Ai có quyền cách chức hiệu trưởng trường đại học

Ông Lê Vinh Danh phát biểu tại hội thảo khoa học về tự chủ đại học được tổ chức tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Chiều nay 23-10, tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng [Q.7, TP.HCM], Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn về công tác cán bộ của Trường ĐH Tôn Đức Thắng.

Thường trực Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn chủ trì hội nghị này. Cùng dự có đại diện nhiều đơn vị: ban tổ chức, ủy ban kiểm tra Tổng liên đoàn, Thành ủy TP.HCM, Đảng ủy khối đại học - cao đẳng TP.HCM và Bộ GD-ĐT.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng có đại diện Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn thanh niên, cán bộ quản lý cấp trưởng - phó khoa, phòng, đơn vị trực thuộc trường và tương đương.

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, tại hội nghị này, ông Vũ Minh Đức - trưởng ban tổ chức Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam - đã công bố quyết định cách chức hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng đối với ông Lê Vinh Danh.

Đồng thời, Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã công bố quyết định giao việc quản lý, điều hành Trường ĐH Tôn Đức Thắng.

Theo đó, ông Trần Trọng Đạo, phó hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhiệm kỳ 2014 - 2019, thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành nhà trường cho đến khi hiệu trưởng nhiệm kỳ mới được Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn công nhận theo quy định của Luật giáo dục đại học.

Trong thời gian được giao nhiệm vụ quản lý, điều hành Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ông Trần Trọng Đạo là người đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản của nhà trường, được thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng theo quy chế tổ chức hoạt động của Trường ĐH Tôn Đức Thắng và theo quy định của pháp luật.

Trước đó, sau khi xem xét đề nghị của hội đồng kỷ luật viên chức tại các tờ trình về việc xem xét, quyết định hình thức kỷ luật đối với ông Trần Trọng Đạo ngày 14-10, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam kết luận:

Ông Trần Trọng Đạo với vai trò phó hiệu trưởng phụ trách công tác đối ngoại có trách nhiệm liên quan đối với những hạn chế, khuyết điểm, vi phạm của ông Lê Vinh Danh - hiệu trưởng nhà trường - trong thực hiện quy chế làm việc, công tác cán bộ, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, công tác quản lý tài chính, tài sản; có trách nhiệm cá nhân trong việc tham gia ý kiến, ký tên biên bản cuộc họp của tập thể lãnh đạo trường ngày 8-5-2019, phản đối công văn 556/TLĐ ngày 19-3-2019 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

Căn cứ vào nghị định 27/2012/NĐ-CP, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định không kỷ luật mà phê bình nghiêm khắc cả hai ông Trần Trọng Đạo và Nguyễn Ngọc Sơn.

Trước đó, Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã có quyết định về việc kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật viên chức đối với ông Lê Vinh Danh - hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng đang bị tạm đình chỉ công tác theo quyết định 1228 ngày 21-8-2020, do cần tiến hành một số trình tự, thủ tục theo quy định để làm rõ vụ việc.

Thời gian kéo dài xử lý kỷ luật tối đa trước ngày 18-12-2020.

Kéo dài thời gian xử lý kỷ luật hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng

TRẦN HUỲNH

Bên cạnh việc chưa thành lập được Hội đồng trường và chưa kiện toàn các vị trí lãnh đạo chủ chốt, việc tạm đình chỉ công tác và xử lý kỷ luật đối với ông Lê Vinh Danh được đặc biệt quan tâm.

Thực hiện yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, trên cơ sở tổng hợp ý kiến thống nhất với Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp, Bộ GD-ĐT vừa có báo cáo về việc này.

Theo Bộ GD-ĐT, Luật Giáo dục đại học năm 2012 có quy định về hình thức xử lý vi phạm đối với những hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục đại học [Điều 71], nhưng không quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý vi phạm.

Luật số 34 có quy định về việc công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng trường đại học công lập [khoản 10 Điều 1], nhưng cũng không có quy định về thẩm quyền, quy trình, thủ tục tạm đình chỉ công tác và kỷ luật hiệu trưởng.

Tuy nhiên, ông Lê Vinh Danh là đảng viên và khi giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng còn là viên chức quản lý nên việc xử lý vi phạm được áp dụng theo quy định của Đảng, Luật Viên chức và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Cụ thể:

Khoản 5, Điều 52 Luật Viên chức quy định: “Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức”.

Khoản 1, Điều 31 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức quản lý.

Khoản 1, Điều 42 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với người giữ chức vụ quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp Nhà nước theo quy định của Luật phòng chống tham nhũng .

Ông Lê Vinh Danh bị cách chức có đúng quy định?

Ông Lê Vinh Danh được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam [TLĐ] bổ nhiệm lại chức vụ Hiệu trưởng theo Quyết định số 789/QĐ-TLĐ ngày 2/7/2014.

Tại thời điểm tháng 8/2020, Trường ĐH Tôn Đức Thắng không có hội đồng trường theo quy định tại Luật số 34, TLĐ đã áp dụng Khoản 1 Điều 42 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP; đồng thời căn cứ kết luận của Ủy ban kiểm tra Thành ủy TP Hồ Chí Minh, khoản 1 Điều 71 Luật phòng chống tham nhũng và khoản 2 Điều 43 Nghị định 59/2019/NĐ-CP để ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Lê Vinh Danh do có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Ngày 17/9/2020, Đảng ủy Khối Đại học, Cao đẳng TP Hồ Chí Minh ra quyết định kỷ luật ông Lê Vinh Danh, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhiệm kỳ 2015-2020 bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.

Khoản 6, Điều 2 Quy định số 102-QĐ/TW quy định: “Đảng viên bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị ngay các tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể [nếu có] theo quy định của cơ quan nhà nước và điều lệ của đoàn thể”.

Tại thời điểm tháng 10/2020, Trường ĐH Tôn Đức Thắng không có hội đồng trường theo quy định tại Luật số 34 và cũng không có khả năng thành lập hội đồng trường theo Luật số 34 trong thời hạn 30 ngày, TLĐ đã áp dụng Khoản 1 Điều 31 Nghị định 112/2020/NĐ-CP và những quy định liên quan khác để tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật đối với ông Lê Vinh Danh.

Mặc dù vậy, cũng trong báo cáo gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ GD-ĐT nhận định, uy tín đối với đội ngũ cán bộ, viên chức cũng như vai trò và ảnh hưởng đối với sự phát triển Trường ĐH Tôn Đức Thắng của cá nhân đồng chí Lê Vinh Danh là khá lớn. Bên cạnh đó, còn nhiều khó khăn vướng mắc trong việc thành lập Hội đồng trường của Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Độc giả xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Bộ GD-ĐT nhận định, uy tín đối với đội ngũ cán bộ, viên chức cũng như vai trò và ảnh hưởng đối với sự phát triển Trường ĐH Tôn Đức Thắng của cá nhân đồng chí Lê Vinh Danh là khá lớn.

Lê Huyền

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho hay, Tổng Liên đoàn rất thận trọng khi tạm đình chỉ chức hiệu trưởng Trường ĐH Đức Thắng đối với ông Lê Vinh Danh vì liên quan tới sinh mạng chính trị của con người.  

Câu hỏi của ĐB Lê Thanh Vân về "Cách chức Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng, gây dư luận trong nhân dân, cách chức có đúng thẩm quyền pháp lý hay không?" đã làm nóng phiên chất vấn của Quốc hội sáng 6/11.

Thông tin từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong tháng 8/2020, ông Lê Vinh Danh nhận lương 556 triệu đồng, trợ lý của ông Danh nhận lương 255 triệu đồng.

Video liên quan

Chủ Đề