Virus sống bao lâu trong không khí

11.1. Triệu chứng Covid – 19 qua từng ngàyTriệu chứng nhiễm virus Corona qua từng ngày sẽ khác nhau tùy theo thể trạng và sức đề kháng của mỗi cá thể nhưng các triệu chứng đều biểu hiện rõ từ 2 – 14 ngày.

Ngày 7:    - Sốt cao dưới 38 độ C    - Ho nhiều hơn, đàm nhiều hơn.    - Toàn thân đau nhức.    - Khó thở.    - Tiêu chảy và nôn ói nhiều hơn.

Ngày 8:

   - Sốt khoảng trên dưới 38o.    - Khó thở, hơi thở khò khè, nặng lồng ngực.    - Ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng.    - Đau khớp xương, đau đầu, đau lưng.

Ngày 9:

Các tình trạng như sốt, ho, khó thở, nặng lồng ngực… trở nên nặng nề hơn.

Ngày 1 đến ngày 3:    - Dấu hiệu giống bệnh cảm thông thường.    - Viêm họng nhẹ, không sốt, không mệt mỏi.    - Ăn uống và hoạt động bình thường.


Ngày 4:

   - Cổ họng bắt đầu đau nhẹ, người lờ đờ.    - Bắt đầu khan tiếng.    - Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ.    - Đau đầu nhẹ, tiêu chảy nhẹ.    - Bắt đầu chán ăn.

Ngày 5:

   - Đau họng nhiều hơn, khan tiếng nhiều hơn.    - Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ    - Cơ thể mệt mỏi, đau nhức các khớp xương.

Ngày 6:

   - Triệu chứng của virus Corona 2019 là bắt đầu sốt nhẹ.    - Ho có đàm hoặc ho khan không đàm.    - Đau họng nhiều hơn, đau khi nuốt nước bọt, khi ăn hoặc nói.    - Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn.    - Tiêu chảy, có thể nôn ói.    - Lưng hoặc ngón tay đau nhức.

11.2. Người mắc Covid – 19 có bị sổ mũi không? Biểu hiện khi nhiễm virus Corona thường bị nhầm lẫn với bệnh cúm thông thường nhưng người mắc Covid – 19 sẽ không sổ mũi mà chỉ có các biểu hiện ho, ho khan, ho dai dẳng, sốt…

11.3. Biểu hiện sớm nhất của người mắc Covid – 19

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) cảnh báo rằng một hoặc tất cả các triệu chứng khi mắc Covid – 19 đều có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong vòng 2 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus nCoV. Các biểu hiện sớm nhất sẽ gồm có: - Sốt: khi nhiễm virus sẽ bị sốt vượt mức 38 độ C, được đo vào cuối buổi chiều hoặc đầu buổi tối. Đây là dấu hiệu đầu tiên giúp nhận biết nhiễm Covid – 19. - Ho khan: khi uống thuốc ho thông thường không thể điều trị dứt điểm tình trạng ho do Covid – 19. - Mệt mỏi, kiệt sức, đau nhức cơ thể

11.4. Người mắc Covid – 19 sốt bao nhiêu độ?

Trong khoảng thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 này, người mắc Covid – 19 sẽ ho khan và sốt nhẹ. Nhiệt độ sốt từ 38,1 – 39 độ C sẽ nghi ngờ Covid – 19 và thường kèm theo giảm chức năng vị giác và khứu giác.

11.5. Người mắc Covid – 19 có nghẹt mũi, chảy nước mũi không?

WHO cho biết có khoảng 5% người mắc Covid – 19 có triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, tuy không phải dấu hiệu phổ biến nhưng dễ nhầm lẫn với cảm cúm và cảm lạnh.

11.6. Triệu chứng ho có đờm có xảy ra ở người mắc Covid – 19 không?

WHO đã có báo cáo sau khi theo dõi 55.924 người mắc Covid – 19 thì hơn 33% bệnh nhân có triệu chứng ho có đờm, chất nhầy được tạo ra từ phổi, cơn ho xuất phát từ vùng ức và các ống phế quản bị viêm gây khó chịu.

11.7. Da nổi mẩn khi mắc Covid – 19

Theo các nhà nghiên cứu, không thể bỏ qua dấu hiệu da nổi mẩn để nhận biết nhiễm virus SARS-CoV-2.    - Cước ngón chân, ngón tay   - Vùng cổ, ngực, miệng bị chàm   - Phát ban sần, nổi mụn nước   - Mề đay Các triệu chứng này sẽ tự khỏi sau 10 ngày.

11.8. Đau họng khi mắc Covid – 19

Một trong những triệu chứng điển hình và phổ biến nhất của Covid – 19 là đau họng, ho khan, ho có đờm và bọt. Đau họng do Covid – 19 dễ bị nhầm lẫn với đau họng thông thường nhưng khi điều trị bằng thuốc tại nhà lại không có hiệu quả.

11.9. Triệu chứng Covid – 19 buồn nôn

Buồn nôn là một trong những dấu hiệu nhận biết sớm Covid – 19. Người bệnh sẽ buồn nôn trước 1 – 2 ngày rồi mới bắt đầu sốt.

11.10. Mắc Covid – 19 có hắt hơi không?

Triệu chứng hắt hơi KHÔNG xảy ra ở người mắc Covid – 19. Đây chỉ là triệu chứng của cúm, cảm lạnh mà thôi. Do đó, mỗi người cần tiêm phòng vắc-xin cúm hằng năm để giảm nguy cơ mắc cúm và tránh nhầm lẫn với Covid – 19.

11.11. Triệu chứng Covid – 19 khó thở

Dấu hiệu cảnh báo điển hình nhất của Covid – 19 là khó thở, thở hụt ở lồng ngực do virus SARS-CoV-2 thâm nhập trực tiếp vào phổi, kiểm soát hệ hô hấp.

11.12. Tiêu chảy khi mắc Covid – 19

Người mắc Covid – 19 có thể bị triệu chứng tiêu chảy do hiện tượng viêm phổi (ở thùy dưới phổi). Những người lớn tuổi mắc Covid – 19 còn bị triệu chứng tiêu hóa xuất hiện nặng nề hơn.

Virus sống bao lâu trong không khí

Đeo khẩu trang có thể là phương tiện hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19

Phát hiện này nhấn mạnh lại tầm quan trọng của việc lây truyền COVID-19 trong phạm vi ngắn, nên việc giữ khoảng cách vật lý và đeo khẩu trang có thể là phương tiện hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm.

"Nguy cơ phơi nhiễm lớn nhất là khi bạn ở gần ai đó bị nhiễm virus"- Giáo sư Jonathan Reid, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khí dung của Đại học Bristol và là tác giả chính của nghiên cứu trên cho biết.

"Khi bạn di chuyển ra xa hơn, không chỉ lượng virus phát tán ra bị loãng đi, virus đã mất khả năng lây nhiễm do thời gian" – GS Reid khẳng định.

Cho đến nay, giả định  về việc virus tồn tại được bao lâu trong các giọt nhỏ trong không khí đều dựa trên các nghiên cứu liên quan đến việc phun virus vào các bình kín có tên là trống Goldberg - vật có tác dụng xoay để giữ các giọt nhỏ trong không khí.

Sử dụng phương pháp này, các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện ra rằng virus lây nhiễm vẫn có thể được phát hiện sau 3 giờ. Tuy nhiên, những thí nghiệm như vậy không tái tạo chính xác những gì xảy ra khi con người ho hoặc thở.

Thay vào đó, các nhà nghiên cứu từ Đại học Bristol đã phát triển một thiết bị cho phép tạo ra bất kỳ số lượng nhỏ nào có chứa virus và đưa chúng bay nhẹ nhàng giữa hai vòng điện trong khoảng thời gian từ 5 giây đến 20 phút, đồng thời kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ, độ ẩm và tia cực tím, cường độ ánh sáng của môi trường xung quanh chúng.

"Đây là lần đầu tiên mô phỏng những gì virus thể hiện trong quá trình thở ra" –  GS Reid cho biết.

Nghiên cứu này cho rằng khi các phần tử virus rời khỏi điều kiện tương đối ẩm và giàu carbon dioxide của phổi, chúng nhanh chóng mất nước và khô đi, trong khi quá trình chuyển đổi sang mức carbon dioxide thấp hơn là liên quan đến sự gia tăng nhanh chóng của pH.

Cả hai yếu tố này đều làm gián đoạn khả năng lây nhiễm sang tế bào người của virus, nhưng tốc độ làm khô các hạt thay đổi tùy theo độ ẩm tương đối của không khí xung quanh.

Khi con số này thấp hơn 50% - tương tự như không khí tương đối khô được tìm thấy ở nhiều văn phòng – virus đã mất khoảng một nửa khả năng lây nhiễm trong vòng 5 giây, sau đó sự suy giảm chậm hơn và ổn định hơn, với tỷ lệ mất thêm 19% so với 5 phút tới. 

Ở độ ẩm 90% - gần tương đương với phòng xông hơi ướt hoặc phòng tắm - sự suy giảm khả năng lây nhiễm diễn ra từ từ hơn, với 52% hạt còn lại lây nhiễm sau 5 phút, giảm xuống khoảng 10% sau 20 phút, sau đó không có sự khác biệt giữa hai điều kiện.

Tuy nhiên, nhiệt độ của không khí không tạo ra sự khác biệt nào đối với khả năng lây nhiễm của virus, trái ngược quan điểm rằng khả năng lây truyền virus thấp hơn ở nhiệt độ cao.

"Điều đó có nghĩa là nếu hôm nay tôi gặp bạn bè ăn trưa trong quán, thì rủi ro chính có thể là tôi truyền virus cho bạn bè của mình hoặc bạn bè của tôi truyền virus cho tôi, hơn là nó được truyền từ ai đó" – GS Reid giải thích.

Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang trong những tình huống mà mọi người không thể cách xa nhau.

TS Julian Tang, một nhà virus học lâm sàng tại ĐH Leicester, cho biết phát hiện này ủng hộ những gì các nhà dịch tễ học đã quan sát được, đồng thời khẳng định rằng "khẩu trang rất hiệu quả…trong việc chống lây nhiễm virus".

Các hiệu ứng tương tự đã được nhìn thấy trên cả 3 biến thể Sars-CoV-2 mà nhóm đã thử nghiệm cho đến nay, bao gồm cả Alpha. Họ hy vọng sẽ bắt đầu thử nghiệm với biến thể Omicron trong những tuần tới.

Mời các bạn xem thêm video:

Bộ Y Tế lo ngại Omicron lây lan nhanh dịp Tết Nguyên Đán


Việc xác định thời gian ủ bệnh Corona được coi là chìa khóa để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Bệnh nhân Covid-19 thường biểu hiện các triệu chứng rõ ràng ở ngày thứ 5 sau khi nhiễm virus Sars Cov 2.

Virus sống bao lâu trong không khí

Từng trải qua nhiều dịch bệnh và vẽ ra kịch bản về một đại dịch nghiêm trọng có thể xảy ra trong tương lai, mặc dù vậy, thế giới vẫn hỗn loạn khi đối đầu với Covid-19. Sự gia tăng chóng mặt số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đặt nhiều quốc gia vào tình trạng khẩn cấp với một chuỗi thách thức chưa từng có.

Theo các chuyên gia, khả năng lây lan trực tiếp từ người sang người và nguy cơ nhiễm virus từ người bệnh không triệu chứng (người đang trong thời gian ủ bệnh Corona) là nguyên nhân chính khiến Covid-19 bùng phát và lây lan nhanh chóng trên toàn cầu. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, cách ly trong vòng 14 ngày là biện pháp đặc biệt quan trọng đối với người có tiếp xúc gần với các ca bệnh, các trường hợp nghi ngờ, các trường hợp đi về từ vùng có dịch, đặc biệt là những người trở về từ Trung Quốc.

Thời gian ủ bệnh nCoV được hiểu là khoảng thời gian giữa lần tiếp xúc đầu tiên với virus Sars Cov 2 đến khi cơ thể có những triệu chứng khởi phát. Thời gian ủ bệnh Corona có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cá thể.

1. Đối với Coronavirus

Các ước tính hiện tại cho thấy, các chủng virus Corona chẳng hạn như MERS và SARS có thời gian ủ bệnh khoảng 2-11 ngày. Giống như các bệnh về đường hô hấp khác, sau khi hết giai đoạn ủ bệnh, người nhiễm Coronavirus sẽ xuất hiện các triệu chứng gồm sổ mũi, đau họng, ho và sốt… Bệnh có thể diễn tiến nặng ở một số người khi gây ra viêm phổi cấp. Nguy hiểm hơn, Covid-19 có thể nhanh chóng gây tử vong cho đối tượng nguy cơ cao như người già, người mắc bệnh mạn tính (tiểu đường, tim mạch, ung thư, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính COPD…).

2. Đối với chủng mới

Viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới có thể xuất hiện các triệu chứng sau thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 14 ngày, trung bình là 5 ngày. Trong thời gian này, virus vẫn có thể truyền bệnh cho người khác. Mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sẽ có một số ít trường hợp thời gian ủ bệnh Sars-Cov 2 có thể kéo dài hơn 14 ngày. Nghiên cứu  được thực hiện bởi Trường Y tế Cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ) cho thấy, trong số 10.000 đối tượng bị nhiễm Covid-19 thì có khoảng 101 trường hợp xuất hiện các triệu chứng đầu tiên sau 14 ngày. Do đó, các chuyên gia cho rằng các việc tiếp xúc với người không có biểu hiện bệnh không có nghĩa là an toàn. Nói cách khác, Covid-19 có thể lây nhiễm ngay cả trước khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

Virus Corona sống trong không khí bao lâu là thắc mắc của rất nhiều người. Theo các chuyên gia, virus Corona không đủ nhẹ để bay lơ lửng trong không khí, cách lây lan của nó chỉ có thể thông qua giọt bắn từ người bệnh. Có thể tồn tại lâu ngoài môi trường và bám trên các bề mặt tiếp xúc là yếu tố khiến virus Corona tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh cho cộng đồng.

Virus Corona có thể tồn tại với nhiệt độ khoảng 4-20oC trong vòng 5 ngày. Nó chỉ mất khả năng lây nhiễm sau 30 phút nếu tồn tại ở nhiệt độ từ 56oC. Tia cực tím UV và các dung dịch khử trùng y tế thông thường có thể diệt được virus trong vòng 60 phút.

Tùy theo môi trường, nhiệt độ, độ ẩm mà virus Corona có khả năng sống khác nhau. Các nghiên cứu cho thấy ở 4oC, virus Corona có khả năng sống khoảng 1 tháng. Từ 20-25oC virus sẽ yếu dần, sống được khoảng 5-7 ngày. Từ 33oC trở lên, virus Corona suy yếu nhanh, ít có khả năng gây bệnh.

Virus Corona không tự bay từ bề mặt tiếp xúc lên vùng mũi miệng, tất cả đều thông qua bàn tay, do đó, việc thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch diệt khuẩn, đeo khẩu trang đúng cách, thực hiện biện pháp giãn cách an toàn là rất quan trọng.

Virus Corona có thể tồn tại ở các giọt nước lơ lửng trong không khí ở nhiệt độ bình thường lên đến 3 tiếng sau khi bắn ra từ một cái ho.

Virus sống bao lâu trong không khí

Virus Corona sống trong không khí bao lâu không phải yếu tố chính trong việc phòng ngừa mầm bệnh. Quan trọng là thái độ tuân thủ và thực hiện đúng các phương pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa khả năng tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với virus gây bệnh.

Virus Corona sống lâu nhất trên chất liệu nhựa và thép, tồn tại đến khoảng 3 ngày, tuy nhiên lượng virus bám trên bề mặt sẽ giảm dần theo thời gian. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, thời gian sống của virus Corona trên các bề mặt như thép không gỉ, đồng hay bìa cứng sẽ thấp hơn, đặc biệt virus này chỉ sống được trong không khí khoảng 3 giờ.

 Bề mặt  Thời gian sống
 Nhựa và thép  72h
 Thép không gỉ và đồng  48h
 Bìa cứng  24h
 Không khí  3h

Virus sống bao lâu trong không khí

Virus Sars Cov 2 lây bằng đường nào là vấn đề được cộng đồng đặc biệt quan tâm. Virus Sars Cov 2 lây lan qua các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, phát tán với tốc độ cực nhanh chóng trong môi trường, qua các bề mặt, tồn tại đến hàng giờ liền. Ở mức độ nguy hiểm nhất, virus Corona lây lan từ một bệnh nhân sang hàng chục, thậm chí hàng trăm người khác, được gọi là hiện tượng “siêu lây nhiễm”.

Theo ước tính, một người bình thường nhiễm virus Sars Cov 2 có thể lây nhiễm cho ít nhất 3-4 người, lây lan ngay cả khi chưa có bất kỳ triệu chứng nào hoặc triệu chứng chưa rõ ràng, đây là lý do khiến Covid-19 dễ bùng phát nhanh trong cộng đồng.

Tiếp xúc gần với người bệnh (ho, hắt hơi, trò chuyện, hít thở, dính nước bọt…)

Covid-19 lây lan chủ yếu thông qua tiếp xúc gần từ người sang người, bao gồm cả những người ở gần nhau trong phạm vi 2m. Người nhiễm Covid-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng vẫn có thể lây nhiễm virus cho người khác. Khi nói chuyện, ho, hắt hơi… các giọt bắn từ đường hô hấp của người nhiễm Covid-19 sẽ lây nhiễm cho người khỏe mạnh. Những giọt bắn lớn hơn sẽ rơi xuống trong không khí do trọng lực. Giọt bắn và hạt nhỏ hơn phát tán trong không khí. Càng ra xa thì mật độ các giọt bắn chứa virus càng giảm.

Lây qua không khí (ở chung không gian với người bệnh, lây qua đường hô hấp)

Lây lan qua đường không khí là hình thức lây nhiễm trầm trọng khiến virus dễ bùng phát mạnh trong cộng đồng. Trong nhiều trường hợp, virus Sars Cov 2 vẫn có thể lây nhiễm ở khoảng cách xa hơn 2m. Lây lan qua không khí thường xảy ra trong môi trường kín, ở những nơi không có hệ thống thông gió.

Lây nhiễm khi tiếp xúc với các bề mặt có nhiễm virus

Các giọt bắn có chứa virus có thể rơi trên bề mặt, đồ vật và bám trụ ở đó hàng giờ đồng hồ. Một người khỏe mạnh có thể nhiễm Covid-19 khi chạm vào bề mặt hoặc đồ vật có nhiễm virus, sau đó đưa tay chạm vào mũi, miệng hoặc mắt. Lây nhiễm do tiếp xúc với bề mặt được cho là hình thức lây nhiễm không phổ biến.

Lây nhiễm giữa người và động vật (mức độ hiếm gặp)

Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho thấy, một lượng nhỏ thú cưng trên thế giới bao gồm chó và mèo có sự hiện diện của virus Sars Cov 2, nguyên nhân phần lớn là do tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Cho đến thời điểm hiện tại, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ động vật sang người được cho là hiếm gặp.

4 mẹo đeo khẩu trang khi đeo kính, phòng tránh Covid-19

Để chủ động phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện một số biện pháp như: Đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên, không tụ tập đông người, không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh; sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín; giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao v.v…

Theo các chuyên gia, nếu một người bình thường khi ra ngoài vẫn tuân thủ khuyến cáo y tế để phòng ngừa dịch Covid-19, người đó vẫn khả năng có những cấp độ rủi ro bị lây nhiễm Covid-19, trong đó nguy cơ lây nhiễm từ người không biểu hiện triệu chứng (người đang trong thời gian ủ bệnh Corona) là rất lớn. Các mức độ rủi ro lây nhiễm Covid-19 được sắp xếp từ thấp đến trung bình (từ 1 đến 4), trung bình đến cao (từ 5 đến 7) hoặc mức độ cao (cấp độ 8 đến 9).

  • Đi đến nơi thờ phụng (nhà thờ, chùa…) với hơn 500 người tập trung (cấp độ 9)
  • Đi đến sân vận động, sân bóng đá… (cấp độ 9)
  • Đi quán nhậu, quán bar (cấp độ 9)
  • Đi tập thể dục ở các phòng gym (cấp độ 8)
  • Đi ăn nhà hàng buffet (cấp độ 8)
  • Ôm hôn, bắt tay (cấp độ 7)
  • Chơi bóng rổ, bóng bầu dục (cấp độ 7)
  • Đi máy bay, di chuyển tại sân bay (cấp độ 7)
  • Đi cắt tóc, gội đầu (cấp độ 7)
  • Thăm họ hàng, người thân, bạn bè (cấp độ 6)
  • Làm việc ở văn phòng trong một tuần (cấp độ 6)
  • Gửi con đi nhà trẻ, trường học, trại hè (cấp độ 6)
  • Đi mua sắm trong các siêu thị, trung tâm thương mại (cấp độ 5)
  • Tụ tập người quen, tiệc món thịt nướng (cấp độ 5)
  • Đi tắm biển (cấp độ 5)
  • Dự tiệc, ăn tối nhà người bạn (cấp độ 5)
  • Đi ăn nhà hàng ở bàn ba, bốn người (cấp độ 4)
  • Ngồi chờ trong phòng khám bác sĩ (cấp độ 4)
  • Đi chợ mua thực phẩm (cấp độ 3)
  • Ra ngoài đi dạo, chạy bộ, đạp xe, đánh golf (cấp độ 3)
  • Đổ xăng, lấy đồ nhà hàng mang về nhà, đi cắm trại (cấp độ 2)
  • Mở thùng thư, lấy thư (cấp độ 1)

Ở thời điểm hiện tại, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới là Sars Cov 2 chưa có thuốc đặc hiệu nào để phòng ngừa và điều trị. Phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu là làm giảm nhẹ triệu chứng. Các nhà khoa học đang nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc gen virus Corona nhằm bào chế vắc xin, thứ vũ khí đặc hiệu chống chọi virus Sars Cov 2 hiệu quả. Trong thời gian này, phương pháp phòng bệnh tối ưu nhất vẫn là hạn chế tiếp xúc; giữ khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang đúng cách; rửa tay thường xuyên; vệ sinh nhà cửa sạch sẽ; khai báo y tế kịp thời. Đặc biệt không được chủ quan vì Covid-19 vẫn có khả năng lây lan trong thời gian ủ bệnh Corona.