Ý nghĩa phong cách hcm

I. Sơ đồ - Tìm hiểu chung Phong cách Hồ Chí Minh

II. Vài nét cơ bản về tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

-  “Phong cách Hồ Chí Minh” được rút trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” của Lê Anh Trà.

- In trong cuốn sách “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” do Viện Văn hóa xuất bản năm 1990.

b. Thể loại

- Văn bản nhật dụng với phương thức nghị luận.

c. Bố cục [ 3 phần ]

- Phần 1 [từ đầu đến “rất hiện đại”] : Con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh

- Phần 2 [tiếp theo đến ... “hạ tắm ao”]: Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.

- Phần 3 [còn lại]: Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật:

a. Giá trị nội dung

- Vẻ đẹp của Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.

b. Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp đan xen nhiều phương thức biểu đạt: thuyết minh, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, dẫn chứng được chọn lọc vừa cụ thể, vừa tiêu biểu, lại chính xác và toàn diện.

- Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.

ThS. Nguyễn Thị Thu Huyền
Phó trưởng khoa LLMLN, TTHCM

Phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc ta. Phong cách của Người không chỉ là bài học, là chuẩn mực cho việc xây dựng phong cách người cán bộ cách mạng mà còn bồi dưỡng nhân cách cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.Việc học tập và rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh, không chỉ là vấn đề mang tính chất lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn vô cùng sâu sắc trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay.

Đối với đội ngũ cán bộ trẻ nói chung và cán bộ, giảng viên trẻ Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ nói riêng. Việc học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí luôn được các cấp thường xuyên tổ chức quán triệt. Tuy nhiên, nội dung học tập còn mang tính lý thuyết là chính, chưa đi sâu vào hướng dẫn kỹ năng và phong cách cụ thể. Trong phạm vi bài viết này, người viết đề cập đến hai khía cạnh tiếp cận. Thứ nhất là phân tích hệ thống phong cách Hồ Chí Minh, thứ hai là sự vận dụng phong cách Hồ Chí Minh trong đội ngũ cán bộ, giảng viên ở Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ hiện nay.

Thứ nhất, về nội dung phong cách Hồ Chí Minh:

1. Phong cách tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập là không lệ thuộc, không phụ thuộc, không bắt chước, theo đuôi, giáo điều. Tự chủ là chủ động suy nghĩ và làm chủ suy nghĩ của mình, tự chịu trách nhiệm trước dân, trước nước, biết làm chủ bản thân và công việc. Sáng tạo là vận dụng đúng quy luật chung cho phù hợp với cái riêng, cái đặc thù, là tìm tòi, đề xuất những cái mới để có thể trả lời được những đòi hỏi của cuộc sống đặt ra. Để đạt được những kết quả đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định phải tư duy trên những cứ liệu thực tế của Việt Nam, đồng thời, Người “đã biết làm giàu vốn trí tuệ của mình bằng những di sản quý báu của văn hoá nhân loại. Phong cách tư duy của Hồ Chí Minh còn là sự gắn bó giữa ý chí, tình cảm cách mạng với tri thức khoa học. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một người giàu trí tuệ mà còn là một người có tình cảm, có ý chí nghị lực phi thường. Tư duy Hồ Chí Minh luôn có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố cảm xúc, tình cảm với yếu tố trí tuệ, tri thức, kinh nghiệm, trong đó, yếu tố tri thức, trí tuệ là quan trọng nhất.

 2. Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh

Là sự kết hợp hài hòa cái dân gian, đời thường với cái hàn lâm, bác học, cái cổ điển truyền thống với cái hiện đại, giữa duy tình phương Đông với duy lý phương Tây và nhất quán trong diễn đạt.

Hồ Chí Minh đã sử dụng ngôn ngữ như một vũ khí đấu tranh cho độc lập dân tộc và công cụ giao tiếp giữa người với người để chỉ ra lẽ phải, tuyên truyền và tổ chức Nhân dân, soi sáng ý nghĩ và cảm hóa tấm lòng của người đọc, người nghe.

Cách viết, cách nói của Hồ Chí Minh là sự lựa chọn thích hợp để trả lời bốn câu hỏi cơ bản do Người đề ra đã gần nửa thế kỷ, trùng hợp với những câu hỏi của ngôn ngữ học hiện đại, đó là:Viết và nói để làm gì? [mục tiêu].Viết và nói cho ai? [đối tượng].Viết và nói cái gì? [nội dung].Viết và nói thế nào? [phương pháp].

Sự trùng hợp này thêm một lần nữa chứng tỏ tầm nhìn xa rộng và tài năng đặc biệt của Hồ Chí Minh. Trả lời đúng bốn câu hỏi trên đây là vô cùng khó, đòi hỏi rất cao về trình độ, năng lực, phẩm chất và phong cách tư duy.

Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là diễn đạt chân thật để cung cấp cho người nghe lượng thông tin ngắn gọn, chính xác. Đây là yêu cầu đầu tiên mà Người đặt ra đối với cán bộ, đảng viên khi nói và viết: “Điều gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, không nên nói ẩu”, nói, viết. Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh còn là diễn đạt ngắn gọn. Ngắn gọn trong cách nói, cách viết theo Chủ tịch Hồ Chí Minh về mặt nội dung thì phải cô đọng, hàm súc, ý nhiều lời ít, không có lời thừa, ý thừa, chữ thừa, mỗi câu, mỗi chữ có một ý nghĩa, có một mục đích, không phải rỗng tuếch. Một đặc điểm nổi bật trong phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh là giản dị, trong sáng, dễ hiểu. Tính dễ hiểu theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “... phải viết cho đúng trình độ của người xem”. Cán bộ tuyên truyền khi nói, viết “nếu người xem mà không nhớ được, không hiểu được, là viết không đúng, nhằm không đúng mục đích”.

3Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh

Nội dung quan trọng hàng đầu của phong cách làm việc Hồ Chí Minh là phong cách quần chúng, chú ý tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và quan tâm thật lòng đến mọi mặt đời sống của quần chúng; tin Dân, tôn trọng Dân, lắng nghe và giải quyết những kiến nghị chính đáng của Dân; tiếp thu ý kiến, sửa chữa khuyết điểm; giáo dục, lãnh đạo quần chúng, đồng thời không ngừng học hỏi quần chúng, tôn trọng quyền làm chủ của quần chúng,... Người kịch liệt phê phán những cán bộ quan liêu, “Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ.

 Phong cách làm việc tập thể và dân chủ, gắn bó với tập thể, tôn trọng tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể là phương châm chỉ đạo suy nghĩ và hành động của Hồ Chí Minh. Bác luôn trân trọng ý kiến của mọi người, không phân biệt chức vụ, cấp bậc, đẳng cấp, với những bài viết trước khi công bố Bác thường chuyển cho các đồng chí lãnh đạo chủ chốt đọc và góp ý; thậm chí Người còn trao đổi với các đồng chí phục vụ những bài báo ngắn để sửa chữa những chỗ viết còn khó hiểu trước khi đăng.

Phong cách làm việc Hồ Chí Minh còn là phong cách làm việc khoa học. Tính khoa học trong công việc là quý trọng thời gian, giờ nào việc ấy; làm việc phải có mục đích rõ ràng, tập trung; chương trình, kế hoạch đặt ra phải phù hợp. Hồ Chí Minh giải thích: “Đích nghĩa là nhằm vào đó mà bắn. Nhiều đích quá thì loạn mắt, không bắn trúng đích nào”. Người phê phán những cán bộ vạch ra “Chương trình công tác thì quá rộng rãi mà kém thiết thực”. Hồ Chí Minh khuyên cán bộ, trong bất kỳ công việc gì cũng phải hiểu năng lực của cấp dưới mà bố trí, sử dụng người cho đúng, chớ “dùng thợ mộc làm nghề thợ rèn”. Khi giao công việc cho cấp dưới phải rõ ràng đầy đủ, phải dự báo được những tình huống có thể xảy ra cho cấp dưới và phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của cấp dưới. Phong cách khoa học còn đòi hỏi người cán bộ sau mỗi một việc cần phải rút kinh nghiệm tận gốc, rồi phổ biến những kinh nghiệm ấy cho tất cả cán bộ và cho dân chúng hiểu.

4. Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh

 Phong cách ứng xử của Người vừa khiêm tốn, nhã nhặn, lịch lãm vừa linh hoạt, biến hóa, lại chân tình, nồng hậu có lý, có tình chứa đựng những giá trị nhân bản của con người, yêu thương, quý mến, trân trọng con người, hướng con người đến chân, thiện, mỹ. Khi cần nhắc nhở, Người không quên chỉ vẽ tận tình. Khi cần phê bình, Người rất nghiêm khắc, nhưng rất độ lượng, bao dung, không bao giờ bao che, nhằm nâng con người lên chứ không hạ thấp, vùi dập.

Điều gợi ý sâu sắc từ tư tưởng và thực tiễn sống động Hồ Chí Minh là ở chỗ, văn hóa ứng xử trước hết là văn hóa tự ứng xử. Trau dồi học vấn để từng bước đạt tới sự trưởng thành văn hóa; rèn luyện đạo đức, đặc biệt là các đức tính để rèn luyện nhân cách - những nội dung giáo dục ấy phải thấm sâu vào tình cảm con người, tăng cường được năng lực trí tuệ, tự giác trở thành nhu cầu và lối sống. Trong giai đoạn hiện nay, học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh, mỗi tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên đề cao ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện, thể hiện cụ thể trong suy nghĩ và thực hiện công việc hàng ngày, trong quan hệ với nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp, góp phần đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI của Đảng.

Để việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh thấm sâu vào cuộc sống. Mỗi chúng ta cần có ý thức học tập nghiêm túc, tiếp thu tinh thần học tập và vận dụng triệt để các phong cách trong hệ thống phong cách Hồ Chí Minh, nhất là đối với thế hệ trẻ, vì tuổi trẻ là mùa xuân, là tương lai, là giường cột của nước nhà.

Ở Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ hiện nay, số lượng cán bộ giảng viên trẻ [từ 23-35] chiếm số lượng khá đông [26/73 cán bộ, giảng viên]. Nhà trường đang trong giai đoạn chuyển giao thế hệ mạnh mẽ. Với bề dày truyền thống 58 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ nối tiếp nhau viết nên những trang sử vẻ vang đáng tự hào. Trong thời kỳ đổi mới, yêu cầu mới đặt ra đòi hỏi thế hệ trẻ phải nỗ lực quyết tâm cao hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Một trong những nhiệm vụ vô vùng quan trọng và thiêng liêng hiện nay là học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ thiết thực hiệu quả khi mỗi cán bộ, giảng viên trẻ vận dụng được những nội dung trong phong cách Hồ Chí Minh trong suy nghĩ và việc làm.

Thứ nhất, về phong cách tư duy: Tư duy chính là suy nghĩ, nhận thức của mỗi người, kết quả của tư duy đúng là thực hành đúng. Vì vây, đối với mỗi cán bộ, giảng viên trẻ luôn luôn quan sát, lắng nghe, nghiên cứu, học hỏi, nhận thức đúng về chức trách nhiệm vụ của mình. Tư duy không bắt trước, không phụ thuộc, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, không ngại khó, ngại khổ. Rèn đức, luyện tài phải được hiện thực hoá bằng hành động. Tuổi trẻ phải xác định trách nhiệm với cơ quan, đoàn thể, xung kích, sáng tạo. Cống hiến trước, hưởng thụ sau. Tư duy trên cứ liệu thực tế, tức là không viển vông, không đòi hỏi, biết khắc phục khó khăn, phát huy mọi thế mạnh của bản thân để cống hiến nhiều hơn cho tổ chức của mình. Giảng viên rèn luyện tư duy về kỹ năng giảng dạy, coi người học là trung tâm, coi việc giảng dạy là nhiệm vụ chính trị và phải coi người học là đối tượng phục vụ, phải phục vụ chu đáo, tích cực rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức để mỗi thầy, cô giáo dù trẻ tuổi những vững vàng về chuyên môn và mẫu mực về phẩm chất đạo đức. Các đồng chí là cán bộ các phòng chức năng tư duy đúng về chức trách nhiệm vụ của mình, phối hợp tốt trong công tác, tích cực rèn luyện về chuyên môn để trở thành những cán bộ năng động có chuyên môn hoá, và chuyên nghiệp hoá cao trong công việc. Trong tư duy cần có bản lĩnh, bản lĩnh để nhận biết đâu là tốt, là xấu, vững vàng trước những dư luận về các vấn đề trong cơ quan cũng như ngoài xã hội.

Thứ hai, về vận dụng phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh: Diễn đạt chính là cách nói và cách viết. Đây là phong cách có ý nghĩa rất thiết thực đối với cán bộ trẻ của Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ, đặc biết là với đôi ngũ giảng viên. Người giảng viên như một diễn viên trên sân khấu, khi diễn đạt cần chân thực, tức là nói đúng quan điểm, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tìm kiếm thông tin chính thống, không tuyên truyền những thông tin trái chiều, thổi phồng sự thật của các thế lực thù địch, không nhìn hiện tượng đánh giá bản chất. Trong quá trình giảng dạy cần kết hợp ngôn ngữ bác học và dân gian cho phù hợp với đối tượng, không làm trừu tượng hoá, phức tạp hoá vấn đề, nghiên cứu kỹ về đối tượng phục vụ, nắm bắt những đặc điểm cơ bản của các địa phương để có những ví dụ phong phú tạo sự hưng phấn cho người học. Trong diễn đạt cần giản dị, nhưng không dễ dãi, cẩu thả, không nói dài, không nói cụt. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể, học cách nói của quần chúng.

Thứ ba, về phong cách làm việc: Trong công việc chúng ta cần có kế hoạch rõ ràng, cụ thể, không làm việc theo kiểu được chăng hay chớ, đối với giảng viên cần tích luỹ kiến thức trong quá trình đào tạo, bên cạnh đó biến từ đào tạo thành tự đào tạo chuyên môn bằng tự học qua sách, báo, phương tiện thông tin đại chúng, học qua đồng nghiệp, học từ học viên và cuộc sống. Tích cực nghiên cứu thực tế, rèn luyện đầu óc quan sát để tổng hợp thực tiễn, đưa kiến thức thực tiễn vào bài giảng, tránh lối giảng lý luận xuông, tích cực lắng nghe ý kiến của người học, có thái độ đúng mực khi tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp và học viên. Đối với các đồng chí cán bộ ở các phòng chức năng, cần phối hợp tốt trong công tác, rèn luyện tác phong khẩn chương, nhanh nhẹn, chuyên nghiệp, xây dựng kế hoạch công tác khoa học, kết hợp hài hoà giữa công việc và gia đình, cuộc sống.

Thứ tư, về phong cách ứng xử: Ứng xử là một trong những giải pháp nhằm hướng tới “nhân hoà”, trong công việc và cuộc sống có những đồng chí năng lực chuyên môn tốt nhưng đôi khi bị mất “nhân hoà” vì lý do ứng xử. Ứng xử là cả một khoa học và nghệ thuật, chúng ta không tham vọng là làm hài lòng tất cả mọi người, nhưng các đồng chí cán bộ giảng viên trẻ cần thiết rèn luyện phong cách ứng xử “kính trên nhường dưới”, ứng xử chân tình, thân thiện, tôn trọng đồng chí đồng nghiệp, biết thương yêu và hướng tới việc thiện, giúp nhau cùng tiến bộ. Muốn thực hiện được như vậy, cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tìm hiểu văn hoá ứng xử trên một nguyên tắc tôn trọng và trân trọng con người dù mỗi người ở bất kì vị trí nào trong cơ quan hay ngoài xã hội.

Như vậy, hệ thống phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể từ tư duy đến hành động. Cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã học tập, trau rồi khổ luyện để có được những phong cách như vậy.  Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Thế hệ trẻ Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ cần nâng cao trách nhiệm  nghiêm túc học tập, gắn với làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người để góp phần xây dựng Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ ngày càng phát triển.

Chủ Đề