Albumin có ở đâu

Xét nghiệm Albumin trong máu là một trong những xét nghiệm rất cần thiết đối với sức khỏe của con người. Chỉ số Albumin trong cơ thể tăng cao hoặc giảm thấp đều phản ánh một rối loạn nhất định trong cơ thể. Vậy thì chất này có bản chất hóa học là gì? Vai trò như thế nào đối với cơ thể? Và chỉ số là bao nhiêu mới bình thường? Tất cả sẽ được bác sĩ Nguyễn Lâm Giang giải đáp qua bài viết sau đây.

Albumin là chất gì?

Albumin trong cơ thể có bản chất là protein. Đây là một thành phần quan trọng và chiếm phần lớn lượng protein trong cơ thể người. Với tỷ lệ dao động từ 58 đến 74%. Alubumin có tác dụng giữ nước trong lòng mạch. Vì thế, nó giúp ổn định áp lực keo trong máu, ngăn chặn tình trạng phù.

Albumin có bản chất là protein

Bên cạnh đó, Albumin còn là hóa chất liên kết và vận chuyển một số chất trong máu. Chẳng hạn như Bilirubin, các hormon Steroid, vitamin, các acid béo. Đồng thời, chất này cũng giúp vận chuyển thuốc đi khắp cơ thể.

Xem thêm: Top 8 thực phẩm dành cho người tiểu đường mà bạn cần biết

Albumin phân bố 40% ở huyết tương và 60% ở dịch ngoại bào. Albumin là một chất do tế bào gan sản xuất. Chính vì vậy, khi con người mắc các bệnh lý về gan thì nồng độ Albumin trong máu cũng sẽ giảm theo. Chẳng hạn như suy gan, viêm gan, xơ gan, ung thư gan,…

Sự cần thiết của việc định lượng Albumin trong máu 

Xét nghiệm định lượng Albumin trong máu là xét nghiệm xác định nồng độ Albumin. Đây là xét nghiệm dùng để hỗ trợ cho việc chẩn đoán các bệnh lý của cơ thể. Bên cạnh đó, xét nghiệm này còn giúp theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn biến bệnh lý của từng người bệnh.

Xét nghiệm nồng độ Albumin trong máu

Ngoài ra, kết quả xét nghiệm định lượng Albumin trong máu cũng giúp các bác sĩ có cơ sở để theo dõi bệnh tật. Đồng thời chỉ định các thêm một số xét nghiệm khác có liên quan. Mục đích là để xác định đúng bệnh và kê các đơn thuốc phù hợp để điều trị bệnh một cách có hiệu quả.

Khi nào cần làm xét nghiệm Albumin?

Các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm Albumin cùng các xét nghiệm khác khi người bệnh có các triệu chứng rối loạn chức năng gan. Chẳng hạn như mệt mỏi, sụt cân, vàng da. Hoặc người bệnh xuất hiện các triệu chứng của hội chứng thận hư như sưng phù quanh mí mắt, bụng báng,…

Triệu chứng phù

Mặt khác, các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm Albumin máu và Prealbumin với mục đích kiểm tra và theo dõi tình trạng dinh dưỡng của người bệnh. Nồng độ Albumin suy giảm phản ánh một tình trạng dinh dưỡng thiếu hụt chất protein.

Những yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm Albumin

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm định lượng Albumin trong máu bao gồm:

  • Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ lấy huyết thanh hoặc huyết tương để tiến hành làm xét nghiệm Albumin. Việc lấy mẫu bệnh phẩm khá nhanh và đơn giản.
  • Đối với phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh, nồng độ albumin sẽ giảm nhẹ so với người bình thường.
  • Những người thiếu máu thì Albumin cũng sẽ có sự giảm nhẹ. Ngoài ra, máu bị pha loãng hoặc cô đặc cũng có thể dẫn đến sự thay đổi nồng độ Albumin.
  • Nồng độ Albumin cũng sẽ thay đổi nếu người bệnh đang sử dụng một số  thuốc. Chẳng hạn như: Aspirin, Estrogen, Penicillin, Phenytoin, thuốc tránh thai đường uống,…
Phụ nữ có thai sẽ giảm nồng độ Albumin trong máu

Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm Albumin trong máu

Nồng độ Albumin bình thường trong máu

Albumin trong máu bình thường có nồng độ từ 35 đến 48 g/l ở người trưởng thành. Nồng độ này ở trẻ nhỏ bình thường là 40 đến 59 g/l và trẻ sơ sinh là 20 đến 45 g/l. Nếu nồng độ này giảm hoặc tăng sẽ gợi ý những rối loạn nhất định của cơ thể.

Kết quả giảm Albumin trong máu

Nồng độ Albumin trong máu giảm có thể do một hoặc nhiều hơn các cơ chế sau:

  • Giảm tổng hợp Albumin. Trường hợp này xảy ra trong các bệnh lý về gan. Chẳng hạn như viêm gan cấp tính, viêm gan mãn tính, xơ gan, ung thư gan,…
  • Mất Albumin theo đường tiểu. Thường gặp trong các bệnh lý về thận. Chẳng hạn như hội chứng thận hư, suy thận cấp, suy thận mãn, viêm vi cầu thận cấp,…
  • Mất Albumin qua đường tiêu hóa. Thường gặp trong một số bệnh lý như: Viêm đại tràng cấp và mãn, bệnh Crohn, viêm ruột non cấp tính,…
  • Giảm cung cấp protein. Tình trạng này xảy ra khi một người bị suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu đạm, ăn kiêng.
  • Albumin trong máu giảm do sự giảm hấp thu. Thường gặp trong hội chứng kém hấp thu, thiếu men tiêu hóa đường ruột,…
  • Một số nguyên nhân khác như: Sau phẫu thuật, bệnh đái tháo đường, các bệnh lý tự miễn,…
Xơ gan làm giảm Albumin máu

Trong những trường hợp này, người bệnh có thể cần làm thêm một số xét nghiệm nhất định. Mục đích là để các bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh và có hướng điều trị thích hợp.

Albumin trong máu tăng là do nguyên nhân nào?

Chỉ số Albumin có thể tăng trong các trường hợp sau đây:

  • Cơ thể bị mất nước, thiếu nước từ mức độ nặng đến trầm trọng. Nguyên nhân do uống ít nước, đổ mồ hôi nhiều, mất nước do bỏng,…
  • Khi cơ thể được cung cấp quá nhiều chất đạm cũng có thể làm tăng albumin. Điển hình trong bệnh lý viêm tụy cấp.
  • Người bệnh bị tiêu chảy hoặc nôn nhiều.

Nếu tăng Albumin là do cung cấp nhiều và mất nước thì người bệnh nên có chế độ ăn giảm protein lại. Đồng thời cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể. Nếu bị tiêu chảy mất nước thì nên đến khám bệnh tai các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Tiêu chảy có thể làm tăng Albumin máu

Khi nào cần làm xét nghiệm Albumin?

Xét nghiệm Albumin máu được thực hiện khi các bác sĩ muốn đánh giá chức năng gan, thận. Cũng như một số chức năng khác của cơ thể. Những người có các triệu chứng sau đây cần được làm xét nghiệm Albumin máu:

  • Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
  • Rối loạn tiêu hóa như: Chán ăn, đầy bụng khó tiêu.
  • Sụt cân nhiều và trong thời gian ngắn.
  • Vàng da, vàng mắt, nước tiểu màu vàng sậm.
  • Thay đổi màu của phân.
  • Xuất hiện sưng phù ở nhiều vị trí trên cơ thể. Chẳng hạn như mí mắt, bàn chân, bụng,…
  • Một số triệu chứng khác như: đau bụng thường xuyên, tiểu ra máu, tăng huyết áp,…
Vàng da niêm nên làm xét nghiệm Albumin máu

Xét nghiệm Albumin máu thường được thực hiện cùng một số xét nghiệm khác. Chẳng hạn như AST, ALT, GGT, Bilirubin nhằm đánh giá chức năng gan. Các xét nghiệm như: Ure, Cretinin, tổng phân tích nước tiểu nhằm đánh giá chức năng thận.

Ngoài ra, xét nghiệm Albumin máu cũng thường được thực hiện cùng xét nghiệm Prealbumin. Mục đích là để kiểm tra tình trạng dinh dưỡng của người bệnh.

Những lưu ý trước khi làm xét nghiệm định lượng Albumin trong máu

Để việc định lượng có kết quả chính xác nhất, người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Xét nghiệm nên được thực hiện vào sáng sớm, sau khi người bệnh đã nhịn ăn ít nhất 8 giờ. Lúc này, các thành phần sinh hóa trong máu ổn định, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Nhờ vậy, kết quả phản ánh tương đối chính xác tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
  • Không nên sử dụng rượu bia hoặc các thức uống có cồn ngay trước ngày làm xét nghiệm.
  • Không sử dụng các chất kích thích. Chẳng hạn như thuốc lá, caffeine, trà,… trong vòng 6 – 8 giờ trước khi làm xét nghiệm.
  • Thông báo cho bác sĩ biết về thuốc mình đang sử dụng. Cũng như tình trạng dị ứng thuốc của chính mình.
  • Trao đổi và hỏi ý kiến của bác sĩ về những điều cần làm trong và sau khi xét nghiệm. Cũng như hỏi ý kiến tư vấn của các bác sĩ về những điều cần lưu ý.
  • Thông báo cho các bác sĩ về những thủ thuật, phương pháp điều trị mà mình thực hiện ở những nơi khác. Chẳng hạn như hóa trị, xạ trị, tiểu phẫu,…

Với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về Albumin trong máu. Qua đó, các bạn sẽ biết được khi nào cần làm xét nghiệm Albumin máu. Cũng như biết được những bệnh lý mà mình có thể mắc phải khi rối loạn Albumin máu. Từ đó sẽ có hướng xử trí phù hợp.

Video liên quan

Chủ Đề