Bác sĩ có được phẫu thuật cho người nhà không

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Bùi Hạnh Tâm - Khoa Gây mê hồi sức & Điều trị đau, Bệnh viện Vinmec Times City

Trước bất cứ một ca mổ hay thủ thuật nào, người bệnh hoặc thân nhân chịu trách nhiệm y khoa [thường là vợ, chồng, bố mẹ, con cái,... của người bệnh] cũng phải ký vào giấy cam kết phẫu thuật- thủ thuật. Đây là một trong những thủ tục hành chính bắt buộc, có tính pháp lý trong hồ sơ bệnh án. Vì sao đây là thủ tục bắt buộc đối với người bệnh trước khi phẫu thuật thủ thuật tại các bệnh viện?

Cam kết phẫu thuật - thủ thuật [patient consent] là một văn bản được ghi lại sự đồng ý về những thông tin đã được trao đổi và thống nhất giữa người bệnh và bác sĩ trước khi quyết định phẫu thuật hay thủ thuật, nhằm mục đích bảo vệ cả bệnh nhân và bác sĩ. Bất kỳ trường hợp nào khác, ngoài trường hợp khẩn cấp có đe doạ tính mạng, trong đó bệnh nhân bất tỉnh thì đều cần tiến hành ký cam kết này. Các văn bản này được viết theo Hướng dẫn thực hành tốt nhất do Hội đồng đạo đức y khoa [Bộ Y tế] hướng dẫn và được áp dụng một cách hợp pháp trong tất cả các cơ sở y tế/bệnh viện.

Nội dung chính của tờ cam kết này được hiểu là người bệnh hoặc thân nhân đã được nghe giải thích và hiểu về cuộc phẫu thuật- thủ thuật, cũng như những nguy cơ có thể gặp phải trong quá trình phẫu thuật - can thiệp. Việc làm này sẽ thuận tiện cho cả hai bên trong trường hợp có các vấn đề phát sinh liên quan đến chuyên môn, bảo hiểm y tế, tài chính cá nhân hay pháp luật,...

Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng có nguy cơ, tai biến, kể cả những cuộc mổ đơn giản nhất, thời gian mổ ngắn nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ của tai biến này là nhỏ và xác suất thành công của cuộc mổ thường cao hơn rất nhiều so với biến chứng.

Vì vậy, trước khi quyết định mổ, người bệnh nên chủ động tìm hiểu để có những thông tin thiết yếu về cuộc mổ [như phương pháp mổ, phương pháp vô cảm, thời gian mổ, diễn tiến sau cuộc mổ, theo dõi ngắn hạn, theo dõi dài hạn,...] vì đó là những gì liên quan trực tiếp đến tính mạng của mình và cuộc sống của những người thân.

Người bệnh hoàn toàn có thể tìm hiểu các thông tin liên quan đến tình trạng sức khoẻ hiện tại của mình trên internet. Tuy vậy, bệnh nhân vẫn nên chọn lọc thông tin và đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho bác sĩ trực tiếp điều trị cho mình về những thắc mắc chưa được giải đáp hay giải đáp chưa thỏa đáng trước một cuộc mổ.

Trước khi quyết định ký tên vào tờ cam kết phẫu thuật, người bệnh hoặc thân nhân bệnh nhân hãy biết cách bảo vệ quyền lợi bằng cách đặt mọi câu hỏi mình còn băn khoăn với bác sĩ. Việc này giúp chính bản thân người bệnh được chuẩn bị tinh thần tốt cho cuộc phẫu thuật.

Với những câu hỏi của mình, thông tin người bệnh thu được sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về tình trạng hiện tại cơ thể mình, chuẩn bị tốt hơn tâm lý cho cuộc mổ và các diễn biến có thể gặp trong quá trình sau mổ và hồi phục.

Trước khi quyết định ký tên vào tờ cam kết phẫu thuật, người bệnh hoặc thân nhân bệnh nhân hãy đặt mọi câu hỏi mình còn băn khoăn với bác sĩ

Về phía bác sĩ, việc cùng bệnh nhân ký cam kết cũng giúp các bác sĩ làm việc nghiêm túc và trách nhiệm hơn với bệnh nhân và đúng với đạo đức nghề nghiệp.

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ đặt các câu hỏi liên quan đến cuộc mổ, gây mê từ đó lượng giá được nguy cơ bằng các thang điểm đã được in trong y văn và sử dụng rộng rãi trên thế giới, đồng thời dự đoán được tỷ lệ thành công của cuộc mổ, cuộc gây mê cũng như các cảnh báo về nguy cơ có thể gặp phải trong phẫu thuật, trong gây mê và sau phẫu thuật.

Bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị, quá trình theo dõi cần thiết sau phẫu thuật. Các thông tin này giúp chính người bệnh và gia đình có một kế hoạch chi tiết, cụ thể hơn cho việc chuẩn bị phẫu thuật và theo dõi lâu dài sau đó.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, mỗi ngày có hàng ngàn cuộc phẫu thuật và thủ thuật, việc ký cam kết là việc làm thường quy. Vì vậy, khách hàng và người thân nên dành thời gian đọc kỹ và đặt câu hỏi cần thiết cho bác sĩ để có thể hình dung tương đối đầy đủ về những diễn tiến sắp tới trong ca mổ cũng như để bảo vệ quyền lợi của mình. Điều đó sẽ góp phần không nhỏ thúc đẩy chất lượng điều trị bệnh ngày một cao hơn.

Để Tư vấn/ Đặt lịch khám tại Hệ thống Y tế Vinmec, quý khách đặt lịch TẠI ĐÂY Hoặc liên hệ Hotline:

  • Bệnh viện Vinmec Times City [Hà Nội]: Hotline: 02439743556
  • Bệnh viện Vinmec Central Park [TP HCM]: Hotline: 028 3622 1166
  • Bệnh viện Vinmec Nha Trang [Khánh Hòa]: Hotline: 0258 3900 168
  • Bệnh viện Vinmec Hạ Long [Quảng Ninh]: Hotline: 0203 3828 188
  • Bệnh viện Vinmec Hải Phòng [Hải Phòng]: Hotline: 0225 7309 888
  • Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng [Đà Nẵng]: Hotline: 0236 3711 111
  • Bệnh viện Vinmec Phú Quốc [Kiên Giang]: Hotline: 029 7398 5588
  • Phòng khám Vinmec Royal City [ Khu Đô thị Royal City HN] 024 3975 6887
  • Phòng khám Vinmec Sài Gòn [Trần Cao Vân, TP.HCM] - [028] 3520 3366
  • Phòng khám Vinmec Gardenia [Khu Đô thị Vinhomes Gardenia 024 3975 6788
  • Phòng khám Vinmec Metropolis [Vinhomes Metropolis, HN] 024 3975 6886

XEM THÊM:

Nay do vết thương bị áp xe phải mổ để tháo bỏ hệ thống đinh vít nội tủy ra. Sau khi Bác sỹ tư vấn và hướng dẫn gia đình ký cam kết mổ, Gia đình đã hoàn tất các thủ tục để mổ. Sau đó ca mổ diễn ra bình thường và bố tôi được điều trị tại bệnh viện từ ngày 12/8 đến ngày 23/9 thì Bệnh viện lập Hồ sơ cho Bố tôi chuyển lên tuyến trên do tại khu vực vết mổ vẫn rò dịch. Lên tuyến trên các Bác sỹ tiến hành chiếu chụp lại, thì phát hiện ra vẫn còn 1 con Vít nội tủy chưa được tháo ra.

Vậy tôi muốn hỏi Trách nhiệm của Bệnh viện và Kíp mổ đã mổ cho Bố tôi như thế nào, tôi có thể khởi kiện được không? Xin cảm ơn các anh chị.

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ pháp lý:

- Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009;

- Bộ luật hình sự 2015;

- Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Nội dung tư vấn:

1. Nghĩa vụ của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, điều kiện miễn chấp hành hình phạt tù

Trong trường hợp của bạn, phát hiện bác sỹ đã thực hiện ca mổ thiếu chính xác và đấy đủ dẫn tới còn sót một con vít nội tủy cần tháo trong quá trình phẫu thuật. Hậu quả ở đây là khu vực vết mổ sau khi phẫu thuật vẫn rò dịch.

Theo Điều 36, 37 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 có quy định về nghĩa vụ của người hành nghề như sau:

Điều 36. Nghĩa vụ đối với người bệnh

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật này.

2. Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.

3. Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều 11 của Luật này.

4. Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.

5. Chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã niêm yết công khai theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp

1. Thực hiện đúng quy định chuyên môn kỹ thuật.

2. Chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình.

3. Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục để nâng cao trình độ chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

4. Tận tâm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.

5. Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này.

6. Thông báo với người có thẩm quyền về người hành nghề có hành vi lừa dối người bệnh, đồng nghiệp hoặc vi phạm quy định của Luật này.

7. Không được kê đơn, chỉ định sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì vụ lợi.

Như vậy, đội ngũ y bác sỹ trong kíp mổ đã không thực hiện đúng và đầy đủ chuyên môn kỹ thuật, cẩu thả và vô trách nhiệm trong việc kiểm tra trong giai đoạn phẫu thuật cũng như trong giai đoạn điều trị phục hồi. Chính những hành vi này đã đã gây ra hậu quả, làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh.

2.Xác định người hành nghề có sai sót hoặc không có sai sót chuyên môn kỹ thuật

Điều 73 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 có quy định:

Điều 73. Xác định người hành nghề có sai sót hoặc không có sai sót chuyên môn kỹ thuật

1. Người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật khi được hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 74 và Điều 75 của Luật này xác định đã có một trong các hành vi sau đây:

a] Vi phạm trách nhiệm trong chăm sóc và điều trị người bệnh;

b] Vi phạm các quy định chuyên môn kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp;

c] Xâm phạm quyền của người bệnh.

2. Người hành nghề không có sai sót chuyên môn kỹ thuật khi được hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 74 và Điều 75 của Luật này xác định thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Đã thực hiện đúng các quy định chuyên môn kỹ thuật trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng vẫn xảy ra tai biến đối với người bệnh;

b] Trong trường hợp cấp cứu nhưng do thiếu phương tiện, thiết bị kỹ thuật, thiếu người hành nghề theo quy định của pháp luật mà không thể khắc phục được hoặc bệnh đó chưa có quy định chuyên môn để thực hiện dẫn đến xảy ra tai biến đối với người bệnh; các trường hợp bất khả kháng khác dẫn đến xảy ra tai biến đối với người bệnh.

3.Trách nhiệm của người hành nghề khi xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh

Trách nhiệm của bệnh viện cũng như kíp mổ khi gây ra hậu quả trên được quy định theo Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau:

>> Xem thêm: Trách nhiệm pháp lý là gì ? Đặc điểm, ý nghĩa và cách phân loại trách nhiệm pháp lý

Điều 76. Trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh

1. Trường hợp xảy ra sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh hoặc trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 73 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã mua bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo hợp đồng bảo hiểm đã ký với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa mua bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này thì phải tự bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo quy định của pháp luật.

2. Ngoài việc bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 73 của Luật này thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề không phải bồi thường thiệt hại.

Bạn nên tiến hành để cho bố bạn kiểm tra sức khỏe, xác định thương tổn và những hậu quả để lại từ hành vi nêu trên của đội ngũ y bác sĩ, từ đó yêu cầu mức bồi thường thiệt hại.

4. Xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm các quy định về chuyên môn kỹ thuật trong khám chữa bệnh

Theo quy định tại Điều 40Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế như sau:

Điều 40. Vi phạm quy định về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh

...

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp khi tình trạng người bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Thực hiện phẫu thuật, thủ thuật, can thiệp ngoại khoa khác từ loại III trở lên mà không được sự đồng ý bằng văn bản của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh, trừ trường hợp nếu không thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh mà không thể hỏi ý kiến của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh;

b] Không bảo đảm đầy đủ các phương tiện vận chuyển cấp cứu phù hợp với hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh; thiết bị, dụng cụ y tế và thuốc thiết yếu để kịp thời cấp cứu người bệnh.

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người [phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác] làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể [da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người], xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tế dạng tiêm tại các cơ sở không phải là bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ.

7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh gây ra tai biến cho người bệnh.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a] Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 1, điểm c khoản 2, các khoản 3 và 4 Điều này;

b] Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 và khoản 7 Điều này;

c] Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cơ sở tái phạm một trong các hành vi hoặc vi phạm đồng thời từ 03 hành vi trở lên trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm a khoản 5 Điều này;

d] Đình chỉ hoạt động một phần của cơ sở [đối với các khoa, phòng, trung tâm, đơn vị, bộ phận vi phạm] hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở [đối với vi phạm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cơ sở] trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 và khoản 7 Điều này;

đ] Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này.

...

4. Bác sĩ làm việc thiếu trách nhiệm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Trong trường hợp thương tật của bố bạn được xác định với tỷ lệ từ 31% trở lên, bạn còn có thể khởi kiện theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 như sau:

"Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 01 năm đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a] Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm."

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

>> Xem thêm: Luật sư giải đáp các quy định của pháp luật về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề