1.2. Thể hàn thấp.

Triệu chứng: bệnh nhân bị đau nhiều các khớp kèm theo dấu hiệu cứng khớp buổi sáng, đau tăng khi thời tiết lạnh ẩm, chườm ấm đỡ đau. Các khớp đau cố định, cảm giác nặng nề, ít di chuyển, chỗ đau ít sưng nề.

Phương điều trị: dùng Quyên tý thang gia giảm như: đương quy, xích thược, xuyên khung, hoàn kỳ mỗi vị 14g; phòng phong, khương hoạt 10g; khương hoàng, quế chi, trần bì 12g, cam thảo 6g cùng đại táo. Đem sắc uống ngày 1 thang.

Ngoài ra, cũng có thể dùng bài Can khương thương truật thang gia giảm.

1.3. Thể phong thấp nhiệt

Thể bệnh này tương ứng với đợt tiến triển của viêm khớp dạng thấp điển hình. Đặc điểm đặc trưng là các khớp có sưng nóng đỏ đau, đau có tính chất đối xứng, thích mát, thích chườm lạnh, mặt đỏ có thể phát sốt.

Bài thuốc đông y chữa viêm khớp dạng thấp thể này nên dùng Cửu vị khương hoạt thang gia giảm: xuyên khung, đương quy, bạch chỉ mỗi vị 14g; sinh địa 20g; thương truật, thông bạch, sinh khương 12g; khương hoạt 8g, phòng phong 10g; tế tân 6g với cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Hoặc có thể dùng bài Bạch hổ quế chi thang gia giảm.

1.4. Thể can thận hư

Thể này chính là dạng viêm khớp dạng thấp kéo dài có kèm triệu chứng teo cơ, dính khớp. Bệnh nhân bị bệnh lâu ngày, khớp đau không cố định [mỗi lúc thấy đau những vị trí khác nhau]. Các khớp bị sưng nề nhiều, biến dạng, vận động khớp khó khăn, cứng khớp và teo cơ. Chân tay thường xuyên có cảm giác tê bì, mặt sạm đen có thể phù.

Phương nên dùng: Độc hoạt tang ký sinh gia giảm hoặc có thể dùng đối pháp lập phương gia giảm theo triệu chứng bệnh.

Đông y trị viêm khớp dạng thấp không chỉ sử dụng những bài thuốc cổ phương mà còn có rất nhiều vị thuốc, bài thuốc nam dân gian cũng có tác dụng rất tốt trong việc giảm triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Một số vị thuốc có thể kế đến như ngải cứu, lá lốt, gừng, bột quế hay thực phẩm như cà tím, đu đủ...

Ngải cứu:

Cách dùng: có rất nhiều cách sử dụng ngải cứu để làm giảm triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Đơn giản nhất là có thể dùng ngải cứu tươi rang với muối hoặc xao ngải với rượu gạo rồi dùng ngải đó đắp hay chườm lên các vị trí khớp bị viêm để giúp tăng lưu thông tuần hoàn mạch máu tại khớp, tác dụng giảm đau rất tốt [lưu ý nên dùng khi ngải còn ấm]. Ngoài ra, có thể dùng ngải cứu để làm thuốc ngâm chân hoặc sử dụng kết hợp với đá muối himalaya xông chân. Sự kết hợp này không những tốt cho xương khớp mà còn hỗ trợ cải thiện tuần hoàn tim mạch, hay kê gia giảm trong bài thuốc cổ phương.

Nếu ai đã từng điều trị viêm khớp dạng thấp bằng đông y có sử dụng phương pháp châm cứu kết hợp dùng thuốc sẽ biết đến điếu ngải. Điếu ngải bản chất cũng được làm từ ngải cứu được sử dụng kết hợp với châm hoặc đốt nóng hơ trực tiếp lên huyệt để kích thích vào huyệt, từ đó giảm đau cho bệnh nhân.

Ngải cứu có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị khác để tăng hiệu quả điều trị.

Lá lốt:

Lá lốt là một trong những vị thuốc dân gian được sử dụng khá phổ biến. Theo đông y, lá lốt có vị hơi cay, tính ấm, tác dụng ôn trung tán hàn. Theo y học hiện đại, lá lốt có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau rất tốt. Lá lốt có thể dùng tươi hoặc khô. Lá lốt nên sử dụng cả cây sẽ tốt hơn.

Cách dùng có thể nấu lá tươi với nước rồi uống bỏ bã, sử dụng ngày 2 lần sau ăn. Hoặc có thể dùng làm thuốc ngâm rượu hay ngâm chân độc vị, hoặc dùng chung với địa liền, ngải cứu, gừng, muối cũng cho hiệu quả giảm đau rất tốt.

Gừng:

Gừng là một vị thuốc rất gần gũi với đời sống hàng ngày. Gừng có vị cay, tính ấm. Ngoài việc giải cảm, trị nôn, ngâm chân bằng gừng kết hợp với muối mỗi tối trước khi đi ngủ không những giảm triệu chứng bệnh xương khớp, mà còn giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn mạch máu trong cơ thể, cho giấc ngủ ngon, ngủ sâu giấc.

Quế:

Quế có vị cay ngọt, tính ấm. Cũng tương tự như gừng, quế có thể sử dụng ngâm chân, được sử dụng trong các bài thuốc gia giảm hoặc pha nước uống trực tiếp cũng cho hiệu quả điều trị rất tốt.

Lá chìa vôi:

Theo đông y nói, lá chìa vôi nằm trong nhóm các dược liệu giúp thông kinh hoạt lạc, giải độc kháng khuẩn và tiêu thũng. Lá chìa vôi có thể được dùng để làm giảm triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp bằng cách dùng lá tươi nghiền nát sao khô với muối trắng rồi đem chườm lên các khớp bị đau. Hoặc có thể dùng sắc uống chung với một số vị thuốc khác như cỏ xước, dền gai, cây tầm gửi...

Nói chung, sử dụng đông y trị viêm khớp dạng thấp là một phương pháp điều trị khá an toàn, hiệu quả. Thuốc đông y chữa viêm khớp dạng thấp có thể là các vị thuốc nam hoặc các bài cổ phương. Thuốc không thể tự ý sử dụng do mỗi bệnh nhân, mỗi tình trạng bệnh lại có những phương thuốc điều trị khác nhau. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp khi có dấu hiệu bị bệnh.

Đơn nguyên Y Học Cổ Truyền – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được thành lập dựa trên những tinh hoa và sự kế thừa của hai nền Y học cổ truyền và hiện đại trong khám và điều trị, với mục đích đem đến những lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trong thăm khám và điều trị sẽ mang đến cho khách hàng các phương pháp trị liệu hiệu quả, an toàn và hợp lý nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Tổng hợp các cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam an toàn hiệu quả, được người bệnh tin dùng. Việc áp dụng phương pháp điều trị này có thể giúp bạn cải thiện tình trạng viêm, sưng và cứng khớp. Đồng thời giúp xoa dịu cảm giác đau nhức khó chịu và phòng ngừa phụ thuốc giảm đau và một số loại thuốc tây khác.

Nên đọc: Bài thuốc Nam bí truyền điều trị viêm đau khớp DẬP TẮT sưng – nóng – đỏ – đau

Thông tin về công dụng và cách thực hiện 10 cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam tốt nhất

Tùy thuộc vào từng tình trạng, người bệnh có thể áp dụng một trong những cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam dưới đây để hỗ trợ điều trị và kiểm soát các triệu chứng khó chịu:

Trong Đông y, lá lốt có tính bình, vị cay, mùi thơm nồng, có tác dụng tán hàn, ôn trung, giảm cảm sốt và chỉ thống. Chính vì thế loại thảo dược thiên nhiên này thường được sử dụng để điều trị viêm, đau nhức xương khớp do chấn thương, viêm khớp dạng thấp.

Ngoài ra nhờ tính ấm, quy vào kinh tỳ, vị, gan, mật, lá lốt còn có tác dụng điều trị tê bại tay chân, phong, hàn, thấp, chảy mồ hôi , đau răng. Đồng thời giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, chán ăn, tiêu chảy, bệnh thận.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, lá lốt chứa nhiều thành phần hóa học bao gồm benzylaxetat, beta-caryophylen, ancaloit và tinh dầu. Những thành phần này có khả năng giảm đau, kháng viêm và ức chế sự xâm nhập của vi khuẩn. Đồng thời hỗ trợ làm lành tổn thương ở các cơ quan.

Bên cạnh đó thành phần các thành phần được tìm thấy trong lá lốt còn có khả năng làm dịu tình trạng nóng đỏ, sưng tấy, sốt và gầy sút do bệnh viêm khớp dạng thấp. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và mục đích điều trị, người bệnh có thể sử dụng lá lốt tươi hoặc khô chữa viêm khớp dạng thấp.

Cách 1: Sử dụng lá lốt khô chữa viêm khớp dạng thấp

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt và để ráo nước
  • Phơi lá lốt dưới trời nắng gắt cho đến khi khô
  • Bảo quản lá lốt khô trong bình kín để dùng dần
  • Khi cần lấy từ 15 đến 20mg lá lốt khô cho vào ấm
  • Thêm 600ml nước lọc
  • Đun sôi thuốc trong 15 phút
  • Tắt bếp và lọc lấy phần nước thuốc
  • Uống nước thuốc sau khi ăn và khi còn ấm nóng
  • Uống 1 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng cải thiện.

Cách 2: Sử dụng lá lốt tươi

Nguyên liệu:

  • 10 đến 20 gram lá lốt tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt và để ráo nước
  • Cho lá lốt vào cối và đập hơi dập
  • Cho lá lốt cùng 600ml nước lọc vào nồi
  • Thực hiện sắc kỹ để thu được nước thuốc đặc [khoảng 200ml]
  • Tắt bếp và lọc lấy phần nước thuốc
  • Uống nước thuốc khi còn ấm nóng.
  • Người bệnh uống nước sắc lá lốt mỗi ngày 1 lần. Kiên trì thực hiện trong 10 ngày sẽ nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể.
Cách sử dụng lá lốt chữa viêm khớp dạng thấp giúp giảm sưng, viêm và đau nhức xương

Sử dụng lá ngải cứu là một trong những cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam được nhiều bệnh nhân áp dụng. Bởi một số hoạt chất trong loại thảo dược thiên nhiên này có khả năng làm dịu cảm giác đau nhức khó chịu, giảm sưng viêm, hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp và nhiều bệnh xương khớp khác.

Ngoài ra theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, acid amin và flavoniod được tìm thấy trong lá ngải cứu có tác dụng giảm viêm, hạ sốt, giảm đau, giảm cảm giác cứng khớp khó chịu. Bên cạnh đó acid amin và flavoniod còn có khả năng kháng khuẩn và ngăn sự tiến triển của các loại vi khuẩn gây bệnh.

Theo Y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, mùi hăng, vị đắng, có tác dụng thả độc, điều hòa khí huyết, cầm máu, giảm đau bụng và cải thiện tình trạng sưng viêm dẫn đến khó chịu ở các khớp.

Cách 1: Uống nước lá ngải cứu

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá ngải cứu tươi.

Cách thực hiện:

  • Tiến hành ngâm và rửa sạch ngải cứu
  • Cho vào nồi 800ml nước lọc, thêm ngải cứu và tiến hành đun sôi
  • Sau 20 phút, lọc lấy nước thuốc, không dùng bã
  • Để nước thuốc nguội bớt, uống hết nước thuốc trong một lần hoặc chia nước thuốc thành 3 phần để uống 3 lần trong ngày
  • Nấu và uống thuốc mỗi ngày 1 lần. Kiên trì áp dụng bài thuốc trong 2 tuần để cải thiện các triệu chứng.

Cách 2: Kết hợp lá ngải cứu và mật ong

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá ngải cứu
  • 10ml mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Ngâm lá ngải cứu trong nước muối
  • Sau 5 phút, vớt lá ngải cứu ra ngoài và rửa sạch
  • Cho lá ngải cứu vào cối và thực hiện giã nát. Hoặc cho lá ngải cứu vào máy xay và xay nhuyễn
  • Chắt lấy nước cốt lá ngải cứu
  • Thêm mật ong nguyên chất vào nước thuốc, khuấy đều
  • Uống ngay sau khi vừa thực hiện
  • Người bệnh dùng lá ngải cứu và mật ong trị viêm khớp dạng thấp 1 lần/ ngày, kiên trì áp dụng trong 2 tuần.

Bột quế có tính ấm và vị cay. Nguyên liệu thiên nhiên này có tác dụng cải thiện tình trạng sưng viêm ở các khớp, làm ấm cơ thể, chống viêm, hạ sốt. Ngoài ra nhờ tính ấm và các hoạt chất giảm đau, việc sử dụng bột quế còn giúp người bệnh chống nhiễm khuẩn, tăng cường sức khỏe, làm dịu cảm giác khó chịu và đau nhức xương khớp.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, bột quế chứa nhiều chất oxy hóa và các hợp chất quan trọng, bao gồm hợp chất E-cinnamaldehyde, o-methoxycinnamaldehyde… Những chất này có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, kiểm soát đường huyết, chống ung thư, tốt cho người bị thoái hóa thần kinh.

Hướng dẫn cách giảm đau, giảm sưng viêm do bệnh viêm khớp dạng thấp bằng bột quế

Nguyên liệu:

  • Một muỗng cà phê bột quế
  • 10ml mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Cho bột quế và mật ong nguyên chất vào ly thủy tinh, thêm 400ml nước sôi
  • Khuấy đều cho đến khi bột quế tan hết
  • Uống nước bột quế và mật ong khi còn ấm
  • Người bệnh sử dụng bột quế và mật ong mỗi ngày 1 lần. Kiên trì sử dụng trong 14 ngày.

Lưu ý:

  • Không nên sử dụng quá nhiều bột quế. Do tính nóng của bột quế có khả năng gây nóng trong, làm tổn thương gan, lở loét miệng, táo bón và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
Cách giảm đau, giảm sưng viêm và cứng khớp do bệnh viêm khớp dạng thấp bằng bột quế

Theo Y học cổ truyền, cây chìa vôi có tính mát, vị đắng, có tác dụng tiêu thũng, giải độc, thanh nhiệt cơ thể và thông kinh. Vì thế khi bị viêm khớp dạng thấp, người bệnh có thể sử dụng nguyên liệu thiên nhiên này để cải thiện cảm giác đau nhức, khó chịu, kích thích quá trình tuần hoàn máu và giảm sưng viêm.

Theo kết quả nghiên cứu, thân và lá chìa vôi chứa những thành phần có lợi điển hình như acid amin, saponin, acid hữu cơ, phenolic… Có tác dụng giảm đau, giảm tê bì khó chịu. Đồng thời hạn chế tình trạng sưng viêm và khó cử động khớp cho bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, chấn thương xương khớp, thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm.

Cách 1: Cách đắp lá chìa vôi giảm đau và viêm sưng

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá chìa vôi
  • Một nắm muối hột.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá chìa vôi và để ráo nước
  • Dùng tay vò hoặc đập lá chìa vôi cho dập
  • Cho lần lượt lá chìa vôi và muối hột vào chảo, thực hiện sao vàng
  • Tắt bếp và để nguội bớt
  • Đựng lá chìa vôi và muối hạt trong túi vải, cột chặt túi
  • Sử dụng túi này để chườm lên các khớp bị đau do viêm khớp dạng thấp
  • Sau khi lá chìa vôi nguội thì tiến hành sao lại và đắp lên một lần nữa
  • Người bệnh đắp lá chìa vôi từ 2 đến 3 lần mỗi ngày hoặc khi có cảm giác đau
  • Kiên trì áp dụng trong 7 ngày sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.

Cách 2: Cách sắc và uống nước lá chìa vôi

Nguyên liệu:

  • 10 đến 20 gram lá chìa vôi
  • 10 gram lá lốt
  • 10 gram cỏ ngươi
  • 10 gram dền gai
  • 10 gram tầm gửi

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị, để ráo nước
  • Phơi các nguyên liệu dưới trời nắng gắt cho đến khi khô
  • Cho các nguyên liệu vào ấm, thêm 1 lít nước lọc
  • Tiến hành sắc thuốc trong 30 phút để thu được 500ml nước thuốc
  • Tắt bếp và lọc lấy phần nước, không dùng bã
  • Chia nước thuốc thành 3 phần cho 3 lần uống mỗi ngày
  • Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc cho đến khi các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp được cải thiện.

Trong Đông y, cà gai leo có tính ấm, vị ngọt, hơi the, có tác dụng tán hàn, bài trừ phong thấp, tiêu đờm, giảm ho, tiêu độc và cầm máu. Bên cạnh đó loại thảo dược thiên nhiên này còn có tác dụng tiêu thũng, giảm viêm, cải thiện tình trạng sưng đỏ ở các khớp.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, hoạt chất Glycoalcaloid trong cà gai leo có tác dụng điều trị phong thấp, chữa các bệnh về gia, cầm máu, giảm cảm cúm. Ngoài ra glycoalcaloid, flavonoid, alcaloid cùng một số thành phần khác trong cà gai leo còn có tác dụng điều trị dị ứng, rắn cắn, say rượu…

Cách 1: Sử dụng cà gai leo giảm viêm, sưng và đau ở các khớp

Nguyên liệu:

  • 10 đến 20 gram rễ cà gai leo

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rễ cà gai leo
  • Cho nguyên liệu vào ấm, thêm 600ml nước lọc và tiến hành sắc thuốc
  • Sau 20 phút, lọc lấy nước thuốc và uống thuốc khi còn ấm nóng
  • Người bệnh uống nước sắc rễ cà gai leo mỗi ngày 1 lần để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Cách 2: Kết hợp cà gai leo với các nguyên liệu khác

Nguyên liệu:

  • 300 gram cà gai leo
  • 300 gram thổ phục linh
  • 300 gram cỏ xước
  • 80 gram lá lốt
  • 100 gram quế chi
  • Rượu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và phơi khô các nguyên liệu
  • Tán nhỏ và đựng nguyên liệu trong một bình thủy tinh
  •  Rót rượu vào bình cho đến khi ngập phần dược liệu
  • Đậy kín nắp và ngâm trong 10 ngày
  • Lấy 30ml rượu thuốc để uống. Uống từ 1 đến 2 lần/ ngày, liên tục trong 14 ngày để giảm các triệu chứng khó chịu.
Cách sử dụng cà gai leo giảm sưng, viêm và đau nhức xương khớp, cải thiện viêm khớp dạng thấp

Theo nghiên cứu, cây tần giao chứa nhiều thành phần hóa học có lợi, bao gồm Alkaloid, Glucoz, Gentianine, Gentanine A, B, C… Có tác dụng kháng viêm mạnh, tác dụng lên hệ thần kinh giúp an thần, giảm đau, chống choáng do dị ứng và kháng histamin. Bên cạnh đó Geniatine A còn có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, điều chỉnh đường huyết, thống phong, trị viêm khớp và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

Theo Y học cổ truyền, cây tần giao có tính bình, vị đắng, không độc, quy vào kinh Can, Đởm và Vị. Loại thảo dược thiên nhiên này có tác dụng trừ phong thấp, thanh hư nhiệt, hoạt lạc thư cân, dưỡng huyết bổ gan, lợi đại tiểu tiện. Đồng thời giúp điều hòa khí huyết và thư cân. Vì thế cây tần giao thường được sử dụng để trị phong thấp đau nhức, gân xương co quắp, nóng trong, đau nhức do viêm khớp dạng thấp.

Hướng dẫn cách kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp bằng cây tần giao

Nguyên liệu:

  • 12 gram tân giao
  • 10 gram bạch chi
  • 12 gram hán ngăn ngừa ký
  • 10 gram đào nhân
  • 10 gram hoàng bá
  • 10 gram hải phong đằng
  • 10 gram nhũ hương
  • 10 gram uy linh tiên
  • 8 gram xuyên khung
  • 8 gram độc hoạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu
  • Cho các nguyên liệu vào nồi chứa 1 lít nước
  • Tiến hành sắc thuốc
  • Chắt lấy nước thuốc, sau đó chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày
  • Uống thuốc khi còn ấm nóng
  • Người bệnh nên kiên trì uống 1 thang thuốc mỗi ngày để hạn chế đau và cải thiện các biểu hiện khác của bệnh.

Sử dụng rễ cây trinh nữ là một trong những cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam tốt nhất. Trong Đông y, cây trinh nữ có vị ngọt, tính hàn, chứa nhiều hoạt chất có khả năng chống viêm, giảm đau nhức và cải thiện triệu chứng viêm sưng do bệnh viêm khớp dạng thấp.

Trong Y học hiện đại, cây trinh nữ chứa flavonoid C-glycosides, alkaloid và các chất chống oxy hóa có tác dụng kháng khuẩn, giải độc, làm chậm quá trình lão hóa xương khớp. Ngoài ra terenoids, tannins, sterols, ethanesulfinic acid, propane sulfinic acid và nhiều thành phần khác trong loại thảo dược này còn có khả năng giảm viêm và giảm đau hiệu quả.

Hướng dẫn cách giảm đau nhức, chống viêm và cải thiện viêm khớp dạng thấp bằng rễ trinh nữ

Nguyên liệu:

  • 10 gram rễ cây trinh nữ
  • 1 củ sả
  • 10 gram rễ cây cỏ xước
  • 10 gram cây xoan leo.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu và để ráo nước
  • Cho các nguyên liệu vào chảo nóng và tiến hành sao vàng
  • Cho thuốc vào ấm chứa 600ml nước
  • Sắc thuốc cho đến khi còn 200ml nước thuốc
  • Chắt lấy nước thuốc, uống hết nước thuốc sau bữa ăn
  • Mỗi ngày uống 1 thang thuốc. Kiên trì sử dụng trong 2 tuần.
Cách giảm đau nhức, chống viêm và cải thiện viêm khớp dạng thấp bằng rễ cây trinh nữ

Cây đỗ trọng có tính ôn, vị ngọt, hơi cay, quy vào kinh Can và Thận. Loại thảo dược này có tác dụng bồi bổ can thận, tráng dương, điều trị đau lưng, đau khớp, đau đầu, chóng mặt do thận hư. Bên cạnh đó cây đỗ trọng còn có tác dụng điều trị rong kinh, thận hư, trụy thai, thai động.

Theo Y học hiện đại, cây đỗ trọng chữa các thành phần hóa học gồm geniposid, acid geniposidic, pino-resinol-diglucosi, ulmoprenol, loganin, acid chlorogenic, aucubin… Những thành phần này có tác dụng giảm đau, chống co giật, kháng viêm, giãn mạch, cầm máu và lợi tiểu. Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng hạ cholesterol và hạ áp.

Hướng dẫn cách sử dụng cây đỗ trọng cải thiện bệnh viêm khớp dạng thấp

Nguyên liệu:

  • 320 gram đỗ trọng
  • 320 gram đan sâm
  • 200 gram xuyên khung
  • 1 lít rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch đỗ trọng, đan sâm và xuyên khung
  • Để ráo nước và thái vụn các nguyên liệu
  • Cho các nguyên liệu vào bình thủy tinh, thêm rượu trắng
  • Đậy kín nắp, ngâm các nguyên liệu trong rượu khoảng 5 ngày
  • Mỗi ngày lấy từ 40 đến 60ml rượu trắng để uống 2 lần trong ngày
  • Người bệnh kiên trì sử dụng đỗ trọng, đan sâm và xuyên khung liên tục 10 ngày để cải thiện tình trạng.

Dùng cà tím giảm đau là biện pháp chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam hiệu quả. Biện pháp này có tác dụng giảm đau, giảm viêm và kiểm soát sự tiến triển của bệnh.

Theo Y học cổ truyền, cà tím có tính hàn, vị ngọt và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Loại thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, loại bỏ độc tố, phong đờm nhiệt tiêu thũng và giảm viêm ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra cà tím còn có tác dụng chữa tiểu ra máu, bồi bổ can thận, nâng cao sức khỏe tổng thể.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, cà tím chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và nhiều hoạt chất kháng viêm có tác dụng đẩy lùi bệnh viêm khớp dạng thấp, giảm đau nhức xương, cải thiện tình trạng co rút xương đau nhức. Bên cạnh đó thành phần trong cà tím còn có tác dụng nâng cao sức đề kháng và cải thiện khả năng chống bệnh.

Hướng dẫn cách dùng cà tím giảm đau, chữa viêm khớp dạng thấp

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

  • Ngâm và rửa cà tím cùng với nước muối pha loãng, rửa lại với nước sạch
  • Thái cà tím thành nhiều lát mỏng
  • Đun sôi 1 lít nước
  • Thêm cà tím vào nồi và đun thêm 5 phút
  • Tắt bếp, tiếp tục ngâm cà tím cho đến khi nước nguội hẳn
  • Chắt lấy nước thuốc và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
  • Uống 250ml nước thuốc trước bữa ăn, uống 3 lần mỗi ngày
  • Lấy lượng nước thuốc còn thừa [khoảng 50 – 100ml] hòa với 50ml dầu oliu. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Dùng hỗn hợp này thoa lên những khu vực có khớp bị sưng viêm, kết hợp với xoa bóp
  • Mỗi ngày xoa bóp 2 lần với nước sắc và dầu ô liu.
Dùng cà tím giảm đau – Cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam tốt nhất, được nhiều người áp dụng

Gừng là một loại nguyên liệu thiên nhiên thường được sử dụng trong những bài thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa, bệnh về đường hô hấp và xương khớp, trong đó có viêm khớp dạng thấp.

Theo Y học cổ truyền, gừng có tính ấm, vị cay và mùi thơm, có tác dụng làm ấm cơ thể, tán hàn, trừ thấp, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và giảm viêm hiệu quả. Bên cạnh đó loại thảo dược này còn có khả năng làm dịu tình trạng sưng và cứng khớp, giảm đau, hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp.

Theo Y học hiện đại, gừng chứa tinh dầu và nhiều thành phần có lợi gồm β – zingiberen, ar – curcumen, β – farnesen, các hợp chất alcol, α – camphen, β – phelandren, eucalyptol… Việc sử dụng những thành phần này có thể giúp người bệnh giảm viêm, giảm đau, cải thiện sưng tấy, hạn chế viêm khớp nhiễm khuẩn và nhiều tình trạng viêm nhiễm khác.

Cách 1: Sử dụng rượu gừng

Nguyên liệu:

  • 1 củ gừng tươi
  • 300ml rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Cạo bỏ vỏ và rửa sạch gừng
  • Thái gừng thành từng lát mỏng, đựng trong hũ thủy tinh
  • Thêm rượu vào hũ, đậy kín nắp
  • Thực hiện ngâm gừng trong rượu khoảng 3 ngày
  • Mỗi ngày lấy một ít rượu gừng thoa lên các khu vực bị đau
  • Thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng
  • Dùng rượu gừng xoa bóp 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 10 phút.

Cách 2: Uống trà gừng mật ong

Nguyên liệu:

  • 1 củ gừng tươi
  • 10ml mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Cạo bỏ vỏ và rửa sạch gừng
  • Thái gừng thành từng lát mỏng
  • Cho gừng vào ly thủy tinh, rót thêm 300ml nước nóng
  • Đậy kín nắp và ngâm gừng trong 20 phút
  • Thêm mật ong nguyên chất và khuấy đều
  • Uống trà gừng mật ong khi còn ấm nóng
  • Uống mỗi ngày 1 lần.

Cách 3: Chườm nóng với gừng, muối và hành tây

Nguyên liệu:

  • 1 củ gừng
  • 1 củ hành tây
  • 50 gram muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch gừng và hành tây, thái mỏng hoặc đập dập
  • Sao nóng gừng, hành tây và muối trong 10 phút
  • Để nguyên liệu nguội bớt và đựng trong một túi vải
  • Buộc chặt túi vải và chườm lên vị trí đang bị đau
  • Đợi túi vải nguội thì rang nóng nguyên liệu và chườm thêm một lần nữa
  • Chườm nóng với gừng, muối và hành tây mỗi ngày 2 lần. Sau 5 ngày áp dụng, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.

Lưu ý:

  • Không sử dụng gừng cho những người bị nóng trong.
Cách uống trà gừng hoặc kết hợp gừng với các nguyên liệu khác giúp cải thiện bệnh viêm khớp dạng thấp

Bài thuốc ĐẶC TRỊ viêm khớp dạng thấp Quốc dược Phục cốt khang là thành quả nghiên cứu nhiều của đội ngũ bác sĩ Y học cổ truyền giàu kinh nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc được kế thừa và nghiên cứu hoàn thiện từ phương thuốc chữa đau xương bí truyền của người Tày – Tây Bắc, kết hợp cùng Y pháp bậc thầy của danh y Hải Thượng Lãn Ông cùng hàng chục bài thuốc bí truyền.

Quốc dược Phục cốt khang – Bài thuốc xương khớp đầu tiên được nghiên cứu chuyên sâu, bài bản của YHCT

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được mệnh danh là “Quốc bảo nước Nam” đặc trị mọi thể bệnh viêm khớp dạng thấp và các bệnh xương khớp khác với nhiều ưu điểm vượt trội:

Công thức thuốc HOÀN CHỈNH “3 trong 1” đặc trị viêm khớp dạng thấp dứt điểm sưng – nóng – đỏ -đau

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp HOÀN CHỈNH bởi công thức “Kiềng ba chân – 3 TRONG 1” kết hợp cùng lúc ba nhóm thuốc mang đến hiệu quả toàn diện: BỔ THẬN – GIẢI ĐỘC – ĐẶC TRỊ tạo thành ba mũi nhọn: Giải quyết GỐC RỄ CĂN NGUYÊN gây bệnh, LOẠI BỎ hoàn toàn TRIỆU CHỨNG, TÁI TẠO sụn khớp, PHỤC HỒI xương khớp.

  • Quốc dược Bổ thận hoàn: Bổ tạng thận, giúp lưu thông kinh lạc, kiện tỳ, bổ huyết, lưu thông khí huyết, mạnh gân cốt.
  • Quốc dược Giải độc hoàn: Khu phong, trừ tà, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau.
  • Quốc dược Phục cốt hoàn đặc trị viêm khớp dạng thấp: Bổ sung dưỡng chất, giúp tái tạo, phục hồi chức năng sụn khớp, địa đệm, làm chậm quá trình lão hóa, thoái hóa xương khớp.

Bảng thành phần nổi bật kết hợp hơn 50 vị thuốc xương khớp tốt bậc nhất

Bảng thành phần bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được phối chế từ hơn 50 thảo dược ĐẶC TRỊ xương khớp với khả năng điều trị DỨT ĐIỂM đau nhức, TÁI TẠO và phục hồi cột sống. 5 chủ dược được xem là “bí dược” trong bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang phải kể đến như: Cây huyết đằng [huyết rồng], Lịn tưa, Thau Pinh, Kha khếp, Cây tào đông, Phác kháo cài, Thau pú lùa và nhiều vị thuốc quý hiếm khác như Ngưu tất, Hầu vĩ tóc,Bồ công anh, Kim ngân cành, Tầm gửi, Thiên niên kiện…

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang sử dụng nguồn dược liệu SẠCH 100% từ vườn thuốc Nam đạt chuẩn GACP-WHO của Thuốc dân tộc. Quốc dược Phục quốc khang cam kết an toàn, không tác dụng phụ, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng, các vị thuốc được gia giảm linh hoạt tùy theo thể bệnh viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, Quốc dược Phục cốt khang còn sở hữu tính năng ưu việt nhờ dạng bào chế tiện lợi, hấp thu nhanh, dễ dàng sử dụng và bảo quản.

Khắc phục nhược điểm “dục tốc bất đạt”, tập trung điều trị triệu chứng trong Tây y, Quốc dược Phục quốc khang điều trị viêm khớp dạng thấp tập trung vào nguyên nhân gây bệnh, theo cơ chế CHẬM mà CHẮC, giải quyết tận gốc căn nguyên phát bệnh, điều trị dứt điểm, bồi dưỡng cơ thể, ngăn ngừa bệnh tái phát qua từng giai đoạn.

  • GIAI ĐOẠN 1 – ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM CĂN NGUYÊN, KHÁNG VIÊM, GIẢM ĐAU.
  • GIAI ĐOẠN 2 – LÀM LÀNH TỔN THƯƠNG, TÁI TẠO SỤN KHỚP.
  • GIAI ĐOẠN 3 – PHỤC HỒI, NGĂN NGỪA TÁI PHÁT.  

Xem ngay: Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị viêm đau khớp DẬP TẮT sưng – nóng – đỏ – đau

Bên cạnh bài thuốc uống Quốc dược Phục cốt khang, Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp các liệu pháp YHCT giúp tăng cường hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị như: Xoa bóp giảm đau với cồn thảo dược, vật lý trị liệu, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và bài tập khoa học.

Phụ trách chuyên khoa xương khớp tại Trung tâm Thuốc dân tộc là Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Nguyên PGĐ Trung tâm CNC Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. 95% trong tổng số hàng ngàn người bệnh hết đau nhức, phục hồi vận động sau 2-3 tháng sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang. Rất nhiều người bệnh phản hồi tích cực về hiệu quả bài thuốc.

Xem ngay: Phản hồi của người bệnh về hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Chị Bùi Ngọc Bích [51 tuổi] là giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh bị bệnh viêm đa khớp gây viêm, đau nhức, sưng đỏ, cứng khớp kéo dài trên các ngón tay, bàn tay, khớp gối. Nhờ bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, chị Bích đã kiểm soát được tình trạng đau nhức, sưng đỏ và vận động linh hoạt trở lại.

Lắng nghe chi tiết phản hồi của chị Bích về hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang qua Video sau:

Bệnh nhân viêm khớp mãn tính nhiều năm, phục hồi vận động sau khi sử dụng thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc

Đó là trường hợp ông Nguyễn Văn Dũng [Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh] bị viêm khớp mãn tính đã nhiều năm nay khiến việc đi lại gặp khó khăn và ảnh hưởng đến sức khỏe. Ông Dũng tìm đến Trung tâm Thuốc dân tộc khi thấy nhiều người chữa thành công bệnh xương khớp và cho phản hồi tốt. Sau khi thăm khám và điều trị bằng thuốc Y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc, ông Dũng đã chấm dứt tình trạng đau nhức.

Mời bạn đọc xem thêm phản hồi chi tiết của bệnh nhân Nguyễn Văn Dũng:

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang sẽ được bác sĩ gia giảm và kê đơn sau khi thăm khám. Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí 24/7.

Thông tin liên hệ:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

GỌI NGAY HOTLINE ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ NHANH NHẤT

Xương khớp Đỗ Minh là bài thuốc Nam gia truyền 150 năm của nhà thuốc Đỗ Minh Đường NỔI TIẾNG chữa viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Dựa trên nền tảng y lý, y trị cùng kinh nghiệm bốc thuốc chữa bệnh cứu người hàng trăm năm, các lương y dòng họ Đỗ Minh đã khéo léo kết hợp từ hơn 50 vị thuốc Nam quý giá để mang đến cho người bệnh bài thuốc công hiệu nhất.

Thay vì chỉ một phương thuốc duy nhất, các lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã cải tiến, tổng hòa các thành phần thảo dược trong 5 bài nhỏ ở mỗi liệu trình. Mỗi 1 phương thuốc đảm nhiệm công dụng khác nhau giúp mang đến hiệu quả chuyên sâu, toàn diện nhất cụ thể:

  • Thuốc đặc trị viêm khớp dạng thấp
  • Thuốc Bổ gan giải độc
  • Thuốc Kiện tỳ ích tràng
  • Thuốc Hoạt huyết bổ thận
  • Thuốc xoa bóp

XEM NGAY: Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh – Tinh hoa y học cổ truyền từ thế kỷ XIX

Đặc biệt, hơn 90% thảo dược có trong bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh được thu hái trực tiếp từ hệ thống chuyên canh hữu cơ dược liệu sạch do chính đơn vị này xây dựng, đạt chuẩn quốc tế GACP-WHO. Số ít còn lại là những thảo dược quý hiếm được nhà thuốc thu mua lại từ những người dân bản địa đi rừng lâu năm. Do đó, bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp của Đỗ Minh Đường đảm bảo an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.

Lương y Đỗ Minh Tuấn – Truyền nhân đời thứ 5, Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết: “Lắng nghe nguyện vọng của người bệnh, ngoài thang thuốc sắc truyền thống, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ sắc sẵn thành cao khi bệnh nhân có yêu cầu. Với dạng thuốc này người bệnh không cần đun sắc phức tạp mà sử dụng trực tiếp, hòa thuốc với nước ấm. Thuốc vẫn đảm bảo tối đa dược tính, thẩm thấu nhanh vào dạ dày, rất dễ uống và dễ mang theo.”

Bệnh cạnh đó, để tăng hiệu quả điều trị, khi điều trị viêm khớp dạng thấp tại Đỗ Minh Đường người bệnh sẽ được kết hợp xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt và tư vấn chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học theo hướng dẫn của các lương y. 

ĐỪNG BỎ LỠ: Dứt điểm thoái hóa khớp gối, viêm đa khớp nhờ phác đồ điều trị “3 trong 1” tại Đỗ Minh Đường

Kết quả thực tế cho thấy, hàng ngàn người bệnh đã điều trị thành công các bệnh lý xương khớp tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường, trong đó có cả nghệ sĩ Xuân Hinh. Cụ thể:

  • 75,4% [tương đương 377 bệnh nhân] phục hồi, dứt điểm các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp sau 2 – 3 tháng điều trị [thường là các trường hợp bị đau nhức, viêm sưng khớp nhẹ].
  • 21,8% [tương đương 109 bệnh nhân] điều trị dứt điểm bệnh sau từ 4 – 6 tháng [chủ yếu là các trường hợp bị viêm khớp, thoái hóa giai đoạn mãn tính, lâu năm]
  • 2,8% [tương đương 14 bệnh nhân] không đạt kết quả như mong muốn, do không tuân thủ theo đúng chỉ dẫn, chế độ sinh hoạt, làm việc thiếu khoa học…

Để sớm thoát khỏi cơn đau xương khớp hành hạ, đừng ngần ngại liên hệ ngay tới nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường để được chuyên gia tư vấn và thăm khám MIỄN PHÍ:

Khi chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn:

  • Trước khi chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc để lựa chọn loại dược liệu phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về việc kiểm soát viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam.
  • Không nên sử dụng các bài thuốc nam dạng uống song song với thuốc tây để tránh tình trạng tương tác gây nguy hiểm.
  • Các cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam thường cho hiệu quả chậm. Vì thế người bệnh cần kiên trì sử dụng dược liệu trong nhiều ngày, tránh điều trị ngắn quản.
  • Tùy thuộc vào yếu tố cơ địa, việc điều trị bằng thuốc nam thường mang đến hiệu quả khác nhau ở mỗi đối tượng.
  • Thực tế cho thấy, những cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam không phù hợp với trường hợp nặng, các khớp sưng to và đau nhức nghiêm trọng. Đối với trường hợp này, người bệnh nên dùng thuốc tây hoặc sử dụng các cách điều trị khác theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Cách dùng thuốc nam chữa viêm khớp dạng thấp chỉ phù hợp với trường hợp nhẹ, bệnh nhân sử dụng với mục đích giảm triệu chứng hoặc hạn chế các đợt viêm cấp của bệnh.
  • Nếu các triệu chứng không giảm sau 10 ngày điều trị bằng thuốc nam hoặc xuất hiện các biểu hiện bất thường như ngứa, dị ứng… người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc và gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách chữa bệnh hiệu quả hơn.
  • Mặc dù có khả năng cải thiện các triệu chứng nhưng các cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam không thể thay thế hoàn toàn đơn thuốc của bác sĩ.
  • Người bệnh cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
  • Nên sử dụng thuốc nam kết hợp với chế độ luyện tập và ăn uống đều độ để tăng hiệu quả giảm bệnh.

Trên đây là danh sách 10 cây thuốc nam chữa viêm khớp hiệu quả được người bệnh tin dùng . Tùy thuộc vào từng tình trạng, người bệnh nên xem xét và sử dụng các loại thảo dược phù hợp. Từ đó giúp giảm đau, viêm, sưng đỏ khớp, đồng thời sớm kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp.

NHẮN TIN CHIA SẺ VẤN ĐỀ VIÊM KHỚP GẶP PHẢI – BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Tham khảo thêm:

Video liên quan

Chủ Đề