Bài giảng Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Tải word giáo án: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

1. Kiến thức

- Nắm được mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng

- Biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận.

3. Thái độ

- Ý thức học tập bộ môn nghiêm túc

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

- Hãy nêu cách nhận biết một đề văn nghị luận? Cho ví dụ một đề văn nghị luận và xác định yêu cầu của đề đó.

- Muốn lập ý cho đề văn nghị luận ta phải làm gì?

3. Bài mới

- Với VB tự sự, miêu tả, biểu cảm…trước khi làm bài, người viết phải tìm hiểu kĩ đề bài và yêu cầu của đề, yêu cầu đề. Với văn nghị luận cũng vậy. Tuy nhiên yêu cầu của bài nghị luận có những đặc điểm riêng.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HD tìm hiểu mối quan hệ giữa bố cục và lập luận:

H: Em hãy cho biết bố cục trong các bài văn là gi?

* Giáo viên gọi một học sinh đọc văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận:

* Bố cục:Là sự bố trí, sắp xếp các phần các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí

* Trong văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

H: Bài có mấy phần? Mỗi phần phần có mấy đoạn? mỗi đoạn có những nội dung và chức năng gì?

1. Bố cục: 3 phần

- Mở bài: Đặt vấn đề

C1: Nêu vấn đề trực tiếp

C2: Khẳng định giá trị vấn đề

C3: So sánh, mở rộng và xác định phạm vi biểu hiện nổi bật của vấn đề trong cuộc kháng chiến chống xâm lược.

- Thân bài: Chứng minh lòng yêu nước:

+ Lòng yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ.

C1: Giới thiệu khái quát và chuyển ý

C2: Liệt kê dẫn chứng - xác định tình cảm thái độ.

C3: Xác định tình cảm, thái độ: ghi nhớ công lao

+ Trong thực tế cuộc kháng chiến chống Pháp hiện tại [5 câu]:

C1: Khái quát, chuyển ý

C2, 3, 4: Liệt kê dẫn chứng theo các bình diện, các mặt khác nhau. Kết nối dẫn chứng bằng cặp QHT: Từ … đến.

C5: Khái quát nhận định, đánh giá

- Kết bài: [4 câu]:

C1: So sánh khái quát giá trị của tinh thần yêu nước

C2,3: Hai biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước

C4: Xác định trách nhiệm, bổn phận của chúng ta

* Toàn đoạn gồm 15 câu.

Câu1- Nêu vđ.

Câu 15 xác định nhiệm vụ cho mọi người trên cơ sở hiểu sâu sắc, tự nguyện

Tác giả dùng 14 câu làm rõ vấn đề.

=> đó là bố cục và lập luận

CH:Nhắc lại lập luận là gi?

CH: Qua sơ đồ em có nhận xét gì cách lập luận của bài văn?

2. Các phương pháp lập luận trong bài:

- Hàng ngang 1: quan hệ nhân - quả

Hàng ngang 2: quan hệ nhân - quả

Hàng ngang 3: Tổng - phân - hợp

Hàng ngang 4: Suy luận tương đồng

- Hàng dọc 1: suy luận tương đồng theo thời gian.

Hàng dọc 2: suy luận tương đồng theo thời gian

Hàng dọc 3: Quan hệ so sánh, nhân quả, suy lý

- Cách lập luận: Đi từ luận điểm

=> luận điểm chứng

=> kết luận tạo ra một mối quan hệ rết chặt chẽ, hàm chứa một sự thống nhất trong suy luận, đi từ khả năng

=> hiện thực, từ quá khứ đến hiện tại

CH:Từ bài tập trên hãy chỉ ra bố cục và lập luận có mối quan hệ như thế nào?

3.Kết luận:

*Ghi nhớ: SGk/31

HĐ2. HD tìm hiểu mối quan hệ giữa bố cục và lập luận:

Giáo viên gọi học sinh đọc bài văn và câu hỏi?

H:Bài văn nêu lên tư tưởng nào?Tư tưởng ấy được thực hiện ở những luận điểm nào?

II.Luyện tập:

a.Luận điểm chính:

- Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.

-Tư tưởng ấy được thể hiện ở những luận điểm sau [ điểm nhỏ]

CH:Tìm những câu văn mang luận điểm?

Giáo viên cho học sinh tìm và nhận xét.

+ Ở đời có nhiều người đi học những ít ai biết học cho thành tài.

+ Nếu không có công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu.

+ Chỉ có thầy giỏi thì mới đào tạo được trò giỏi.

CH: Bài có bố cục mấy phần?hãy cho biết cách lập luận được sử dụng ở trong bài?

b. Bố cục: 3 phần

- Mở bài: ở đời có nhiều…. thành tài

- Kết bài: Đoạn còn lại

- Mỗi đoạn có một cách lập luận riêng.

+ Đoạn 1:Theo quan hệ tương phản “ nhiều người -– ít ai”

+ Đoạn 2: mượn câu chuyện của L. Đơ-vanh-xi làm dẫn chứng minh hoạ cho luận điểm trong phần kết luận.

+ Đoạn 3: Lập luận theo quan hệ nhân quả.

4. Củng cố, luyện tập

CH: Chỉ ra mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận.

CH: Chỉ ra một bố cục của một bài văn nghị luận và các phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ SGK

- Chuẩn bị bài mới:

- Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 7 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Lượt xem: 85

Lượt xem: 82

Lượt xem: 125

Lượt xem: 561

Lượt xem: 1560

§ VI/ Luyện tập

§ 1. Bài 1 : Yêu cầu tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận :

§ - Luận điểm của lập lập : Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú và đa dạng.

§ - Luận cứ của lập luận:

§ + Luận cứ lý lẽ : Chủ nghĩa nhân đạo thể hiện ở lòng thương người; lên án tố những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người ; khẳng định, đề cao con người

Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 10 - Lập luận trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ

Tiết 87-Làm văn LẬP LUẬN trong văn nghị luận 1/ Tìm hiểu ngữ liệu : * Đọc đoạn văn trích trong “Thư lại dụ Vương Thông” của Nguyễn Trãi và xác định : - Đích của lập luận : chỉ giặc Minh không hiểu thời thế, lại dối trá thì không thể nói việc binh.- Các luận cứ đều là lý lẽ : +Xuất phát từ chân lý tổng quát : “người dùng binh giỏi là ở chỗ biết thời thế”. +Suy ra hệ quả : “được thời có thế thì biến mất làm còn,mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu” là cơ sở khẳng định bọn giặc Minh không hiểu thời thếnên cầm chắc thất bại. 2/ Khái niệm về lập luận [ sgk phần ghi nhớ ] I/ Khái niệm về lập luận : 1/Tìm hiểu ngữ liệu : * Đọc bài “Chữ ta” của Hữu Thọ và xác định :- Vấn đề cần lập luận : Vai trò của Chữ ta trong thời hội nhập [ thời “mở cửa”].- Các luận điểm cơ bản: + Tiếng nước ngoài đang lấn lướt tiếng Việt trong lĩnh vực quảng cáo.+ Tiếng nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực báo chí không hợp lý, gây thiệt thòi cho người đọc.II/ Cách xây dựng lập luận : - Các luận cứ cho từng luận điểm : * Luận cứ làm rõ luận điểm 1: + Cách sử dụng chữ nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo ở Xơ-un [ Hàn Quốc]. +Cách sử dụng chữ nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam. * Luận cứ làm rõ luận điểm 2: + Cách sử dụng tiếng nước ngoài trong báo chí ở Hàn Quốc. +Cách sử dụng tiếng nước ngoài trong báo chí ở Việt Nam.=> đều là những luận cứ thực tế “ mắt thấy tai nghe” của người viết. * Phương pháp lập luận trong 2 ngữ liệu : -Lập luận trong đoạn văn “Thư lại dụ Vương Thông” là theo phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân quả. - Lập luận trong “Chữ ta” theo phương pháp quy nạp và so sánh đối lập. 2. Căn cứ để xây dựng lập luận :Luận điểm, luận cứ , luận chứng.3. Các bước xây dựng lập luận: -Xây dựng luận điểm.-Xây dựng luận cứ.-Xây dựng luận chứng.VI/ Luyện tập 1. Bài 1 : Yêu cầu tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận : - Luận điểm của lập lập : Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú và đa dạng. - Luận cứ của lập luận: + Luận cứ lý lẽ : Chủ nghĩa nhân đạo thể hiện ở lòng thương người; lên án tố những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người ; khẳng định, đề cao con người III/ Ghi nhớ [ sgk ]+ Các luận cứ thực tế khách quan : liệt kê các tác phẩm cụ thể giàu tính nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam từ văn học Phật giáo thời Lý đến các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kỷ XVIII- giữa thế kỷ XIX. -Phương pháp lập luận : quy nạp

File đính kèm:

  • 29. Lap luan trong van nghi luan.ppt

Video liên quan

Chủ Đề