Bài tập lớn tâm lý học đại cương

AMBIENT

ADSENSE

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

YOMEDIA

Đang xử lý...

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

ĐỀ BÀI: Tư duy: khái niệm, đặc điểm của tư duy và ứng dụng các đặc điểm của tư duy trong cuộc sống và trong học tập.



Muốn nhận thức và cải tạo thế giới khách quan có hiệu quả, con người không thể dừng lại ở các quá trình cảm giác, tri giác, mà phải chuyển qua một mức độ nhận thức cao hơn, đó là tư duy. Bởi vì chỉ có tư duy trừu tượng mới giúp con người hiểu được các thuộc tính, các quan hệ bên trong, mới nắm được bản chất, quy luật phát triển của sự vật. Từ đó mới có phương hướng, biện pháp đúng đắn cải tạo thế giới khách quan.

Trong cuộc sống và trong học tập, tư duy có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Tư duy giúp cho con người nhận thức được các quy luật khách quan, trên cơ sở đó có thể chủ động đề ra kế hoạch, biện pháp để giải quyết vấn đề. Người có tư duy tốt thường tốn ít thời gian hơn và đạt được nhiều thành tựu trong học tập cũng như công việc. Không chỉ vậy, tư duy còn giúp con người lĩnh hội được tri thức, văn hóa xã hội, xây dựng nên nhân cách của con người.

Chính vì tư duy có vai trò quan trọng như vậy, nên sau đây em xin trình bày đề tài tiểu luận: “Tư duy: khái niệm, đặc điểm của tư duy và ứng dụng các đặc điểm của tư duy trong cuộc sống và trong học tập.”

I. Cơ sở lý thuyết

1. Khái niệm tư duy

Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.

Quá trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn, từ khi cá nhân gặp những tình huống có vấn đề và nhận thức được vấn đề, đến khi vấn đề đó được giải quyết. Đó là các giai đoạn: xác định vấn đề và biểu đạt; xuất hiện các liên tưởng; sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết; kiểm tra giả thuyết; giải quyết nhiệm vụ tư duy.

Tư duy là một mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác. Nếu cảm giác và tri giác mới chỉ phản ánh được những thuộc tính bên ngoài, những mối liên hệ bên ngoài của sự vật, hiện tượng thì tư duy phản ánh thuộc tính bên trong, bản chất của sự vật, hiện tượng.

2. Đặc điểm của tư duy

          Tư duy có các đặc điểm cơ bản: tính có vấn đề, tính gián tiếp, tính trừu tượng và tính khái quát hóa, tư duy gắn liền với ngôn ngữ và tư duy liên hệ với nhận thức cảm tính.

a] Tính “có vấn đề” của tư duy

          Tư duy chỉ nảy sinh khi chúng ta gặp tình huống “có vấn đề”. Tình huống “có vấn đề” là tình huống chưa có đáp số nhưng đáp số đã tiềm tàng bên trong, tình huống chứa điều kiện giúp ta tìm ra đáp số đó.

Tính có vấn đề là tính chất cơ bản và quan trọng nhất của quá trình tư duy. Không có hoàn cảnh “có vấn đề” thì quá trình tư duy không thể hình thành và phát triển. Vấn đề nảy sinh sẽ là động lực thôi thúc con người tư duy để tìm cách giải quyết hiệu quả hơn. Đặc biệt là đối với những tình huống có vấn đề phù hợp, người giải quyết có nhận thức đầy đủ, có năng lực và nhu cầu giải quyết thì sẽ thúc đẩy khả năng tư duy nhanh chóng giải quyết vấn đề.

          Nhưng không phải tình huống có vấn đề nào cũng kích thích được hoạt động tư duy. Muốn kích thích ta tư duy thì tình huống có vấn để phải được cá nhân nhận thức đầy đủ, được chuyển thành nhiệm vụ tư duy của cá nhân. Nghĩa là cá nhân xác định được cái gì đã biết, đã cho và cái gì chưa biết, cần phải tìm và có nhu cầu tìm kiếm nó.

b] Tính gián tiếp của tư duy

          Tư duy của con người mang tính gián tiếp. Điều đó thể hiện ở chỗ, trong quá trình tư duy con người sử dụng các phương tiện công cụ khác nhau để nhận thức sự vật, hiện tượng mà không thể trực tiếp tri giác. Sở dĩ có thể nhận thức được gián tiếp vì giữa các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ mang tính quy luật.

          Mặt khác tư duy được phản ánh bằng ngôn ngữ nên tư duy phản ánh gián tiếp. Đây là một loại phương tiện nhận thức đặc thù của con người. Ví dụ: hệ thống ký hiện, phạm trù khái niệm…

          Nhờ có tính gián tiếp mà tư duy của con người đã mở rộng giới hạn khả năng nhận của con người. Con người không chỉ nhận thức được những gì diễn ra trong hiện tại mà còn nhận thức được cả quá khứ và tương lai.

c] Tính trừu tượng và khái quát hóa của tư duy

Tư duy không chỉ hướng vào cái riêng mà còn hướng vào cái chung, cơ bản, mối liên hệ, quan hệ mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng.

Tư duy phản ánh khái quát có nghĩa là phản ánh bằng khái niệm, bằng quy luật, bằng những nguyên lí, nguyên tắc chung, phạm trù,…

Tính trừu tượng và khái quát gắn liền với các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận,… Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cụ thể, cá biệt, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật, hiện tượng rồi trên cơ sở đó mà khái quát các sự vật, hiện tượng riêng lẻ khác nhau nhưng có chung những thuộc tính bản chất thành một nhóm, một loại, một phạm trù.

Nhờ có đặc điểm này mà con người không chỉ giải quyết được những nhiệm vụ hiện tại mà còn có thể giải quyết được những nhiệm vụ của tương lai, trong khi giải quyết nhiệm vụ cụ thể vẫn có thể sắp xếp nó vào một nhóm, một loại, một phạm trù để có những quy tắc, những phương pháp giải quyết tương tự.

d] Tư duy gắn liền với ngôn ngữ

          Đây là một trong những đặc điểm khác biệt cơ bản giữa tâm lý người và tâm lý động vật. Tâm lý động vật bao giờ cũng dừng lại ở tư duy hành động trực quan, không có khả năng vượt ra khỏi phạm vi đó. Ngôn ngữ đã làm cho tư duy người mang tính gián tiếp, tính trừu tượng và khái quát.

          Mối liên hệ giữa tư duy và ngôn ngữ là mối liên hệ biện chứng. Tư duy không thể tồn tại dưới bất kì hình thức nào khác ngoài ngôn ngữ. Bất kỳ ý nghĩa, tư tưởng nào cũng đều nảy sinh, phát triển, gắn liền với ngôn ngữ. Đó là mối liên hệ giữ nội dung và hình thức. Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con người không thể diễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy [khái niệm, phán đoán…] cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận.

Ngôn ngữ cố định lại kết quả của tư duy, là phương tiện biểu đạt kết quả tư duy, do đó có thể khách quan hóa kết quả tư duy cho người khác và cho bản thân chủ thể tư duy. Ngược lại, nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những chuỗi âm thanh vô nghĩa. Tuy nhiên, ngôn ngữ không phải là tư duy mà chỉ là phương tiện của tư duy. 

Ngôn ngữ của chúng ta ngày nay là kết quả của quá trình phát triển tư duy lâu dài trong lịch sử phát triển của nhân loại, do đó ngôn ngữ luôn thể hiện kết quả tư duy của con người.

e] Tư duy liên hệ với hoạt động nhận thức cảm tính

          Tư duy bao giờ cũng liên hệ mật thiết với hoạt động nhân thức cảm tính tức là với cảm giác, tri giác, biểu tượng. Hoạt động nhận thức cảm tính là “cửa ngõ”, là kênh duy nhất, qua đó tư duy liên hệ với thế giới ngoài. Tư duy thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính, trên cơ sở nhận thức cảm tính mà nảy sinh tình huống “có vấn đề”. Ngược lại, tư duy cũng ảnh hưởng đến nhận thức cảm tính, đó là làm cho khả năng cảm giác của con người tinh vi, nhạy cảm hơn và làm cho tri giác của con người mang tính lựa chọn, tính ý nghĩa.

II. Ứng dụng các đặc điểm của tư duy trong học tập và cuộc sống

1. Tính có vấn đề

Như đã trình bày ở trên, tính có vấn đề là điều kiện tiên quyết để xuất hiện và hình thành nên tư duy. Vì vậy, trong học tập và trong cuộc sống, muốn phát triển tư duy thì ta cần phải thường xuyên tự đặt mình vào các tình huống có vấn đề. Có như vậy thì ta mới có hứng thú, có động lực để đi giải quyết vấn đề đó.

Ví dụ như, trong thời gian dịch Covid-19 hoành hành như hiện nay, rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn là một trong những biện pháp phòng tránh dịch bệnh hữu hiệu nhất. Nhưng với nhu cầu về nước rửa tay tăng cao, dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng, không dễ gì để có thể mua được một lọ nước rửa tay cho gia đình mình. Trong trường hợp này, ta có thể tự đặt ra câu hỏi cho mình rằng: Tại sao ta không tự điều chế dung dịch nước rửa tay bằng những thành phần dễ kiếm hơn? Sau khi quyết định rằng sẽ tự mình điều chế dung dịch nước rửa tay, ta phải nhớ lại các kiến thức hóa học đã học ở cấp 3 xem dung dịch nước rửa tay gồm những thành phần gì, cần các dụng cụ nào, các bước điều chế như thế nào, rồi mua nguyên liệu ở đâu… Khi đó, tư duy được hình thành ở trong đầu ta.

Trong học tập, đi kèm với việc chú ý lắng nghe bài giảng của thầy cô và ghi chép, học thuộc bài, mỗi sinh viên cần phải luôn luôn đặt ra câu hỏi về bài học rồi tìm cách trả lời các câu hỏi đó. Có như vậy thì mới có thể nắm chắc kiến thức bài học.

Ví dụ như sau khi học về chế định Quốc hội trong môn Luật Hiến pháp, ta có thể đặt ra câu hỏi là Quốc hội của Việt Nam có gì khác so với nghị viện của Mĩ, hay tại sao ở Việt Nam lại không quy định Đại biểu Quốc hội phải hoạt động chuyên nghiệp, không được kiêm nhiệm? Trên cơ sở đó, dựa vào các kiến thức đã được học và tài liệu tra cứu được, ta có thể trả lời được các câu hỏi đặt ra. Có như vậy, ta càng hiểu sâu, hiểu rõ hơn về vấn đề đã được học.

Tuy nhiên, không phải lúc nào xuất hiện tình huống có vấn đề thì tư duy cũng xuất hiện. Khi tình huống có vấn đề vượt quá khả năng nhận thức và tư duy của mỗi người thì người ta thường không có nhu cầu giải quyết vấn đề đó.

Ví dụ như bạn A là một sinh viên Luật năm nhất, chưa được học Luật Doanh nghiệp, nhưng lại được hỏi công ty cố phần và công ty trách nhiệm hữu hạn khác nhau như thế nào. Như vậy, bạn A không hề có kiến thức về lĩnh vực đó nên bạn A không thể trả lời câu hỏi này được. Nội dung câu hỏi này nằm ngoài khả năng nhận thức của bạn A. Trong trường hợp này, ta thường có xu hướng bỏ qua câu hỏi và câu hỏi này không giúp ta tăng khả năng tư duy.

Như vậy, muốn tăng khả năng tư duy, ta cần phải đặt ra những câu hỏi, tình huống có vấn đề phù hợp, nằm trong khả năng nhận thức của bản thân. Trong học tập, khi làm các bài tập, nên luyện từ từ theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, nắm chắc kiến thức cơ bản, tránh trường hợp nóng vội, làm ngay những bài khó dẫn đến nản lòng, thoái chí. Trong quá trình giảng dạy, các thầy/cô giáo cần thường xuyên tương tác với học sinh, đặt ra những câu hỏi phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, sinh viên để kích thích sự tư duy trong học viên.

Trong cuộc sống, trong quá trình giao tiếp với người khác, ta cần tìm hiểu xem họ có kiến thức về lĩnh vực nào để có thể lựa chọn chủ đề giao tiếp cho phù hợp, tránh trường hợp đặt ra những câu hỏi hoặc nói về những vấn đề người đó không hề hay biết.

2. Tính gián tiếp

          Tư duy của con người không phản ánh thế giới một cách trực tiếp mà phản ánh thế giới một cách gián tiếp.

          Ví dụ như, trong thời gian học online vừa rồi, mặc dù giảng viên và sinh viên không gặp mặt trực tiếp nhưng giảng viên vẫn có thể biết được sinh viên có tham gia học tập đầy đủ hay không, trong giờ học có tích cực hay không thông qua bảng số liệu số người tham gia buổi học và khung tin nhắn chat.

Hay như, dạo gần đây, chúng ta không hề ra khỏi nhà nhưng thông qua ti vi ta vẫn biết được tình hình dịch bệnh ở khắp nơi trên thế giới, mỗi ngày có thêm bao nhiêu ca nhiễm covid-19 mới, có nhiêu ca tử vong, bao nhiêu ca khỏi bệnh...

          Nhờ có tính gián tiếp của tư duy, trong cuộc sống hàng ngày ta có thể đưa ra nhiều dự tính, dự đoán cho tương lai.

          Ví dụ, hàng ngày bạn A có tiết học vào ca 1 buổi sáng và bạn A phải đến trường vào lúc 7 giờ sáng. Nhà bạn A cách trường 4 km và bạn A hàng ngày đi xe bus đến trường. Để không bị muộn giờ học, bạn A sẽ phải tìm hiểu xem hàng ngày mấy giờ xe bus sẽ đi qua điểm dừng, mất thời gian bao lâu để đi từ nhà đến trường, tình trạng tắc đường hàng ngày thế nào. Muốn đo được thời gian này, bạn A không thể cảm nhận trực tiếp dựa trên cảm giác, tri giác mà nhận thức gián tiếp thông qua dụng cụ đo là đồng hồ. Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được, bạn A sẽ tính toán xem nên rời nhà lúc mấy giờ để tiết kiệm thời gian nhất và không bị trễ giờ học.

          Như vậy, muốn tăng khả năng tư duy, chúng ta cần không ngừng học hỏi thông qua việc rèn luyện thói quen đọc sách và xem tin tức hàng ngày. Điều này đặc biệt cần thiết, nhất là đối với các bạn sinh viên trường Luật. Sách là kết tinh của tinh hoa tri thức của mỗi tác giả, vì vậy khi đọc sách là khi ta tiếp thu được tri thức của nhân loại, rồi qua quá trình tư duy, ta biến tri thức đó thành tri thức của ta, đem áp dụng nó vào để tư duy các vấn đề xảy ra trong thực tiễn cuộc sống. Việc xem tin tức hàng ngày cũng giúp ta nâng cao hiểu biết về các vấn đề của xã hội đang diễn ra từng ngày xung quanh mỗi chúng ta. Từ đó giúp ta hiểu rõ hơn về sự vận động của xã hội để áp dụng vào tư duy giải quyết các vấn đề.

3. Tính trừu tượng và khái quát hóa

Video liên quan

Chủ Đề