Anh em kiếp này là gì kiếp trước

Nếu một người lấy ba chị em ruột của một nhà mà cả ba chị em đều lần lượt qua đời, thì trong mắt thầy bói, người này là kẻ “khắc thê mệnh”. Nhưng lý do thật sự là gì? Chúng ta có thể thấy một phần từ câu chuyện sau.

Vào những năm đầu triều đại Khang Hy, ở Hàng Châu có một người bán rau, tướng mạo chất phác, là người thật thà. Anh ta ngày nào cũng đi ngang qua nhà một phú ông và bán rau cho ông ta. Phú ông có ba cô con gái, không có con trai. Khi người bán rau đến mà phú ông ở nhà thì người bán rau được trả tiền, khi người bán rau đến mà phú ông đi vắng, thì bà vợ của phú ông liền nói: “Cậu chờ một chút”. Người bán rau liền lặng lẽ ngồi đợi ở ngoài cửa, không dám vào nhà ngó nghiêng, cứ như thế đã hơn hai năm.

Một ngày nọ, bà lão ngẫu nhiên hỏi anh ta: “Gia đình anh còn ai không?”. Người bán rau trả lời: “Tôi không có cha mẹ, lại ít anh em, chỉ sống nhờ ở nhà chú thím”. Bà lão hỏi anh: “Anh có muốn ở rể nhà ta không?” [sau khi nam nữ kết hôn, người nam đến ở nhà vợ và lập nghiệp]. Người bán rau không dám đồng ý, nhưng trong lòng biết bà ấy có ý gì. Vì vậy khi về đến nhà liền nói với chú mình về điều đó.

Chú anh ta nói: “Nhà người ta sinh sống xa hoa, cơ nghiệp thâm hậu, sao không tìm được con rể tốt, mà lại thích kẻ nghèo đơn thân như cháu? Chỉ là họ nói đùa thôi!”. Thế là người bán rau không còn nghĩ gì thêm nữa.

Một ngày khác, bà lão lại hỏi anh ta: “Tôi muốn tuyển anh làm con rể, sao anh không trả lời tôi?” Người bán rau bèn lặp lại lời chú anh ta đã nói.

Bà lão nói: “Hôn nhân nào có là trò đùa! Về nhà anh hãy đi bàn bạc với chú anh”.

Ngày hôm sau, người chú dẫn theo anh ta đến gặp bà lão và nói: “Nhà bà muốn tuyển cháu tôi làm con rể, có chuyện như vậy không?”.

Bà lão đáp: “Đúng vậy. Vợ chồng ta không có con trai, cháu trai của anh thật thà đáng tin cậy, ở rể nhà ta thì bằng như có được một đứa con để dưỡng lão rồi”.

Người chú nói: “Nhà tôi nghèo, không đủ tiền hứa hôn, tôi phải làm sao!”

Bà lão nói: “Tôi đang cầu một đứa con rể tốt, không phải cầu quà đính hôn”.

Chú anh ta vui mừng khôn xiết, bèn chọn ngày lành tháng tốt, lập tức tổ chức đám cưới cho anh ta với con gái cả của phú ông. Sau khi người bán rau kết hôn, anh sống rất tử tế với vợ chồng phú ông, với thê tử cũng rất hòa hợp, và không còn phải đi bán rau nữa.

Ba năm sau, con gái lớn của phú ông qua đời. Phú ông bàn bạc riêng với vợ: “Con rể sống tốt, mà giờ ngày đêm đau khổ, làm sao có thể chịu được nỗi đau này? Giờ đứa thứ hai đã lớn, nếu để nó chọn người khác làm con rể, đức hạnh của anh ta có lẽ chưa chắc đã bằng người bán rau. Nếu người bán rau kết hôn với người khác mà bỏ chúng ta, chúng ta sau này sẽ không còn ai để nương tựa, vậy tại sao không gả tiếp đứa thứ hai cho anh ta!” Vậy là họ lại để người con gái thứ hai kết hôn với anh chàng bán rau.

Qua ba năm sau, người con gái thứ hai của phú ông cũng qua đời, cả nhà đều thương tiếc. Phú ông lại nói với vợ: “Mất hai đứa con gái trong sáu năm, khó mà có thể chịu đựng nổi. Bây giờ đứa con gái út đã lớn, lẽ nào không lo chuyện hôn nhân cho nó?”

Vợ ông ta nói: “Sự việc đã đến bước này, tại sao không giữ nguyên như vậy, hy vọng nhân cơ hội này, về già chúng ta cũng sẽ có nơi để nương tựa”. Vì vậy, họ lại gả cô con gái út cho anh ta.

Ba năm sau, cô con út cũng qua đời. Vợ chồng phú ông và con rể cùng ôm đầu khóc. Đột nhiên có một vị sư già đến khất thực, bà lão lạnh lùng nói: “Nhà người ta gặp bất hạnh như vậy, làm gì còn có tâm tình làm đồ cúng trai tăng!”

Phú ông giải thích: “Cả ba cô con gái của chúng tôi đều đã mất. Chúng tôi già cả neo đơn, đều là oan nghiệp kiếp trước của chúng tôi. Xin hãy ở lại và ngồi xuống, tôi sẽ ra ngoài mua một ít thức ăn chay mang về cho ông”.

Phú ông vừa đi ra ngoài, bà lão bỗng thấy lơ mơ buồn ngủ, liền đi ngủ.

Nguyên nhân của sự cô đơn ở tuổi già là gì? [Ảnh: Pixabay]

Trong giấc mơ, nhà sư nói với bà rằng: “Kiếp trước chồng bà là lái đò, con rể bà là một thương gia giàu có, mang theo rất nhiều tiền đến Hoài An và Dương Châu để làm ăn. Anh ta đã thuê thuyền của chồng bà, chồng bà đã mưu sát anh ta và lấy đi số tiền đó. Ba cô con gái đều là khách trên thuyền, chồng bà sợ bị bại lộ âm mưu nguy hiểm đến tính mạng, nên đã dùng ba mươi lượng vàng hối lộ họ. Tài sản của chồng bà đều thuộc về con rể bà, tại sao lại phải ôm hận và trách móc!”

Bà lão chợt tỉnh giấc, nhưng vị sư già đã đi mất. Sau khi phú ông quay lại, bà lão kể cho ông nghe chuyện vừa rồi xảy ra trong giấc mơ, phú ông im lặng không nói gì, như thể ông đã mất một thứ gì đó. Sau đó, ông ấy giao lại tất cả công việc gia đình cho con rể và khuyên anh ta lấy người vợ khác. Vợ chồng phú ông đã rời khỏi nhà của mình, cuối cùng không biết họ đã đi đâu.

***

Còn một câu chuyện khác như sau. Trong thời kỳ Ngũ đại Thập quốc có một người tên là Từ Tri Hối, là con trai thứ ba của Từ Ôn, Quan Nhiếp chính của nước Ngô. Anh ta kết hôn với con gái của Lữ Sư Đạo, một Công thần của nước Ngô. Sau đó, anh ta phát hiện ra rằng cô ấy không phải là con của vợ cả của Lữ Sư Đạo, vậy nên thường hối hận không thôi, thậm chí còn nghiến răng kèn kẹt. Về sau, anh ta đã chuốc rượu vợ mình và giết cô ta.

Cô con gái họ Lữ chết không cam tâm, oan hồn âm thầm đi phá hoại khiến Từ Tri Hối thân tâm bất định và sợ hãi. Ông ta bèn mời một tăng nhân đến tụng Kinh để giải trừ tai họa, xua đuổi tà ma. Tăng nhân thay Từ Tri Hối cầu nguyện, xin oan hồn cô gái họ Lữ tha thứ, cô ấy nói: “Tôi không thể tha thứ cho anh ta, tôi nhất tâm muốn báo thù rửa hận”.

Sau này Từ Tri Hối đi trấn giữ Giang Tây, ở đó hơn một năm mà không thấy cô gái họ Lữ xuất hiện nữa, ông ta rất vui mừng, nghĩ rằng mọi chuyện đã kết thúc. Tuy nhiên một ngày nọ, khi gia nhân của Từ Tri Hối từ Hoài Nam trở về, họ bắt gặp một chiếc thuyền sặc sỡ giữa lòng sông, trên thuyền có một người phụ nữ đang ngồi, khi chiếc thuyền đến gần thì thấy đó chính là cô gái họ Lữ. Khi nhìn thấy họ, cô ấy nói: “Hãy quay lại nói với tướng công của các ngươi rằng giữ gìn bản thân cho tốt, ta bây giờ phải đi đến nơi khác rồi”. Cô vừa nói vừa đưa cho họ một đôi giày thêu hoa, rồi nói tiếp: “Nếu tướng công không tin, hãy cho ông ấy xem đôi giày thêu này”.

Khi quay trở lại Giang Tây, họ liền đem chuyện này nói với Từ Tri Hối và cho ông ta xem đôi giày. Từ Tri Hối chưa kịp xem kỹ thì đã thấy cô gái họ Lữ xuất hiện trước mặt mình, nói rằng: “Ông nghĩ tôi thực sự sẽ không đến sao?”. Từ Tri Hối sau đó mắc bệnh đột ngột mà qua đời.

Trả nợ tiền kiếp là như thế nào?

"Nợ kiếp" là ở kiếp trước, người ta ăn gian nói dối nên sang kiếp này phải trả những món nợ đó. Vì thế, người nào cũng có cái cần phải cắt và ai cũng có thứ cần phải trả cho kiếp trước. Tuy nhiên, trước khi cắt "tiền duyên" thì phải trả "nợ kiếp"; để thuận tiện thì hai lễ này thường được gộp lại để thầy...

Làm sao để biết người yêu kiếp trước của mình?

Sau đây là những dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã gặp một người từ kiếp trước rồi:.

Quý mến ngay từ lần gặp đầu tiên. ... .

Ghét ngay từ lần đầu gặp. ... .

Thần giao cách cảm. ... .

Cảm giác thân thuộc khi nhìn vào mắt người đó ... .

Cảm giác tội lỗi hay sợ hãi… ... .

Hồi tưởng [Flashback] ... .

Tiền duyên kiếp trước là gì?

Duyên tiền kiếp ám chỉ mối quan hệ liên kết giữa những người từng có quan hệ gắn bó trong các kiếp trước, bao gồm duyên nợ tiền kiếp và duyên tình tiền kiếp. Duyên tiền kiếp cho rằng mỗi người đều mang trong mình những mối liên kết, những duyên số đã được hình thành từ quá khứ và sẽ tiếp tục trong tương lai.

Bao nhiêu kiếp mới được làm vợ chồng?

Tục ngữ có câu: “Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới chung chăn gối”. Ý câu này là, những người có thể ngồi chung trên một chuyến thuyền đều là người hữu duyên, còn có thể kết thành vợ chồng thì giữa họ với nhau mối duyên càng sâu đậm.

Chủ Đề