Viết một bài văn nói về Nguyễn Hiền

Đề: Kể lại câu chuyện Ông Trạng thả diều theo lời kể của Nguyễn Hiền. BÀI THAM KHẢO Tôi là Nguyễn Hiền, người làng Dương Miện, tỉnh Hà Nam. Tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở vùng nông thôn, sống vào đời vua Trần Nhân Tông. Năm lên sáu tuổi, cha mẹ tôi cho đi học ông thầy trong làng. Tôi thích lắm. Không những thích học mà còn thích thả diều nữa. Học đến đâu tôi nhớ như in đến đó, chỉ đọc qua một lần là thuộc ngay. Có lần, tôi cùng những đứa trẻ nghèo đi chăn trâu. Chúng tôi tranh thủ thả diều và bị thầy giáo thấy được. Hôm sau, thầy giáo gọi tôi để kiểm tra bài. Tôi đọc một hơi làu làu hơn hai mươi trang sách. Thầy giáo ngạc nhiên lắm. Nhưng vì nhà nghèo quá nên tôi phải nghỉ học. Tôi nhớ lớp, nhớ thầy, thèm được học như các bạn trạc tuổi tôi. Thế là tôi phải học lén. Ban ngày, đi chăn trâu, tôi tranh thủ nấp ngoài cửa lớp nghe thầy giáo giảng bài. Tối đến, đợi các bạn học xong, tôi mượn vở về học. Tôi cũng đèn sách như ai nhưng sách của tôi là lưng trâu hay nền cát, bút là ngón tay, cành cây hoặc mảnh gạch vỡ. Còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Tôi học trong lúc đi chăn trâu. Vừa thả diều, vừa học nhưng kiến thức của tôi không thua kém gì các bạn được học hành tử tế. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của tôi vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Năm tôi mười ba tuổi, nhà vua mở khoa thi chọn người tài. Một hôm, tôi cùng các bạn thả diều ngoài đồng, thầy giáo làng tìm tôi và bảo: Thầy biết con có chí và học giỏi. Tuy nhà nghèo nhưng con ham học, không nản lòng trước những khó khăn trong cuộc sống. Con hãy tham gia cuộc thi này để khẳng định sức mình! Tôi ngạc nhiên và do dự thì thầy giáo tiếp: Thầy hiểu hoàn cảnh của con, thầy sẽ giúp con mọi thứ cần thiết để tham gia khoa thi này. Thế là tôi tạm biệt cha mẹ, thầy giáo và bạn bè để lên kinh đô ứng thí. Tôi tham gia dự thi và đỗ Trạng nguyên, được ghi vào sử sách là “Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam”. Từ thành công đó, tôi muốn nhắn gửi các bạn một điều: Có chí thì nên Có công mài sắt có ngày nên kim. Ý chí và nghị lực sẽ giúp ta thành công trong cuộc sống.

I. Mở bài:

Trên bản đồ thế giới, Việt Nam chỉ có một vị trí rất khiêm tốn, nhưng Việt Nam được biết đến với nhiều truyền thống nhân văn cao đẹp, là quê hương của những người con ưu tú, biết vượt qua khó khăn để làm nên những điều kỳ diệu. Một trong những biểu hiện cao đẹp đó là truyền thống hiếu học, tiêu biểu là câu chuyện về người học trò Nguyễn Hiền (Trích trong “Một trăm gương tốt thiếu nhi Việt Nam”). Đây là một hiện tượng tốt có nhiều ý nghĩa.

II. Thân bài:1. Giải thích:– Trước hết ta cần hiểu về câu chuyện của cậu học trò Nguyễn Hiền. Nguyễn Hiền con nhà nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa…. (kể lại nội dung câu chuyện).2. Bàn luậna. Từ câu chuyện trên ta thấy đây là một hiện tượng tốt để lại nhiều tác dụng và ý nghĩa tích cực tới nhận thức và hành động của giới trẻ chúng ta.– Nguyễn Hiền tuy con nhà nghèo nhưng thông minh, học giỏi và hiếu học, biết vượt qua hoàn cảnh khó khăn để vươn lên. Đó là một tấm gương vượt lên số phận, là biểu hiện của truyền thống hiếu học, cần cù, kiên cường của dân tộc ta. Truyền thống đó còn được biết đến qua các những cái tên quen thuộc như anh Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Văn Thước…– Nguyễn Hiền dù chỉ “nép bên cửa” học lỏm nhưng thông minh, mau hiểu. “Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que xâu từng xâu kim găm xuống đất”. Đến mùa thi thì xin thầy được đi thi… . Đây là một con người có nghị lực, ý chí, khát vọng và sức sống tinh thần mạnh mẽ. Bác sỹ Đặng Thùy Trâm từng viết : “Đời phải trải qua nhiều giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Trong cuộc sống, mỗi chúng ta cần phải có bản lĩnh, có ý chí, nghị lực, không lùi bước trước thử thách, khó khăn thì chúng ta sẽ dễ dàng thành công.– Nguyễn Hiền là Trạng nguyên mới 12 tuổi mà đã có khẩu khí hơn người: “Đón Trạng nguyên mà không có võng lọng sao? Ông về tâu với vua xin cho đầy đủ nghi thức”. Đây là biểu hiện của lòng dũng cảm, bản lĩnh, tự tin và là người trọng kẻ hiền tài, thông hiểu việc nước. Đây là dấu hiệu cho thấy một con người tài cao, đức trọng.b. Bên cạnh những người con ưu tú làm rạng danh đất nước thì ta vẫn thấy không ít những hiện tượng trái ngược cần lên án. Đó là hiện tượng học sinh – sinh viên, thanh thiếu niên lười học, ham chơi, sống không ước mơ, không lí tưởng, sống đua đòi, hưởng thụ… Thậm chí, vì lối sống tầm thường, ích kỉ đó mà phạm tội, làm hại người khác, làm đau lòng người thân, bạn bè và bản thân đánh mất tuổi trẻ, tương lai, rơi vào vòng lao lí…c. Câu chuyện kể về Nguyễn Hiền là một biểu hiện của một hiện tượng có tính nhân văn cao đẹp. Vì vậy chúng ta cần có biện pháp để nhân rộng hiện tượng này: (chỉ ra biện pháp)

3. Qua hiện tượng trên, bản thân mỗi người cần rút ra cho mình bài học: …

III. KẾT BÀI
Tóm lại, câu chuyện kể về Nguyễn Hiền là một hiện tượng tốt có nhiều tác dụng to lớn đến đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần học tập và phát huy để bản thân thành đạt, cống hiến cho đời và tạo dựng một môi trường sống luôn đầy ắp tình yêu thương, sự đồng cảm sẻ chia.

Cho đề tập làm văn sau: "Kể chuyện ông Nguyễn Hiền"

  • Phần mở bài cho bài văn “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền” theo kiểu gián tiếp
  • Phần kết bài cho bài văn “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền” theo kiểu mở rộng

Mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng cho đề tập làm văn “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền” bao gồm các đoạn văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng làm bài văn Kể chuyện chuẩn bị cho tiết ôn tập Tiếng Việt lớp 4 trang 174, ôn thi cuối học kì 1 lớp 4.

Câu hỏi 2 (Trang 174 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) Cho đề tập làm văn sau: “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền.”? Phần soạn bài Ôn tập học kì I – Tiết 3 trang 174 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1.

a) Phần mở bài theo kiểu gián tiếp

b) Phần kết bài theo kiểu mở rộng

Phần mở bài cho bài văn “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền” theo kiểu gián tiếp

Bài tham khảo 1

Thần đồng là những chú bé ngay từ tuổi nhỏ đã bộc lộ tài năng lớn của mình. Nói đến những thần đồng ở nước ta xưa nay, mọi người thường nghĩ đến Nguyễn Hiền, một chú bé nhà nghèo tự học đã đỗ Trạng nguyên lúc vừa 13 tuổi vào đời vua Trần Thái Tông.

Bài tham khảo 2

“Em đã từng được đọc, được nghe những mẩu chuyện rất hay về các vị Trạng nguyên nổi tiếng ở nước ta. Họ đều là những con người thông minh, tài giỏi, phần lớn xuất thân từ những gia đình nghèo nhưng rất hiếu học. Chính sự cần cù, siêng năng học tập đã giúp họ đạt được danh vị cao trong xã hội. Một trong những gương mặt tiêu biểu là Trạng nguyên Nguyễn Hiền thời nhà Trần…

Phần kết bài cho bài văn “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền” theo kiểu mở rộng

Bài tham khảo 1

“Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên khi vừa tròn mười ba tuổi. Đây là vị Trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử dân tộc. Danh vị mà ông đã đạt được xuất phát từ lòng ham học, học mọi lúc, mọi nơi. Ông là một tấm gương sáng về nghị lực và lòng say mê học tập rất đáng cho muôn thế hệ hôm nay và mai sau noi theo”.

Bài tham khảo 2

Câu chuyện về thần đồng Nguyễn Hiền đúng là một minh chứng đầy thuyết phục cho lời khuyên nhủ của cổ nhân "Có công mài sắt, có ngày nên kim".

Ngoài các bài văn mẫu miêu tả lớp 4 hay trên các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 chi tiết được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, các môn theo Thông tư 22, bộ đề học kì 1 lớp 4 mới nhất được cập nhật cho các thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.

Đề bài: Cho đề tập làm văn: “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền”. Em hãy viết: a) Phần mở bài theo kiểu gián tiếp b) Phần kết bài theo kiểu mở rộng. Bài làm a) Phần mở bài cho bài văn “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền” theo kiểu gián tiếp: “Em đã từng được đọc, được nghe những mẩu chuyện rất hay về các vị Trạng nguyên nổi tiếng ở nước ta. Họ đều là những con người thông minh, tài giỏi, phần lớn xuất thân từ những gia đình nghèo nhưng rất hiếu học. Chính ...

Đề bài: Cho đề tập làm văn: “”. Em hãy viết:

a) Phần mở bài theo kiểu gián tiếp

b) Phần kết bài theo kiểu mở rộng.

Bài làm

a) Phần mở bài cho bài văn “” theo kiểu gián tiếp:

“Em đã từng được đọc, được nghe những mẩu chuyện rất hay về các vị Trạng nguyên nổi tiếng ở nước ta. Họ đều là những con người thông minh, tài giỏi, phần lớn xuất thân từ những gia đình nghèo nhưng rất hiếu học. Chính sự cần cù, siêng năng học tập đã giúp họ đạt được danh vị cao trong xã hội. Một trong những gương mặt tiêu biểu là Trạng nguyên Nguyễn Hiền thời nhà Trần…”.

b) Phần kết bài theo kiểu mở rộng trong bài văn “”

“Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên khi vừa tròn mười ba tuổi. Đây là vị Trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử dân tộc. Danh vị mà ông đã đạt được xuất phát từ lòng ham học, học mọi lúc, mọi nơi. Ông là một tấm gương sáng về nghị lực và lòng say mê học tập rất đáng cho muôn thế hệ hôm nay và mai sau noi theo”. 

Thu Huyền

Từ khóa tìm kiếm