Xác định tọa độ sơ lược tọa độ ô 4 và chỉ thị mục tiêu cho ví dụ

Khi đo cự ly của 1 đoạn thẳng trên bản đồ ta có thể dùng một số phương tiện đo như: thước milimet, compa, …

Đo bằng thước milimet: Đặt cho cạnh thước nối qua 2 điểm cần đo, số đo trên thước được bao nhiêu centimet nhân với tỷ lệ bản đồ sẽ được kết quả đo.

Ví dụ: đo từ A → B trong bản đồ tỷ lệ 1/25.000 được 3cm, cự ly thực địa trên bản đồ sẽ là 3cm x 25.000 = 75.000 cm = 750m thực tế.

- Đo bằng băng giấy: [Băng giấy chuẩn bị trước có độ dài 20cm rộng 5cm mép băng giấy phải thẳng] Đặt cạnh băng giấy qua 2 điểm cần đo trên bản đồ, đánh dấu lại đặt lên thước đo tỷ lệ trên bản đồ sẽ ra số thực tế.

- Đo bằng compa: Mở độ rộng compa đặt lên 2 điểm cần đo, sau đó đặt lên thước tỷ lệ trên bản đồ sẽ ra số đo thực tế

Có thể đo bằng băng giấy, compa, hoặc bằng dây đo từng đoạn thẳng cộng lại hoặc dùng dây uốn theo đoạn đo rồi đặt lên thước cm hoặc thước tỷ lệ trên bản đồ.

Hiện nay có thêm cách đo bằng đồng hồ bánh răng, hoặc dùng máy vi tính scan bản đồ lên máy, dùng trỏ chuột rê mũi tên từ điểm A đến điểm B máy sẽ tự tính toán

- Đo diện tích ô vuông

+ Đo diện tích ô vuông đủ:

Trên bản đồ địa hình đều có hệ thống ô vuông, mỗi ô vuông được xác định diện tích cụ thể tùy theo tỷ lệ của từng bản đồ.

Với công thức: S = a2

Trong đó: S là diện tích 1 ô vuông,

a là cạnh của 1 ô vuông.

Bảng tính diện tích ô vuông cho các loại tỷ lệ bản đồ
Tỷ lệ bản đồCạnh ô vuông [cm]Diện tích tương ứng ngoài thực địa
1:25.0004 cm1 km2
1:50.0002 cm1 km2
1:100.0002 cm4 km2
1:200.0005 cm100 km2

+ Đo diện tích ô vuông thiếu

Chia cạnh ô vuông có diện tích cần đo thành 10 phần bằng nhau, kẻ các đường giao nhau vuông góc ta có 100 ô nhỏ. Đếm tổng số ô con hoàn chỉnh, các ô không hoàn chỉnh đếm tổng số rồi chia đôi lấy tổng số ô nhỏ x với diện tích 1 ô nhỏ sẽ được kết quả cần đo.

- Đo diện tích 1 khu vực

Là tổng diện tích ô vuông đủ + diện tích ô vuông thiếu

Công thức tính : 

Trong đó: A: diện tích của 1 khu vực cần tìm

n : số ô vuông đủ

s: diện tích của 1 ô vuông đủ

1/s : là diện tích của các ô vuông nhỏ tự kẻ

p: số ô vuông nhỏ tự kẻ

Khi tính phải đếm có bao nhiêu ô vuông đủ cộng số ô vuông thiếu theo cách tính như trên, sau đó nhân với diện tích 1 ô vuông đủ.

a] Tọa độ sơ lược

- Sử dụng trong trường hợp trong ô vuông chỉ có 1 mục tiêu M, hoặc có nhiều mục tiêu nhưng tính chất khác nhau.

- Xác định tọa độ chỉ mục tiêu:

Xác định tọa độ chỉ mục tiêu bằng tọa độ sơ lược, phải tìm 2 số cuối cùng của đường hoành độ [ghi ở khung đông tây], và 2 số cuối cùng của đường tung độ [ghi ở khung bắc nam] bản đồ. Tìm giao điểm của tung độ và hoành độ tại ô vuông có chứa mục tiêu M cần tìm. M nằm phía trên của đường kẻ ngang và bên phải của đường kẻ dọc]

Ví dụ: tọa độ sơ lược điểm M [25.36]

Cách đọc mục tiêu độc lập M [25.36]

b] Tọa độ ô 4 và ô 9

- Tọa độ ô 4: là cách chia ô vuông ra thành 4 phần bằng nhau, đánh dấu bằng chữ in hoa A, B, C, D từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.

Cách viết : M [25.36B]

- Tọa độ ô 9: là cách chia ô vuông tọa độ sơ lược thành 9 phần bằng nhau, đánh dấu các ô vuông bằng chữ Ả Rập từ 1 đến 9 theo quy tắc, số 1 là góc Tây Bắc thuận theo chiều kim đồng hồ, số 9 ở chính giữa, viết tên mục tiêu kết hợp với tọa độ sơ lược của điểm đó và ký hiệu của từng ô.

Ví dụ M [25.36.9]

c]Tọa độ chính xác

Là xác định tọa độ của 1 điểm nằm trong ô vuông tọa độ, tìm ra độ chênh lệch về mét so với hệ trục gốc hoặc tọa độ sơ lược của điểm đó.

- Độ chênh lệch trục X gọi là 

X

- Độ chênh lệch trục Y gọi là 

Y

Cách đo tọa độ chính xác đến mét ở 1 điểm là lấy tọa độ sơ lược X.Y + với phần cự ly vuông góc từ vị trí điểm đó đến đường hoành độ 

x đến đường tung độ y

- Tọa độ chính xác sẽ là

+ X = tọa độ sơ lược + 

X

+ Y = tọa độ sơ lược + 

Y

Ví dụ: xác định tọa độ chính xác của điểm M sau khi đã đo được khoảng cách từ

M đến hoành độ là 1,5cm.

M đến tung độ là 1,6cm

- Với bản đồ tỷ lệ 1:25.000. Cách tính như sau:

X = 25.000 x 1,5 = 375m

Y= 25.000 x 1,6 = 400m

Tọa độ chính xác sẽ là:

X = 25km + 375m = 25.375m

Y= 36km + 400m = 36.400m

Là làm cho hướng Bắc bản đồ trùng với hướng Bắc của thực địa. Có 3 phương pháp định hướng như sau :

  • Định hướng bằng địa bàn
  • Định hướng bằng địa vật dài thẳng
  • Định hướng bằng đường phương hướng giữa 2 địa vật.

Khi ra thực địa, sau khi định hướng bản đồ, phải xác định điểm đứng lên bản đồ, có 2 phương pháp cơ bản như sau :

- Phương pháp ước lượng cự ly

+ Chọn một đối tượng quan sát rõ và có ghi ký hiệu trên bản đồ

+ Đặt cạnh thước qua vị trí chính xác của ký hiệu và xoay thước ngắm đối tượng đã chọn ở thực địa ; kẻ đường chì mờ theo cạnh thước.

+ Ước lượng cự ly từ vị trí đang đứng đến đối tượng ở thực địa đã chọn, đổi cự ly theo tỉ lệ bản đồ rồi đo từ ký hiệu theo đường kẻ cự ly vừa đổi theo tỉ lệ và chấm trên đường kẻ, đó là điểm đứng trên bản đồ.

- Phương pháp giao hội

+ Chọn 2 đối tượng ở thực địa mà trên bản đồ có ghi rõ ký hiệu

+ Dùng thước ngắm và kẻ đường chì mờ như ở phương pháp ước lượng cự ly

+ Điểm giao nhau của 2 đường chì mờ là điểm đứng trên bản đồ.

Đối chiếu bản đồ với thực địa để xác định cụ thể những đối tượng liên quan đến nhiệm vụ trên thực địa hoặc bổ sung các đối tượng ở thực địa mà trong bản đồ chưa có.

Có 2 phương pháp đối chiếu là phương pháp ước lượng cự ly và phương pháp giao hội.

  • Thứ tự tiến hành phương pháp ước lượng cự ly giống như xác định điểm đứng trên bản đồ, chỉ khác: đặt thước vào vị trí điểm đứng, xoay thước ngắm lần lượt từng đối tượng.
  • Phương pháp giao hội cơ bản cũng giống như giao hội khi xác định điểm đứng trên bản đồ, chỉ khác: phải đến 2 vị trí xác định 2 điểm đứng trên bản đồ và ngắm thước qua từng điểm đứng đến đối tượng ở thực địa ; điểm 2 đường kẻ chì cắt nhau là vị trí đối tượng trên bản đồ.

Tổng hợp câu trả lời [1]

a. Tọa độ sơ lược[4 số] - Trường hợp sử dụng: trong ô vuông tọa độ chỉ có một đối tượng mục tiêu M hoặc nhiều mục tiêu có tính chất khác nhau. - Khi xác định tọa độ sơ lược phải tìm 2 số cuối cùng của đường hoành độ [Đường ngang bên dưới Xc] và 2 số cuối của đường tung độ [Đường dọc bên trái Yc ] - Khi chỉ thị mục tiêu viết tên hoặc ký hiệu mục tiêu [XY], tọa độ XY viết liền không có dấu chấm phẩy gạch ngang. Ví dụ: toạ độ sơ lược: Trạm xăng [1653] b. Toạ độ ô 4. Sử dụng khi trong ô vuông tọa độ có nhiều mục tiêu tính chất giống nhau, khi dùng tọa độ sơ lược dễ nhầm lẫn. - Cách xác định: Chia ô vuông tọa độ sơ lược thành 4 phần bằng nhau, đánh dấu bằng chữ cái in hoa A, B, C, D từ trái qua phải từ trên xuông dưới. Chỉ thị mục tiêu: Viết tên, ký hiệu mục tiêu [M] kết hợp với tọa độ sơ lược XY và ký hiệu chữ của từng ô. Ví dụ: Trạm xăng [1653C] c. Tọa độ ô 9 Khi chỉ thị mục tiêu viết tên mục tiêu [M] với tọa độ sơ lược [XY] và ký hiệu số của từng ô. Ví dụ: trạm xăng: [16539] d.Toạ độ chính xác - Là toạ độ dùng trị số độ dài để xác định toạ độ của một điểm nằm trong một ô vuông toạ độ, ta tìm ra độ chênh về mét so với hệ trục gốc hoặc toạ độ sơ lược của điểm đó. Độ chênh về X gọi là x, độ chênh về Y gọi là y - Muốn xác định tọa độ ô vuông chính xác của điểm trên mặt phẳng bản đồ khi biết vị trí điểm đó trên bản đồ ta tiến hành theo 3 bước sau : + Bước 1 : Xác định tọa độ ô vuông chẵn chứa điểm đó: [Tọa độ sơ lược ]. Tọa độ ô vuông chẵn gồm 4 số. Được xác định bằng 2 số cuối của đường ngang bên dưới là giá trị [Km] theo trục X. Và 2 số cuối của đường dọc bên trái là giá trị [Km] theo trục Y. của ô vuông chứa điểm đó Khi đọc hay viết bao giờ cũng viết tung độ trước và hoành độ sau, viết liền [XY] VD : Cây thông có toạ độ chẵn: Xc = 06 km Yc = 53 km + Bước 2: Xác định tọa độ ô vuông lẻ Từ điểm cần xác định toạ độ kẻ 2 đường vuông góc đến đường ngang phía dưới và đường dọc bên trái của ô vuông chứa điểm đó . Đo khoảng cách từ điểm đó đến chân đường vuông góc. Theo trục X ký hiệu là X, theo trục Y ký hiệu là Y Nhân các khoảng cách đó với mẫu số tỷ lệ Bản đồ ta được giá trị X và Y ngoài thực địa [toạ độ ô vuông lẻ], đơn vị tính bằng [m] + Bước 3: Toạ độ ô vuông chính xác của điểm cần xác định là: Ký hiệu địa vật X = Xc + X Y = Yc + Y Như vậy toạ độ ô vuông chính xác của điểm M bất kỳ thực chất là xác định độ chênh lệch về m của điểm M đó so với trục toạ độ gốc [X,Y]. - Cách viết toạ độ chính xác: M[XY]

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Thứ tự thực hiện các bước tập hợp đội hình tiểu đội 2 hàng dọc là A. điểm số => chỉnh đốn hành ngũ => giải tán. B. điểm số => chỉnh đốn hàng ngũ => tập hợp => giải tán. C. tập hợp => chỉnh đốn hàng ngũ => giải tán. D. điểm số => tập hợp => chỉnh đốn hàng ngũ => giải tán.
  • Nội dung nào sau đây kh đúng với khái niệm về nghĩa vụ quân đội nhân dân VN? a. là cán bộ của ĐCSVN, nhà nước XHCN VN b. là hạ sĩ quan quân đội nhân dân VN c. Là người hoạt động trong lĩnh vực quân sự d. được nhà nước quân hàm cấp uỷ, cấp tỉnh, cấp tướng
  • Đường đẳng sâu là gì?
  • Một trong những nội dung kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở nước ta hiện nay là: A.Kết hợp trong xây dựng các vùng kinh tế với xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh. B.Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu. C.Kết hợp trong phân vùng chiến lược với xây dựng các vùng kinh tế. D.Kết hợp trong xây dựng hậu phương với xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh
  • Đặc điểm nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc ở Việt Nam? A. Các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó xây dựng quốc gia dân tộc thống nhất. B. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ. C. Các dân tộc ở Việt Nam có quy mô dân số và trình độ phát triển không đồng đều. D. Các dân tộc ở Việt Nam đều có sắc thái văn hóa riêng.
  • Quyền tài phán hình sự đối với tàu thuyên nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam được quy định như thế nào?
  • Chất độc tâm thần BZ là gì
  • Hồ Chí Minh xác định tính chất xã hội của chiến tranh như thế nào? A.Chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. B.Chiến tranh cách mạng và phản cách mạng. C.Chiến tranh là một hiện tượng mang tính xã hội. D.Cả 3 câu trên đều đúng.
  • Một số nội dung kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở nước ta hiện nay là: 1/ Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu. 2/ Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong hoạt động đối ngoại. 3/ Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển kinh tế xã hội. 4/ Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng ,an ninh trong phát triển các vùng lãnh thổ. A.Nội dung 1, 3 và 4 đều đúng. B.Nội dung 1, 2 và 3 đều đúng. C.Nội dung 2, 3 và 4 đều đúng. D.Tất cả nội dung 1, 2, 3 và 4 đều đúng.
  • Tập hợp đội hình trung đội 2 hàng dọc gồm những bước nào? a. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán b. Điểm số; tập hợp đội hình; giải tán c. Tập hợp đội hình; điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán d. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề