Ai sẽ là phó thủ tướng sau đại hội 13

Hôm nay, Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ

[NLĐO]- Tiếp tục công tác nhân sự, hôm nay 26-7, Quốc hội khoá XV dự kiến bầu Chủ tich nước, Thủ tướng Chính phủ.

  • Quốc hội thảo luận về nhân sự bầu Chủ tịch nước

  • Tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tuyên thệ nhậm chức

  • CLIP: Tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức

  • CLIP: Tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức

Tiếp theo chương trình kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, Quốc hội dành cả ngày 26-7 để tiến hành quy trình về công tác nhân sự.

Theo đó, trong buổi sáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự kiến nhân sự để bầu Chủ tịch nước. Nhân sự được đề cử để Quốc hội bầu vào vị trí này là Chủ tịch nước đương nhiệm Nguyễn Xuân Phúc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng hoa chúc mừng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV

Sau khi bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín, Quốc hội sẽ thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước bằng hệ thống biểu quyết điện tử. Dự kiến 8 giờ 40 phút, Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ nhậm chức.

Tiếp đó, Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quốc hội sẽ thảo luận tại đoàn về nội dung này.

Đến phiên làm việc buổi chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Thủ tướng Chính phủ. Sau đó, Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín và biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Thủ tướng Chính phủ. Đến 14 giờ 40 phút, Thủ tướng Chính phủ dự kiến tuyên thệ nhậm chức.

Trước đó, vào tháng 3-2021, trong quá trình kiện toàn nhân sự tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV đã bầu ông Phạm Minh Chính giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

Cũng trong ngày 26-7, Quốc hội sẽ bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi được bầu sẽ tuyên thệ nhậm chức.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở đoàn về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ; đề nghị phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Chủ tịch nước đương nhiệm Nguyễn Xuân Phúc sinh năm 1954, quê quán Quảng Nam, là Ủy viên Bộ Chính trị các khóa XI, XII, XIII; Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XI, XIII, XIV, XV.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từng trải qua nhiều vị trí công tác tại Quảng Nam-Đà Nẵng và Trung ương: Là Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam các khóa VIII, IX; Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Nam khóa VI, VII; Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; Phó Chủ nhiệm Thường trực, Phó Bí thư Đảng ủy rồi Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, ông Nguyễn Xuân Phúc được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

Thủ tướng Chính phủ đương nhiệm Phạm Minh Chính sinh năm 1958, quê quán xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIV. Ông Phạm Minh Chính từng có thời gian công tác trong ngành công an, đến năm 2010, ông được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an.

Từ tháng 8-2011 đến 4-2015, Bộ Chính trị điều động, phân công ông Phạm Minh Chính tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2010-2015. Từ tháng 4-2015 đến 1-2016, ông Phạm Minh Chính được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Tại Đại hội Đảng lần thứ XII vào tháng 1-2016, ông Phạm Minh Chính được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, được bầu vào Bộ Chính trị. Sau đó, ông được phân công tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng, giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đầu năm 2021, ông Phạm Minh Chính được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, sau đó được bầu vào Bộ Chính trị.

Minh Chiến - Văn Duẩn

Bài này viết về Thủ tướng nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976. Đối với thống kê các Thủ tướng của các thực thể chính trị ở Việt Nam từ 1945 đến nay, xem Danh sách Thủ tướng Việt Nam. Đối với Thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa, xem Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa.

Thủ tướng Chính phủ [thường được gọi tắt là Thủ tướng] là người đứng đầu Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội[1] theo đề cử của Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ và của mình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.[2] Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ông Phạm Văn Đồng, được bầu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI năm 1976. Không có quy định pháp luật Thủ tướng Chính phủ phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tuy nhiên trên thực tế ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ thường là một ủy viênBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam

Cơ cấu tổ chức chính phủ Việt Nam

Quy trình đề cử, bầu và bổ nhiệmSửa đổi

Điều 98 Hiến pháp 2013[1] quy định: "Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu quốc hội". Vì vậy, điều kiện đầu tiên của ứng viên chức danh Thủ tướng Chính phủ cũng phải là đại biểu Quốc hội khóa đương nhiệm. Khoản 4, Điều 8, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 [8] cũng quy định thêm: "Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước".

Đặc biệt, Điều 88 Hiến pháp năm 2013 có bổ sung thêm quyền cho Chủ tịch nước có thể đề nghị Quốc hội không chỉ bầu mà còn miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ.

Hồ sơ nhân sựSửa đổi

Theo Điều 28, Mục 1, Chương III "Nghị quyết Ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội số 102/2015/QH1", với các chức danh được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, trong đó có chức danh Thủ tướng Chính phủ, cần phải trình hồ sơ nhân sự gồm có: tờ trình của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền; báo cáo thẩm tra trong trường hợp pháp luật quy định; cũng như hồ sơ về người được giới thiệu vào các chức danh để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn và các tài liệu khác theo quy định của Ủy ban thường vụ. Với hồ sơ của người tự ứng cử hay được đại biểu Quốc hội giới thiệu thì phải trình tới Ủy ban thường vụ muộn nhất 2 ngày trước phiên họp bầu chức danh đó.

Trình tự bầuSửa đổi

Trình tự bầu Thủ tướng Chính phủ được quy định cụ thể vào Điều 33, Mục 1, Chương III: Quyết định vấn đề quan trọng của đất nước của "Nghị quyết Ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội" số 102/2015/QH13[9] doQuốc hội khóa XIIIban hành ngày 24/11/2015như sau:

1. Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ
2. Ngoài danh sách do Chủ tịch nước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Thủ tướng Chính phủ; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
3. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, mời Chủ tịch nước tham dự để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.
5. Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội.
6. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử.
7. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Thủ tướng Chính phủ.
8. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
9. Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.
10. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.
11. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Thủ tướng Chính phủ.
12. Thủ tướng Chính phủ tuyên thệ.".

Tại mỗi kỳ họp đầu tiên của Quốchội khóa mới sẽ bầu ra một Ban kiểmphiếu làm nhiệm vụ điều hành và xác định kết quả bỏ phiếu với các thành viên "không là người trong danh sách để Quốc hội bầu, phê chuẩn; miễn nhiệm, bãi nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ; phê chuẩn miễn nhiệm, cách chức; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm" [Điều 27, Nghị quyết Ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội số 102/2015/QH1[9]].

Cách thức để xác định kết quả bỏ phiếu bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước, bao gồm cả Thủ tướng, được quy định như sau cũng trong Khoản 3a, Điều 27, Mục 1, Chương III "Nghị quyết Ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội số 102/2015/QH1" rằng: "Trường hợp biểu quyết bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước, người được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội và được nhiều phiếu tán thành hơn thì trúng cử. Trường hợp cùng bầu một chức danh mà nhiều người được số phiếu tán thành ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội thì Quốc hội biểu quyết lại việc bầu chức danh này trong số những người được số phiếu hợp lệ tán thành ngang nhau. Trong số những người được đưa ra biểu quyết lại, người được số phiếu tán thành nhiều hơn là người trúng cử; nếu biểu quyết lại mà nhiều người vẫn được số phiếu tán thành ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử"

Quy trình đề cử ứng cử viên Thủ tướng trong Đảng Cộng sản Việt NamSửa đổi

Các ứng cử viên cho chức vụ Thủ tướng thường phải là một Ủy viên Bộ Chính trị. Theo quy trình, trước Đại hội Đảng khóa mới, Ban Chấp hành Trung ương khóa cũ sẽ họp Hội nghị Trung ương để bỏ phiếu các phương án nhân sự cho Quốc hội khóa mới và bầu ra danh sách giới thiệu Thủ tướng cùng các chức danh lãnh đạo khác. Sau Đại hội Đảng khóa mới, Bộ Chính trị trình lại danh sách giới thiệu các chức vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội cho Ban Chấp hành Trung ương khóa mới biểu quyết thống nhất để trình Quốc hội khóa mới bầu. Tại "Quy định số 105 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử" của Ban Chấp hành Trung ương ngày 19/12/2017[10] có quy định rõ hơn về việc quyết định chức danh Thủ tướng sẽ do Ban Bí thư quyết định.

Ủy ban thường vụ Quốc hội, dưới sự chỉ đạo của Đảng đoàn Quốc hội sẽ giới thiệu tới Quốc hội khóa mới danh sách đề cử ứng viên Thủ tướng dựa theo danh sách giới thiệu đã được Ban Chấp hành Trung ương thông qua theo nguyên tắc lãnh đạo công tác cán bộ của Đảng.[11]

Tuyên thệ nhậm chứcSửa đổi

Theo Khoản 8, Điều 8 của "Luật Tổ chức Quốc hội" năm 2014 doQuốc hội khóa XIIIban hành, sau khi được bầu, Thủ tướng phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.Khoản 2, Điều 29, Chương III của "Nghị quyết Ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội" năm 2015 quy định cụ thể hơn: "người tuyên thệ quyết định nội dung tuyên thệ phù hợp với trách nhiệm được giao. Người tuyên thệ phải đứng trước Quốc kỳ tuyên thệ. Thời gian tuyên thệ không quá 03 phút".

Chức vụ bỏ trốngSửa đổi

Lưu ý: Trong trường hợp chức vụ này bị bỏ trống [cách chức, từ chức, khởi tố bắt tạm giam hay đột ngột qua đời] thì sẽ có người giữ quyền Thủ tướng tạm quyền với vai trò là Phó Thủ tướng. Thủ tướng tạm quyền có đầy đủ quyền hành như Thủ tướng cho đến khi Quốc hội bầu ra Thủ tướng mới. Khi không làm việc được trong thời gian dài hay bị đình chỉ chức vụ tạm thời thì người đó phải giữ quyền Thủ tướng tạm quyền cho đến khi nào trở lại làm việc thì thôi. Lần gần nhất là vào ngày 10 tháng 3 năm 1988, sau khi Phạm Hùng qua đời, Võ Văn Kiệt giữ quyền Thủ tướng trong 3 tháng cho đến khi Đỗ Mười là người tiếp theo được lựa chọn vào ngày 22 tháng 6 năm 1988. Sau đó, Võ Văn Kiệt trở thành Thủ tướng chính phủ đến năm 1997.

Mối quan hệ với Đảng Cộng sản Việt NamSửa đổi

Để đáp ứng khả năng lãnh đạo cấp cao trong tổ chức Đảng, không bị chồng chéo quyền lực về mặt Đảng, cho tới nay, các vị Thủ tướng thường phải là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong số các đại biểu Quốc hội. Thủ tướng cũng thường đồng thời là ủy viên của Đảng ủy Công an Trung ương và Quân ủy Trung ương.

Các ứng viên Thủ tướng này phải đạt các tiêu chuẩn như tốt nghiệp Đại học trở lên; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp; ngoại ngữ cử nhân hoặc trình độ B trở lên; tuyệt đối trung thành với tổ quốc, nhân dân, lợi ích của Đảng Cộng sản Việt Nam, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở một trong các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp trung ương [Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng], các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh [bí thư tỉnh ủy, thành ủy; chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố] hoặc trưởng ban các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; từng chủ trì cấp Quân khu nếu công tác trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo quy định của Đảng, độ tuổi trước khi bổ nhiệm chức vụ Thủ tướng: không quá 65 tuổi [trường hợp đặc biệt quá 65 tuổi do Ban Chấp hành Trung ương quyết định]. Cụ thể các tiêu chuẩn nêu ở mục dưới đây.

Tiêu chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Chính phủ của Đảng Cộng sản Việt NamSửa đổi

Theo Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 [12] về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, Thủ tướng phải là người:

"Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân. Có năng lực nổi trội toàn diện trên các lĩnh vực, nhất là trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; tư duy nhạy bén, năng động, quyết đoán, quyết liệt, quyết định kịp thời những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến lĩnh vực hành pháp. Hiểu biết sâu, rộng nền hành chính quốc gia, kinh tế - xã hội đất nước; kinh tế, chính trị thế giới và hội nhập quốc tế. Có năng lực toàn diện về tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành cơ quan hành chính nhà nước và hệ thống chính trị. Có năng lực cụ thể hoá và tổ chức thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định"

Tiêu chuẩn của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thưSửa đổi

"Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có thêm các tiêu chuẩn: Thật sự tiêu biểu, mẫu mực của Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo, quản lý, ý thức tổ chức kỷ luật; không bị chi phối bởi sự can thiệp, sức ép bên ngoài và lợi ích nhóm. Hiểu biết sâu rộng tình hình đất nước, khu vực và thế giới; nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế, am hiểu sâu sắc về xã hội. Có ý thức, trách nhiệm cao, có khả năng đóng góp ý kiến trong việc hoạch định đường lối, chính sách và phát hiện, đề xuất những vấn đề thực tiễn đặt ra để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thảo luận, quyết định. Là Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên; đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh [bí thư tỉnh ủy, thành ủy; chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố] hoặc trưởng các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương. Trường hợp Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư công tác trong quân đội thì phải kinh qua chức vụ chủ trì cấp quân khu."

Tiêu chuẩn của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ươngSửa đổi

"Tiêu biểu của Đảng về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác. Có ý thức, trách nhiệm cao, kiến thức toàn diện; tích cực tham gia thảo luận, đóng góp, hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương. Có năng lực tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, nhiệm vụ của Đảng, chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công quản lý, phụ trách. Có năng lực dự báo, xử lý, ứng phó kịp thời, hiệu quả những tình huống đột xuất, bất ngờ; có khả năng làm việc độc lập. Có tố chất, năng lực lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; có hoài bão, khát vọng đổi mới vì dân, vì nước. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp và tương đương.

Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương phải là những cán bộ trẻ; cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; qua thực tiễn công tác thể hiện có năng lực, triển vọng phát triển về tố chất lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; được quy hoạch chức danh Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương và lãnh đạo chủ chốt tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ tới và các nhiệm kỳ tiếp theo".

Tiêu chuẩn chungSửa đổi

1.1. Về chính trị, tư tưởng: Tuyệt đối trung thành với lợi ích của của quốc gia - dân tộc, của Đảng và nhân dân; cố gắng hết khả năng của mình bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc; luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân lên trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.

1.2. Về đạo đức, lối sống: Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt. Không tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm; tuyệt đối không trục lợi và cũng không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình và chỉ đạo thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ.

1.3. Về trình độ: Tốt nghiệp đại học trở lên; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; trình độ ngoại ngữ cử nhân hoặc trình độ B trở lên, tin học phù hợp.

1.4. Về năng lực và uy tín: Có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử cụ thể, có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược; phương pháp làm việc khoa học; nhạy bén chính trị; có năng lực cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phân tích và dự báo tốt. Nắm chắc tình hình chung và hiểu biết toàn diện về lĩnh vực, địa bàn, địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công quản lý, phụ trách. Kịp thời nắm bắt những thời cơ, vận hội; phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, vấn đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn; chủ động đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp có tính khả thi và hiệu quả. Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, dám đương đầu với khó khăn, thách thức; nói đi đôi với làm; có thành tích nổi trội, có kết quả và "sản phẩm" cụ thể góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; gắn bó mật thiết với nhân dân và vì nhân dân phục vụ. Là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.

1.5. Sức khoẻ, độ tuổi và kinh nghiệm: Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm [theo quy định của Đảng, độ tuổi trước khi bổ nhiệm không quá 65 tuổi], giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng. Đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn."

Quy trình đề cử ứng cử viên Thủ tướng trong Đảng Cộng sản Việt NamSửa đổi

Các ứng cử viênchức vụ Thủ tướng Chính phủ thường phải là một ủy viênBộ Chính trị. Theo quy trình, trước Đại hội Đảng khóa mới, Ban Chấp hành Trung ương khóa cũ sẽ họp Hội nghị Trung ương để bỏphiếu các phươngán nhân sự cho Quốc hội khóa mới và bầu ra danh sách giới thiệu Thủ tướng Chính phủ cùng các chức danh lãnh đạo khác. Sau Đại hội Đảng khóa mới, Bộ Chính trị trình lại danh sách giới thiệu các chức vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội cho Ban Chấp hành Trung ương khóa mới biểu quyết thống nhất để trình Quốc hội khóa mới bầu.[13][14] Tại Quy định số 105 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử của Ban Chấp hành Trung ương ngày 19/12/2017[15][16] có quy định rõ hơn về việc quyết định chức danh Thủ tướng Chính phủ sẽ do Ban Bí thư quyết định.

Chủ tịch nước đề cử Thủ tướng theo Hiến pháp, tuy nhiên, các Chủ tịch nước thường đều là ủy viên Bộ Chính trị, vì vậy các đề cử Thủ tướng Chính phủ được Chủ tịch nước giới thiệu cho Quốc hội bầu đều là ứng viên theo danh sách lãnh đạo đề cử mà Ban Chấp hành Trung ương đã thông qua.

Danh sách Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamSửa đổi

Từ khi thành lập vào năm 1976 đến nay, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các Thủ tướng Chính phủ được liệt kê trong danh sách dưới đây. Tất cả các Thủ tướng Chính phủ đều là Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và là Ủy viên Bộ Chính trị.

STT Chân dung Họ và tên Nhiệm kỳ Chức vụ Chính phủ Ghi chú Bắt đầu Kết thúc Thủ tướng Chính phủ [1976 – 1981]1 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng [1981 – 1992][17][1] 2 – 3 4 Thủ tướng Chính phủ [1992 – nay][18][4] 5 6 7 8
Phạm Văn Đồng 2 tháng 7 năm 1976 1980

[Đổi tên][17]

Thủ tướng Chính phủ

[1976 – 1981]

Khóa VI

[1976 – 1981]

Phạm Văn Đồng 1980

[Đổi tên][17]

18 tháng 6 năm 1987 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

[1981 – 1987]

Khóa VII

[1981 – 1987]

Đại tá
Phạm Hùng
18 tháng 6 năm 1987 10 tháng 3 năm 1988 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Khóa VIII

[1987 – 1992]

Mất khi tại chức, già nhất khi nhậm chức
Võ Văn Kiệt 11 tháng 3 năm 1988 22 tháng 6 năm 1988 Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Đỗ Mười 22 tháng 6 năm 1988 9 tháng 8 năm 1991 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Võ Văn Kiệt 9 tháng 8 năm 1991 1992

[Đổi tên][18]

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

[1991 – 1992]

Khóa VIII

[1987 – 1992]

Khóa IX

[1992 – 1997]

Võ Văn Kiệt 1992

[Đổi tên][18]

25 tháng 9 năm 1997 Thủ tướng Chính phủ

[1992 – 1997]

Khóa IX

[1992 – 1997]

Phan Văn Khải 25 tháng 9 năm 1997 27 tháng 6 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ Khóa X [1997 – 2002] Từ chức
Khóa XI [2002 – 2007]
Thiếu tá
Nguyễn Tấn Dũng
27 tháng 6 năm 2006 6 tháng 4 năm 2016 Thủ tướng Chính phủ Khóa XI [2002 – 2007] Trẻ nhất khi nhậm chức
Khóa XII [2007 – 2011]
Khóa XIII [2011 – 2016]
Nguyễn Xuân Phúc 7 tháng 4 năm 2016 5 tháng 4 năm 2021 Thủ tướng Chính phủ Khóa XIII [2011 – 2016]
Khóa XIV [2016 – 2021]
Trung tướng
Phạm Minh Chính
5 tháng 4 năm 2021 đương nhiệm Thủ tướng Chính phủ
Khóa XIV [2016 – 2021]
Khóa XV [2021 – 2026]

Các nguyên Thủ tướng còn sốngSửa đổi

Tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2022, có hai nguyên Thủ tướng còn sống. Nguyên Thủ tướng còn sống lớn tuổi nhất là Nguyễn Tấn Dũng và trẻ tuổi nhất là Nguyễn Xuân Phúc và nguyên Thủ tướng qua đời gần đây nhất là Phan Văn Khải vào ngày 17 tháng 3 năm 2018 ở tuổi 85 [theo chức vụ gốc] và Đỗ Mười vào ngày 1 tháng 10 năm 2018 ở tuổi 101 [theo chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng]. Dưới đây là danh sách các nguyên Thủ tướng còn sống được xếp theo thứ tự nhiệm kỳ:

  • Nguyễn Tấn Dũng
    2006-2016
    17 tháng 11, 1949 [72tuổi]

  • Nguyễn Xuân Phúc
    2016-2021
    20 tháng 7, 1954 [67tuổi]

Xem thêmSửa đổi

  • Thủ tướng Việt Nam
  • Chính phủ Việt Nam 2016-2021
  • Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
  • Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Chính trị Việt Nam

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ a b “Hiến pháp 2013, Chương VII: Chính phủ”. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ.
  2. ^ a b Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
  3. ^ Hiến pháp 2013
  4. ^ Luật tổ chức Chính phủ 2015
  5. ^ Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014
  6. ^ “Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội quy định thẩm quyền quyết định của Thủ tướng đối với sĩ quan trong quân đội”.
  7. ^ Luật Quốc phòng 2018
  8. ^ Luật Tổ chức Quốc hội 2014
  9. ^ a b “Nghị quyết Ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội số: 102/2015/QH13 của Quốc hội”. ThuVienPhapLuat.vn. ngày 24 tháng 11 năm 2015.
  10. ^ “Bộ Chính trị, Ban bí thư quyết định các chức danh nào?”.
  11. ^ "Quyết định Số: 44-QĐ/TW Về việc quản lý cán bộ của Bộ Chính trị - Điều 1"”.
  12. ^ Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
  13. ^ “3 ứng viên Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội tại Hội nghị TW 14”. Zing.vn. ngày 24 tháng 1 năm 2016.
  14. ^ “Giới thiệu nhân sự ứng cử Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội”. VnEconomy. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2016.
  15. ^ “Bộ Chính trị, Ban bí thư quyết định các chức danh nào?”. VnExpress. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2018.]
  16. ^ Quy định 105-QĐ/TW năm 2017 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
  17. ^ a b c Theo Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1980, chức vụ Thủ tướng Chính phủ được đổi tên thành Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
  18. ^ a b c Theo Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng được đổi tên thành Thủ tướng Chính phủ

Video liên quan

Chủ Đề