Việt nam hợp tác với những nước nào năm 2024

Với việc Việt Nam - Australia vừa tuyên bố nâng cấp quan hệ ngoại giao lên Đối tác chiến lược toàn diện vào ngày 7/3/2024, đến nay, Việt Nam có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 7 quốc gia. Đó là: Trung Quốc (2008), Liên bang Nga (năm 2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Mỹ (9/2023), Nhật Bản (11/2023) và Australia (2024).

  • Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Australia

  • #### Thủ tướng Australia và Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt nam hợp tác với những nước nào năm 2024

Hồng Hạnh (TTXVN)

Việt nam hợp tác với những nước nào năm 2024

Quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Australia

Sáng 7/3/2024, sau lễ đón chính thức và hội đàm rất thành công, Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp gỡ báo chí thông báo kết quả hội đàm, trong đó công bố thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Australia.

Tính đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia trên thế giới. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước được thiết lập trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, bao gồm cả các nước lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Anh,... Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương.

Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước đã góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế của Việt Nam, tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật,... giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Lưu ý: Nội dung này mang tính chất tham khảo!

Việt nam hợp tác với những nước nào năm 2024

Hiện nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước? (Hình từ Internet)

Bộ ngoại giao có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 81/2022/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Châu Âu.
2. Vụ Châu Mỹ.
3. Vụ Đông Bắc Á.
4. Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương.
5. Vụ Trung Đông - Châu Phi.
6. Vụ Chính sách đối ngoại.
7. Vụ Tổng hợp kinh tế.
8. Vụ ASEAN.
...

Theo đó, Bộ Ngoại giao có cơ cấu tổ chức như sau:

(1) Các tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước, bao gồm:

- Vụ Châu Âu.

- Vụ Châu Mỹ.

- Vụ Đông Bắc Á.

- Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương.

- Vụ Trung Đông - Châu Phi.

- Vụ Chính sách đối ngoại.

- Vụ Tổng hợp kinh tế.

- Vụ ASEAN.

- Vụ các Tổ chức quốc tế.

- Vụ Hợp tác kinh tế đa phương.

- Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO.

- Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế.

- Vụ Biên Phiên dịch đối ngoại.

- Vụ Thông tin Báo chí.

- Vụ Tổ chức cán bộ.

- Văn phòng Bộ.

- Thanh tra Bộ.

- Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin.

- Cục Lãnh sự.

- Cục Lễ tân Nhà nước.

- Cục Ngoại vụ.

- Cục Quản trị Tài vụ.

- Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ủy ban Biên giới quốc gia.

- Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.

(2) Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại giao, bao gồm:

- Học viện Ngoại giao.

- Báo Thế giới và Việt Nam.

(3) Cơ quan đại diện Việt nam ở nước ngoài được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý là các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ gì về công tác ngoại giao kinh tế?

Căn cứ khoản 12 Điều 2 Nghị định 81/2022/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
12. Về công tác ngoại giao kinh tế:
a) Xây dựng quan hệ chính trị và khung pháp lý song phương, đa phương phù hợp nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;
b) Nghiên cứu, dự báo và thông tin về các vấn đề kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế; phối hợp tham mưu, xây dựng chủ trương, chính sách phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế; xử lý các vấn đề nảy sinh liên quan đến kinh tế đối ngoại và vận động chính trị, ngoại giao hỗ trợ các hoạt động kinh tế đối ngoại theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Chủ trì xây dựng các chủ trương, chính sách, kế hoạch về ngoại giao kinh tế; hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, người dân xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch hoạt động ngoại giao kinh tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, trong công tác ngoại giao kinh tế, Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Xây dựng quan hệ chính trị và khung pháp lý song phương, đa phương phù hợp nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;

- Nghiên cứu, dự báo và thông tin về các vấn đề kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế;

- Phối hợp tham mưu, xây dựng chủ trương, chính sách phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế;

- Xử lý các vấn đề nảy sinh liên quan đến kinh tế đối ngoại và vận động chính trị,

- Ngoại giao hỗ trợ các hoạt động kinh tế đối ngoại theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

- Chủ trì xây dựng các chủ trương, chính sách, kế hoạch về ngoại giao kinh tế;

- Hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, người dân xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch hoạt động ngoại giao kinh tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế theo quy định của pháp luật.