Video ngắn ảnh động các vì sao

Bạn có thể dùng bộ công cụ sáng tạo Shorts của chúng tôi để biến tấu nội dung yêu thích theo cách riêng của bạn. Hãy thoả sức sáng tạo và dùng các lựa chọn lấy mẫu để phối lại âm thanh hoặc thêm một đoạn video từ các video trên YouTube.

Những video ngắn mà bạn tạo bằng nội dung mẫu sẽ được quy cho tác phẩm gốc. Đây là cơ hội tuyệt vời để người xem mới khám phá ra nội dung của bạn!

Video nguồn của bản âm thanh phối lại được ghi nhận trên trang Thư viện âm thanh [ví dụ ở trên].

Nhấn vào biểu tượng Âm thanh trong trình phát Shorts để tìm đường liên kết đến video nguồn cùng những video ngắn khác cũng dùng bản âm thanh đó.

Video nguồn mà bạn lấy mẫu được ghi nhận trong trình phát Shorts cùng một đường liên kết đến video đó [ví dụ ở trên].

Tính năng lấy mẫu video sẽ có trên Android vào cuối năm 2022.

Tạo video ngắn bằng nội dung âm thanh mẫu

Trong trình phát Shorts

Cách phối lại từ một video ngắn khác:

  1. Đăng nhập vào ứng dụng YouTube trên thiết bị di động.
  2. Chuyển đến video ngắn mà bạn muốn lấy làm mẫu.
  3. Ở góc dưới bên phải, hãy nhấn vào biểu tượng Âm thanh  để thấy những video ngắn khác cũng dùng bản âm thanh đó.
  4. Nhấn vào  DÙNG BẢN ÂM THANH NÀY để tạo video ngắn.

Trên trang xem video

Cách phối lại âm thanh từ video dài:

  1. Đăng nhập vào ứng dụng YouTube trên thiết bị di động.
  2. Chuyển đến video mà bạn muốn lấy làm mẫu.
  3. Bên dưới trình phát video, hãy nhấn vào biểu tượng Tạo   Âm thanh .

Nếu bạn đăng tải một video ngắn mình đã tạo trên nền tảng khác, hãy đảm bảo bạn có quyền sử dụng mọi nội dung được bảo vệ bản quyền trong video đó trên YouTube. Khi sử dụng nội dung được bảo vệ bản quyền, bạn có thể phải nhận thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID. Ngoài ra, nếu một chủ sở hữu bản quyền gửi cho chúng tôi một thông báo hợp lệ và hoàn chỉnh để yêu cầu gỡ bỏ video ngắn của bạn do vi phạm bản quyền, thì video của bạn có thể bị gỡ bỏ. Đồng thời, bạn có thể phải nhận một cảnh cáo vi phạm bản quyền.

Tìm hiểu thêm về việc lấy mẫu nội dung

Tôi có thể sử dụng những nội dung nào để tạo video ngắn?

Bạn có thể tạo video ngắn bằng bài hát trong thư viện của chúng tôi, bằng đoạn video trong các video trên YouTube hoặc bằng bản âm thanh gốc của nhiều video ngắn và video dài khác.

Một số video có thể không hoạt động tuỳ theo chế độ cài đặt quyền riêng tư hoặc bên đã xác nhận quyền sở hữu bản quyền. Ví dụ: các video riêng tư và video đã được chủ sở hữu bản quyền bên thứ ba xác nhận quyền sở hữu nhưng chưa cho phép nội dung đó xuất hiện trên Shorts. Chúng tôi cũng cung cấp lựa chọn để nhà sáng tạo hạn chế việc lấy mẫu video dài của họ hoặc xoá nội dung gốc của họ bất cứ lúc nào.

Làm cách nào để biết khi có người phối lại nội dung của tôi?

Bạn nhận được 1 thông báo mỗi ngày [tối đa 3 thông báo mỗi tuần] khi có nhà sáng tạo khác lấy mẫu video của bạn.

Làm cách nào để hạn chế việc người khác sử dụng nội dung của tôi trong video ngắn?

Các video ngắn được tự động bật tính năng cho phép lấy mẫu nội dung trên YouTube và bạn không thể chọn tắt tính năng này.
Còn đối với các video dài hiện có trên kênh, bạn có thể hạn chế việc lấy mẫu âm thanh trong YouTube Studio theo cách sau:

  1. Đăng nhập vào YouTube Studio.
  2. Trên trình đơn bên trái, hãy nhấp vào mục Nội dung.
  3. Nhấp vào tiêu đề hoặc hình thu nhỏ của một video.
  4. Di chuyển lên/xuống nhấp vào HIỆN THÊM.
  5. Di chuyển đến mục "Cho phép lấy mẫu để tạo video ngắn" để chọn cho phép hoặc không cho phép lấy mẫu.
  6. Nhấp vào LƯU.

Điều gì sẽ xảy ra khi nội dung tôi lấy mẫu bị hạn chế hoặc xoá?

Các bản phối lại âm thanh mà bạn tạo sẽ bị tắt tiếng, chuyển sang chế độ Không công khai và bị lên lịch xoá sau 30 ngày kể từ thời điểm nhà sáng tạo ban đầu xoá tác phẩm của họ hoặc hạn chế việc lấy mẫu tác phẩm đó. Bạn sẽ nhận được email về sự thay đổi này để có thể tải video của bạn [trong đó không có âm thanh mẫu] xuống từ YouTube Studio trước khi video bị xoá. Sau đó, bạn có thể tải lại video có âm thanh khác lên.

Các bản phối lại video mà bạn tạo sẽ bị xoá sau khi nhà sáng tạo ban đầu xoá video của họ hoặc hạn chế việc sử dụng video đó. Bạn sẽ nhận được email khi việc này xảy ra. Tuy bạn có thể không có quyền tải lại video ngắn [lấy mẫu từ video của nhà sáng tạo ban đầu đó] lên YouTube, nhưng tổng số lượt xem video ngắn của bạn sẽ được tính vào số lượt xem bạn có được từ trước đến nay.

Điều gì sẽ xảy ra khi tôi hạn chế việc lấy mẫu hoặc xoá video của mình?

Nếu bạn hạn chế việc lấy mẫu trong YouTube Studio hoặc xoá video của mình, thì hệ thống sẽ ngăn việc tạo các video phái sinh trong tương lai và thông báo cho các nhà sáng tạo nội dung phối lại rằng:

Vì sao video ngắn của tôi bị tắt tiếng?

Các bản phối lại mà bạn tạo bằng âm thanh mẫu có thể bị tắt tiếng khi nhà sáng tạo ban đầu hạn chế việc lấy mẫu tác phẩm của họ hoặc khi họ xoá tác phẩm đó. Khi một trong hai trường hợp này xảy ra, bạn sẽ nhận được email thông báo rằng video ngắn của bạn đã:

Bạn có thể tải video của mình [trong đó không có bản âm thanh được phối lại] xuống từ YouTube Studio trước khi video bị xoá. Sau đó, bạn có thể tải video lên lại và lúc này, bạn cần dùng bản nhạc nền khác vì bạn có thể không còn quyền sử dụng âm thanh đã lấy mẫu ban đầu.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Vấn đề của GIF

Chắc đã rất quen thuộc với nhiều người, GIF là định dạng file dành cho ảnh động. Các file ảnh có định dạng GIF trông giống như được gộp từ nhiều bức ảnh khác nhau chuyển động qua lại, và có thể lặp lại vô hạn. GIF giống như các đoạn video ngắn, nhưng khác với video, nó có thể dễ dàng chia sẻ lên bất cứ đâu có hỗ trợ chèn ảnh như khi trò chuyện trên các diễn đàn hay comment vào blog. Nó hoàn toàn tự động phát và lặp đi lặp lại mà hoàn toàn không yêu cầu nhấn vào nút play nào cả. Và cuối cùng là GIF cũng hỗ trợ tới cả những trình duyệt tối cổ nhất như Internet Explorer 6 hay các điện thoại nút bấm Nokia cổ xưa...

Có lẽ nhờ những ưu điểm trên mà định dạng GIF vượt trội và phổ biến hẳn so với các định dạng video, vốn từng không hỗ trợ chơi trên điện thoại, khó khăn trong việc autoplay hay loop, lại cần phải cài đặt thêm Adobe Flash nữa. Người ta dùng GIF để tạo hướng dẫn ngắn mà dễ hiểu về cách sử dụng máy tính, quay lại các khoảnh khắc highlight khi họ chơi video game, những cảnh đáng nhớ trong một bộ phim, hay phổ biến hơn cả là chia sẻ các các ảnh GIF "reaction" hay "meme" hài hước.

Thế nhưng một vấn đề lớn của GIF: định dạng GIF có dung lượng không lớn, mà là khổng lồ. Một tệp GIF chỉ dài chưa đến 1 phút nhưng có thể nặng đến 30-50MB. Điều này không chỉ khiến người dùng với Internet băng thông thấp khó xem được GIF, mà còn khiến server của các website cho lưu và chia sẻ GIF phải chịu một lượng băng thông cực lớn. Vậy các trang Web cho upload, chia sẻ ảnh GIF lớn nhất hiện nay như Gfycat, Giphy hay Imgur đã sử dụng giải pháp gì để vẫn có thể cho người dùng thoải mái sử dụng dịch vụ miễn phí?

Giải pháp

Chúng ta chỉ việc chuyển định dạng GIF về một file video với định dạng MP4 hay WEBM! Khác với định dạng GIF đã hơn 3 chục năm tuổi, các định dạng video có đầy những lợi ích như: cho khả năng nén tốt hơn dẫn đến dung lượng nhỏ tí hon, chưa kể còn hỗ trợ hàng triệu màu sắc, hỗ trợ 60+ FPS cũng như tăng tốc bằng phần cứng nếu phần cứng có hỗ trợ.

Ví dụ với một hình GIF ở trên với dung lượng ảnh tận 40,5MB! Sau khi chuyển về định dạng MP4 và WEBM thì dung lượng file lần lượt là 5,5MB1MB. Như vậy, với độ phân giải, số khung hình và chất lượng [gần như] không hề thay đổi, chuyển đổi từ ảnh GIF sang định dạng video có thể giúp giảm dung lượng ảnh lên đến 40 lần!

Ngày nay, nhờ có HTML5 mà các trình duyệt hiện đại đều hỗ trợ phát video mà không cần thêm phần bổ trợ hay cài đặt thêm gì cả. Video khi phát trên web có thể tuỳ biến để tự động phát và lặp, cũng như tuỳ biến [hay ẩn hoàn toàn] các nút control để trông không khác gì một ảnh GIF thật sự. Các định dạng hỗ trợ rất rộng rãi, tuy vẫn có vài vấn đề khác mà mình sẽ đề cập ở phần sau của bài.

Ở bài này, mình xin được hướng dẫn các bạn sử dụng công cụ ffmpeg để chuyển đổi định dạng ảnh GIF sang các định dạng video như MP4, WEBM, WEBP và các vấn đề liên quan khác trong việc sử dụng định dạng video đó.

Hướng dẫn sử dụng ffmpeg

Mình thấy có một bài viết trên Viblo hướng dẫn cơ bản rất đầy đủ bởi bạn @thinhhung tại FFmpeg và 20 câu lệnh cơ bản xử lý âm thanh, hình ảnh và video nên mình thấy tốt hơn là không hướng dẫn lại ở đây nữa.

Chuyển đổi ảnh GIF sang định dạng video MP4

Câu lệnh để chuyển định dạng từ GIF sang MP4:

ffmpeg -i input.gif -c:v libx264 -crf 23 -movflags faststart -pix_fmt yuv420p -filter:v crop='floor[in_w/2]*2:floor[in_h/2]*2' output.mp4

Các tham số được dùng:

  • -c:v libx264: output với định dạng mp4.
  • -crf 23: giá trị trong khoảng 0 and 51. Càng nhỏ thì đầu ra trông càng nét [nhưng dung lượng càng cao]. Tốt nhất bạn nên chọn trong khoảng 18 and 28.
  • -movflags faststart: giúp file video khi được xem online có thể được phát sớm nhất có thể.
  • -pix_fmt yuv420p: giúp tương thích rộng với các thiết bị và trình phát [ví dụ như QuickTime]?
  • -filter:v crop='floor[in_w/2]*2:floor[in_h/2]*2': với định dạng MP4, nhiều trình phát [ví dụ như trên Safari] sẽ không phát được video nếu chiều dài và chiều rộng video không chia hết cho 2. Tham số này giúp đảm bảo rằng điều này không xảy ra.

Chuyển đổi ảnh GIF sang WEBM

Câu lệnh giúp chuyển đổi từ GIF sang WEBM như sau:

ffmpeg -i tom_jerry-2.gif -c:v libvpx -crf 12 -b:v 500K output.webm

Giải thích các tham số:

  • -c:v libvpx hay -vcodec libvpx: cần thiết cho việc sử dụng output là webm.
  • -crf 12: giá trị từ 4 đến 63. Giá trị càng thấp thì chất lượng càng cao.
  • -b:v 500K: giá trị bitrate cao nhất được phép. Càng cao thì chất lượng đầu ra càng tốt.

Chuyển đổi ảnh GIF sang WEBP

Câu lệnh giúp chuyển đổi từ GIF sang WEBP:

ffmpeg -i input.gif -c:v libwebp -lossless 0 -q:v 60 -loop 0 output.webp

Giải thích các tham số:

  • -c:v libwebp hay -vcodec libwebp: cần thiết cho việc sử dụng output là webp.
  • -lossless 0: cho phép ảnh có thể bị giảm chất lượng.
  • -q:v 60: chỉ số quality từ 0 đến 100. Chỉ số càng thấp thì chất lượng càng giảm.
  • -loop 0: ảnh webp này sẽ lặp mãi mãi [infinite loop].

Tuỳ biến thêm vào các câu lệnh trên

ffmpeg là một công cụ nâng cao và cần nhiều thời gian để bạn làm quen và thành thạo. Mặc dù các câu lệnh trên đã là đủ so với 98% yêu cầu, bạn vẫn có thể tuỳ biến thêm rất nhiều tham số khác nhau, ví dụ như:

  • Sử dụng h265 thay cho h264 với MP4,
  • Sử dụng codec vp9 thay cho vp8 với WEBM,
  • Chỉnh số khung hình/giây [FPS],
  • Crop, resize,...

Đừng ngại tìm tòi, thử nghiệm nhiều tham số khác nhau với ffmpeg để cho ra kết quả output tốt nhất.

Chèn video vào website với HTML5 [và để video hiển thị y như một hình GIF]

Ngày nay, mọi trình duyệt hiện đại đều đã hỗ trợ HTML5 với thẻ , giúp bạn chèn video vào website mà không cần phải cài thêm bất kỳ plugin [e hèm, Adobe Flash] nào hết!

Đoạn code mà bạn cần chỉ đơn giản gói gọn trong 1 dòng:

Bạn cũng có thể dùng thêm thẻ để định nghĩa thêm nhiều định dạng video khác nhau và để trình duyệt chọn ra định dạng nó có thể phát:

Ở trong 2 code HTML trên:

  • loop và autoplay là để giả lập hành vi của video cho giống như GIF [có thể tự động phát và lặp vô hạn].
  • playsinline là tham số dành riêng cho Safari để tự động phát và không mặc định mở video toàn màn hình.
  • Ngoài ra, một vài trình duyệt, nhất là trình duyệt điện thoại, không cho video tự động phát nếu video đó không có tham số muted [kể cả khi video không phát ra âm thanh gì], nên bạn cũng phải bổ sung muted vào nữa.
  • Với dùng nhiều thẻ thì độ ưu tiên của trình duyệt chọn là từ trên xuống dưới.

Vấn đề xoay quanh việc sử dụng HTML5 video

MP4 tuy được hỗ trợ rộng rãi, nhưng không phải là định dạng miễn phí. Rất nhiều công ty và nhiều bên [trong đó có bạn] phải trả phí bản quyền. Nếu quan tâm, bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề bản quyền của MP4 tại đây].

Định dạng WEBM của Google hoàn toàn mở và miễn phí, cùng với được thiết kế riêng để phát trên web, cho dung lượng nhỏ và chất lượng cao không kém gì MP4. Điểm trừ là duy nhất trình duyệt Safari của Apple rất "lười nhác" trong việc hỗ trợ WEBM, đến cả bản Safari 14 mới nhất vẫn chưa có động tĩnh gì về việc hỗ trợ!

Tại sao dùng WEBP?

Khác với MP4 hay WEBM là định dạng video trá hình, WEBP là một định dạng ảnh thực thụ. Nó vừa hỗ trợ trong suốt và lossless [không khác gì png], hoặc cũng có thể lossy [như jpg] và hỗ trợ luôn cả ảnh động [như gif]. Tuy dung lượng ảnh WEBP vẫn nặng hơn so với các định dạng video, nhưng WEBP vẫn cho dung lượng nhỏ hơn rất nhiều so với GIF nếu so sánh cùng chất lượng.

Ngon lành hơn nữa là định dạng WEBP hết sức dễ dùng, có thể chèn vào web bằng thẻ , dễ dàng chèn vào các forum, đăng lên các mạng xã hội như bất cứ file ảnh nào khác.

WEBP ngày nay đã được hỗ trợ bởi tất cả các trình duyệt hiện tại, bao gồm Edge, Chrome, Firefox, và Safari 14. Lưu ý là Safari 13 trở về trước vẫn chưa hỗ trợ WEBP nhé.

Vấn đề trên Safari

Cái trình duyệt phiền phức này giống như IE của năm 2020 vậy. Safari có khá khá vấn đề như sau:

  1. Safari 14 mới nhất chưa hỗ trợ WEBM. Có thể bạn cần phải tạo ra 2 phiên bản video [một là WEBM, hai là MP4] và dùng thẻ để cho Safari fallback về MP4.
  2. Safari 14 mới nhất đã hỗ trợ WEBP, nhưng các bản trước đó thì chưa hỗ trợ. Ở thời điểm viết bài này thì mình thấy thị phần sử dụng bản iOS/Safari cũ hơn vẫn còn rất lớn.
  3. Bạn cần thêm một thuộc tính đặc biệt vào thẻ là playsinline [như đã nhắc phía trên].
  4. Cuối cùng là khi người dùng iOS bật battery saving thì dù bạn làm thế nào của bạn cũng chẳng thể autoplay được! Bạn có thể cần phải bổ sung thêm thuộc tính controls hoặc làm một custom control để người dùng có thể nhấn vào video để phát/tạm dừng video đó.

Nhúng vào các website hay blog, diễn đàn

Với blog cá nhân, việc nhúng video khá dễ dàng với thẻ HTML5. Các dịch vụ như Gfycat, Giphy đều có đoạn mã giúp bạn dễ dàng embed được chỉ bằng cách copy-paste.

Với chia sẻ lên diễn đàn, mạng xã hội,... thì việc nhúng video vào hơi khó, mặc dù nhiều diễn đàn được tích hợp sẵn khả năng embed từ các dịch vụ như Gfycat. Lúc này định dạng ảnh thực thụ WEBP sẽ là định dạng cứu cánh chuẩn xác nhất.

Tham khảo

Video liên quan

Chủ Đề