Tiểu sử - tác giả thiền sư pháp thuận

- Sư Pháp Thuận cùng với 2 quốc sưKhuông ViệtvàMinh Khôngđược thờ ở nhiều chùa cổ trong quần thể di tíchcố đô Hoa Lưnhưđộng Am Tiên, chùa Bà Ngô,chùa Nhất Trụ. Vào đêm 15/1 âm lịch hàng năm tạichùa Nhất Trụ, người dâncố đô Hoa Lưthường tổ chức vịnh thơ để đón tết nguyên tiêu.

1. Tiểu sử

- Thiền sư Pháp Thuận [915-990]tên thật là Đỗ Pháp Thuận, là thiền sư đời thứ 10, dòngTỳ-ni-đa-lưu-chi. Sư trụ trì ở Chùa Cổ Sơn, làng Thừ, quận Ải. Không biết ông là người ở đâu.

- Sư họ Ðỗ, học rộng, thơ hay, có tài giúpvua, hiểu rõ việc nước. Nhỏ đã xuất gia, thờ Thiền sư Phù Trì chùa Long Thọ làm thầy. Sau khi đắc pháp, sư nói ra lời nào cũng phù hợp với sấm ngữ.

- Ðang vào lúcnhà Tiền Lêdựng nghiệp, trù kế hoạch định sách lược, sư tham dự đắc lực. Ðến khi thiên hạ thái bình, sư không nhận phong thưởng.VuaLê Ðại Hànhcàng thêm kính trọng, thường không gọi tên, chỉ gọi Ðỗ Pháp sư và đem việc soạn thảo văn thư giao phó cho sư.

- Ông từng giữ công việc cố vấn quan trọng dưới triều Tiền Lê.

- Tác phẩm của ông hiện còn một bài thơ trả lời Lê Đại Hành hỏi về vận nước.

2. Các tác phẩm chính

- NămHưng Thốngthứ 2 [990] sư tịch, thọ 76 tuổi. Sư thường viếtBồ táthiệu sám hối văn 1 quyển. Tác phẩm của Sư được lưu hành ở đời có:

+ Bồ-tát Hiệu Sám Hối Văn

+ Thơ tiếp Lý Giác

+ Một bài kệ.

- Sư Pháp Thuận cùng với 2 quốc sưKhuông ViệtvàMinh Khôngđược thờ ở nhiều chùa cổ trong quần thể di tíchcố đô Hoa Lưnhưđộng Am Tiên, chùa Bà Ngô,chùa Nhất Trụ. Vào đêm 15/1 âm lịch hàng năm tạichùa Nhất Trụ, người dâncố đô Hoa Lưthường tổ chức vịnh thơ để đón tết nguyên tiêu.

Video liên quan

Chủ Đề