Vịnh được định nghĩa như thế nào theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982




Cách đây vừa đúng 30 năm, Công ước Liên hợp quốc [LHQ] về Luật Biển 1982 [UNCLOS 1982], được 107 quốc gia, trong đó có Việt Nam, ký tại Vịnh Môn-tê-gô [Gia-mai-ca], đánh dấu thành công của Hội nghị LHQ về Luật Biển lần thứ 3, với sự tham gia của hơn 150 quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế, kể cả các tổ chức quốc tế phi chính phủ.

Công ước LHQ về Luật Biển 1982 [gọi tắt là Công ước] là một văn kiện quốc tế đa phương đồ sộ, bao gồm 320 điều khoản và chín phụ lục. Công ước có hiệu lực từ ngày 16-11-1994 và đã trở thành một trong những điều ước quốc tế đa phương quan trọng nhất của thế kỷ 20 và là điều ước quốc tế phổ cậpvới 164 quốc gia thành viên, tính đến thời điểm hiện nay. Công ước đã trù định toàn bộ những vấn đề liên quan các vùng biển của các quốc gia ven biển cũng như những vấn đề liên quan việc sử dụng, khai thác vùng biển quốc tế và đáy đại dương. Những vấn đề cơ bản được đưa vào nội dung Công ước bao gồm: Quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; Chế độ pháp lý của vùng biển quốc tế và đáy đại dương - di sản chung của loài người; Việc sử dụng và quản lý tài nguyên biển bao gồm tài nguyên sinh vật và không sinh vật; Vấn đề bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an ninh trật tự trên biển; Vấn đề giải quyết tranh chấp và hợp tác quốc tế về biển; Quy chế hoạt động của Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương, Ủy ban ranh giới ngoài thềm lục địa, Tòa án Luật Biển quốc tế, Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước...

Công ước được đánh giá là bản Hiến pháp về đại dương. Những quy định của Công ước là kết quả của quá trình hợp tác, đấu tranh, thỏa hiệp và xây dựng trong nhiều năm giữa các quốc gia trên thế giới với các chế độ chính trị - xã hội, trình độ phát triển kinh tế, góc nhìn luật pháp khác nhau.

Việt Nam là một trong số 107 quốc gia tham gia ký Công ước ngay trong ngày văn bản này được mở và để ký. Ngày 23-6-1994, Quốc hội nước ta đã ra Nghị quyết về việc phê chuẩn văn kiện pháp lý quan trọng này. Ðiểm 1 của Nghị quyết nêu rõ: "Bằng việc phê chuẩn Công ước LHQ về Luật Biển 1982, nước CHXHCN Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển".

Việc Việt Nam trở thành thành viên của Công ước có ý nghĩa rất to lớn vì Công ước là cơ sở pháp lý quốc tế xác nhận các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cũng như các quyền và lợi ích chính đáng của nước ta trên biển. Việc tham gia Công ước chính thức hóa cơ sở pháp lý quốc tế về phạm vi các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Gia nhập Công ước, nước ta được quốc tế thừa nhận có vùng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, thềm lục địa rộng ít nhất 200 hải lý và có thể mở rộng tới 350 hải lý tính từ đường cơ sở.

Công ước còn là cơ sở pháp lý quốc tế cho việc phân định vùng biển chồng lấn giữa nước ta với các nước ven Biển Ðông, góp phần tạo môi tmrường ổn định, hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực. Vận dụng Công ước, trong những năm qua chúng ta đã tiến hành đàm phán, phân định vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa nước ta với các nước chung quanh Biển Ðông như: phân định ranh giới biển với Thái-lan [năm 1997]; phân định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc [năm 2000]; phân định ranh giới thềm lục địa với In-đô-nê-xi-a [năm 2003].

18 năm sau khi phê chuẩn Công ước, ngày 21-6-2012, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Lần đầu tiên, Luật Biển Việt Nam đã quy định đầy đủ chế độ pháp lý của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam theo đúng nội dung của Công ước. Luật Biển Việt Nam là cơ sở quan trọng cho việc thống nhất quản lý, sử dụng, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của nước ta. Qua việc thông qua Luật Biển Việt Nam, chúng ta đã làm cho thế giới thấy rõ Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, luôn luôn tuân thủ và tôn trọng luật pháp quốc tế, thể hiện quyết tâm của Nhà nước ta phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.

Trong những năm gần đây, tình hình Biển Ðông diễn biến phức tạp. Chủ trương của Ðảng và Nhà nước ta là tôn trọng và tuân thủ Công ước, vận dụng Công ước để giải quyết các tranh chấp trên Biển Ðông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng như tôn trọng lợi ích của các nước liên quan. Trong khi tìm kiếm một giải pháp cơ bản lâu dài cho vấn đề Biển Ðông, các bên liên quan cần kiềm chế không làm gì để tình hình phức tạp thêm, phù hợp với các quy định của Công ước.

Kiên định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ; đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo bằng sức mạnh tổng hợp; kiên trì giải quyết tranh chấp Biển Ðông và các vấn đề nảy sinh trên biển bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển 1982, Việt Nam đã và đang thể hiện là một thành viên có trách nhiệm của Công ước, tích cực vận dụng Công ước nhằm thiết lập một trật tự pháp lý công bằng, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia.

HỒ XUÂN SƠN

Thứ trưởng Ngoại giao

Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:19/05/2018

 Luật biển  Công ước luật biển của liên hiệp quốc 1982

"Vịnh" được quy định như thế nào trong Công ước về Luật biển năm 1982? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Văn Tình. Hiện tôi đang có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: "Vịnh" trong Công ước về Luật biển năm 1982 được quy định như thế nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Căn cứ theo Điều 10 Công ước về Luật biển năm 1982 thì "Vịnh" được quy định như sau:

    - Điều này chỉ liên quan đến những vịnh mà bờ vịnh thuộc một quốc gia duy nhất.

    - Trong Công ước, “Vịnh” [baie] cần được hiểu là một vùng lõm sâu rõ rệt

    vào đất liền mà chiều sâu của vùng lõm đó so sánh với chiều rộng ở ngoài cửa của nó đến mức là nước của vùng lõm đó được bờ biển bao quanh và vùng đó lõm sâu hơn là một sự uốn cong của bờ biển. Tuy nhiên, một vũng lõm chỉ được coi là một vịnh nếu như diện tích của nó ít nhất cũng bằng diện tích một nửa hình tròn có đường kính là đường thẳng kẻ ngang qua cửa vào của vùng lõm.

    - Diện tích của một vùng lõm được tính giữa ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển của vùng lõm và đường thẳng nối liền các ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên. Nếu do có các đảo mà một vùng lõm có nhiều cửa vào, thì nửa hình tròn nói trên có đường kính bằng tổng số chiều dài các đoạn thẳng cắt ngang các cửa vào đó. Diện tích của các đảo nằm trong một vùng lõm được tính vào diện tích chung của vùng lõm.

    - Nếu khoảng cách giữa các ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên một vịnh không vượt quá 24 hải lý, thì đường phân giới có thể được vạch giữa hai ngấn nước triều thấp nhất này và vùng nước ở phía bên trong đường đó được coi là nội thủy.

    - Khi khoảng cách giữa các ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên của một vịnh vượt quá 24 hải lý, thì được kẻ một đoạn đường cơ sở thẳng dài 24 hải lý ở phía trong vịnh, sao cho phía trong của nó có một diện tích nước tối đa.

    - Các quy định trên đây không áp dụng đối với các vịnh gọi là “vịnh lịch sử” và cũng không áp dụng đối với các trường hợp làm theo phương pháp đường cơ sở thẳng được trù định trong Điều 7 Công ước về Luật biển năm 1982.

    Trên đây là câu trả lời về quy định "Vịnh" trong Công ước về Luật biển năm 1982.

    Trân trọng!


- 3 November 2017

      Công ước về Luật biển đã được 117 quốc gia và thực thể tham gia. Năm 1994 nước ta đã phê chuẩn và chính thức trở thành thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Với 17 phần, 320 điều khoản và 9 phụ lục với 100 điều khoản, 4 nghị quyết kèm theo, Công ước về Luật biển 1982 [hay còn gọi là Luật biển quốc tế năm 1982] thực sự là một bản hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế, tổng hợp toàn diện, bao quát được tất cả những vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển cả và đại dương thế giới; quy định được những quyền lợi và và nghĩa vụ về nhiều mặt của mọi loại quốc gia [có biển cũng như không có biển] đối với các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia cũng như đối với những vùng biển thuộc phạm vi quốc tế.

      Theo Luật biển quốc tế 1982, biển và đại dương được phân bố thành hai khu vực : khu vực các vùng biển nằm tiếp giáp với lãnh thổ quốc gia ven biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển [vùng nước nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vịnh, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa]; khu vực biển cả, đáy và lòng đất dưới đáy biển không thuộc chủ quyền của nước nào, các nước được hưởng quyền tự do biển cả trong khu vực này.

     Việc thời gian qua việc Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng biển Việt Nam đã xâm phạm đến vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã được Luật Biển quốc tế ghi nhận. Theo đó thì vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mỗi quốc gia ven biển được quy định như sau:

     Vùng đặc quyền kinh tế, là vùng biển nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới một chế độ pháp lý riêng, theo đó các quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển cũng như các quyền và các quyền tụ do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh. Vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Vùng đặc quyền kinh tế không phải là lãnh hải vì nó nằm ngoài lãnh hải, cũng không phải là một phần của biển cả. Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng đặc biệt, trong đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt của mình nhằm mục đích kinh tế, được quy định bởi Công ước, mà không chia sẻ với các quốc gia khác. Tuy nhiên, so với thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế không tồn tại mặc nhiên, do đó quốc gia ven biển phải yêu sách vùng này bằng một tuyên bố đơn phương. Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế. Cụ thể như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió; quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.

        Trong vùng đặc quyền kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, đều được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, cũng như quyền tự do sử dụng biển vào các mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này và phù hợp với các quy định khác của Công ước, nhất là trong khuôn khổ việc khai thác các tầu thuyền, phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm. Đối với các tài nguyên không sinh vật, quốc gia ven biển tự khai thác hoặc cho phép quốc gia khác khai thác cho mình, đặt dưới quyền kiểm soát của mình. Đối với các tài nguyên sinh vật, quốc gia ven biển tự định ra tổng khối lượng có thể đánh bắt được, tự đánh giá khả năng thực tế của mình trong việc khai thác các tài nguyên sinh vật biển và ấn định số dư của khối lượng cho phép đánh bắt. Nếu số dư này tồn tại, quốc gia ven biển cho phép các quốc gia khác, thông qua các điều ước hoặc những thoả thuận liên quan, khai thác số dư của khối lượng cho phép đánh bắt này, có ưu tiên cho các quốc gia không có biển hoặc các quốc gia bất lợi về mặt địa lý. Ngoài ra, quốc gia ven biển có nghĩa vụ thi hành các biện pháp thích hợp về bảo tồn và quản lý, nhằm làm cho việc duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình khỏi bị ảnh hưởng do khai thác quá mức. Các quốc gia ven biển có và các quốc gia khác quyền và nghĩa vụ trong việc bảo tồn các loài sinh vật biển cụ thể, như : các loài cá di cư xa; các loài có vú ở biển; các đàn cá vào sông sinh sản; các loài cá ra biển sinh sản; các loài định cư…

      Thềm lục địa, là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia này cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn. Trong trường hợp khi bờ ngoài của rìa lục địa của một quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở, quốc gia ven biển này có thể xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình tới một khoảng cách không vượt quá 350 hải lý tính tù đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2.500m một khoảng cách không vượt quá 100 hải lý. Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. Những quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa của mình là những đặc quyền, nghĩa là nếu quốc gia ven biển này không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa [bao gồm các tài nguyên không sinh vật và các tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư], thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thoả thuận rõ ràng của các quốc gia đó. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thật sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào. Các quyền này tồn tại một cách mặc nhiên. Tất cả các quốc gia đều có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa. Quốc gia đặt cáp hoặc ống dẫn ngầm phải thoả thuận với quốc gia ven biển về tuyến đường đi của ống dẫn hoặc cáp. Khi quốc gia ven biển tiến hành khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải thì phải có một khoản đóng góp theo quy định của Công ước. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước ở phía trên hay của vùng trời trên vùng nước này. Việc quốc gia ven biển thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục địa không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền và các tự do khác của các quốc gia khác đã được Luật biển quốc tế năm 1982 thừa nhận, cũng không được cản trở việc thực hiện các quyền này một cách không thể biện bạch được. Quốc gia ven biển có đặc quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục đích gì./.

Đức Khoa

Video liên quan

Chủ Đề