Ý nghĩa của phim hai phượng

Hai Phượng – phim do đạo diễn Lê Văn Kiệt với sự góp mặt của “đả nữ” Ngô Thanh Vân. Đây được xem là bộ phim ghi lại dấu ấn tên tuổi của nữ diễn viên sau thời gian” vắng bóng”. Có thể thấy nhân vật Hai Phượng mang trong người sự mạnh mẽ, trái tim ấm áp của người mẹ và những pha hành động ấn tượng. So với các bộ phim cùng loại của nước ngoài. Hai Phượng được chủ động xây dựng đơn giản. Để hiểu rõ hơn về cách tạo hình nhân vật Hai Phượng của Ngô Thanh Vân. Hãy cùng với loisong.net khám phá ngay sau đây:

Mãn nhãn với “Hai Phượng” của Ngô Thanh Vân

Tựu trung lại, “Hai Phượng” xứng đáng là bộ phim hành động thực sự của nền điện ảnh Việt sau Dòng máu anh hùng tròn một con giáp về trước. Tuy không thể xem là một tác phẩm xuất sắc về cả nội dung lẫn diễn xuất. 

Bộ phim Hai Phượng của “đả nữ” Ngô Thanh Vân theo chân Hai Phượng [Ngô Thanh Vân]. Người phụ nữ từng có quá khứ làm bảo kê nhà hàng, quán bar tại Sài Gòn. Trở về Cần Thơ để sinh con, chăm sóc, nuôi nấng cô con gái bằng nghề đòi nợ thuê. Cuộc đời của hai mẹ con bước sang trang mới khi Mai bị bắt cóc trong một lần cùng mẹ đi chợ. Lần theo đám người bắt cóc lên Sài Gòn, Hai Phượng trở về chốn cũ, một thân một mình lăn xả. Đi vào từng hang cùng ngõ hẻm để tìm con gái. Và đối mặt với những gã giang hồ lì lợm, nguy hiểm bậc nhất.

Kịch bản bộ phim còn nhiều tiếc nuối

Được xây dựng kịch bản đơn tuyến, Hai Phượng quá dễ đoán. Thậm chí thiếu bất ngờ về mặt nội dung. Khó khăn gần như chỉ dồn lại về yếu tố hành động. Khi bà mẹ mảnh dẻ liên tục phải đối mặt với những gã đàn ông to cao, vạm vỡ hơn nhiều lần. Song việc nữ chính lần ra các tung tích tội phạm lại dễ dàng đến khó tin và có phần phi lý. Những tình tiết đó đã cho thấy sự sắp xếp lộ liễu của bàn tay biên kịch mà không được đặt để tự nhiên, trơn tru.

Không những thế, người mẹ Hai Phượng có thể sánh ngang bất cứ siêu anh hùng nào. Khi không cần ngủ nghỉ, ăn uống. Thậm chí tả xung hữu đột với giang hồ, chiến đấu với “bà trùm” nguy hiểm bật nhất ngay sau khi tỉnh dậy từ trận thập tử nhất sinh.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng dù ý tưởng tìm con là không mới. Nhưng Hai Phượng cũng không nỗ lực sáng tạo kịch bản hay khai thác sâu về mặt cảm xúc. Sự dằn vặt của người mẹ mất con, nỗi bất lực khi bị chính gia đình ruồng bỏ. Và niềm vui sướng của hai mẹ con Mai khi đoàn tụ cũng chưa thể đẩy cảm xúc khán giả lên đến cao trào. Do đó, không ngôn ngoa khi khẳng định. Hai Phượng đã mắt về hành động nhưng lỏng lẻo, thậm chí có phần hời hợt ở mặt nội dung.

Tổng kết

Tựu trung lại, Hai Phượng xứng đáng là bộ phim hành động thực sự của nền điện ảnh Việt. Sau Dòng máu anh hùng tròn một con giáp về trước. Tuy không thể xem là một tác phẩm xuất sắc về cả nội dung lẫn diễn xuất. Song, bước tiến vượt trội về mảng hành động có thể bù lấp mọi tiếc nuối của kịch bản. Cho thấy tư duy điện ảnh mới, táo bạo và đầy nhiệt huyết của những người cầm trịch đằng sau.

Hàng loạt pha hành động trong phim cho thấy sự đầu tư nghiêm túc và công phu. Tuy bộ phim còn nhiều hạn chế, nhưng cũng đã mang đến cho khán giả một tác phẩm sinh động và lôi cuốn. Bộ phim là hành trình nghẹt thở và căng thẳng của bà mẹ đơn thân Hai Phượng do Ngô Thanh Vân đảm nhận. Đây vẫn là bước đi đáng cổ vũ của các nhà làm phim Việt hiện nay. Hãy nêu cảm nhận của bạn về bộ phim dưới comment nhé!

Nguồn: saostar.vn

Văn hóa giao tiếp của người miền Tây Nam Bộ

Xem Hai Phượng, khán giả sẽ nhận ra bé Mai [Mai Cát Vy] không gọi Hai Phượng [Ngô Thanh Vân] là mẹ, thay vào đó là một đại từ xưng hô khá lạ với một số người: "Ý". Cách gọi này mang đến một ý nghĩa thú vị về văn hóa xưng hô của người Việt miền Tây Nam Bộ mà bộ phim muốn gửi gắm đến lớp khán giả trẻ ngày nay.

Nếu ở Bắc Bộ, nền văn hóa nông nghiệp lúa nước lâu đời đã khiến mọi người nơi đây chú trọng đến việc sử dụng các đại từ xưng hô sao cho khéo léo, văn nhã, vận dụng tối đa lối xưng khiêm hô tôn. Còn ở Tây Nam Bộ, cách xưng hô chú trọng vào tình nghĩa mối quan hệ hơn [nhất là mối quan hệ theo huyết thống], ít mang tính khách sáo, xã giao.

Ở miền Tây Nam Bộ, cách xưng hô mang đậm tính xem trọng mối quan hệ hơn, ít mang tính khách sáo, xã giao.

Cụ thể, cách sử dụng đại từ xưng hô ngôi thứ hai như chế [chị [gái]], hia [anh [trai]], tía [cha], ní [bạn], ý [dì], tài có [anh] và cặp đại từ xưng hô ngôi số một và số hai là qua [tôi, ta đối với trường hợp là trưởng bối] – bậu [mình, em, nàng]… Về nguồn gốc, các từ này có khởi nguồn từ khẩu ngữ bản địa người Việt gốc, pha lẫn với tiếng Hoa [đặc biệt nhánh Hoa Tiều] và tiếng Campuchia. Chính những giao thoa đó tạo thành sự phong phú trong văn hoá và cách ứng xử, xưng hô của bà con vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Về khu vực, các từ chế, hia, tía, ní, ý, tài có chỉ phổ biến ở các tỉnh miền Tây như Sóc Trăng và Bạc Liêu, thì cặp đại từ xưng hô qua – bậu được sử dụng khá phổ biến ở Đông Nam Bộ và một ít ở Trung Bộ.

Theo dòng thời gian, một số từ như tía, qua, chế... hiện nay vẫn dùng, đặc biệt là từ tía đã trở thành một đại từ thay thế cho tuyệt đại đa số các trường hợp gọi cha hay bố, ba ở miền Tây Nam Bộ trong thế kỷ XX và vẫn còn được sử dụng phổ biến ở một số tỉnh.

Cách xưng hô đặc biệt của 2 mẹ con Hai Phượng đã góp phần giúp giới trẻ hiểu hơn về văn hóa xưa của người Việt.

Theo như cách gọi của người miền Tây trước đây, ‘‘ý" là cách xưng hô để gọi dì [tức là chị gái hoặc em gái của mẹ]. Thế nhưng trong phim, Mai lại gọi Hai Phượng là "ý". Lý giải về chuyện này, theo một số điển tích xưa, trẻ em khi sinh ra khó nuôi hoặc những đứa trẻ được sinh ra ‘‘không theo lẽ thường’’[ví dụ ‘‘chửa hoang’’ với hoàn cảnh của bé Mai trong Hai Phượng], thì người mẹ sẽ tưởng tượng đứa trẻ đó không phải là con mình, sẽ không gọi mình là ‘‘mẹ’’ mà sẽ gọi bằng "ý". Sở dĩ có hình thức này là do người miền Tây quan niệm, chỉ khi như vậy thì con mới trưởng thành khỏe mạnh, may mắn, dễ nuôi hơn.

Dù chỉ là một chi tiết khá nhỏ trong kịch bản, nhưng khán giả có thể nhận ra sự đầu tư và chăm chút kỹ càng của đạo diễn Lê Văn Kiệt và Ngô Thanh Vân. Qua đó, thể hiện sự chân chất của Hai Phượng trong cách yêu con. Tuy là người đàn bà thô kệch, sống bằng nghề đòi nợ mướn nhưng cô vẫn mang trong mình sự nồng ấm của một người mẹ.

Bối cảnh phim đậm chất Việt Nam

Một trong những điểm khiến phim nhận được nhiều lời đánh giá tích cực từ giới phê bình và cộng đồng điện ảnh chính là bối cảnh thuần Việt xuất hiện trong Hai Phượng.

Cảnh đua đường bộ, phim Hollywood đua bằng mô tô, Hai Phượng đua bằng Wave và Dream.

Cảnh đua trên thuỷ, phim Hollywood dùng cano, Hai Phượng sử dụng ghe.

Cảnh đánh nhau trên cạn, phim Hollywood dùng súng, dao hoặc tay không, Hai Phượng dùng từ dao, búa, kéo, bình hoa đến cả 3 cây nhang trên bàn thờ thổ địa - thần tài cũng thành vũ khí.

Để có thể tái hiện chân thực các cảnh quay, đạo diễn Lê Văn Kiệt và ê kíp đã rất trau chuốt trong từng góc dựng. Đơn cử, phân cảnh sinh hoạt của hai mẹ con, trong lúc chờ cơm chín, Hai Phượng ra ngồi hút thuốc trước cửa nhà. Đó là một căn nhà nổi trên sông. Đây quả thực một góc quay đẹp và đầy xúc động, không chỉ tái hiện trọn vẹn cảnh sinh hoạt lúc xế chiều của miền quê Nam Bộ mà còn cho thấy thấy những trăn trở và khắc khoải của Hai Phượng khi phải vừa làm cha, vừa làm mẹ.

Võ thuật cổ truyền Việt Nam Vovinam đầy táo bạo và quyết liệt

Vovinam là chất liệu võ thuật chính được sử dụng trong phim. Vovinam nổi bật trong Hai Phượng với các thế đánh cận chiến, khoá gỡ [thế nắm áo, nắm tay, siết cổ, ôm ngang…], song song với những kỹ thuật gạt đòn, phản đòn khi bị đâm chém, tấn công bằng vũ khí. 100 phút xem phim khán giả được mãn nhãn bởi các pha giao đấu chân thực. Đây là thành quả kết hợp giữa 3 yếu tố: thế võ, ánh sáng và âm thanh.

Những pha đánh đấm mãn nhãn đậm chất võ Vovinam.

Bản chất của Vovinam là sự thực dụng và khả năng liên hoàn cước trong ra đòn. Khi đối phương nhận đòn dễ bị gục tại chỗ, điều này thể hiện rõ nhất ở phân đoạn đầu tiên Hai Phượng tay đôi với Thanh Sói. Chỉ chưa đầy 30 thời gian điện thoại reo, Hai Phượng đã ngã sóng soài trên sàn sau màn liên hoàn đấm của đối thủ. Đây chính là cảnh đầu tiên mở màn cho những đoạn song đấu kịch tính sau này. Có thể thấy, tính liên hoàn trong Vovinam đã được đạo diễn hành động Hollywood Kefi Abrikh Samuel khai thác triệt để. Điều này không chỉ tăng tính dồn dập cho trận chiến mà còn phô diễn gần như hoàn hảo sức mạnh cận chiến của võ Vovinam.

Âm thanh trong phim cũng góp phần không nhỏ vào thành công của các cảnh hành động. Âm thanh trong điện ảnh thường được dùng với hai mục đích: dự đoán phân cảnh tiếp theo [thường gặp trong thể loại phim kinh dị] và tăng độ gây cấn hoặc cảm xúc cho phân cảnh đang tiếp diễn [thường gặp trong thể loại hành động, phim tình cảm]. Với Hai Phượng, âm thanh trong phân cảnh đang đánh nhau được khai thác dữ dội và chân thực, ảnh và thanh hoà làm một. Không ít khán giả khi xem màn đấu của Hai Phượng trên toa tàu đã phải ghì chặt ghế vì sống động đến mức nghĩ cảnh đánh đang diễn ra ngay cạnh mình.

Một nét độc đáo khác mà đạo diễn Lê Văn Kiệt đã sử dụng để phô diễn võ Vovinam đó chính là nghệ thuật đánh sáng. Các cảnh quay của phim được đánh sáng khá kỹ trong phân đoạn giao đấu. Đặc biệt, pha cận chiến khoá gỡ, phản đòn và đỡ đòn liên hoàn, việc đánh sáng giúp khán giả nhìn rõ động tác võ nhưng vẫn mang đến những mảng sáng tối phù hợp cho góc quay để khắc hoạ các hàm ý nghệ thuật khác [ví dụ như biểu cảm nhân vật].

Văn hoá Việt, từ cách xưng hô, bối cảnh, đến phân khúc hành động đều thể hiện chân thật và sáng tạo qua lăng kính của Lê Văn Kiệt và năng lực diễn xuất chuyên nghiệp của Ngô Thanh Vân. Trước bối cảnh phim thị trường đang ngày càng phổ biến, điện ảnh Việt cần những tác phẩm như Hai Phượng để đưa điện ảnh nước nhà hoà cùng văn hoá, vươn mình ra thế giới.

Phim đã chính thức công chiếu tại rạp trên toàn quốc từ ngày 22/2. Ngày 1/3 phim sẽ khởi chiếu tại Bắc Mỹ, đánh dấu cột mốc phim Việt đầu tiên ra mắt song song tại cả hai thị trường.

Video liên quan

Chủ Đề